Dự án trang trại trồng hoa lan sinh học nông nghiệp công nghệ cao

Dự án trang trại trồng hoa lan sinh học nông nghiệp công nghệ cao quy mô công nghiệp, mẫu dự án đầu tư Trang trại trồng hoa lan công nghệ cao, tiêu chuẩn thiết kế Trang trại trồng hoa lan công nghệ cao, Quy hoạch Trang trại trồng hoa lan công nghệ cao, mở Trang trại trồng hoa lan công nghệ cao, Dự án kinh doanh Trang trại trồng hoa lan công nghệ cao,,.

Dự án trang trại trồng hoa lan sinh học nông nghiệp công nghệ cao

  • Mã SP:DADT HL
  • Giá gốc:55,000,000 vnđ
  • Giá bán:50,000,000 vnđ Đặt mua

Dự án trang trại trồng hoa lan sinh học nông nghiệp công nghệ cao quy mô công nghiệp, mẫu dự án đầu tư Trang trại trồng hoa lan công nghệ cao, tiêu chuẩn thiết kế Trang trại trồng hoa lan công nghệ cao, Quy hoạch Trang trại trồng hoa lan công nghệ cao, mở Trang trại trồng hoa lan công nghệ cao, Dự án kinh doanh Trang trại trồng hoa lan công nghệ cao,,.

MỤC LỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRANG TRẠI TRỒNG HOA LAN SINH HỌC CÔNG NGHỆ CAO

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN 3

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư 3

I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình 3

I.3. Mô tả sơ bộ dự án 3

I.4. Cơ sở pháp lý triển khai dự án 4

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 6

II.1. Phân tích thị trường 6

II.1.1. Thị trường Hoa Lan trên thế giới 6

II.1.2. Phát triển ngành Hoa Lan tại Việt Nam 7

CHƯƠNG III: MỤC TIỀU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ 9

III.1.1. Mục tiêu của dự án trồng Hoa Lan công nghiệp công nghệ cao 9

III.1.2. Khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu: 9

III.1.3. Sự cần thiết đầu tư 10

CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG 12

IV.1. Mô tả địa điểm xây dựng và lựa chọn địa điểm 12

IV.2. Phân tích địa điểm xây dựng dự án 12

IV.3. Nhận xét địa điểm xây dựng dự án 12

IV.4. Hiện trạng sử dụng đất 13

IV.5. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật 13

IV.6. Nhận xét chung về hiện trạng 13

CHƯƠNG V: QUI MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG TRANG TRẠI 14

V.1. Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật 14

V.1.1. Khu điều hành và nhà kho xưởng thu hoạch bảo quản sản phẩm 14

V.1.2. Hạ tầng kỹ thuật 14

V.2. Kỹ thuật trồng Hoa Lan 16

V.3. Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc Hoa Lan xiêm xanh: 18

V.4. Trồng và chăm sóc cây Hoa Lan 23

V.5. Hệ thống tưới nước tự động 25

V.6. Kế hoạch kinh doanh và phương án tiêu thụ Hoa Lan 35

V.7. Kết quả sản xuất kinh doanh từ trang trại trồng Hoa Lan 37

CHƯƠNG VI: PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ THI CÔNG 39

VI.1. PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 39

VI.1.1. Sơ đồ tổ chức công ty 39

VI.1.2. Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành 39

VI.1.3. Nhu cầu và phương án sử dụng lao động 39

VI.2. PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CÔNG TRÌNH 41

VI.2.1. Giải pháp thi công xây dựng 41

VI.2.2. Hình thức quản lý dự án 41

CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, AT-PCCN 42

VII.1. Đánh giá tác động môi trường 42

VII.1.1. Giới thiệu chung 42

VII.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 42

VII.1.3. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng 44

VII.1.4. Kết luận 46

CHƯƠNG VIII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 47

VIII.1. Cơ sở lập Tổng mức đầu tư 47

VIII.2. Nội dung Tổng mức đầu tư 47

VIII.2.1. Chi phí xây dựng và lắp đặt 47

VIII.2.2. Chi phí thiết bị 47

VIII.2.3. Chi phí quản lý dự án 48

VIII.2.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: bao gồm 48

VIII.2.5. Chi phí khác 49

VIII.2.6. Dự phòng chi 49

VIII.2.7. Lãi vay của dự án 49

VIII.3. Tổng mức đầu tư 49

CHƯƠNG IX: VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN 52

IX.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án 52

IX.1. Tiến độ sử dụng vốn 52

IX.2. Phương án hoàn trả vốn vay 53

CHƯƠNG X: HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 55

X.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán 55

X.1.1. Các thông số giả định dùng để tính toán 55

X.2. Các chỉ tiêu tài chính - kinh tế của dự án 60

X.3. Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hội 60

CHƯƠNG XI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62

XI.1. Kết luận 62

XI.2. Kiến nghị 62

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN TRANG TRẠI TRỒNG HOA LAN SINH HỌC NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư

- Công ty TNHH Hoan Phúc.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số số 2300521670 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 24/12/2009.

- Trụ sở công ty: Thôn Ngô Lợi, xã Trung Nghĩa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

- Đại diện pháp luật công ty:   Ông Nguyễn Đình Hý   -     Chức vụ: Giám đốc

- Điện thoại:   02413860296 - Fax

- Vốn điều lệ đăng ký: 2.700.000.000 đồng (Bằng chữ: Hai tỷ đồng, bảy trăm triệu đồng ./.)

- Ngành nghề chính:

+ Trồng lúa, trồng cây ăn trái, cây nông nghiệp cong nghệ cao.....

+ Trồng ngô và cây lương thực có hạt khác;

+ Kinh doanh bất động sản, khu du lịch nghỉ dưỡng, trang trại.

+ Mua bán xuất nhập khẩu hàng nông sản, cây cảnh các loại…

I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình

- Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương

- Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.

- Điện thoại: (08) 22142126   ;  Fax: (08) 39118579

I.3. Mô tả sơ bộ dự án

- Tên dự án: Trang trại trồng hoa lan sinh học nông nghiệp công nghệ cao Hoan Phúc

- Địa điểm:   Tại thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

- Quỹ đất của dự án: 68 Ha thuộc quyền sử dụng của Công ty TNHH Hoan Phúc và các cổ đông góp vốn vào dự án.

- Mục tiêu đầu tư:

+ Đầu tư hệ thống trang trại trồng Hoa Lan quy mô công nghiệp, tận dụng lợi thế nguồn lực về đất, công nghệ để bán tại thị trường tiềm năng Việt Nam, các tỉnh phía Nam Trung Quốc và xuất khẩu đi các nước Đông Á.

+ Phát triển thành điểm trung chuyển sản phẩm hoa lan sinh học nông nghiệp công nghệ cao cho thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.

+ Dự án trồng Hoa Lan ứng dụng công nghệ cao xuất khẩu phục vụ vùng trồng Hoa Lan tập trung, với quy mô lớn nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa phục vụ cho các nhu cầu trong nươc và xuất khẩu. Ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và xây dựng quy trình. Sản xuất theo tiêu chuẩn sạch và an toàn sinh học như sử dụng biện pháp quản lý dinh dưỡng và quản lý dịch hại bằng biện pháp sinh học theo hướng bền vững.

- Quy mô trang trại: sau 2 năm trang trại trồng đạt 68 Ha Hoa Lan công nghiệp.

I.1. Các nhân tố ảnh hưởng chính đến sự phát triển công nghiệp hoa lan Việt Nam

I.1.1. Giống Hoa Lan

Để nhân nhanh các giống lan, phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô đang được các quốc gia trên thế giới áp dụng. Việt Nam cũng có các phòng nuôi cấy mô nhưng ở qui mô nhỏ, nên nguồn giống chủ yêu là nhập từ Thái Lan, Đài Loan và một vài quốc gia Tây Âu như Bỉ, Hà Lan... Vì vậy giống lan tại Việt Nam tùy thuộc rất nhiều vào nguồn giống ngoại nhập. Đây là một thực tế đáng lo ngại cho ngành sản xuất hoa lan của Việt Nam nếu tương lai Việt Nam tham gia vào thị trường xuất khẩu hoa lan trên thế giới.

Việc nhập khẩu giống từ các nguồn khác nhau gây ra nhiều vấn đề khó khăn cho sự phát triển của ngành công nghiệp hoa lan như chất lượng hoa, sâu bệnh lan truyền qua nhập khẩu và bản quyền tác giả... sẽ làm cho giá thành của hoa lan Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực và rủi ro trong nuôi trồng cũng nhiều hơn.

I.1.2. Công nghệ sinh học

Khi trồng các loại hoa cắt cành như hồng, cúc, cẩm chướng... sau khi thu hoạch nông dân Việt Nam có xu hướng giữ lại hạt làm giống cho vụ sau. Trái lại việc nhân giống hoa lan phải nhờ đến công nghệ sinh học. Hiện nay cũng có vài công ty tư nhân đang đầu tư trong lĩnh vực cấy mô, lai tạo giống phong lan Dendrobium, Mokara hay Oncidium để tạo ra nguồn giống riêng của Việt Nam mặc dù hướng nghiên cứu gene phong lan ở Việt Nam chưa được chú ý đến. Tuy nhiên, nếu việc lai tạo các giống phong lan thành công thì đây là bước khởi đầu cho công nghiệp hoa lan Việt Nam và cần được sự hỗ trợ của nhiều ngành khoa học đặc biệt là công nghệ gene trong nông nghiệp.

I.1.3. Công nghệ canh tác, sản xuất hoa lan

Tuy hoa lan không cần đất để phát triển nhưng việc ứng dụng công nghệ canh tác tiên tiến rất quan trọng với mục đích tạo ra những hoa lan có màu sắc, kích thước, số lượng hoa trên cành, tính bền, khả năng ra hoa và tính kháng bệnh của cây với chất lượng cao và giá thành thấp.

Vai trò của hoa lan và hoa cắt cành ở Việt Nam mới chỉ trở nên quan trọng trong những năm gần đây, nhưng các qui trình công nghệ tiên tiến áp dụng trong lĩnh vực hoa lan chưa được chọn lọc và nghiên cứu đầy đủ trong điều kiện sinh thái của Việt Nam. Hầu hết là học tập và mô phỏng theo cách trồng của Thái Lan ở qui mô cá thể với diện tích chưa đủ lớn để tạo ra sự thay đổi sâu sắc trong tập quán trồng hoa của nông dân Việt Nam, trong đó vấn đề sâu bệnh hại là yếu tố quyết định cho sản xuất lan công nghiệp.

Đa số nông dân Việt Nam trồng hoa lan ở qui mô hộ gia đình từ vài m2 đến vài ngàn m2, cá biệt có vài hộ sản xuất kinh doanh trồng trên 1-2ha. Chính do qui mô nhỏ lẻ và nguồn giống phân tán nhập từ nhiều nguồn khác nhau nên đã dẫn đến chất lượng hoa lan không đồng đều, số lượng trên mỗi giống hoa không đủ cho thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu trong tương lai.

I.1.4. Công nghệ sau thu hoạch

Hoa lan là sản phẩm của ngành nông nghiệp (khác với lan rừng thu hái từ tự nhiên) nên nó cần một công nghệ bảo quản sau thu hoạch để giữ cho hoa bền, lâu tàn. Trong điều kiện khí hậu Việt Nam thích hợp cho việc canh tác hoa lan nhiệt đới thì cũng chính khí hậu nóng ẩm của ta cũng dễ ảnh hưởng đến chất lượng hoa lan. Đa số nông dân cắt hoa và giao hoa ngay trên những phương tiện vận chuyển thô sơ, không có kho mát hay phòng mát và cũng chưa có dụng cụ chứa dinh dưỡng để cắm mỗi cành hoa vào để giữ cho hoa lâu tàn.

I.1.5. Thị trường và các biện pháp xúc tiến thương mại

Hoa lan và các loại hoa cắt cành khác đang được phân phối trên thị trường trong nước qua các kênh bán sỉ tại các chợ đầu mối hoa như chợ Hồ Thị Kỳ, Q.10. Các cửa hàng kinh doanh hoa mua trực tiếp từ các vườn hoặc thông qua các cơ sở tư nhân thu gom từ các vườn lan.

Hiện nay tuy chưa có một tổ chức hay doanh nghiệp nào đứng ra tổ chức hệ thống thu mua và phân phối hoa lan cho thị trong nước, nhưng các hộ kinh doanh hoa, các cửa hàng bán hoa đã rất nhạy bén nắm bắt tâm lý của người trồng hoa là cần có đầu ra ổn định nên đã có những thỏa thuận ở mức sơ khai của hình thức hợp đồng kinh tế, lấy uy tín là chính và việc đặt cọc tiền giữa 2 bên chỉ có giá trị tượng trưng cho sự thỏa thuận giữa hai bên. Cho đến hiện nay chưa có hợp đồng nào có giá trị ở mức cao và cũng chưa có thỏa thuận nào bị “bể” giữa bên bán và mua do cầu lúc nào cũng cao hơn cung đối với hoa lan.

So với các quốc gia trong khu vực, hoa cắt cành của Việt Nam cũng đã có thị trường xuất khẩu và mức tăng trưởng hàng năm đều tăng cao hơn so với năm trước. Tuy nhiên đối với hoa lan, nhất là hoa lan nhiệt đới thị trường xuất khẩu vẫn còn là thị trường tiềm năng. Để có thể tiến vào thị trường hoa lan cắt cành hay lan chậu của thế giới, ngành công nghiệp hoa lan Việt Nam còn rất nhiều vấn đề cần phải quan tâm.

I.1.6. Các thách thức trong quá trình phát triển

Mặc dù các cơ hội phát triển hoa lan Việt Nam là rất lớn nhưng các nhân tố đó cũng chính là những thách thức cần được quan tâm cho sự phát triển của ngành công nghiệp hoa lan còn non trẻ của Việt Nam như:

- Sản xuất lai tạo giống lan trong nước bằng phương pháp nuôi cấy mô chưa có đột phá mới. Phần lớn các phòng cấy mô chỉ cấy chuyền các giống nhập từ nước ngoài ở dạng chồi/phôi, do đó ngành kinh doanh lan Việt Nam luôn bị động và có xu hướng hập khẩu là chính.

- Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng còn cao nên việc mở rộng diện tích trồng lan cần phải có sự quan tâm hỗ trợ của các tổ chức tín dụng.

- Chưa có công nghệ sản xuất tiên tiến, sản xuất canh tác hoa ổn định không theo mùa vụ sẽ giúp bình ổn giá hoa trên thị trường.

- Công nghệ sau thu hoạch và kỹ thuật đóng gói phù hợp chưa sẵn sàng.

- Chi phí lao động có kỹ thuật tăng cao.

- Dịch vụ hậu cần tại các cảng xuất hàng còn yếu kém như chưa có kho mát tại sân bay.

- Các yêu cầu kiểm dịch nghiêm ngặt của các nước nhập khẩu hoa trong khi Việt Nam chưa có hệ thống và biện pháp kiểm tra hoa nhập khẩu từ các nước khác.

- Hệ thống thông tin, tiếp thị hầu như chưa có nên rất khó khăn trong việc hoạch định sản xuất theo nhu cầu thị trường.

- Công nghiệp hoa lan chưa được quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền nên chưa có những biện pháp hỗ trợ, thúc đẩy ngành hoa lan phát triển.

I.1.7.  Một số các biện pháp chiến lược phát triển ngành hoa lan Việt Nam

I.1.7.1. Giải pháp về giống

- Lai tạo, chọn lọc giống mới theo phương pháp nhân giống truyền thống: Nỗ lực tiến hành các biện pháp lai chéo giữa các giống lan với nhau để tạo ra các giống mới. Phương pháp lai vẫn tiến hành trên nền tảng di truyền cổ điển, tuy nhiên để giảm thiểu chi phí và thời gian, công nghệ sinh học phân tử cần tham gia vào ở giai đoạn mầm chồi để xác định các tổ hợp lai mới.

- Kỹ thuật gene: áp dụng thành tựu chọn lọc gene trong nông nghiệp, nghiên cứu chọn lọc gene phong lan bằng các kỹ thuật gene.

- Nhân giống đột biến: chọn những cây lai đột biến mang các tính trạng nổi bật phù hợp với thị trường và nhân giống vô tính bằng phương pháp cấy mô.

I.1.7.2. Áp dụng thành tựu của các nước trong khu vực về canh tác hoa lan như

Khuyến khích sử dụng giá thể xơ dừa + than vụn hoặc giá thể bằng vỏ đậu phộng. Áp dụng sản xuất theo GAP để bảo vệ môi trường và kiểm soát sâu bệnh đúng cách.

I.1.7.3. Công nghệ bảo quản sau thu hoạch và dịch vụ hậu cần

- Ngành nhựa cần quan tâm đến việc cung cấp các tube (ống) chứa dụng dịch bảo quản hoa sau khi cắt khỏi cành. Nghiên cứu các công thức bảo quản hoa phù hợp với điều kiện vận chuyển tại Việt Nam.

I.1.7.4. Các hỗ trợ về cơ sở hạ tầng

Các phương tiện thiết bị chuyên dùng cho ngành hoa, các kênh thông tin, tiếp thị sản phẩm giúp người trồng dự đoán được giá cả, nhu cầu thị trường để tự hoạch định sản xuất.

I.1.7.5. Các văn bản luật, các tiêu chuẩn sản phẩm

Cần được ban hành trong thời gian ngắn nhất để người trồng tiếp cận, tránh được rào cản về thuế quan, kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt của các nước nhập khẩu.

I.1.7.6. Nguồn nhân lực

Lực lượng lao động trong các lĩnh vực sản xuất, sau thu hoạch, xếp dỡ, phát triển sản phẩm, công nghệ sinh học, kỹ thuật gene, đấu giá ... cần phải được đào tạo nhanh chóng vì điều này có thể trở thành khiếm khuyết nghiêm trọng trong sự cạnh tranh mạnh mẽ toàn cầu khi nước ta là thành viên WTO.

I.1.7.7. Hỗ trợ tín dụng

Ngành hoa lan cần vốn khá lớn và thời gian khá dài để phát triển do đó cần được các tổ chức tín dụng quan tâm hỗ trợ.

Tuy ngành sản xuất hoa lan Việt Nam còn khoảng cách rất xa so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia... nhưng tương lai của hoa lan Việt Nam rất xán lạng do vẫn còn nhiều quỹ đất để phát triển, nguồn gene lan rừng rất quí báu dồi dào nhưng chưa được khai thác, con người Việt Nam thông minh chịu khó và nắm bắt rất nhanh công nghệ tiên tiến.

Trước hết ngành sản xuất hoa lan cần mở rộng sản xuất cung cấp cho thị trường nội địa, sử dụng các giống lai tạo mới, sử dụng hiệu quả các thành tựu của công nghệ sinh học. Chính phủ cần khuyến khích nông dân chuyển đổi diện tích cây trồng thu nhập thấp sang trồng lan với các chính sách hỗ trợ về vốn, công nghệ sản xuất chuyên sâu. Kêu gọi các Doanh nghiệp tư nhân tham gia tích cực vào lĩnh vực công nghệ sinh học và di truyền cho ngành công nghiệp hoa lan nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm làm động lực cho sự phát triển của ngành. Chính phủ cũng cần tăng cường công tác thị trường và năng lực thị trường bằng cách hợp tác giữa khu vực tư nhân và các tổ chức nhà nước để quản bá sản phẩm và thâm nhập thị trường mới.

Dự án trang trại trồng hoa lan sinh học nông nghiệp công nghệ cao quy mô công nghiệp, mẫu dự án đầu tư Trang trại trồng hoa lan công nghệ cao, tiêu chuẩn thiết kế Trang trại trồng hoa lan công nghệ cao, Quy hoạch Trang trại trồng hoa lan công nghệ cao, mở Trang trại trồng hoa lan công nghệ cao, Dự án kinh doanh Trang trại trồng hoa lan công nghệ cao,,.

CHƯƠNG II: MỤC TIỀU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

II.0.1. Mục tiêu của dự án trồng Hoa Lan công nghiệp công nghệ cao

Nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động và huy động các nguồn lực để phát triển trồng Hoa Lan có hiệu quả, phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam nói chung và Hòa Bình nói riêng. Ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất từ khâu giống, chăm sóc và bảo quản sản phẩm, đảm bảo môi trường sinh thái và đồng thời góp phần cung cấp cho thị trường các sản phẩm hoa lan sinh học nông nghiệp công nghệ cao. Phổ biến rộng rãi kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến và đáp ứng được nhu cầu cây giống có chất lượng cao cho việc phát triển nông nghiệp trong vùng, góp phần tăng thu nhập cho nông dân và giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn. Từng bước đưa trồng Hoa Lan công nghiệp trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp của tỉnh trong những năm đến. Tạo sự gắn kết giữa trang trại và người trồng Hoa Lan, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Hợp tác với đối tác nước ngoài để được chuyển giao cây giống tốt, công nghệ nông nghiệp hiện đại, công nghệ gây và giữ giống, và phương thức quản lý mới có hiệu quả, xây dựng dự án nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao. Khai thác có hiệu qủa hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Hòa Bình cũng như các vùng phụ cận của khu vực để phát triển chăn trồng Hoa Lan. Là trung tâm cung cấp giống, các dịch vụ nông nghiệp hiện đại cho các hợp tác xã, các hộ nông nghiệp gia đình trong khu vực. Cung cấp cho xã hội một khối lượng Hoa Lan xuất khẩu có chất lượng cao. Phổ biến rộng rãi kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến và đáp ứng được nhu cầu cây giống có chất lượng cao cho việc phát triển trồng Hoa Lan công nghiệp công nghệ cao của vùng. 

Dự án trồng Hoa Lan ứng dụng công nghệ cao xuất khẩu phục vụ vùng trồng Hoa Lan tập trung, với quy mô lớn nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa phục vụ cho các nhu cầu chế biến, xuất khẩu. Ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và xây dựng quy trình. Sản xuất theo tiêu chuẩn sạch và an toàn như sử dụng biện pháp quản lý dinh dưỡng và quản lý dịch hại bằng biện pháp sinh học theo hướng bền vững.

II.0.2. Khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu:

Việt Nam là nước nhiệt đới và cũng là một trong những xứ sở của Hoa Lan với nhiều giống Hoa Lan rất quý…Các giống Hoa Lan của Việt Nam không chỉ phong phú về kích cỡ, sắc màu mà còn có những giá trị sử dụng rất khác nhau. Hoa Lan cũng là loại cây có diện tích và sản lượng cao trong các loại hoa hiện nay.

Tuy nhiên diện tích trồng Hoa Lan của ta lại không tập trung với quy mô công nghiệp. Người dân chủ yếu trồng với diện tích nhỏ, manh mún, chưa có quy hoạch vùng tập trung. Một số công ty thu mua Hoa Lan xuất khẩu từ các hộ nông dân rải rác nên chi phí thu mua và vận chuyển cao. Không chỉ vây, trong quá trình vận chuyển hoa quả từ các vườn đến nơi tiêu thu do thiếu sự cẩn trọng nên Hoa Lan không thể giữ nguyên được hình thức và cũng chưa có biện pháp bảo quản thích hợp nên xuất khẩu cũng giảm giá trị, khó đáp ứng nhu cầu thị trường. Qua nghiên cứu cho thấy, cây Hoa Lan là loại cây trồng ngắn ngày rất dễ trồng, không tốn công chăm sóc lại thu hoạch thường xuyên trong năm, không phải đợi đến mùa vụ như loại hoa khác. Mặt khác, Việt Nam là xứ sở của Hoa Lan, cây Hoa Lan ở nước ta đã có từ lâu, hàng ngàn năm về trước, nhưng chúng ta chưa khai thác hết giá trị tiềm năng trong cây Hoa Lan. Cây Hoa Lan là loại cây ở vùng nhiệt đới. Theo nghiên cứu và đánh giá nhận định trồng cây Hoa Lan tạo được mảng xanh có lợi cho môi trường, cũng nhằm chống biến đổi khí hậu.

II.0.3. Sự cần thiết đầu tư

 “Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế- xã hội tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” đã đưa ra hiện trạng và định hướng phát triển về nông nghiệp trong địa bàn tỉnh trong đó có định hướng cụ thể về việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Hòa Bình có diện tích đất nông nghiệp tương đối lớn, điều kiện thổ nhưỡng phù hợp cho việc phát triển vùng nguyên liệu của dự án trồng Hoa Lan công nghiệp công nghệ cao..

Điều kiện khí hậu, thời tiết của Hòa Bình tương đối ôn hòa, có lượng mưa trung bình hàng năm lớn, phù hợp với việc phát triển cây Hoa Lan theo mô hình công nghiệp.

Nguồn nhân lực dồi dào, hệ thống giao thông thuận lợi cùng với chủ trương ưu đãi cho lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình là những điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư dự án trồng Hoa Lan công nghiệp công nghệ cao. Qua phân tích về nhu cầu thị trường, về khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu và thực trạng nghề trồng Hoa Lan cho thấy, việc Công ty quyết định đầu tư trồng Hoa Lan ứng dụng công nghệ cao là cần thiết và có tính khả thi.

Trong kế hoạch, Công ty TNHH Hoan Phúc. sẽ xây dựng theo mô hình trang trại nông nghiệp kiểu mẫu quy mô 68 Ha đất trồng Hoa Lan đáp ứng nhu cầu nhân dân trong và ngoài tỉnh và xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Đối với chủ đầu tư đây là một dự án lớn, có tỷ suất sinh lời cao nên sẽ mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho chủ đầu tư. Đặc biệt qua dự án vị thế, uy tín và thương hiệu của chủ đầu tư sẽ tăng cao, tạo dựng thương hiệu mạnh trong lĩnh vực kinh doanh nông sản tạo một phần thu nhập từ dự án cho địa phương. Như vậy, từ thực tiễn khách quan nêu trên có thể nói việc đầu tư xây dựng Trang trại trồng hoa lan sinh học nông nghiệp công nghệ cao Hoan Phúc ở thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình là tất yếu và cần thiết, vừa thoả mãn được các mục tiêu và yêu cầu phát triển của tỉnh Hòa Bình vừa đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư.

CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRANG TRẠI

III.1. Mô tả địa điểm xây dựng và lựa chọn địa điểm

Việc lựa chọn địa điểm phải thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Có mặt bằng đủ diện tích xây dựng với các điều kiện không bị ngập nước do lũ lụt, đảm bảo tính kinh tế trong san  lấp mặt bằng, thuế đất và gần nguồn cung cấp điện, nước, giao thông thuận tiện và tận dụng được các cơ sở hạ tầng sẵn có.

- Điều kiện kinh tế xã hội bảo đảm phù hợp cho công việc sản xuất, kinh doanh, giao dịch, tiếp cận thị trường.

- Được sự đồng ý các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan, của chính quyền địa phương và của Ban lãnh đạo Công ty TNHH Hoan Phúc.. 

Công ty TNHH Hoan Phúc. quyết định lựa chọn địa điểm xây dựng của Dự án là tại thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn. tỉnh Hòa Bình.

III.2. Phân tích địa điểm xây dựng dự án

- Hiện trạng đất đầu tư: Công ty dự kiến đầu tư khoảng 68 Ha đất tại địa bàn thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn. Đây là khu vực thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp tập trung. Chủ đầu tư sẽ tiến hành liên doanh, liên kết với người dân vùng xung quanh dự án thuê đất để đảm bảo đủ quỹ đất phát triển dự án.

- Về giao thông: Khu vực thực hiện dự án có hệ thống giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu đầu vào cũng như xuất khẩu hàng hóa.

- Khu vực phụ cận, cách khu đất là đồng bằng đang được người dân sử dụng để trồng lúa; thuận lợi cho việc hình thành vùng nguyên liệu sau này.

- Khi thiết kế xây dựng vùng dự án, Công ty sẽ tiến hành làm mới các trục đường chính (cấp phối, rộng 6m), và các đường bao lô xung quanh cánh đồng để thuận tiện cho việc bón phân, chăm sóc cũng như để vận chuyển sản phẩm của Công ty.

- Về hạ tầng điện: Hệ thống đường điện của khu dân cư ấp Tân Lợi, thị trấn Lương Sơn,.

- Về nguồn nước: Khu vực thực hiện dự án có kênh, mương thủy lợi chảy qua nên rất thuận lợi cho việc khai thác nước mặt phục vụ dự án.

III.3. Nhận xét địa điểm xây dựng dự án

- Địa điểm này đảm bảo các điều kiện cơ bản  cho việc xây dựng dự án mới, ít tốn kém và không ảnh hưởng đến đời sống xã hội trong vùng, phù hợp với đặc điểm về quy hoạch và kế hoạch phát triển nông nghiệp.

- Điều kiện kinh tế xã hội bảo đảm phù hợp cho công việc sản xuất, kinh doanh, giao dịch, tiếp cận thị trường.

- Tuy nhiên do mới bắt đầu hình thành nên hạ tầng cơ sở chưa thể hoàn chỉnh ngay khi bắt đầu thực hiện Dự án.

III.4. Hiện trạng sử dụng đất

Nền đất tại khu vực dự án

Hiện trạng khu đất chủ yếu là đất bồi dắp phù hợp cho việc phát triển trang trại nông nghiệp. 

Công trình kiến trúc khác

Trong khu đất đầu tư xây dựng là đất nông nghiệp và đất nông trường không có các công trình công cộng,

III.5. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật

Đường giao thông

Khu vực đầu tư xây dựng có trục đường giao thông chính là đường liên thôn xã, huyện, và có đường giao thông đi xuyên qua dự án bên trong khu đất. 

Hệ thống cấp điện

Hiện trạng tại khu vực có tuyến trung thế từ lưới điện quốc gia theo đường liên thôn và nguồn điện sử dụng cho khu vực sẽ được lấy từ tuyến này.

Hệ thống cấp nước :Trong khu vực trang trại dự kiến hiện nay sẽ sử dụng hệ thống nước được xử lý từ giếng khoan.

III.6. Nhận xét chung về hiện trạng 

Địa điểm này đảm bảo các điều kiện cơ bản  cho việc xây dựng dự án mới, ít tốn kém và không ảnh hưởng đến đời sống xã hội trong vùng, phù hợp với đặc điểm về quy hoạch và kế hoạch phát triển nông nghiệp. 

Điều kiện kinh tế xã hội bảo đảm phù hợp cho công việc sản xuất, kinh doanh, giao dịch, tiếp cận thị trường. Tuy nhiên do mới bắt đầu hình thành nên hạ tầng cơ sở chưa thể hoàn chỉnh ngay khi bắt đầu thực hiện Dự án. 

Dự án đầu tư xây dựng Trang trại trồng hoa lan sinh học nông nghiệp công nghệ cao Hoan Phúc nằm trong khu vực quy hoạch sử dụng quỹ đất để phát triển nông nghiệp, thực phẩm sạch; chuyển quyền sử dụng đất cho chủ đầu tư. Với tầm quan trọng to lớn về vị trí, chức năng hiện trạng thực tế đất đai chưa được khai thác đúng mức, thì việc phát triển một trang trại trồng Hoa Lan, với các tiêu chuẩn hiện đại thích ứng với nhu cầu trước mắt và lâu dài của người dân tại Hòa Bình và cả nước là tất yếu và cần thiết.  

Xem thêm dự án đấu tư tại đây

Dự án trang trại trồng hoa lan sinh học nông nghiệp công nghệ cao quy mô công nghiệp, mẫu dự án đầu tư Trang trại trồng hoa lan công nghệ cao, tiêu chuẩn thiết kế Trang trại trồng hoa lan công nghệ cao, Quy hoạch Trang trại trồng hoa lan công nghệ cao, mở Trang trại trồng hoa lan công nghệ cao, Dự án kinh doanh Trang trại trồng hoa lan công nghệ cao,,.

GỌI NGAY 0907957895
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline:  028 3514 6426 - 0903 649 782 
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
UA-179584089-1