kính đề nghị Sở Tài nguyên Môi trường phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường cho Dự án để chúng tôi có đủ thủ tục để trình duyệt dự án đầu tư xây dựng.
MỤC LỤC báo cáo đánh giá tác động môi trường tòa nhà văn phòng khách sạn
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT v
1.1. Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án 10
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư 10
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM 11
2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định của các cấp có thẩm quyền về dự án 12
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 13
3.1. Tóm tắt về tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 13
3.2. Danh sách những người tham gia thực hiện đánh giá tác động môi trường 13
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 14
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 18
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án 20
1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án 20
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án 21
1.4.3. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án 23
1.4.4. Công nghệ sản xuất, vận hành
1.4.5. Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến
1.4.6. Nhu cầu Nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ dự án
1.4.7. Tiến độ thực hiện dự án
1.4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án
ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 37
2.1. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 37
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất 37
2.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng 38
2.1.4 Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí 43
2.1.5 Hiện trạng tài nguyên sinh vật 46
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 46
2.1.3 Về Quốc phòng – An ninh: 50
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 52
3.1. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG 52
3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án 52
3.1.2. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án 56
3.1.3. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn vận hành của dự án
3.1.4. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án
3.2. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN 79
4.1. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN 79
4.1.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn chuẩn bị 79
4.1.3. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn vận hành 90
4.2. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN 99
4.2.1. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn chuẩn bị
4.2.3. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn vận hành 99
4.3. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 105
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 108
5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 108
5.1.1. Chương trình quản lý môi trường trong các giai đoạn của dự án 108
5.1.2. Giáo dục đào tạo môi trường 118
5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 118
5.2.1. Giám sát môi trường trong giai đoạn tiền thi công 118
5.2.2. Giám sát môi trường trong giai đoạn xây dựng 118
5.2.3 Giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành 119
6.1. TÓM TẮT VỀ QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 121
6.2. KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 121
6.2.1. Ý kiến của UBND Phường Phú Hữu 121
6.2.2. Ý kiến của UB MTTQ Phường Phú Hữu 122
6.2.3. Ý kiến của người dân nơi ảnh hưởng trực tiếp tới dự án 122
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 123
MỞ ĐẦU BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TÒA NHÀ VĂN PHÒNG KHÁCH SẠN
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
1.1. Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án
Với những điều kiện về thiên nhiên sẵn có và vị trí chiến lược, khu vực Quận Bình Thạnh nói chung và khu vực dự án nói riêng có điều kiện thuận lợi để phát triển khu lưu trú cụ thể là trong việc xây dựng các tòa nhà sử dụng làm Khách sạn, văn phòng cho thuê phục vụ nhu cầu của thị trường hiện nay.
Vị trí khu đất nghiên cứu dự án tại phường 17, nằm trên trục đường Nguyễn Cửu Vân. Đây là vị trí khá thuận lợi trong giao lưu kinh tế và văn hóa giữa các khu vực nội thành và các khu lân cận, là nơi tập trung rất đông nguời có nhiều điều kiện thuận lợi cả về vị trí địa lý, sự tác động qua lại để dự án thực hiện có hiệu quả về mặt kinh tế và mặt xã hội. Từ những phân tích trên cho thấy khu vực dự án nghiên cứu hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để đầu tư xây dựng Văn phòng - khách sạn. Khu đất thực hiện dự án thuộc đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lên 1/2000 Khu dân cư phường 17, quận Bình Thạnh đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1815/QĐ/UBND ngày 12/4/2013, vị trí khu đất thuộc ô phố I-39 quy hoạch đất ở hiện hữu kết hợp xây mới.
Dự án đầu tư xây dựng công trình Văn phòng - Khách sạn Long's Tower tại số 101-103 đường Nguyễn Cửu Vân, phường 17, Quận Bình Thạnh, TP.HCM thuộc mục 34 phụ lục II, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. Dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM).
Tuân thủ nghiêm Luật bảo vệ môi trường 2014,Công ty TNHH đầu tư xây dựng Thăng Long Berlin đã phối hợp với đơn vị tư vấn là Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và TKXD Minh Phương tiến hành khảo sát và lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Đầu tư xây dựng Dự án đầu tư xây dựng công trình Văn phòng - Khách sạn Long's Tower tại số 101 đường Nguyễn Cửu Vân, phường 17, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư
Dự án đầu tư xây dựng công trình Văn phòng - Khách sạn Long's Tower tại số 101 -103 đường Nguyễn Cửu Vân, phường 17, Quận Bình Thạnh, TP.HCM do Công ty TNHH đầu tư xây dựng Thăng Long Berlin phê duyệt.
1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án, quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt
Dự án được thiết kế và đầu tư xây dựng phù hợp với yêu cầu và quy hoạch phát triển chung của Thành phố Hồ Chí Minh và quận Bình Thạnh, cụ thể: Quyết định số 1815/QĐ/UBND ngày 12/4/2013, vị trí khu đất thuộc ô phố I-39 quy hoạch đất ở hiện hữu kết hợp xây mới.
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM
2.1. Liệt kê các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án.
2.1.1 Luật, Nghị định, thông tư
- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/06/2006;
- Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2008;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2013;
- Luật Luật Đất đai năm số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013.
- Luật PCCC số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 thông qua ngày 23 tháng 06 năm 2014.
- Luật đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ: Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 về quản lý chất thải rắn và phế liệu;
- Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Thủ tướng Chính Phủ qui định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 quy định về quản lý chất thải nguy hại.
- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 05 năm 2015 của Bộ Tài nguyên Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 16/2014/QĐ-UBND ngày 06/05/2014 của UBND Tp. HCM về phân vùng các nguồn tiếp nhận nước thải trên địa bàn Tp. HCM;
- Quyết định 44/2015/QĐ-UBND ngày 21/12/2015 của UBND Tp. HCM về quy định quản lý bùn thải trên địa bàn Tp. HCM.
2.2.2 Các quy chuẩn Việt Nam
a. Quy chuẩn chất lượng nước
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
- QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
- QCVN 38:2011/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh
- QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt.
b. Quy chuẩn chất lượng không khí
- QCVN 06:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh
- QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ
- QCVN 20:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ
- QCVN 05:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh
c. Quy chuẩnvề chất lượng đất
- QCVN 03-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép về kim loại nặng trong đất.
d. Quy chuẩn về tiếng ồn và độ rung:
- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
- QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung
e. Quy chuẩn kỹ thuật cho quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại
- TCVN 6705:2009 Chất thải rắn thông thường – phân loại
- TCVN 6706:2009 Chất thải nguy hại – phân loại
- TCVN 6707:2009 Chất thải nguy hại – dấu hiệu cảnh báo
- QCVN 07:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại
2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định của các cấp có thẩm quyền về dự án
- Văn bản số 4072/SQHKT v/v cung cấp thông tin quy hoạch đô thị tại điểm số 101-103 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.
2.3. Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường
− Hồ sơ Đề xuất xây dựng Dự án “Dự án đầu tư xây dựng công trình Văn phòng - Khách sạn Long's Tower tại số 101 đường Nguyễn Cửu Vân, phường 17, Quận Bình Thạnh, TP.HCM ”.
− Thuyết minh thiết kế cơ sở Dự án “Dự án đầu tư xây dựng công trình Văn phòng - Khách sạn Long's Tower tại số 101 đường Nguyễn Cửu Vân, phường 17, Quận Bình Thạnh, TP.HCM ”.
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TÒA NHÀ VĂN PHÒNG KHÁCH SẠN
3.1. Tóm tắt về tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Dự án đầu tư xây dựng công trình Văn phòng - Khách sạn Long's Tower tại số 101-103 đường Nguyễn Cửu Vân, phường 17, Quận Bình Thạnh, TP.HCM ” thực hiện dưới sự tư vấn của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thiết Kế Xây Dựng Minh Phương.
Thông tin về Chủ đầu tư
· Nhà đầu tư: Công ty TNHH đầu tư xây dựng Thăng Long Berlin
− Địa chỉ liên hệ: 101 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
− Đại diện: Ông Võ Văn Quân Chức vụ: Giám đốc
− Điện thoại: 08.38273083Fax: 08. 38274754
− Email:
Thông tin về đơn vị tư vấn
· Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thiết Kế Xây Dựng Minh Phương
− Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. ĐaKao, Quận 1. TP. HCM
− Đại diện đơn vị tư vấn: Ông Nguyễn Văn Thanh Chức vụ: Giám đốc
− Điện thoại: 08. 22 142 126
− Email: ctyminhphuongpmc2@gmail.com
3.2. Danh sách những người tham gia thực hiện đánh giá tác động môi trường
Danh sách các thành viên tham gia thực hiện báo các ĐTM tại Bảng 0.1:
Bảng 0.1: Danh sách thành viên tham dự thực hiện báo cáo ĐTM của Dự án
STT |
Họ và tên |
Chức danh/ Tổ chức |
Học hàm, học vị và chuyên ngành đào tạo |
Nội dung phụ trách trong quá trình ĐTM |
Chữ ký của người trực tiếp tham gia ĐTM |
A |
Thành viên của Chủ dự án |
||||
1 |
Võ Văn Quân |
Giám đốc |
|
Chịu trách nhiệm về nội dung ĐTM |
|
B |
Danh sách của những người trực tiếp tham gia ĐTM và lập báo cáo ĐTM |
||||
1 |
Nguyễn Văn Thanh |
Giám đốc |
Quản lý dự án |
Phụ trách chung việc tổ chức khảo sát, lập báo cáo ĐTM |
|
2 |
Lê Thị Thùy Duyên |
TP. QLMT |
Th.s Kỹ Thuật môi trường |
- Chịu trách nhiệm chung về chất lượng báo cáo ĐTM. - Phụ trách nội dung hiện trạng thủy văn và tác động đến chế độ thủy văn, thủy lực. |
|
4 |
Võ Thị Bích Ty |
Chuyên viên |
Kỹ sư môi trường |
Chuyên gia lập báo cáo chuyên đề |
|
5 |
Hoàng Lê Minh Hằng |
Chuyên viên |
Kỹ sư môi trường |
Chuyên gia lập báo cáo chuyên đề |
|
6 |
Vũ Thị Là |
Chuyên viên |
Kỹ sư môi trường |
Chuyên gia lập báo cáo chuyên đề |
|
7 |
Trương Nhật Tân |
Chuyên viên |
Kỹ sư môi trường |
Chuyên gia lập báo cáo chuyên đề |
|
8 |
Phạm Thị Thanh Nga |
Chuyên viên |
Kỹ sư môi trường |
Chuyên gia lập báo cáo chuyên đề |
|
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM được mô tả tóm tắt như sau:
4.1. Các phương pháp Đánh giá tác động môi trường
4.1.1. Phương pháp thống kê
Nhằm thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực xây dựng Dự án.
4.1.2. Phương pháp lập bảng liệt kê (Check list)
Phương pháp này dựa trên việc lập bảng thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án với các thông số môi trường có khả năng chịu tác động bởi dự án nhằm mục tiêu nhận dạng tác động môi trường. Một bảng kiểm tra được xây dựng tốt sẽ bao quát được tất cả các vấn đề môi trường của dự án, cho phép đánh giá sơ bộ mức độ tác động và định hướng các tác động cơ bản nhất cần được đánh giá chi tiết.
Đối với phương pháp này, có 2 loại bảng liệt kê phổ biến nhất gồm bảng liệt kê đơn giản và bảng liệt đánh giá sơ bộ mức độ tác động.
− Bảng liệt kê đơn giản: được trình bày dưới dạng các câu hỏi với việc liệt kê đầy đủ các vấn đề môi trường liên quan đến dự án. Trên cơ sở các câu hỏi này, các chuyên gia nghiên cứu ĐTM với khả năng, kiến thức của mình cần trả lời các câu hỏi này ở mức độ nhận định, nêu vấn đề. Bảng liệt kê này là một công cụ tốt để sàng lọc các loại tác động môi trường của dự án từ đó định hướng cho việc tập trung nghiên cứu các tác động chính.
− Bảng liệt kê đánh giá sơ bộ mức độ tác động: nguyên tắc lập bảng cũng tương tự như bảng liệt kê đơn giản, song việc đánh giá tác động được xác định theo các mức độ khác nhau, thông thường là tác động không rõ rệt, tác động rõ rệt và tác động mạnh. Việc xác định này tuy vậy vẫn chỉ có tính chất phán đoán dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của chuyên gia, chưa sử dụng các phương pháp tính toán định lượng.
Như vậy, lập bảng liệt kê là một phương pháp đơn giản, nhưng hiệu quả không chỉ cho việc nhận dạng các tác động mà còn là một bảng tổng hợp tài liệu đã có, đồng thời giúp cho việc định hướng bổ sung tài liệu cần thiết cho nghiên cứu ĐTM. Như vậy, phải thấy rằng, hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn chuyên gia và trình độ, kinh nghiệm của các chuyên gia đó.
4.1.3.Phương pháp đánh giá nhanh (rapid Assessment)
Phương pháp đánh giá nhanh dùng để xác định nhanh tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải, nước thải, mức độ gây ồn, rung động phát sinh từ hoạt động của dự án. Việc tính tải lượng chất ô nhiễm được dựa trên các hệ số ô nhiễm. Thông thường và phổ biến hơn cả là việc sử dụng các hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và của Cơ quan Môi trường Mỹ (USEPA) thiết lập.
4.1.4.Phương pháp chuyên gia
Phương pháp sử dụng đội ngũ các chuyên gia có trình độ chuyên môn phù hợp và kinh nghiệm để ĐTM.
4.1.5. Phương pháp dự báo
Dựa vào các số liệu đã tính toán, khảo sát, dự báo về các tác động liên quan tới môi trường của dự án: dự báo cường độ xe chạy; dự báo về hàm lượng bụi phát sinh, dự báo về ảnh hưởng của độ ồn, độ rung và các tác động liên quan đến kinh tế, xã hội khác.
Phương pháp này được sử dụng trong Chương 3 của Báo cáo.
4.1.6. Phương pháp ma trận
Các số liệu tính toán được sắp xếp theo ma trận để dễ cho việc tính toán và so sánh. Sắp xếp mức độ ô nhiễm về khí thải của các dòng xe chạy; nước thải sinh hoạt…Phương pháp này được sử dụng trong Chương 3 của Báo cáo.
4.1.7. Phương pháp mô hình hóa
Một số thông tin được mô hình hóa để biểu thị rõ hơn, như mô hình mô phỏng độ ồn ảnh hưởng theo khoảng cách, từ đó nhận định, đánh giá chính xác hơn. Mô hình này được sử dụng trong chương 3 của Báo cáo.
4.2.Các phương pháp khác
4.2.1 Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát các yếu tố khí tượng thuỷ văn và trầm tích.
Khảo sát nguồn cung cấp vật liệu, đường giao thông, đường thuỷ khu vực để có cơ sở nghiên cứu đánh giá.
4.2.2 Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập thông tin về dự án, môi trường tự nhiên và xã hội khu vực thực hiện từ chủ đầu tư, UBND xã, huyện và các cơ quan quản lý nhà nước.
4.2.3 Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu
Việc lấy mẫu và phân tích các mẫu của các thành phần môi trường là không thể thiếu trong việc xác định và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực triển khai dự án.
Sau khi khảo sát hiện trường, chương trình lấy mẫu và phân tích mẫu sẽ được lấy ra với các nội dung chính như: vị trí lấy mẫu, thông số đo đạc và phân tích, nhân lực, thiết bị và dụng cụ cần thiết, thời gian thực hiện, kế hoạch bảo quản mẫu, kế hoạch phân tích…
4.2.4. Phương pháp tham vấn
Phương pháp này sử dụng trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương tại nơi thực hiện Dự án để thu thập các thông tin cần thiết cho công tác ĐTM.
4.2.5. Phương pháp so sánh
Dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. TÊN DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VĂN PHÒNG - KHÁCH SẠN LONG'S TOWER TẠI 101-103 NGUYỄN CỬU VÂN, PHƯỜNG 17, QUẬN BÌNH THẠNH.
1.2. CHỦ DỰ ÁN
· Nhà đầu tư: Công ty TNHH đầu tư xây dựng Thăng Long Berlin
− Địa chỉ liên hệ: 101 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
− Đại diện: Ông Võ Văn Quân Chức vụ: Giám đốc
− Điện thoại: 08.38273083Fax: 08. 38274754
− Email:
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
Vị trí khu đất quy hoạch xây dựng Dự án đầu tư xây dựng công trình Văn phòng - Khách sạn Long's Tower tại số 101-103 đường Nguyễn Cửu Vân, phường 17, Quận Bình Thạnh, TP.HCM trên tổng diện tích 916,0m2, ranh giới khu đất quy hoạch như sau:
· Vị trí khu đất tiếp giáp
Phía Đông Bắc giáp: đường Nguyễn Cửu Vân
Phía Tây giáp: Giáp tòa văn phòng
Phía Đông Nam: giáp nhà dân
Phía Tây Nam: Giáp nhà dân
· Mối tương quan với các đối tượng xung quanh khu vực Dự án
*) Về giao thông
Đường Nguyễn Cửu Vân giao hai đường lớn Điện Biên Phủ và đường Xô Viết Nghệ Tĩnh có tổng chiều dài 1.5km, lưu thông 1 làn xe cơ giới rộng 6m.
* Về dân cư:
Giáp phía Đông Nam và Tây Nam là các hộ dân sinh sống và các cơ sở kinh doanh với mật độ khá dày đặc.
* Về các công trình nhạy cảm
Gần khu vực thực hiện Dự án chủ yếu là nhà dân, cách khoảng 100m là trường mầm non. Giáp dự án là khối văn phòng làm việc. Do đó, đối tượng chịu tác động trực tiếp và gián tiếp từ các hoạt động thi công Dự án là toàn các công trình tiếp giáp dự án.
* Về hệ thống sông ngòi, ao, hồ, kênh mương xung quanh khu vực Dự án:
Giáp Dự án không có rạch thoát nước, mà cách 500 m về phía Nam có rạch Thị Nghè, và 400m về phía Tây Bắc là rạch Cầu Bông. Các con rạch này điểm cuối dẫn về sông Sài Gòn. Trong quá trình thi công và vận hành Dự án sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn nước của hệ thống kênh rạch. Tuy nhiên Chủ đầu tư sẽ có các biện pháp xử lý phù hợp để không làm giảm chất lượng nguồn nước.
Vị trí dự án đối với các con rạch gần nhất ( Rạch Cầu Bông, Rạch Văn Thánh, rạch Thị Nghè)
· Mô tả hiện trạng khu đất thực hiện Dự án
* Hiện trạng sử dụng đất
Dự án xây dựng công trình với tổng diện tích 916,0m2 tổng chiều cao công trình là 15 tầng được xây dựng tại địa chỉ 101-103 Nguyễn Cửu Vân. Hiện tại khu đất có công trình cao 2 tầng với diện tích 750m2 của chủ khu đất cũ .Khi tiến hành xây dựng, chủ dự án sẽ tiến hành phá dỡ nhà hiện hữu để xây dựng dựng công trình mới theo kế hoạch.
* Hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật
a. Hiện trạng giao thông
Mặt tiếp giáp với đường Nguyễn Cửu Vân, và đây hiện nay là lối tiếp cận chính giao thông với dự án
b. Hiện trạng cấp điện
Khu vực quy hoạch hiện chung của thành phố Hồ Chí Minh
c. Hiện trạng hệ thống cấp nước:
Đấu nối sử dụng nước cấp chung của phường 17, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
d. Vệ sinh môi trường
- Mương thoát nước mưa hiện hữu trên đường Nguyễn Cửu Vân.
- Rác thải: Rác thải sinh hoạt của người dân xung quanh khu vực dự án hàng ngày được thu gom bởi Công Ty TNHH MTV Môi Trường Đô Thị TPHCM
- Thuận lợi:
+ Hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của thành phố đã có nên việc đấu nối tương đối thuận lợi.
+ Hiện trạng khu đất tương đối bằng phẳng và thuận lợi cho thoát nước.
- Khó khăn:
+ Vị trí thực hiện dự án nằm gần trung tâm của thành phố nên trong quá trình xây dựng dự án sẽ gặp một số khó khăn nhất định như thi công móng, tầng hầm cũng như trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, đất đá thải.
+ Xung quanh khu vực xây dựng dự án có giáp khu dân cư và các cơ sở kinh doanh, nếu trong quá trình thi công, chủ đầu tư không thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường thì có thể xảy ra mâu thuẫn.
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án
1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án
v Mục tiêu của Dự án
Mục tiêu của Dự án đầu tư xây dựng công trình Văn phòng - Khách sạn Long's Tower tại số 101-103 đường Nguyễn Cửu Vân, phường 17, Quận Bình Thạnh là:
- Mở rộng hoạt động kinh doanh của chủ đầu tư trong việc kinh doanh ngành nghề khách sạn, phục vụ nhu cầu du lịch của thành phố.
- Hoạt động kinh doanh văn phòng cho thuê
- Xây dựng thêm khu văn phòng – khách sạn góp phần phát triển khu dân cư phường 17, Quận Bình Thạnh nói riêng và toàn thành phố nói chung.
v Phạm vi của Dự án
- Phạm vi về thời gian: toàn bộ quá trình thực hiện Dự án, bao gồm 03 giai đoạn:
+ Giai đoạn chuẩn bị
+ Giai đoạn thi công các hạng mục công trình Dự án
+ Giai đoạn Dự án đi vào hoạt động
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án
1.4.2.1. Cơ cấu quy hoạch, các chỉ tiêu chính
* Theo Chỉ tiêu quy hoạch khu đô thị phường 17 tỷ lệ 1/2000, các hạng mục công trình dự án như sau:
– Diện tích khu đất: 919,1 m2
– Diện tích đất phù hợp quy hoạch: 896,0 m2
– Qui mô công trình gồm: 01 hầm, 3 tầng khối đế, 12 tầng khối tháp và kỹ thuật mái.
– Chiều cao công trình: 60,085 m
– Cao độ từng tầng:
+ Độ cao điển hình tầng 1, tầng đến tầng 3 : 3,46,0 m
+ Độ cao tầng 2 : 4,5 m
+ Độ cao tầng 4 đến tầng 158: 3,23 m
+ Cốt nền tại cao trình Nắp hố ga/ vỉa hè quy hoạch khu vực đường Hùng VươngNguyễn Cửu Vân đề xuất là cote ±0,0 m
+ Cốt nền nhà tại sảnh chính công trình cao hơn +1,7 m so với cote ± 0,0 m
– Phương án quy hoạch sử dụng đất và giao thông được thống nhất với các hệ trục giao thông chính, gắn kết và đồng bộ theo đồ án quy hoạch.
– Khối công trình được phân bố gắn kết với trục giao thông chính khu vực, tạo được sự thuận tiện và nhanh chóng tới các khu xung quanh. Đồng thời tạo sự chặt chẽ trên tổng mặt bằng.
– Đường nội bộ bao quanh công trình tạo thuận lợi giao thông và chữa cháy cứu nạn thuận lợi nhất.
– Hệ thống giao thông theo phương đứng được đặt ở các vị trí thích hợp với các khoảng cách hợp lý giúp cho giao thông bên trong được thuận lợi nhất.
* Thiết kế cơ sở
– Khối hầm: Bao gồm tầng hầm bố trí hệ thống đậu xe cơ khí, xe máy, khu kỹ thuật & bảo trì, Sản xuất & Hỗ trợ khách sạn
– Khối đế:
+ Tầng 1: Bao gồm khu vực Giao thông nội bộ (Các thang máy, thang bộ), Khu vực Tiện ích phục vụ Khách sạn (Sảnh đón, Khu vực lễ tân, Khu vực đợi, Nhà hàng ăn nhẹ).
+ Tầng 2: Bao gồm khu vực Giao thông nội bộ (Các thang máy, thang bộ), khu vực văn phòng, Khu bếp, Khu vực Tiện ích phục vụ Khách sạn (Nhà hàng & Phụ trợ nhà).
+ Tầng 3: Bao gồm khu vực Giao thông nội bộ (Các thang máy, thang bộ), Khu vực văn phòng (hội họp, văn phòng, căn tin nhân), Khu vực Tiện ích phục vụ Khách sạn (Khu vực điều hành & Nhân viên).
- Khối tháp:
+ Tầng 4 - Tầng 15 : Bố trí phòng Khách sạn.
+ Tầng thượng : Bố trí bar, hồ bơi, Gym
+ Tầng kỹ thuật -Mái : Bố trí kỹ thuật.
1.4.2.2. Các giải pháp kỹ thuật.
a) Chuẩn bị kỹ thuật (san nền, thoát nước mưa, nước thải)
- San nền:
Hiện trạng khu đất đã có độ cao bằng mặt đường Nguyễn Cửu Vân, nên chủ dự án không tiến hành san nền. Chỉ san gạt sơ bộ và tiến hành xây dựng luôn.
- Thoát nước mưa, nước thải: nước được thu gom theo hệ thống mương dọc dưới vỉa hè các tuyến đường giao thông khu quy hoạch rồi đổ mương thoát dọc đường Nguyễn Cửu Vân
b) Giao thông
- Không có Giao thông nội bộ, giao thông bên ngoài là đường Nguyễn Cửu Vân hiện hữu.
b) Cấp điện
- Nguồn điện được lấy từ đường dọc đường Nguyễn Cửu Vân
c) Cấp nước
Nguồn nước cấp được lấy từ mạng lưới đường ống cấp nước của thành phố chạy dọc theo đường Nguyễn Cửu Vân. Nước được dẫn vào bể chứa ngầm sau đó được bơm lên két nước trên mái bằng máy bơm cao áp, từ két nước cấp xuống các tầng (các tầng dưới áp lực nước sẽ được điều chỉnh bằng van giảm áp). Nước phân phối trong nhà bằng vật liệu nhựa cao cấp PPR có đường kính từ D100mm (đường ống cấp đi trong các hộp kỹ thuật, trên trần giả, ngầm trong sàn hoặc ngầm tường) và ngoài nhà dùng ống thép tráng kẽm.
d) Giải pháp thoát nước
* Thoát nước mặt:
Hướng thoát nước chính toàn bộ khu vực dự án thiết kế dốc về hướng Đông – Bắc, thu nước vào các cống thoát nước dưới vỉa hè sân đường nội bộ và đổ về cống thoát nước dọc đường Nguyễn Cửu Vân để thoát ra phía rạch Cầu Bông.
* Thoát nước thải:
Nước thải sau khi được xử lý đạt tiêu chuẩn được thải vào hệ thống thoát nước chung của thành phố dọc tuyến đường Nguyễn Cửu Vân.
Hệ thống cống dọc được bố trí nằm dưới vỉa hè và mặt trên tấm đan chìm xuống so với mặt hè để lát hè bằng gạch màu.
Cống thoát nước dọc có cả 2 bên hoặc 1 bên đường tuỳ theo từng tuyến và tim cống thoát nước dọc cách mép ngoài bó vỉa 0,5m.
Cống dọc qua các tuyến đường được thiết kế cống chịu lực đảm bảo cho xe chạy (cống qua đường ô tô).
1.4.3. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án
1.4.3.1. Biện pháp tổ chức thi công
a) Giải pháp kiến trúc, kết cấu
- Giải pháp kiến trúc:
* Hướng Đông Bắc:
Mặt đứng chính công trình (Mặt đứng trục A-D) được xây dựng giáp với lộ giới đường quy hoạch Nguyễn Cửu Vân. Trong đó:
+ Khối đế công trình (từ tầng 1 tới tầng 3) có chỉ giới xây dựng lùi vào 6m so với ranh lộ giới đường quy hoạch Nguyễn Cửu Vân.
+ Khối tháp công trình (từ tầng 4 tới tầng kỹ thuật) có chỉ giới xây dựng lùi vào 6m so với ranh lộ giới đường quy hoạch Nguyễn Cửu Vân.
* Hướng Đông Nam:
Tầng trệt và tầng lửng lùi tối thiểu 4m, các tầng còn lại lùi tối thiểu 2.5m
* Hướng Tây Bắc:
Công trình được xây dựng sát hoàn toàn với ranh đất, áp dụng cho tất cả các tầng của công trình.
* Hướng Nam:
Công trình được xây cách ranh đất nhà bên tối tiểu 2m.
* Tổ chức không gian kiến trúc: Công trình được thiết kế gồm 2 khối chức năng chính là (1) khối tháp bố trí căn hộ cư trú khách sạn và (2) khối đế bố trí các tiện ích phục vụ khách sạn, trong đó:
- Khối tháp: Bao gồm 12 tầng sử dụng, từ tầng 4 đến tầng mái, với tổng cộng số phòng tối đa khách sạn có thể phục vụ là 108 phòng. Với cơ cấu 9 phòng khách sạn/1 tầng điển hình, phương án hành lang giữa được chọn lựa, kết hợp các giải pháp thông gió và chiếu sáng tự nhiên được đề xuất hợp lý. Các phòng cư trú được thiết kế để đáp ứng tiêu chuẩn 4 sao cho khách sạn.
- Khối đế: Bao gồm 3 tầng sử dụng, từ tầng 1 đến tầng 3. Các công năng chính có thể nêu ra bao gồm: Sảnh đón, công năng Nhà hàng & Phụ trợ nhà hàng, công năng Hội nghị & Phụ trợ hội nghị, công năng Hồ bơi, công năng Trung tâm Giải trí & Phục hồi sức khỏe, công năng Hành chính & Quản lý khách sạn…
* Xu hướng tiếp cận công trình:
- Công trình có mặt tiếp cận chính từ đường Nguyễn Cửu Vân, khoảng rộng tối đa 10,8m.
- Với khoảng lùi 5m từ ranh lộ giới đường Nguyễn Cửu Vân, khu vực tiếp cận cho người và xe giúp cho công trình có sự kết hợp hài hoà về mặt cảnh quan chung của đô thị và tạo sự sầm uất, nhộn nhịp cho trục thương mại - tài chính khu trung tâm.
- Lối vào cho xe cơ giới được đề xuất từ đường Nguyễn Cửu Vân hướng xuống hầm công trình.
- Lối vào cho người sử dụng tiếp cận từ sảnh chính từ đường Nguyễn Cửu Vân, tiếp xúc các hệ thang máy/ thang bộ giúp người sử dụng lưu thông theo trục đứng để đến các khu chức năng liên quan.
* Đậu xe: Sử dụng công nghệ thang nâng hiện đại trong tầng hầm để tăng số lượng đậu xe lên 26 chỗ đỗ xe ô tô cho công trình.
- Sử dụng hệ thống đậu xe 2 tầng thông minh từ nhà cung cấp chuyên nghiệp và có kinh nghiệm lâu năm về từ tư vấn giải pháp đậu xe cho nhà cao tầng.
- Hệ thống sử dụng đảo và nâng xe được lập trình sẵn, vận hành xuyên suốt trong quá trình sử dụng với công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay.
* Giao thông trục đứng công trình
- Hệ thang máy: Công trình bố trí tổng cộng 2 thang máy phục vụ, trong đó:
- Hệ thang bộ: tại lối tiếp cận chính, công trình được đề xuất 1 thang bộ giúp khách sử dụng có thể di chuyển từ sảnh chính xuyên suốt lên tới tầng 15 của công trình. Phía trong nhà là các hệ thang nội bộ được bố trí hợp lý, đi kèm 2 trục thang bộ xuyên suốt từ hầm tới mái đóng vai trò giao thông cũng như thoát hiểm khi cần thiết.
* Lối Thoát hiểm Thoát nạn
- Đề xuất 2 thang bộ phục vụ kết hợp với thoát hiểm khi có sự cố, phục vụ từ tầng hầm tới tầng mái. Trong đó, 1 thang bộ không nhiễm khói loại N1 và 1 thang bộ không nhiễm khói loại N2 (theo phân loại trong QCVN 06:2010BXD).
- Công trình được thiết kế dựa trên sự kết hợp hài hòa của những hình khối vuông đặc rỗng đan xen kết hợp với vật liệu kính đá granite tạo nên nét kiến trúc hiện đại. Hình khối và đường nét vuông của công trình biểu hiện cho sự phát triển vững chãi và chắc chắn.
- Màu sắc hài hoà, không gian các phòng thông thoáng, tận dụng ánh sáng tự nhiên, các không gian có sự riêng biệt với luồng giao thông xuyên suốt.
- Công trình có hình khối kiến trúc hiện đại, mạnh mẽ nhưng vẫn tạo nên một hình ảnh năng động, biến đổi không ngừng. Công trình tận dụng tối đa các giải pháp như ban công, lô gia, lam che nắng.. để tạo sự đa dạng cho không gian khách sạn. Chính điều này là những cách điệu độc đáo làm cho công trình trở nên gần gũi, thân thuộc, đem lại cảm giác thoải mái, tiện nghi cho khách hàng.
- Vật liệu ốp lát mặt đứng công trình: ốp đá granite trang trọng, kết hợp hệ kính khung nhôm hiện đại
- Tường bao ngoài công trình sơn nước màu sắc hài hòa, kết hợp hệ cửa kính khung nhôm.
- Giải pháp kết cấu:
+ Phần móng khoan cọc nhồi: Dựa vào tải trọng chân công trình và báo cáo khảo sát điạ chất công trình, lựa chọn móng cọc khoan nhồi. Cọc khoan nhồi có đường kính D1000mm, chiều dài cọc là 45 m so với cos mặt đất tự nhiên.Chiều dài cọc có thể thay đổi nhưng mũi cọc được ngàm vào lớp cuội sỏi rất chặt một đoạn ≥2m.Sức chịu tải dư kiến của cọc D1000 là 900 tấn. Giải pháp thi công phần ngầm là đào mở kết hợp cừ Larsen IV và hệ văng chống để đảm bảo an toàn cho hố đào.
Tổng số cọc nhồi D1000:50 cọc sâu 45m;
+ Kết cấu phần thân: Sử dụng kết cấu BTCT toàn khối, tăng cường kết cấu lõi để qua đó tăng khả năng chống xoắn, sử dụng hệ sàn dầm để giảm trọng lượng sàn.
-Giải pháp chống thấm:
+ Đối với nền và tường hầm dùng phương pháp chống thấm bàng công nghệ vật liệu Voltex, Sika.
+ Đối với sàn mái bằng BTCT, seno bê tông, bể nước, sàn khu vệ sinh được xử lý chống thấm bằng sản phẩm Radcon #7.
- Giải pháp hoàn thiện: Tường, trần nhà trát vữa xi măng, bả matit lăn sơn, nền các tầng lát gạch granite, nền khu WC lát gạch chống trơn. Cửa đi các bằng cửa pano gỗ, cửa đi chính bằng cửa sắt 2 lớp chống ồn, cửa sổ bằng cửa nhôm kính.
- Giải pháp thông tin liên lạc, internet, truyền hình: Mỗi tầng đặt hộp phân dây điện thoại, internet riêng, mỗi tầng có một dây ăng ten từ mái xuống và bộ phận khuếch đại âm thanh cho từng tầng.
- Giải pháp chống sét
Văn phòng- Khách sạn 15 tầng
Vì khách sạn là công trình nhà cao tầng, có độ cao lớn so với các công trình khác của khu vực, sẽ là nơi tập trung đông người với số lượng lớn các trang thiết bị điện và điện tử vì vậy cần thiết phải đầu tư lắp đặt hệ thống chống sét với công nghệ tiên tiến của hãng Helita - Pháp.
Nguyên lý: Là thiết bị tạo ion và có khả năng giải phóng ion, chủ động phát ra những xung điện áp cao, dẫn đường sé chủ động về phía trên, nhanh hơn bất kỳ điểm nhọn gần đó để sét chỉ hướng vào kim thu sét và truyền dẫn xuống đất. Dùng dây đồng trần nhiều sợi để nối đất, dây đồng sẽ dẫn ngay dòng điện phóng xuống đất, tiết diện dây đồng >60mm2, 1 đến 2 đướng dẫn xuống đất. Bán kính bảo vệ 120m.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn điện cho người sử dụng và người bảo dưỡng sửa chữa các thiết bị điện sẽ thiết kế hệ thống nối đất an toàn điện với trị số điện trở nối đất là 4Ω. Cọc nối đất có thể bằng thép hoặc bằng đồng.
1.4.3.2. Công nghệ thi công
Trên nguyên tắc thi công chủ yếu bằng cơ giới để đảm bảo chất lượng, kết hợp với lao động thủ công trong những hạng mục mà máy móc không thể làm được, thi công phải nhanh, gọn dứt điểm từng hạng mục.
- Trình tự thi công:
Thi công móng, tầng hầm → Thi công khung dầm sàn → Thi công tường vách ngăn → Thi công hạ tầng kỹ thuật và hoàn thiện.
Công năng chính của dự án là kinh doanh khách sạn và văn phòng cho thuê (Khoảng 617 người bao gồm nhân viên và khách hàng, tính thời điểm khách hàng với số lượng tối đa)
Trong đó:
+ Khu văn phòng cho thuê và văn phòng nhân viên làm việc của khối khách sạn (6 phòng)
+ Khu khách sạn (108 phòng)
Đây là loại hình xây dựng văn phòng, khách sạn – khu lưu trú du. Với loại hình chất thải phát sinh chủ yếu từ quá trình sinh hoạt của nhân viên, du khách nghỉ tại khách sạn nên, các loại chất thải rắn như: bao bì, hộp các tông, giấy...và phát sinh nước thải. Đây là hai nguồn gây tác động chính trong quá trình hoạt động của dự án.
Các loại máy móc sử dụng trong giai đoạn thi công như bảng dưới:
Bảng 1.2:Các loại phương tiện, máy móc thiết bị thi công chính
TT |
Loại máy móc thiết bị |
Số lượng(chiếc) |
Tình trạng |
1 |
Máy xúc 1,25m3 |
2 |
Cũ (còn 90%) |
2 |
Máy ủi 110CV |
2 |
Cũ (còn 90%) |
3 |
Máy khoan 105mm |
7 |
Cũ (còn 90%) |
4 |
Máy nén khí diezen 660m3/h |
2 |
Cũ (còn 90%) |
5 |
Cần trục tháp 16T |
2 |
Cũ (còn 90%) |
6 |
Máy cắt 5KW |
5 |
Cũ (còn 90%) |
7 |
Máy hàn 23KW |
5 |
Cũ (còn 90%) |
8 |
Xe tải 8 tấn |
5 |
Cũ (còn 90%) |
Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư
Ngoài ra còn có các máy móc cầm tay khác như: máy cắt, máy mài, máy khoan, máy đầm...nhưng sử dụng không thường xuyên.
Các loại máy móc thiết bị sử dụng trong quá trình vận hành dự án được liệt kê đầy đủ ở bảng dưới:
Bảng 1.3: Máy móc, thiết bị sử dụng trong giai đoạn hoạt động
TT |
Tên gọi |
ĐVT |
Số lượng |
1 |
Hệ thống báo cháy tự động |
Hệ thống |
3 |
2 |
Hệ thống chữa cháy |
Hệ thống |
10 |
3 |
Hệ thống camera |
Hệ thống |
18 |
4 |
Hệ thống chiếu sáng |
Hệ thống |
3 |
5 |
Máy phát điện ( Xuất xứ Nhật Bản, công suất 1000KVA) |
Chiếc |
1 |
6 |
Máy bơm nước |
Chiếc |
2 |
7 |
Bình cứu hỏa |
Chiếc |
30 |
8 |
Hệ thống thang máy |
HT |
2 |
9 |
Trạm biến áp |
Trạm |
1 |
Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư
1.4.6.1. Giai đoạn thi công xây dựng
* Nhu cầu nguyên vật liệu:
Trong giai đoạn thi công xây dựng: Nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho dự án được lấy từ các cơ sở cung cấp nguyên vật liệu gần khu vực dự án. Khoảng cách vận chuyển trung bình là 15km (tuyến đường vận chuyển chính là đường Nguyễn Cửu Vân). Khối lượng nguyên vật liệu phục vụ cho công trình cụ thể như sau:
Bảng 1.4: Tổng hợp khối lượng vật liệu xây dựng
TT |
Tên vật tư |
Đơn vị |
Khối lượng |
Khối lượng (tấn) |
1 |
Đá 1x2 |
m3 |
4381,84 |
500,2 |
2 |
Đá 2x4 |
m3 |
46,15 |
20,4 |
3 |
Đá 4x6 |
m3 |
396,64 |
100,2 |
4 |
Cát đen |
m3 |
10.000 |
800 |
5 |
Cát vàng |
m3 |
5000 |
300 |
6 |
Gạch chỉ 6,5x10,5x22 |
viên |
7500 |
700 |
7 |
Thép tròn D<=10mm |
kg |
500.000 |
100,2 |
8 |
Thép tròn D<=18mm |
kg |
2000.000 |
100,4 |
9 |
Bột bả ma tít Ventonít |
kg |
460.000 |
50 |
10 |
Sơn lót chống kiềm |
kg |
23050 |
10,1 |
11 |
Sơn |
kg |
30000 |
15 |
12 |
Xi măng PC30 |
kg |
10.000.000 |
201 |
Tổng |
2.897,5 |
Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư
- Nguồn cung cấp nguyên vật liệu xây dựng như cát vàng, cát đen, thép tròn, bột bả, sơn, xi măng,…. Được mua lại từ các cơ sở kinh doanh trên khu vực thành phố vận chuyển đến dự án bằng xe tải.
- Nguồn bê tông: Công trình sẽ mua bê tông tươi (Bê tông thương phẩm) sử dụng để đổ sàn, dầm, cột...bê tông sẽ được mua lại từ các Cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố.
* Nhu cầu sử dụng nước:
Dự án sử dụng công nhân địa phương, đã có gia đình và lưu trú bên ngoài, tránh tình trạng công nhân tập trung dựng lán trại tại khu đất để ở sinh hoạt, nấu ăn , tắm rửa, làm mất trật tự an ninh, và ảnh hưởng môi trường. Chỉ sử dụng lán trại tạm cho công nhân nghỉ giữa ca.
Bảng 1. Nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn thi công xây dựng
TT |
Đối tượng dùng nước |
Đơn vị |
Số lượng |
Tiêu chuẩn cấp nước |
Công suất (m3/ng.đ) |
Ghi chú |
Hoạt động thi công |
||||||
1 |
Công nhân thi công |
Người |
40 |
25l/ng/ng.đ |
1 |
Q1 |
3 |
Rửa các thiết bị máy móc thi công |
Cái |
100 |
30 l/cái |
3 |
Q2 |
4 |
Nước phun ẩm công trình tránh bụi |
M2 |
916 |
3l/m2 |
2,7 |
Q3 |
|
Tổng (Q1+ Q2 + Q3) |
6,7 |
Q |
Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư
1.4.6.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động
Do đặc thù của dự án là khu văn phòng – khách sạn nên nguyên nhiên liệu đầu vào là điện, nước phục vụ sinh hoạt và các loại nguyên nhiên liệu phục vụ cuộc sống hàng ngày, từ đó phát sinh các loại chất thải như: nước thải, chất thải rắn, khí thải.
*Nhu cầu sử dụng nước:
Tính toán nhu cầu cấp nước:
Căn cứ QCXDVN 01: 2008/BXD,TCVN 4531-88 căn cứ mục đích sử dụng, diện tích của các khu chức năng cũng như số lượng người trong dự án, ngoài ra căn cứ theo TCVN 4601 -1988, diện tích trung bình cho 1 nhân viên văn phòng là 7m2 với diện tích khoảng 750 m2, vậy nên số nhân viên văn phòng khi dự án đi vào hoạt động khoảng 107 người.
THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG
Để tham vấn cộng đồng phục vụ cho công tác lập báo cáo ĐTM cho Dự án, Chủ đầu tư là Công ty TNHH đầu tư xây dựng Thăng Long BerLin phối hợp với Đơn vị tư vấn là Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Xây Dựng Minh Phương làm công văn xin ý kiến tại địa phương về các tác động khi thực hiện Dự án.Vấn đề mà hầu hết người dân và các tổ chức chính quyền địa phương quan tâm nhất là phát sinh bụi từ quá trình thi công và ảnh hưởng đến giao thông khu vực. Sau đây là một số ý kiến:
6.1. TÓM TẮT VỀ QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN THAM VẤN CỘNG ĐỒNG
Dự án Đầu tư xây dựng công trình Văn phòng – Khách sạn Long’s Tower ( quy mô 108 phòng) tại 101-103 đường Nguyễn Cửu Vân, phường 17, Quận Bình Thạnh. Thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư 27/2015/TT-BTNMT, Chủ đầu tư đã có công văn gửi UBND phường 17 có tác động trực tiếp từ dự án. Phường cũng đã có công văn trả lời và đóng góp các ý kiến cho Chủ đầu tư.
6.2. KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG
6.2.1. Ý kiến của UBND Phường 17
Về các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng: đồng ý với các nội dung tương ứng được trình bày trong báo cáo đánh giá tác động môi trường gửi kèm.
Về các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng: đồng ý với các nội dung tương ứng được trình bày trong báo cáo đánh giá tác động môi trường gửi kèm.
Kiến nghị đối với chủ dự án: Ngoài những ý kiến của người dân được thể hiện trong biên bản họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bới dự án ngày 03/12/2018, UBND Phường 17 kiến nghị:
- Chủ dự án phải phối hợp chặt chẽ với đơn vị tư vấn kiểm tra, giám sát chặt chẽ, đảm bảo thực hiện đúng các nội dung đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Đảm bảo đúng tiến độ thi công để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến việc kinh doanh, buôn bán, đi lại của người dân hai bên mặt tiền đường Nguyễn Cửu Vân;
- Quản lý, giám sát đội ngũ công nhân nhằm đảm bảo an ninh chật tự, vệ sinh môi trường trong suốt thời gian thi công dự án.
- Trong quá trình thi công có kế hoạch phân luồng xe lưu thông, tránh ùn tắc giao thông. Thực hiện gắn biển báo, rào chắn tránh tai nạn cho người đi bộ.
6.2.2. Ý kiến của UB MTTQ Phường 17
Về các tác động xấu của dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng: Căn cứ vào quy mô, phạm vi và đặc điểm hoạt động của dự án, chủ dự án có thực hiện các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm đối với quá trình đầu tư dự án.
Về giải pháp, biện pháp giảm thiểu tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội: Quá trình thực hiện dự án, chủ đầu tư đảm bảo xử lý và giảm thiểu ô nhiễm, tác động xấu đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội theo Tiêu chuẩn môi trường.
Kiến nghị đối với chủ dự án: Trong quá trình triển khai dự án, đề nghị Ban quản lý dự án triển khai đúng tiến độ, đảm bảo đúng thời gian theo quy định. Thi công có kế hoạch từng hạng mục, không tổ chức thi công dàn trải nhằm hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân. Phương tiện vận chuyển vật tư phải đảm bảo không rơi rớt, khói, bụi. Thường xuyên bơm tưới nước mặt đường trong phạm vi thủ công, lắp đặt các biển báo, rào chắn, đảm bảo an toàn trong suốt quá trình thi công.
6.2.3. Ý kiến của người dân nơi ảnh hưởng trực tiếp tới dự án
1)….???
6.2.4. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án đối với các đề xuất, kiến nghị, yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư được tham vấn
- Chủ đầu tư và nhà thầu thi công cam kết sẽ thực hiện đúng các biện pháp bảo vệ môi trường trong ĐTM. Thường xuyên tưới nước, rào chắn công trường hạn chế phát sinh bụi. Lắp đặt các biển báo, đèn báo và có kế hoạch điều tiết giao thông, tránh tình trạng ùn tắc, gây mất an toàn giao thông.
- Thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương, người dân địa phương để giải quyết các vấn đề phát sinh. Thông báo lịch trình thi công đến cộng đồng dân cư và chính quyền. Có kế hoạch thi công hợp lý đúng tiến độ và tránh thi công vào thời gian nghỉ ngơi của người dân.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT THEO BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TÒA NHÀ VĂN PHÒNG, KHÁCH SẠN
1. KẾT LUẬN
§ Các tác động tích cực
- Phục vụ nhu cầu đi lại, góp phần thay đổi đời sống kinh tế - xã hội của người dân tại khu vực quận 9 nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung.
- Dự án là một bước quan trọng tạo tiền đề phát triển về kinh tế xã hội của khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
§ Các tác động tiêu cực của dự án
Báo cáo ĐTM đã nhận dạng và phân loại các tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng và hoạt động của dự án.
- Các tác động chính trong giai đoạn xây dựng dự án:
+ Bụi, khí thải, tiếng ồn và độ rung từ các thiết bị, máy móc thi công;
+ Nước thải sinh hoạt;
+ Chất thải rắn sinh hoạt;
+ Chất thải xây dựng;
+ Các tác động văn hoá - xã hội (cản trở giao thông và an toàn lao động).
- Các tác động chính trong giai đoạn hoạt động:
+ Bụi, khí thải và tiếng ồn từ các phương tiện giao thông;
+ Gia tăng khả năng xảy ra tai nạn giao thông.
Báo cáo ĐTM đã đề xuất các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn xây dựng và giai đoạn vận hành. Tất cả các biện pháp giảm thiểu đều khả thi đối với dự án.Chủ đầu tư sẽ phối hợp với nhà thầu thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu được đề xuất trong báo cáo ĐTM.
- Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn xây dựng:
+ Giảm thiểu tác động của bụi, khí thải, tiếng ồn và độ rung;
+ Giảm thiểu các tác động của nước thải (nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt);
+ Giảm thiểu các tác động của chất thải (chất thải rắn sinh hoạt, chất thải xây dựng, lớp phủ bề mặt);
+ Giảm thiểu tác động do hoạt động nạo vét;
+ Giảm thiểu các tác động văn hoá - xã hội (cản trở giao thông và an toàn lao động).
- Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn hoạt động:
+ Giảm thiểu tác động của bụi, khí thải và tiếng ồn từ các phương tiện giao thông;
+ Giảm thiểu tai nạn giao thông.
2. KIẾN NGHỊ
Công ty TNHH đầu tư xây dựng Thăng Long Berlin đã được giao nhiệm vụ thực hiện dự án này. Vì vậy chúng tôi kính đề nghị Sở Tài nguyên Môi trường UBND Thành phố Hồ Chí Minh sớm phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường cho Dự án để chúng tôi có đủ thủ tục để trình duyệt dự án đầu tư xây dựng.
3. CAM KẾT
§ Chủ đầu tư xin được cam kết:
- Cam kết thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ Môi trường.
- Cam kết thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn của nhà nước về bảo vệ môi trường khu thi công dự án.
- Cam kết thực hiện biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn xây dựng và thực hiện công tác quản lý, xử lý đạt theo tiêu chuẩn, quy chuẩn về BVMT của nhà nước.
+ Áp dụng các biện pháp, giảm thiểu khắc phục bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung;
+ Áp dụng các biện pháp quản lý chất thải rắn (sinh hoạt, xây dựng),
+ Thực hiện các biện pháp quản lý chất thải nguy hại,
+ Áp dụng các biện pháp trong công tác san lắp, đổ bỏ đất đào và bùn thải đúng quy định.
+ Áp dụng các biện pháp quản lý an toàn mạng lưới giao thông khu vực dự án;
+ Quản lý an ninh trật tự công nhân làm việc tại khu vực dự án.
- Cam kết hoạt động của dự án tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường.
- Cam kết chịu trách nhiệm trước Pháp luật Việt Nam nếu dự án có bất kỳ vi phạm nào về việc bảo vệ môi trường.
Xem thêm báo cáo đánh giá tác động môi trường tòa nhà văn phòng khách sạn
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com
Hồ sơ giấy phép môi trường và báo cáo Đánh giá tác đông môi trường cho dự án
175,000,000 vnđ
170,000,000 vnđ
REPORT PRELIMINARY ENVIRONMENTAL IMPACT ASSESSMENT VNU HCMC INTERNATIONAL HOSPITAL PROJECT
180,000,000 vnđ
170,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án xây dựng trang trại chăn nuôi heo tổng hợp
170,000,000 vnđ
165,000,000 vnđ
Thuyết minh báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trang trại nuôi heo thit chất lượng cao
175,000,000 vnđ
155,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy sản xuất ống thép
550,000,000 vnđ
500,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trang trại diện mặt trời
150,000,000 vnđ
145,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trang trại nuôi bò thịt
150,000,000 vnđ
145,000,000 vnđ
Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM dự án hút cát nạo vét sông
150,000,000 vnđ
125,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường nâng cấp cảng Đông Xuyên
170,000,000 vnđ
165,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất thang máy Shindler Việt Nam
150,000,000 vnđ
135,000,000 vnđ
Báo cáo hoàn thành ĐTM dự án đầu tư
55,000,000 vnđ
45,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường khu dân cư Long Thành
450,000,000 vnđ
440,000,000 vnđ
HOTLINE
0903 649 782
Công ty Cổ Phần Tư vấn Đầu tư & Thiết kế Xây dựng Minh Phương nỗ lực hướng tới mục tiêu phát triển ổn định và trở thành một tập đoàn vững mạnh trong các lĩnh vực hoạt động của mình.
Hướng dẫn mua hàng
Chính sách bảo mật thông tin
Chính sách đổi trả và hoàn tiền
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com
© Bản quyền thuộc về Minh Phương Corp
- Powered by IM Group
Gửi bình luận của bạn