Lập dự án đầu tư trang trại sản xuất điện năng lượng mặt trời

Dự án đầu tư trang trại nông nghiệp công nghệ cao kết hợp điện năng lượng mặt trời đầu tư hệ thống trang trại trồng cà phê dưới các tấm pin năng lượng mặt trời với quy mô công nghiệp

Lập dự án đầu tư trang trại sản xuất điện năng lượng mặt trời

  • Giá gốc:55,000,000 vnđ
  • Giá bán:50,000,000 vnđ Đặt mua

Dự án đầu tư trang trại nông nghiệp công nghệ cao kết hợp điện năng lượng mặt trời đầu tư hệ thống trang trại trồng cà phê dưới các tấm pin năng lượng mặt trời với quy mô công nghiệp

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN 4

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư 4

I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình 4

I.3. Mô tả sơ bộ dự án 4

I.4. Cơ sở pháp lý triển khai dự án 6

I.5. Tiêu chuẩn công nghệ, điện 7

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 10

II.1. Phân tích thị trường 10

II.1.1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam 2019 10

II.1.2. Tổng quan về dân số và kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị. 10

II.2. Tổng quan về thị trường điện Việt Nam 14

II.3. Tình hình sản xuất, trồng cà phê công nghệ cao tại Việt Nam 16

II.4. Tiềm năng ngành sản xuất cà phê công nghệ cao ở Việt Nam 18

II.4.1. Tạo ra sản phẩm chất lượng 18

II.4.2. Thu nhập từ trồng cà phê công nghệ cao 19

II.4.3. Điều kiện khí hậu, lao động, đất đai 20

II.5. Các nhân tố ảnh hưởng chính đến sự phát triển cà phê công nghệ cao Việt Nam 20

II.5.1. Giống cà phê công nghệ cao 20

II.5.2. Công nghệ sinh học 21

II.5.3. Các thách thức trong quá trình phát triển 21

CHƯƠNG III: MỤC TIỀU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ 22

III.1.1. Mục tiêu dự án sản xuất điện năng lượng mặt trời kết hợp trồng cà phê công nghiệp công nghệ cao 22

III.1.2. Khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu: 22

III.1.3. Sự cần thiết đầu tư 23

CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRANG TRẠI 25

IV.1. Mô tả địa điểm xây dựng và lựa chọn địa điểm 25

IV.2. Phân tích địa điểm xây dựng dự án 25

IV.3. Tiềm năng năng lượng bức sạ mặt trời 27

IV.4. Điều kiện địa chất thủy văn 31

IV.5. Nhận xét địa điểm xây dựng dự án 33

IV.6. Hiện trạng sử dụng đất 33

IV.7. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật 33

IV.8. Nhận xét chung về hiện trạng 34

CHƯƠNG V: QUI MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT 35

V.1. Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật 35

V.1.1. Khu điều hành và nhà kho xưởng thu hoạch bảo quản sản phẩm 35

V.1.2. Quy mô dự án 35

V.1.3. Qui mô và giải pháp kĩ thuật sản xuất điện năng lượng mặt trời 36

V.1.4. Hạ tầng kỹ thuật 42

V.2. Kỹ thuật trồng Cà Phê Vối (Robusta Coffee) công nghệ cao 44

V.3. Mô hình trồng cà phê công nghệ cao 49

V.4. Hướng dẫn kỹ thuật trồng cà phê cho năng suất, chất lượng cao 50

V.5. Hệ thống tưới nước tự động 55

V.6. Kế hoạch kinh doanh và phương án tiêu thụ cà phê công nghệ cao 63

V.6.1. Kế hoạch kinh doanh 63

V.6.2. Bán buôn: 63

V.6.3. Hoạt động xuất khẩu: 64

V.6. Kết quả sản xuất kinh doanh từ trang trại trồng cà phê công nghệ cao 64

V.6.1. Kế hoạch trồng và chăn sóc cây cà phê công nghệ cao theo tiêu chuẩn GAP 64

CHƯƠNG VI: PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ THI CÔNG 66

VI.1. PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 66

VI.1.1. Sơ đồ tổ chức công ty 66

VI.1.2. Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành 66

VI.1.3. Nhu cầu và phương án sử dụng lao động 66

VI.2. PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CÔNG TRÌNH 67

VI.2.1. Giải pháp thi công xây dựng 68

VI.2.2. Hình thức quản lý dự án 68

CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, AT-PCCN 69

VII.1. Đánh giá tác động môi trường 69

VII.1.1. Giới thiệu chung 69

VII.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 69

VII.1.3. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng 71

VII.1.4. Kết luận 73

CHƯƠNG VIII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 74

VIII.1. Cơ sở lập Tổng mức đầu tư 74

VIII.2. Nội dung Tổng mức đầu tư 74

VIII.2.1. Chi phí xây dựng và lắp đặt 74

VIII.2.2. Chi phí thiết bị 74

VIII.2.3. Chi phí quản lý dự án 75

VIII.2.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: bao gồm 75

VIII.2.5. Chi phí khác 76

VIII.2.6. Dự phòng chi 76

VIII.2.7. Lãi vay của dự án 76

VIII.3. Tổng mức đầu tư 76

CHƯƠNG IX: VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN 79

IX.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án 79

IX.1. Tiến độ sử dụng vốn 79

IX.2. Phương án hoàn trả vốn vay 80

CHƯƠNG X: HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 82

X.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán 82

X.1.1. Các thông số giả định dùng để tính toán 82

X.2. Các chỉ tiêu tài chính - kinh tế của dự án 82

X.3. Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hội 82

Hiệu quả xã hội 83

CHƯƠNG XI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84

XI.1. Kết luận 84

XI.2. Kiến nghị 84

GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐIỆN MẶT TRỜI

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư

- Công ty TNHH TT-Solar.vn Quảng Nam.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3200706888 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Trị cấp ngày 13/03/2020.

- Trụ sở công ty: Thôn Cổ Nhỗi, Xã Hướng Phùng, Huyện Hướng Hoá, Tỉnh Quảng Trị, Việt Nam.

- Đại diện pháp luật công ty: Ông Huỳnh Xuân Thành   -     Chức vụ: Giám đốc

- Điện thoại:   094 9886119

- Vốn điều lệ đăng ký: 500.000.000 đồng (Bằng chữ: Năm trăm triệu đồng./.)

- Ngành nghề chính:

+ Sản xuất điện, sản xuất động cơ, tua bin, Truyền tải và phân phối điện.

+ Kinh doanh năng lượng điện mặt trời…

+ Kinh doanh máy móc, thiết bị, buôn bán máy tính…

+ Sàn xuất, mua bán xuất nhập khẩu hàng nông sản các loại…

I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình

- Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương

- Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.

- Điện thoại: (028) 22142126   ;  Fax: (028) 39118579

I.3. Mô tả sơ bộ dự án

- Tên dự án: Farm nông nghiệp công nghệ cao kết hợp điện năng lượng mặt trời Hướng Phùng - TT-SOLAR.VN  Quảng Nam.

- Địa điểm: Tại Xã Hướng Phùng, Huyện Hướng Hoá, Tỉnh Quảng Trị.

- Quỹ đất của dự án: 24.785 m2 thuộc quyền sử dụng của các cổ đông góp vốn vào dự án.

- Mục tiêu đầu tư:

+ Đầu tư hệ thống trang trại trồng cà phê công nghệ cao dưới các tấm pin năng lượng mặt trời với quy mô công nghiệp, tận dụng lợi thế nguồn lực về đất, công nghệ để bán tại thị trường tiềm năng Việt Nam và xuất khẩu đi các nước Đông Á và thế giới.

+ Phát triển thành điểm trung chuyển sản phẩm cà phê công nghệ cao sinh học nông nghiệp công nghệ cao cho thị trường Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí minh và các địa phương khác.

+ Dự án trồng cà phê công nghệ cao ứng dụng công nghệ cao xuất khẩu phục vụ vùng trồng cà phê công nghệ cao tập trung, với quy mô lớn nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa phục vụ cho các nhu cầu trong nươc và xuất khẩu. Ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và xây dựng quy trình. Sản xuất theo tiêu chuẩn sạch và an toàn sinh học như sử dụng biện pháp quản lý dinh dưỡng và quản lý dịch hại bằng biện pháp sinh học theo hướng bền vững.

+ Dự án Nhà máy Điện kết hợp sản xuất nông nghiệp công nghệ cao được xây dựng với nhiệm vụ tận dụng nguồn lực của đất để khai thác tiềm năng Năng lượng mặt trời để phát điện. Nhà máy có công suất P = 998 KWh, điện lượng bình quân năm Eo = 1,64 triệu kWh/năm.

+ Sử dụng nguồn điện tự có chạy máy bơm tưới tiêu cho trang trại cà phê và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của trang trại.

 

• Sản phẩm: Các sản phẩm từ cây cà phê, điện thương phẩm, dịch vụ du lịch.

 

• Cấp công trình: II

- Quy mô trang trại: sau 1 năm đầu tư trang trại trồng đạt 24.785 m2 cà phê công nghệ cao công nghiệp, bên trên là hệ thống tấm pin mặt trời cung cấp khoảng 2,84 triệu KWh.năm.

- Tổng vốn đầu tư khoảng: 28 tỷ đồng (Bằng chữ: Hai mươi tám tỷ đồng). Trong đó: vốn chủ sở hữu của Công ty TNHH TT-Solar.vn Quảng Nam là 8,4 tỷ đồng. Vốn vay thương mại 19,6 tỷ đồng.

- Thời gian hoạt động của dự án: 50 năm.

- Tiến độ thực hiện dự án:

+ Thời gian chuẩn bị đầu tư dự án đến tháng 6 năm 2020.

+ Thời gian xây dựng dự án đến tháng 12 năm 2020.

+ Thời gian vận hành sản xuất kinh doanh: từ tháng 06 năm 2021.

+ Thời gian cung cấp sản phẩm tiêu thụ: tháng 6 năm 2021.

- Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới

- Hình thức quản lý:

+ Công ty TNHH TT-Solar.vn Quảng Nam trực tiếp quản lý dự án.

+ Quá trình hoạt động của dự án được sự tư vấn của các chuyên gia trong nước và nước ngoài về qui hoạch trồng cây cà phê công nghệ cao công nghiệp qui trình chăm sóc, phân bón và tưới tiêu …

I. TÊN NHÀ ĐẦU TƯ:

CÔNG TY TNHH TT-SOLAR.VN QUẢNG NAM

Đề nghị thực hiện dự án đầu tư với các nội dung như sau:

II. ĐỀ XUẤT THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI NỘI DUNG SAU

1. Tên dự án, địa điểm thực hiện dự án:

1.1. Tên dự án: Farm nông nghiệp công nghệ cao kết hợp điện năng lượng mặt trời Hướng Phùng - TT-SOLAR.VN  Quảng Nam.

1.2. Địa điểm thực hiện dự án: Tại xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

2. Mục tiêu dự án:

STT

Mục tiêu hoạt động

Tên ngành

Mã ngành

1

Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng

Xây dựng dân dụng

4200

 

 

Lắp đặt hệ thống điện

4321

2

Trồng cây nông, lâm nghiệp

Trồng cây cà phê

0126

3

Sản xuất, truyền tải và phân phối điện

Điện mặt trời

35116

 

3. Quy mô đầu tư:

Miêu tả quy mô bằng các tiêu chí:

- Dự án khu nông nghiệp công nghệ cao kết hợp sản xuất năng lượng điện mặt trời: Dự án nhóm B

- Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 24.785 m2

- Quy mô đầu tư

TT

Thiết bị/ hạng mục

Thông số

Số lượng

1

Tấm PV Mono-Silic

400Wp

2500

2

Khung đỡ các tấm PV

Khung 60 tấm

20

 

 

Khung 30 tấm

44

3

Số lượng String Inverter 105kW

105kW-800V

14

4

Số lượng tủ AC Box

2 ipnut/ 1 output

800V-160A

14

5

Số lượng máy biến áp nâng áp trung

MBA 560kVA-22/0,4kV

2

 

thế

Dy11y11

 

6

Cáp DC-1.5kV

Tiết diện 4mm²

4500

7

Cáp trung thế AC-12.7/22kV

1C-150 mm²

5000

 

 

1C-400 mm²

2800

8

Cáp trung thế AC-1.8/3kV

1C-150 mm²

2100

 

 

3C-25 mm²

50

9

Trạm biến áp

MBA 560kVA-22/0,4kV

1

10

Đường dây 110kV mạch đơn

ACSR240

 

11

Đường chính A1: Bê tông xi măng

Bề rộng 5m

250

12

Đường phụ B1: bê tông xi măng

Bề rộng 3,5m

150

13

Đường cải tạo 100m vào dự án

Bề rộng 10m

100

14

Hệ thống cấp nước và thoát nước

Hệ thống

1

15

Hệ thống hàng rào, cổng nhà máy

Hệ thống

1

16

Khu nhà văn phòng, nhà xưởng

Khu nhà

1

17

Hệ thống TTLL & SCADA

Hệ thống

1

18

Hệ thống tiếp địa nhà máy và TBA

Hệ thống

1

19

Hệ thống chiếu sáng nhà máy

Hệ thống

1

20

Hệ thống camera nhà máy

Hệ thống

1

21

Đường dây cấp điện thi công nhà máy (trong và ngoài nhà máy)

3 pha 4 dây, AC-50mm2

 

500

 

 

4. Đ xuất nhu cầu sử dụng đất:

4.1. Địa điểm khu đất:

- Giới thiệu tổng thể về khu đất: Vị trí dự án có diện tích 24.785 m2 tại xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị có tứ cận được xác định như sau:

Phía Nam tiếp đất của dân.

Phía Bắc tiếp giáp đường liên thôn.

Phía Tây tiếp giáp đất của dân.

Phía Đông tiếp giáp đất của dân.

- Cơ sở pháp lý xác định quyền sử dụng khu đất (nếu có): khu đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước do các hộ dân thuê để sản xuất nông nghiệp.

4.2. Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất:

Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất

STT

Loại đất

Diện tích (Ha)

Ghi chú

A

Đất nông nghiệp

 

 

1

Đất trồng rừng

24.785

 

2

Đất chuyên dùng khác

0

 

 

Tổng

24.785

 

 

4.3. Dự kiến nhu cầu sử dụng đất: Dùng sản xuất năng lượng điện mặt trời  

 

4.4 Giải trình việc đáp ứng các điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. 

Chủ đầu tư có năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án đầu tư:

   + Có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất trên 20 héc ta;

   + Có khả năng huy động vốn để thực hiện dự án từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức, cá nhân khác.

Đảm bảo ký quỹ theo quy định của pháp luật về đầu tư;

Không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư khác.

4.5. Dự kiến kế hoạch, tiến độ giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai.

 Kế hoạch, tiến độ giao đất, thuê đất được thực hiện ngay sau không phải đền bù GPMB.

4.5. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có):

(Khu đất thuộc sở hữu của chủ đầu tư không phải bồi thường GPMB theo quy định)

5. Vốn đầu tư:

 

 

 

Đơn vị: 1.000 đồng

STT

Hạng mục

 Giá trị trước thuế

 Thuế VAT

 Giá trị sau thuế

I

Chi phí xây lắp

4,010,000

401,000

4,411,000

II.

Giá trị thiết bị

16,697,855

1,669,786

18,367,641

III.

Chi phí quản lý dự án

575,051

57,505

632,556

IV.

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

1,186,516

118,652

1,305,168

4.1

Chi phí lập dự án và quy hoạch

188,473

18,847

207,321

4.2

Chi phí thiết kế bản vẽ thi công

450,716

45,072

495,788

4.3

Chi phí thẩm tra thiết kế

6,575

657

7,232

4.4

Chi phí thẩm tra dự toán

6,455

645

7,100

4.5

Chi phí lập HSMT xây lắp

20,000

2,000

22,000

4.6

Chi phí lập HSMT mua sắm thiết bị

60,807

6,081

66,888

4.7

Chi phí giám sát thi công xây lắp

81,166

8,117

89,283

4.7

Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị

103,232

10,323

113,555

4.8

Chi phí khảo sát địa chất, địa hình công trình

159,091

15,909

175,000

4.9

Chi phí đánh giá tác động môi trường

80,000

8,000

88,000

4.10

Chi phí thỏa thuận PCCC, đấu nối..

30,000

3,000

33,000

V.

Chi phí khác

107,325

10,733

190,535

5.1

Chi phí bảo hiểm xây dựng=GXL*0,5%

20,050

2,005

22,055

5.2

Chi phí kiểm toán

52,606

5,261

57,866

5.3

Chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán

34,670

3,467

38,137

5.4

Chi phí thẩm tra tính khả thi của dự án

65,888

6,589

72,477

VI.

CHI PHÍ DỰ PHÒNG

903,070

90,307

996,276

VII.

Chi phí đền bù cây trồng trên đất

500,000

 

500,000

 

Vốn lưu động

 

 

500,000

VIII

Tổng cộng phần xây dựng

23,979,817

2,347,982

26,903,174

IX

Chi phí lãi vay xây dựng

 

 

1,097,382

XI

Tổng cộng nguồn vốn đầu tư

 

 

28,000,556

 

Làm Tròn

 

 

28,000,000

5.1. Tổng vốn đầu tư:  28.000.000.000 đồng,

Bằng Chữ: Hai mươi tám tỷ đồng.

 trong đó:

a) Vốn cố định: 27.5000.000.000  đồng, (Bằng chữ: Hai mươi bảy tỷ năm trăm triệu đồng).

      b) Vốn lưu động: 500.000.000 đồng, (Bằng chữ: Năm trăm triệu đồng)

5.2. Nguồn vốn đầu tư:

a) Vốn góp để thực hiện dự án đầu tư (ghi chi tiết theo từng nhà đầu tư):

Chủ đầu tư đăng ký số vốn đầu tư: 8.400.000.000 đồng

b) chủ sở hữu: 

c) Vốn lưu động khác: vay ngân hàng 19.600.000.000 đồng

6. Thời hạn thực hiện/hoạt động của dự án: 50 năm.

7. Tiến độ thực hiện dự án:

Tiến độ thực hiện xây dựng dự án 12 tháng: Trong đó thời gian và xin phép xây dựng là 6 tháng, thời gian xây dựng là 6 tháng.

I.1.1. Qui mô và giải pháp kĩ thuật sản xuất điện năng lượng mặt trời

5.2.1 Phân tích lựa chọn công nghệ điện mặt trời

Giới thiệu về các công nghệ điện mặt trời: Về mặt thương mại, có 2 công nghệ điện mặt trời chính đó là công nghệ điện mặt trời quang điện sử dụng quang năng (PV) và công nghệ điện mặt trời tập trung hay còn gọi là nhiệt mặt trời (CSP).

Công nghệ điện mặt trời quang điện (PV) : Thiết bị thu và chuyển đổi năng lượng mặt trời là các mô đun pin mặt trời, nó biến đổi trực tiếp năng lượng mặt trời thành dòng điện một chiều nhờ hiệu ứng quang điện. Nhờ các bộ biến đổi điện (Inverter), dòng điện một chiều (DC) được chuyển thành dòng xoay chiều (AC). Dàn pin nănglượng mặt trời gồm nhiều mô đun pin mặt trời ghép nối lại, có thể có công suất từ vài chục oát (W) đến vài chục megaoat (MW). Hiệu suất chuyển đổi quang điện của hệ nguồn pin mặt trời trong khoảng từ 15% đến 20% đối với các hệ thương mại. Ưu điểm của công nghệ điện mặt trời PV: Công nghệ này chủ yếu sử dụng 2 thành phần bức xạ là trực tiếp và khuếch tán. Phù hợp ngay ở cả những khu vực có bức xạ trực tiếp thấp.

• Công nghệ điện mặt trời tập trung (CSP)

- Các bộ thu năng lượng mặt trời là các bộ hội tụ (như máng gương parabon, bộ hội tụ Fresnel, tháp hội tụ sử dụng các gương phẳng…). Quá trình chuyển đổi năng lượng được thực hiện qua 2 bước.

- Đầu tiên, năng lượng mặt trời được hội tụ để tạo ra nguồn năng lượng có mật độ và nhiệt độ rất cao. Sau đó nguồn năng lượng này làm hóa hơi nước ở áp suất và nhiệt độ cao để cấp cho tuốc bin của máy phát điện để sản xuất điện.

- Để ứng dụng được trong sản xuất điện năng, công nghệ nhiệt mặt trời phải được hoạt động ở nhiệt độ trung bình từ 400 – 5000C hoặc cao hơn (khoảng 10000C). Các đặc điểm chính của hệ thống năng lượng mặt trời tập trung được tóm tắt như sau:

+ Chỉ sử dụng thành phần bức xạ trực tiếp từ mặt trời;

+ Công nghệ này đòi hỏi bức xạ mặt trời trực tiếp phải lớn;

+ Chi phí đầu tư lớn;

+ Không thích hợp cho việc thực hiện các nhà máy có công suất nhỏ.

Lựa chọn công nghệ điện mặt trời

• Hệ thống điện năng lượng mặt trời công nghệ quang điện (PV) sử dụng trực tiếp ánh sáng mặt trời để sản xuất điện nhờ các hệ thống pin mặt trời. Các tấm pin năng lượng mặt trời được sản xuất từ nhiều loại vật liệu, quy trình và được sử dụng rộng rãi cho các dự án điện năng lượng mặt trời trên thế giới.

 

• Hệ thống điện PV chỉ có thể tạo ra điện vào ban ngày và sản lượng điện cũng sẽ thay đổi theo điều kiện thời tiết khác nhau. Tuy nhiên, hệ thống điện PV sẽ sản xuất tối đa điện vào những ngày nắng nóng, đây là những ngày mà nhu cầu sử dụng điện tăng cao.

• Không giống như hệ thống điện mặt trời CSP, hệ thống nhiệt mặt trời sẽ chuyển đổi bức xạ mặt trời thành năng lượng nhiệt và sử dụng năng lượng nhiệt này để tạo ra điện. Hệ thống lưu trữ nhiệt được sử dụng để lưu giữ năng lượng nhiệt trong ngày và sử dụng để tạo ra điện khi không có năng lượng mặt trời. Do đó, hệ thống lưu trữ nhiệt là một thành phần quan trọng trong hệ thống điện công nghệ nhiệt mặt trời tập trung. Điểm hạn chế của công nghệ này là:

- Chưa được phát triển rộng rãi trên thế giới;

- Chi phí đầu tư trên kWh lớn;

- Diện tích đất được sử dụng lớn;

- Yêu cầu về lượng nước lớn;

- Giới hạn về khả năng tiếp cận và kết hợp với các công nghệ mới.

Dựa trên những phân tích trên, Nhà máy Điện sử dụng công nghệ quang điện (PV) để phát triển, phân tích, tính toán các yêu cầu kỹ thuật và hiệu quả đầu tư.

5.2.1 Mô tả công nghệ điện mặt trời PV

Các tấm pin năng lượng mặt trời PV (Photovoltaics) sẽ chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành năng lượng điện 1 chiều (DC) nhờ vào hiệu ứng quang điện. Năng lượng điện một chiều này sẽ được biến đổi thành dòng điện xoay chiều (AC) có cùng tần số với lưới điện nhờ các bộ chuyển đổi (inverter). Lượng điện năng trên sẽ được hòa với lưới điện nhờ các máy biến áp nâng áp và hệ thống truyền tải điện.

Sơ đồ cấu trúc nhà máy điện mặt trời PV nối lưới điển hình

 

• Một số công nghệ lắp đặt điện mặt trời PV

 

Công nghệ lắp cố định các tấm PV theo một hướng nhất định: đây là cấu hình lắp

 

đặt đơn giản nhất, chi phí lắp đặt và bảo dưỡng thấp nhất cho hệ thống nhà máy điện mặt trời PV. Các tấm PV sẽ được lắp đặt cố định sao cho hướng của cá c tấm PC nhận được năng lượng bức xạ mặt trời nhiều nhất.

 

Công nghệ lắp đặt hệ thống các tấm PV định hướng theo một trục: định hướng các tấm PV theo vị trí mặt trời từ Đông sang Tây bằng cách sử dụng một trục quay duy nhất để tăng hiệu suất thu năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, công nghệ này có thiết kế tương đối phức tạp; chi phí đầu tư, bảo dưỡng cao hơn so với công nghệ lắp

 

đặt cố định.

 

Công nghệ lắp đặt hệ thống các tấm PV định hướng theo 2 trục: định hướng các tấm PV theo vị trí mặt trời từ Đông sang Tây và từ Bắc đến Nam bằng cách sử dụng 2 trục quay. Công nghệ này cho phép hệ thống thu được năng lượng mặt trời cao nhất. Tuy nhiên, hệ thống này rất phức tạp; chi phí đầu tư, bảo dưỡng cũng rất cao.

Phương án đấu nối nội bộ

Hệ thống pin mặt trời biến đổi năng lượng mặt trời thành điện một chiều, vì vậy cần phải có các bộ biến đổi điện một chiều từ pin mặt trời thành điện xoay chiều để đấu nối vào hệ thống. Bộ biến tần (Inverter) là thiết bị được sử dụng để đảm nhiệm vai trò này. Nguyên lý hoạt động của bộ Inveter là nghịch lưu điện áp một chiều và lấy tần số lưới làm mẫu.

 

Hiện nay trong thiết kế các dự án nhà máy điện mặt trời có các giải pháp thiết kế đấu nối inverter như sau:

 

Giải pháp đấu nối Central Inverter : Các PV được nối tiếp thành chuỗi phù hợp với điện áp vào của inverter. Các chuỗi PV này lại được ghép song song để tạo công suất DC lớn rồi đấu nối vào đầu vào của một inverter trung tâm công suất lớn. Giải pháp này được sử dụng cho khu vực có diện tích đất tập trung lớn. Việc đấu nối đơn giản, tổn thất DC được xử lý bằng tiết diện dây, tổn thất AC nhỏ do có thể đấu nối gần hoặc ghép trực tiếp với Inverter. Nhược điểm là khi sự cố inverter thì mất một lượng lớn sản lượng do phải dừng hoạt động hoàn toàn hệ thống.

 

Giải pháp đấu nối String Inverter : Các PV được nối tiếp thành một chuỗi phù hợp và đấu vào một inverter. Các inverter được ghép song song để tạo công suất lớn. Giải pháp này thường được sử dụng cho các khu vực có diện tích rời rạc, các tấm PV lắp đặt cách xa nhau. Việc đấu nối phức tạp, tốn nhiều chi phí xây dựng. Tổn thất DC và AC thường là lớn. Ưu điểm là dễ kiểm soát, khi hư hỏng không mất nhiều sản lượng, dễ dàng cô lập để hệ thống vẫn tiếp tục làm việc.

 

Giải pháp đấu nối Micro/Module Inverter : Giải pháp này chỉ áp dụng các dự án có quy mô nhỏ và đặc biệt. Chi phí xây dựng cao.

Đề xuất chọn giải pháp thiết kế đấu nối nhà máy theo giải pháp Central Inverter là phù hợp với đặc điểm địa hình. Đồng thời giải pháp này sẽ giúp giảm chi phí xây dựng, diện tích chiếm đất và giảm tổn thất so với các giải pháp khác.

 

Hình thức đấu nối nội bộ nhà máy

 

Trong đó: 1- Central inverter, 2- MBA nâng 3,4,5- Hệ thống điều khiển, 6- Các tấm pin PV, 7- Đường dây truyền tải

 

5.2.3 Phương án đấu nối lưới điện: Đấu nối vào lưới điện 110kV hiện hữu, khoảng cách từ đường dây hiện hữu đến lô đất khoảng ...

 

 

Cơ sở ban đầu để xác định công suất thiết kế nhà máy:

 

- Diện tích khu đất dự kiến xây dựng nhà máy điện mặt trời (2,4 ha);

 

- Các dữ liệu về bức xạ của khu vực dự án;

 

- Các thiết bị công nghệ (Tấm pin, Inverter, ...) được chọn;

 

- Số lượng, chủng loại, công suất của Inverter được chọn;

 

- Khoảng cách lắp đặt giữa các hàng của PV;

 

- Diện tích, số lượng lắp đặt của tấm pin mặt trời (PV);

 

- Công suất đầu ra của nhà máy.

 

Phần mềm PVSYST V6.43 được sử dụng để mô phỏng và tính toán sản lượng điện năng của Nhà máy. Các thông số đầu vào để tính toán sản lượng điện của dự án như sau:

 

- Nguồn dữ liệu bức xạ mặt trời từ Meoteonorm 7

 

-   Công suất định mức nhà máy

:

1 MWp

-   Công suất định mức tấm pin

:

400 Wp

-

Số lượng tấm pin mặt trời dự kiến

:

2.500 tấm

-

Số lượng bộ inverter

:

14

 

Thông số

Giá trị

 

 

Tổn thất do cách bố trí

 

 

 

Thay đổi góc nghiêng tấm PV

+0,9%

 

 

Che bóng xa

-1,4%

 

 

Che bóng gần

-0,2%

 

 

Bụi bẩn

-2,0%

 

 

Tỉ số IAM (bức xạ bị giảm khi chạm vào tế bào quang điện)

-2,8%

 

 

Tổn thất do mảng nhà máy

 

 

 

Tổn thất PV do cường độ bức xạ

-1,0%

 

 

Tổn thất PV do nhiệt độ

-7,7%

 

 

Tổn thất do chất lượng module

+0,3%

 

 

Tổn thất do LID (sự suy giảm ánh sáng)

-2,0%

 

 

Tổn thất do sự không đồng nhất của các module

-1,0%

 

 

Tổn thất cáp DC

-1,1%

 

 

Tổn thất inverter

-1,6%

 

 

Tổn thất do quá tải inverter

0%

 

 

Tổn thất nhà máy Trung áp / Cao áp

 

 

 

Tổn thất cáp AC

-0,3%

 

 

Thiết bị phụ

-0,1%

 

 

Tổn thất máy biến áp trung áp và cao áp

-1,1%

 

 

Sản lượng và tỉ số hiệu suất

 

 

 

Sản lượng (năm đầu tiên) MWh

2.840

 

 

Sản lượng riêng (năm đầu tiên) kWh/kWp

1.436

 

 

Tỉ số hiệu suất (năm đầu tiên)

80,2%

 

 

Hạng mục đầu tư chính của công trình

Các hạng mục chính của nhà máy điện mặt trời PV kết hợp với nông nghiệp gồm những hạng mục sau:

- Các tấm pin năng lượng mặt trời.

- Khung đỡ các tấm pin và hệ thống cây.

- Các máy móc, thiết bị trồng cà phê.

- Đường giao thông nội bộ.

- Nhà quản lý điều hành.

- Cáp đấu nối và các tủ điện gom dây DC từ các chuỗi PV.

- Trạm Inverter DC/AC và trạm biến áp nâng áp MBA 560kVA-22/0,4kV.

- Hệ thống điện và hệ thống điều khiển, bảo vệ.

- Hệ thống thông tin liên lạc.

- Trạm biến áp 22/110kV.

- Đường dây 22kV đấu nối.

- Hàng rào bảo vệ.

GỌI NGAY 0907957895
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline:  028 3514 6426 - 0903 649 782 
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
UA-179584089-1