Lập dự án đầu tư Trung tâm dưỡng lão và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, Thuyết minh dự án Trung tâm dưỡng lão và chăm sóc người cao tuổi, Xin cấp phép Trung tâm dưỡng lão và chăm sóc người cao tuổi, Mẫu dự án đầu tư Trung tâm dưỡng lão và chăm sóc người cao tuổi, Tiêu chuẩn thiết kế Trung tâm dưỡng lão và chăm sóc người cao tuổi, Quy hoạch Trung tâm dưỡng lão và chăm sóc người cao tuổi,
Lập dự án đầu tư Trung tâm dưỡng lão và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, Thuyết minh dự án Trung tâm dưỡng lão và chăm sóc người cao tuổi, Xin cấp phép Trung tâm dưỡng lão và chăm sóc người cao tuổi, Mẫu dự án đầu tư Trung tâm dưỡng lão và chăm sóc người cao tuổi, Tiêu chuẩn thiết kế Trung tâm dưỡng lão và chăm sóc người cao tuổi, Quy hoạch Trung tâm dưỡng lão và chăm sóc người cao tuổi,
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN 3
I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình 3
I.5. Cơ sở pháp lý triển khai dự án 4
I.6. Tính pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng 4
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 6
II.1. Tổng quan về dân số và kinh tế xã hội thành phố Hà Nội 6
II.1.1. Vị trí địa lý và thuận lợi 6
2.1.1. Quy hoạch sử dụng đất đai và kiến trúc cảnh quan đô thị 8
2.1.2. Định hướng phát triển kinh tế hà nội tới năm 2030 9
II.2. Phân tích đánh giá khái quát thị trường trung tâm dưỡng lão. 9
CHƯƠNG III: MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ 12
III.1. Khái quát chung và sự cần thiết phải đầu tư dự án 12
III.2.1. Sự cần thiết đầu tư 14
CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG 15
IV.1. Mô tả địa điểm xây dựng và lựa chọn địa điểm 15
IV.2. Nhận xét địa điểm xây dựng dự án 15
IV.3. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng 15
IV.4. Nhận xét chung về hiện trạng 15
CHƯƠNG V: QUI MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG 17
V.2.1. Diện tích Khu Trung tâm dưỡng lão 18
V.3. Lựa chọn mô hình đầu tư 18
V.3.1. Giải pháp xây dựng khu nghỉ dưỡng 19
V.3.2. Giải pháp xây dựng Khu trung tâm dưỡng lão 19
Giải pháp quy hoạch và kiến trúc 20
1.2. Thông số xây dựng các hạng mục công trình 20
V.3.4. Giải pháp về công nghệ và máy móc thiết bị trung tâm dưỡng lão 24
CHƯƠNG VI: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 25
VI.1. Sơ đồ tổ chức công ty - Mô hình tổ chức 25
VI.2. Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành 25
VI.3. Nhu cầu và phương án sử dụng lao động 25
VI.4. Phương án thi công xây dựng 27
VI.5. Giải pháp thi công xây dựng 27
VI.6. Hình thức quản lý dự án 27
CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, AT-PCCC 28
VII.1. Đánh giá tác động môi trường 28
VII.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 28
VII.1.3. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng 30
VII.1.4. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường 33
VII.1.5. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường 34
CHƯƠNG VIII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 37
VIII.1. Cơ sở lập Tổng mức đầu tư 37
VIII.2. Nội dung Tổng mức đầu tư 37
VIII.2.1. Chi phí xây dựng và lắp đặt 37
VIII.2.3. Chi phí quản lý dự án 38
VIII.2.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: bao gồm 38
VIII.2.7. Lãi vay của dự án 39
CHƯƠNG IX: VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN 43
IX.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án 43
IX.2. Phương án hoàn trả vốn vay 44
CHƯƠNG X: HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 46
X.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán 46
X.2. Các chỉ tiêu tài chính - kinh tế của dự án 47
X.3. Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hội 47
CHƯƠNG XI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48
Lập dự án đầu tư Trung tâm dưỡng lão và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi phù hợp với quy hoạch phát triển của thành phố Hà Nội
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
- Tên công ty : Công ty TNHH Phát triển Dịch vụ và Thương mại Mai Phương
- Địa chỉ : Số 8, ngõ 117/23 Nguyễn Sơn, Phường Gia Thụy, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại : (+84) 0347171264 ;
- Đại diện : Nguyễn Mai Phương ; Chức vụ: Giám Đốc
- Ngành nghề chính: Kinh doanh bất động sản, du lịch và dịch vụ, tư vấn đầu tư…
- Tên công ty : Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương
- Địa chỉ : 28 B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM..
- Điện thoại : (+84) (028) 22142126 ;
- Đại diện : Nguyễn Văn Thanh ; Chức vụ: Giám Đốc
Lập dự án đầu tư Trung tâm dưỡng lão và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, Thuyết minh dự án Trung tâm dưỡng lão và chăm sóc người cao tuổi, Xin cấp phép Trung tâm dưỡng lão và chăm sóc người cao tuổi, Mẫu dự án đầu tư Trung tâm dưỡng lão và chăm sóc người cao tuổi, Tiêu chuẩn thiết kế Trung tâm dưỡng lão và chăm sóc người cao tuổi, Quy hoạch Trung tâm dưỡng lão và chăm sóc người cao tuổi,
- Tên dự án: Trung tâm dưỡng lão và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
- Địa điểm: Tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội;
- Quỹ đất của dự án 2.200,8 m2 thuộc số thửa 88 tờ bản đồ số 16 lập năm 1993-1994 tại xứ Đồng Trồi Sâu, thôn Thuận Tốn, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
ü Đất được quy hoạch xây dựng công trình công cộng.
- Mục tiêu đầu tư: Trung tâm dưỡng lão và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi được đầu tư xây dựng mới hoàn toàn theo mô hình sinh thái, Trung tâm dưỡng lão,… cảnh quan sẽ được bố trí hài hoà tự nhiên phục vụ tốt nhu cầu của du khách, phù hợp với phát triển tổng thể của vùng.
- Đầu tư xây dựng trung tâm dưỡng lão chất lượng cao với trang bị y tế hiện đại, phòng khám đông y khoảng 15 - 20 giường, phục vụ khám chữa bệnh và điều trị nội trú và điều dưỡng ngắn ngày cho người cao tuổi, khách du lịch và người dân địa phương.
- Tổng vốn đầu tư : 40.000.000.000 đồng,
Bằng Chữ: Bốn mươi tỷ đồng.
- Trong đó vốn chủ sở hữu của chủ đầu tư là 12 tỷ đồng, vốn vay thương mại 28 tỷ đồng;
- Tiến độ thực hiện dự án:
+ Thời gian chuẩn bị đầu tư từ tháng 2 năm 2020 đến tháng 12 năm 2020.
+ Thời gian xây dựng: từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 1 năm 2022.
+ Thời gian vận hành sản xuất kinh doanh: từ tháng 01 năm 2022.
- Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới
- Hình thức quản lý:
- Công ty Công ty TNHH Phát triển Dịch vụ và Thương mại Mai Phương trực tiếp quản lý dự án.
+ Quá trình hoạt động của dự án được sự tư vấn của các chuyên gia trong nước và nước ngoài.
- Nguồn vốn đầu tư : (đầu tư bằng nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế khác kể cả nguồn vốn vay thương mại.)
- Thời hạn đầu tư của dự án là 50 năm và khả năng xin gia hạn thêm.
- Các Luật, Bộ Luật của Quốc hội: Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và các Nghị định; Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014; Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014.
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
- Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.
- Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.
- Căn cứ Quyết định số 72/2014/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 của Ủy ban nhân dân Hà Nội về việc ban hành Quy định lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn Hà Nội;
- Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình.
Việc thực hiện “Trung tâm dưỡng lão và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi” phải tuân thủ các quy định pháp lý sau:
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);
- Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);
- TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCXD 229-1999 : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió
- TCVN 375-2006 : Thiết kế công trình chống động đất;
- TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;
- TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - YC chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;
- TCVN 6160– 996 : YC chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;
- TCVN 6305.1-1997 (ISO 6182.1-92) và TCVN 6305.2-1997 (ISO 6182.2-93);
- TCVN 7,660-1993 : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;
- TCXD 33-1985 : Cấp nước mạng lưới bên ngoài và công trình, Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;
- TCXD 51-1984 : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCXD 27-1991 : TC đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng;
- TCVN-46-89 : Chống sét cho các công trình xây dựng;
- EVN : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of VN).
- TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;
- TCXD 51-1984 : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 6772 : Tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt;
- TCXDVN 175:2005 : Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép.
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng là kinh đô của hầu hết các vương triều phong kiến tại Việt Nam trước đây. Do đó, lịch sử Hà Nội gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ. Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương có diện tích lớn nhất cả nước từ khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với hơn 8 triệu người (năm 2019), tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố này năm 2019 là gần 10 triệu người. Mật độ dân số của Hà Nội là 2.398 người/km², mật độ giao thông là 105,2 xe/km² mặt đường. Hiện nay, Hà Nội là một đô thị loại đặc biệt của Việt Nam.
Năm 2018, Hà Nội là đơn vị hành chính Việt Nam xếp thứ 02 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 08 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 41 về tốc độ tăng trưởng GRDP. GRDP đạt 706.495 tỉ Đồng (tương ứng với 38,405 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 93,94 triệu đồng (tương ứng với 4.080 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,37 %.
Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' độ kinh Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km, cách thành phố Nam Định 87 km tạo thành 3 cực chính của Đồng bằng sông Hồng. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.
Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Đồi núi tập trung ở phía bắc và phía tây thành phố. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh núi cao như Ba Vì (1.281 m), Gia Dê (707 m), Chân Chim (462 m), Thanh Lanh (427 m), Thiên Trù (378 m)... Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.
Thủ đô Hà Nội có bốn điểm cực là:
Cực Bắc là xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn.
Cực Tây là xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì.
Cực Nam là xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.
Cực Đông là xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.
Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa ở Hà Nội
Khí hậu Hà Nội mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, được nêu trên trang web chính thức của Hà Nội. Tuy nhiên, dựa theo Phân loại khí hậu Köppen, trang web ClimaTemps.com lại xếp Hà Nội mang khí hậu cận nhiệt đới ẩm (Humid Subtropical) với mã Cwa.
Thời tiết có sự khác biệt rõ ràng giữa mùa nóng và mùa lạnh. Mặc dù thời tiết được chia làm hai mùa chính: mùa mưa (từ tháng 4 tới tháng 10) và mùa khô (từ tháng 11 tới tháng 3), Hà Nội vẫn được tận hưởng thời tiết bốn mùa nhờ các tháng giao mùa. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 8, khí hậu nóng ẩm vào đầu mùa và cuối mùa mưa nhiều rồi mát mẻ, khô ráo vào tháng 9 và tháng 10. Mùa lạnh bắt đầu từ cuối tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau. Từ cuối tháng 11 đến nửa đầu tháng 2 rét và hanh khô, từ nửa cuối tháng 2 đến hết tháng 3 lạnh và mưa phùn kéo dài từng đợt. Trong khoảng tháng 9 đến giữa tháng 11, Hà Nội có những ngày thu với tiết trời mát mẻ (rõ rệt hơn Hải Phòng, Nam Định và nhiều tỉnh phía Bắc khác) do đón vài đợt không khí lạnh yếu tràn về. Tuy nhiên, do chịu sự tác động mạnh mẽ của gió mùa nên thời gian bắt đầu và kết thúc của mỗi mùa thường không đồng đều nhau giữa các năm, nên sự phân chia các tháng chỉ mang tính tương đối.
Nhiệt độ trung bình mùa đông: 16,4 °C (lúc thấp xuống tới 2,7 °C). Trung bình mùa hạ: 29,2 °C (lúc cao nhất lên tới 42,8 °C). Nhiệt độ trung bình cả năm là 23,6 °C, lượng mưa trung bình hàng năm vào mức 1.800mm đến 2.000mm. Vào tháng 5 năm 1926, nhiệt độ tại thành phố được ghi lại ở mức kỷ lục 42,8 °C. Tháng 1 năm 1955, nhiệt độ xuống mức thấp nhất, 2,7 °C do chịu ảnh hưởng của La Niña.[49] Vào đầu tháng 6 năm 2017 với việc bị ảnh hưởng bởi El Niño trên toàn thế giới, Hà Nội phải hứng chịu đợt nóng dữ dội trong 1 tuần (từ 31-5 đến 6-6) với nhiệt độ lên tới 42.5 °C, là nhiệt độ kỷ lục ghi nhận trong lịch sử. Hơn nữa, do chịu ảnh hưởng của hiệu ứng đô thị và là vùng khí hậu có độ ẩm cao nên những đợt nắng nóng, nhiệt độ cảm nhận thực tế luôn cao hơn mức đo đạc, có thể lên tới 50 °C. Và trong đợt nắng nóng này có hai người bị chết do nắng nóng, trong tương lai mọi chuyện còn khủng khiếp hơn. Thậm chí các chuyên gia khí tượng của Mĩ còn đưa ra “Sự dịch chuyển các thành phố” trong đó có dự báo cho Thủ đô Hà Nội vào năm 2100. Có hai kịch bản được đặt ra, nếu giảm khí thải ở mức trung bình thì mùa hè của Hà Nội sẽ gay gắt như New Delhi (Ấn Độ), nếu không giảm thì sẽ như chảo lửa Faisalabad (Pakistan), tại hai thành phố này nhiệt độ đều trên 48 độ C. Tại Hà Nội năm 2100, mùa hè sẽ kéo dài hơn và sẽ xuất hiện mức nhiệt 48 độ C, nhiệt độ cảm nhận được từ 55–58 độ C. Nơi có tuyết vào mùa đông ở Hà Nội là Ba Vì khoảng 6h sáng 24/1 với mức nhiệt khoảng 0 độ C.
PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
- Tổ chức quản lý kinh doanh theo: Theo luật doanh nghiệp hiện hành.
- Thành lập hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban thanh tra.
Áp dụng chương trình quản lý “Trung tâm dưỡng lão và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi” nhằm thu thập thông tin thực một cách tự động và cung cấp một báo cáo phân tích tổng hợp bao gồm toàn bộ các yếu tố khác nhau mà người quản lý phải biết như: Số lượng du khách dưỡng lão, khám chữa bệnh, tình hình kinh doanh và các thông tin khác. Tập huấn đội ngũ lao động tại chỗ chuyên nghiệp, đội ngũ y bác sỹ, kỹ thuật viên giỏi, các chuyên gia về tiếp thị du lịch…..
STT |
Nhân sự |
SL |
A |
BAN GIÁM ĐỐC |
3 |
1 |
Giám đốc |
1 |
2 |
Phó giám đốc |
1 |
3 |
Kế toán trưởng |
1 |
B |
BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH |
5 |
1 |
Nhân sự |
1 |
2 |
Marketing, |
1 |
3 |
Kế toán, thu ngân |
3 |
C |
Nhân viên thực hiện |
44 |
1 |
Nhân viên tiếp tân |
2 |
2 |
Nhân viên phục vụ |
12 |
3 |
Nhân viên phục vụ bếp |
6 |
4 |
Nhân viên bộ phận dịch vụ hướng dẫn khách |
2 |
5 |
Y sỹ điều dưỡng |
10 |
6 |
Bác sỹ |
5 |
7 |
Quàn lý và bếp trưởng |
1 |
8 |
Nhân viên quản lý điện, nước |
1 |
9 |
Nhân viên chăm sóc cây xanh và vệ sinh |
2 |
10 |
Nhân viên bảo vệ |
3 |
|
Tổng cộng |
52 |
(Xem chi tiết Bảng PHÂN TÍCH CHI PHÍ LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG)
STT |
Nhân sự |
SL |
Hệ số |
Lương cơ bản * hệ số |
Chi phí xã hội |
Chi phí phụ cấp |
Chi phí trả lương/tháng |
Tổng cộng |
|
|
= 24% |
= 5% |
|
|
|||
A |
BAN GIÁM ĐỐC |
3 |
|
|
|
|
|
|
1 |
Giám đốc |
1 |
6 |
13,200,000 |
3,168,000 |
660,000 |
17,028,000 |
221,364,000 |
2 |
Phó giám đốc |
1 |
4 |
8,800,000 |
2,112,000 |
440,000 |
11,352,000 |
147,576,000 |
3 |
Kế toán trưởng |
1 |
3.5 |
7,700,000 |
1,848,000 |
385,000 |
9,933,000 |
129,129,000 |
B |
BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH |
5 |
|
|
|
|
|
|
1 |
Nhân sự |
1 |
2.5 |
5,500,000 |
1,320,000 |
275,000 |
7,095,000 |
92,235,000 |
2 |
Marketing, |
1 |
2.5 |
5,500,000 |
1,320,000 |
275,000 |
7,095,000 |
92,235,000 |
3 |
Kế toán, thu ngân |
3 |
2.5 |
5,500,000 |
1,320,000 |
275,000 |
7,095,000 |
276,705,000 |
C |
Nhân viên thực hiện |
44 |
|
|
|
|
|
|
1 |
Nhân viên tiếp tân |
2 |
2 |
4,400,000 |
1,056,000 |
220,000 |
5,676,000 |
147,576,000 |
2 |
Nhân viên phục vụ |
12 |
2 |
4,400,000 |
1,056,000 |
220,000 |
5,676,000 |
885,456,000 |
3 |
Nhân viên phục vụ bếp |
6 |
1.8 |
3,960,000 |
950,400 |
198,000 |
5,108,400 |
398,455,200 |
4 |
Nhân viên bộ phận dịch vụ hướng dẫn khách |
2 |
1.8 |
3,960,000 |
950,400 |
198,000 |
5,108,400 |
132,818,400 |
5 |
Y sỹ điều dưỡng |
10 |
2 |
4,400,000 |
1,056,000 |
220,000 |
5,676,000 |
737,880,000 |
6 |
Bác sỹ |
5 |
3 |
6,600,000 |
1,584,000 |
330,000 |
8,514,000 |
553,410,000 |
7 |
Quàn lý và bếp trưởng |
1 |
3.2 |
7,040,000 |
1,689,600 |
352,000 |
9,081,600 |
118,060,800 |
8 |
Nhân viên quản lý điện, nước |
1 |
2 |
4,400,000 |
1,056,000 |
220,000 |
5,676,000 |
73,788,000 |
9 |
Nhân viên chăm sóc cây xanh và vệ sinh |
2 |
1.8 |
3,960,000 |
950,400 |
198,000 |
5,108,400 |
132,818,400 |
10 |
Nhân viên bảo vệ |
3 |
1.8 |
3,960,000 |
950,400 |
198,000 |
5,108,400 |
199,227,600 |
|
Tổng cộng |
52 |
|
|
|
|
|
4,338,734,400 |
Tiến độ thực hiện: Tổng thời gian thực hiện đầu tư xây dựng 24 tháng kể từ ngày có quyết định đầu tư.
- Có hai phương án thi công chính thường được áp dụng trong xây dựng các công trình đó là thi công đồng thời và thi công cuốn chiếu. Thi công đồng thời nghĩa là toàn bộ các hạng mục đều được triển khai cùng một lúc, thi công cuốn chiếu nghĩa là thi công tuần tự các hạng mục theo tiến độ.
- Khu vực xây dựng Trung tâm dưỡng lão và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi sinh thái có một diện tích rộng, hơn nữa các hạng mục và tổ hợp hạng mục có những khoảng cách tương đối lớn mặt bằng thi công tương đối rộng nên báo cáo đề xuất sử dụng phương án thi công đồng thời đối với dự án.
- Việc triển khai cùng lúc các hạng mục xây dựng, lắp đặt sẽ đảm bảo rút ngắn thời gian thi công, giảm chi phí quản lý, giám sát công trường, các chi phí khác, sớm đưa công trình vào sử dụng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Do tính chất và qui mô của trang trại lớn nên sẽ không có một giải pháp cố định cho toàn bộ công trình mà sử dụng giải pháp kết hợp để triển khai trên công trường.
Giải pháp thi công chung gồm:
- Thi công lắp ráp: sử dụng cho các hạng mục trên cao.
- Thi công toàn khối: cho nhà ở ...
- Thi công thủ công: cho các hạng mục cổng, tường rào.
Theo quy định của Luật xây dựng, căn cứ điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân, người quyết định đầu tư, chủ đầu tư xây dựng công trình quyết định lựa chọn một trong các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sau đây:
- Chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Chủ đầu tư xây dựng công trình trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Chủ đầu tư lựa chọn hình thức trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, AT-PCCC
Trung tâm dưỡng lão và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi được xây dựng tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội với diện tích xây dựng: 2.200,8 m2. Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường khi xây dựng và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường và cho xây dựng khi dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường.
- Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2013.
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và quy hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 2 năm 2015 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 35/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ngày 25/6/2002 về việc công bố Danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng.
- Căn cứ Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 2/4/2015 của chính phủ về quản lý chất thải rắn và phế liệu.
- QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;
- QCVN 20:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ;
- QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quốc gia về tiếng ồn.
- QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quốc gia về độ rung.
- QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quốc gia về chất lượng nước mặt.
- QCVN 09-MT: 2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quốc gia về chất lượng nước ngầm.
- Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
Để tiến hành thiết kế và thi công dự án đòi hỏi phải đảm bảo được đúng theo các tiêu chuẩn môi trường sẽ được liệt kê trong các bảng 1.1, 1.2, 1.3, 1.4 của Chính phủ Việt Nam (1995). Tùy theo từng trường hợp, các quy định, điều khoản chặt chẽ nhất trong những tiêu chuẩn trên sẽ được áp dụng.
Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong môi trường không khí
QCVN 05:2013/BTNMT
Đơn vị: Microgam trên mét khối (µg/m3)
TT |
Thông số |
Trung bình 1 giờ |
Trung bình 8 giờ |
Trung bình 24 giờ |
Trung bình năm |
1 |
SO2 |
350 |
- |
125 |
50 |
2 |
CO |
30.000 |
10.000 |
- |
- |
3 |
NO2 |
200 |
- |
100 |
40 |
4 |
O3 |
200 |
120 |
- |
- |
5 |
Tổng bụi lơ lửng (TSP) |
300 |
- |
200 |
100 |
6 |
Bụi PM10 |
- |
- |
150 |
50 |
7 |
Bụi PM2,5 |
- |
- |
50 |
25 |
8 |
Pb |
- |
- |
1,5 |
0,5 |
Ghi chú: dấu ( - ) là không quy định |
Nồng độ cho phép của chất thải nước mặt
QCVN 08-MT:2015/BTNMT
TT |
Thông số |
Đơn vị |
Giá trị C |
|
A |
B |
|||
1 |
pH |
- |
5 - 9 |
5 - 9 |
2 |
BOD5 (200C) |
mg/l |
30 |
50 |
3 |
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) |
mg/l |
50 |
100 |
4 |
Tổng chất rắn hòa tan |
mg/l |
500 |
1000 |
5 |
Sunfua (tính theo H2S) |
mg/l |
1.0 |
4.0 |
6 |
Amoni (tính theo N) |
mg/l |
5 |
10 |
7 |
Nitrat (NO3-) (tính theo N) |
mg/l |
30 |
50 |
8 |
Dầu mỡ động, thực vật |
mg/l |
10 |
20 |
9 |
Tổng các chất hoạt động bề mặt |
mg/l |
5 |
10 |
10 |
Phosphat (PO43-) (tính theo P) |
mg/l |
6 |
10 |
11 |
Tổng Coliforms |
MPN/ 100ml |
3.000 |
5.000 |
Ghi chú:
- Cột A áp dụng đối với nước mặt có thể dùng làm nguồn nước sinh hoạt (nhưng phải qua quá trình xử lý theo quy định).
- Cột B áp dụng đối với nước mặt dùng cho các mục đích khác. Nước dùng cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản có quy định riêng.
Khu đất dự án có kết cấu địa chất phù hợp với việc xây dựng Xây dựng Trung tâm dưỡng lão và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cần mặt bằng rộng. Khu đất có các đặc điểm sau:
Do địa hình thấp việc xây dựng xây dựng Trung tâm dưỡng lão và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cần phải tính toán khi xây dựng trên mặt bằng san nền, tính đến khả năng biến đổi khí hậu trong tương lai.
Việc thực thi dự án sẽ ảnh hưởng nhất định đến môi truờng xung quanh và khu vực lân cận, tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh gây gián đoạn quá trình vận hành của hệ thống công nghệ trong khu vực. Chúng ta có thể dự báo được những nguồn tác động đến môi trường có khả năng xảy ra trong các giai đoạn khác nhau:
- Giai đoạn chuẩn bị.
- Giai đoạn xây dựng.
- Giai đoạn hoạt động.
1. Trong giai đoạn chuẩn bị
Kiểm soát bụi trong hoạt động san ủi mặt bằng công trường:
Mục đích giảm thiểu ô nhiễm bụi phát sinh trong quá trình chuẩn bị mặt bằng tại các công trường. Sẽ áp dụng các biện pháp:
- Phun nước làm ẩm: vào những ngày khô nắng, tại khu vực công trường sẽ tiến hành phun nước làm ẩm bề mặt (ít nhất 02 lần/ngày). Nước làm ẩm được lấy từ kênh, rạch gần vị trí công trường;
- Kỹ thuật thực hiện đơn giản, tính khả thi của biện pháp cao do nguồn cung cấp nước dồi dào, sẵn có, ngay sát vị trí đang thi công..
2. Trong giai đoạn xây dựng
Giảm thiểu khí thải, bụi của các phương tiện giao thông:
- Yêu cầu nhà thầu không sử dụng các phương tiện đã quá cũ, quá niên hạn sử dụng vào thi công công trình.
- Thực hiện tiết kiệm nhiên liệu, chọn lựa các phương pháp thi công tiên tiến, đẩy nhanh tiến độ thi công.
- Khi chuyên chở vật liệu xây dựng, các xe vận tải sẽ có bạt phủ kín tránh rơi vãi xi măng, cát, đất, đá ra đường.
- Không chở quá trọng tải của xe, hạn chế rơi vãi dọc đường.
- Phân bố mật độ xe ra vào chuyên chở nguyên vật liệu phù hợp, tránh ùn tắc gây ô nhiễm khói bụi cho khu vực.
- Khi bốc dỡ nguyên vật liệu trang bị bảo hộ lao động để hạn chế bụi ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân.
- Vệ sinh, thu dọn nguyên liệu rơi vãi trên đường và duy trì phun nước mặt đường trong ngày nắng. Tần suất phun nước tưới là 2 – 4 lần/ngày. Phun nước trên những tuyến đường quanh khu vực dự án và các tuyến đường vận chuyển trong khu vực dự án nhằm hạn chế đến mức tối đa việc phát tán bụi vào không khí, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân và người dân địa phương.
Giảm thiểu tiếng ồn
- Bố trí sắp xếp thời gian thi công hợp lý, không tiến hành thi công trong thời gian nghỉ ngơi.
- Công nhân thi công trong khu vực tập trung nhiều máy móc, tiếng ồn cao phải được trang bị các thiết bị hỗ trợ chống ồn như nút bịt tai, …
Nước thải sinh hoạt của công nhân:
Chủ đầu tư thuê nhà vệ sinh lưu động để phục vụ cho công nhân trong quá trình thi công xây dựng dự án, đây là biện pháp khả thi và thuận tiện nhất.
Rác thải sinh hoạt
Chủ dự án sẽ kết hợp với đơn vị thi công hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đúng quy định. Lập nội quy công trường yêu cầu các công nhân không xả rác bừa bãi, trang bị thùng chứa dung tích khoảng 660 lít, có nắp đậy để thu gom toàn bộ lượng rác thải sinh hoạt từ các lán trại của công nhân. Số lượng thùng rác 4 thùng phân bổ chủ yếu tại khu nghỉ ngơi, ăn uống của công nhân.
Rác xây dựng
- Thu gom bán cho các cơ sở có chức năng thu mua phế liệu các loại chất thải rắn có thể tái chế như kim loại vụn, nhựa, giấy, ximăng, …
- Đối với các loại chất thải không tái chế được thu gom và thuê cơ quan có chức năng vận chuyển đi xử lý cùng rác thải sinh hoạt.
- Chất thải rắn là xà bần dùng để san lấp những khu vực trũng hoặc san nền.
Rác nguy hại
- Đối với chất thải nguy hại được tập trung và chứa trong các thùng kín có dán nhãn và lưu trong kho chứa chất thải.
- Hợp đồng với đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại để xử lý. Đơn vị này phải có giấy phép hành nghề theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
3. Trong giai đoạn vận hành
Chất thải rắn
Đất đá do các hoạt động đào hào, đào đất xây dựng và các công trình phụ trợ khác. Rác thải trong quá trình thi công xây dựng. Sự rơi vãi vật liệu như đá, cát, ... trong quá trình vận chuyển của các thiết bị chuyên dụng đến nơi xây dựng. Vật liệu dư thừa và các phế liệu thải ra. Chất thải sinh hoạt của lực lượng nhân công lao động tham gia thi công của cán bộ nhân viên.
HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN
Các thông số giả định trên dùng để tính toán hiệu quả kinh tế của dự án trên cơ sở tính toán của các dự án đã triển khai, các văn bản liên quan đến giá bán, các tài liệu cung cấp từ Chủ đầu tư, cụ thể như sau:
a. Thời gian tính toán
Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm, bắt đầu xây dựng từ tháng 1/2021. Thời gian vận hành dự án tính là 50 năm bắt đầu từ tháng 01 năm 2022.
b. Cơ cấu vốn, tỷ giá
- Vốn chủ sở hữu 30%,
- Vốn vay 70%;
c. Các chí phí hoạt động sản xuất và kinh doanh
- Chi phí nguyên vật liệu đầu vào.
- Chi phí lương cơ hữu cố định và lương thời vụ theo tổng doanh thu.
- Chi nguyên liệu đầu vào.
- Chi bảo hiểm.
- Chi bảo trì, sửa chữa; chi bảo hiểm tài sản: tỷ lệ theo tổng giá trị tài sản còn lại.
- Chi điện, nước; quảng cáo, bán hàng và các chi phí khác: tỷ lệ theo tổng doanh thu.
- Chi phí khấu hao vận dụng thời gian khấu hao xây lắp 30 năm, thiết bị 10 năm; hình thành tài sản 20 năm. Thiết bị hết khấu hao được đầu tư mới 100%.
Chi phí hoạt động của Dự án, xem chi tiết ở các bảng
I.2. Các chỉ tiêu tài chính - kinh tế của dự án
TT |
Chỉ tiêu |
Giá trị |
Ghi chú |
1 |
Tổng đầu tư có VAT (1.000 đồng) |
40,000,000 |
|
2 |
Hệ số chiết khấu r (WACC) |
9.74% |
|
3 |
Giá trị hiện tại ròng NPV (1.000 đồng) |
7,028,413 |
|
4 |
Suất thu lợi nội tại IRR |
12.08% |
|
5 |
Thời gian hoàn vốn PP: Có chiết khấu |
7 năm 8 tháng |
|
6 |
Không chiết khấu |
12 năm 3 tháng |
|
|
Kết luận |
Dự án hiệu quả |
|
Trung tâm dưỡng lão và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội. Đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân nói chung và của khu vực Hà Nội. Nhà nước/ địa phương có nguồn thu ngân sách từ Thuế GTGT, Thuế Thu nhập doanh nghiệp. Tạo ra công ăn việc làm cho người lao động và thu nhập cho chủ đầu tư;
Không chỉ tiềm năng về mặt thị trường ở lĩnh vực chăn sóc sức khỏe, dự án còn rất khả thi qua các thông số tài chính như NPV = 7.028 tỷ đồng; Suất sinh lời nội bộ là: IRR = 12.08%; thời gian hoà vốn sau có chiết khấu là 12 năm 3 tháng. Điều này cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư, niềm tin lớn khi khả năng thanh toán nợ vay cao và thu hồi vốn đầu tư nhanh. Thêm vào đó, dự án còn đóng góp rất lớn cho ngân sách nhà nước và giải quyết một lượng lớn lực lượng lao động cho tỉnh. Tạo việc làm thường xuyên cho trên 50 lao động, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của một bộ phận nhân dân trong vùng dự án. Tạo ra diện mạo mới, thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương phát triển, góp phần ổn định an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội trong vùng dự án nhằm từng bước góp phần đưa kinh tế phát triển. Cung cấp một địa điểm du lịch mới đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường đang trong tình trạng thiếu hụt.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trung tâm dưỡng lão và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi phù hợp với quy hoạch phát triển của huyện Gia Lâm, Dự án hoàn thành sẽ tạo ra dự án tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương, tăng thu nhập cho ngân sách thông qua hoạt động đầu tư và kinh doanh dự án, chủ đầu tư có nhiều ý tưởng để hướng đến xây dựng một dự án cộng đồng và điểm nhấn góp phần tạo nên nét mới cho địa phương và tạo ra một giá trị vô hình thu hút đầu tư về mọi lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội đồng thời là địa chỉ, thương hiệu và niềm tự hào trong đời sống văn hóa tinh thần cho người cao tuổi của huyện Gia Lâm nói riêng và Hà Nội nói chung. Địa điểm xây dựng dự án có nhiều hội tụ về cảnh quan và ưu thế khá tốt, tuy nhiên những khó khăn thách thức nhất là thủ tục xin phép đầu tư có thể có đối với nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện và đi vào hoạt động dự án.
Việc thực hiện đầu tư dự án Xây dựng Trung tâm dưỡng lão và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi góp phần vào việc phát triển KT - XH, cũng như khu vực huyện Gia Lâm. Báo cáo thuyết minh dự án là cơ sở để chủ đầu tư triển khai các nguồn lực để phát triển.
Do dự án được đầu tư ở khu vực khó khăn, lợi thế về hệ số an toàn không cao, do sự biến động không lường của thị trường, cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật hạn chế nên đề nghị hưởng các ưu đãi đầu tư: được miễn, giảm theo Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn.
Liên quan đến kinh phí chi trả tiền sử dụng đất: Để hoạch định nguồn lực thực hiện một trong hai hình thức nộp tiền sử dụng đất giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất trả tiền hàng năm theo điều 108 Luật Đất đai quy định. Kính đề nghị UBND thành phố và các phòng, ban ngành chức năng giúp doanh nghiệp về các nội dung:
+ Mức giá và tỷ trọng % giá tiền thuê đất hàng năm.
+ Chính sách miển giảm chi tiết, cụ thể về tiền thuê đất dự án
- Xin được hỗ trợ các thủ tục hành chính thuê đất, thủ tục đầu tư để sớm triển khai dự án. Xin được miễn, giảm nộp tiền SDĐ khu vực đất; có chính sách giảm nộp tiền sử dụng đất bởi đối tượng dự án thuộc đầu tư công trình công cộng;
- Được ưu đãi trong vay vốn đầu tư, miễn giảm thuế doanh thu, lợi tức trong thời gian đầu kinh doanh. Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục đầu tư cho chủ đầu tư tiến hành đầu tư xây dựng.
- Đề nghị UBND thành phố và các cơ quan có chức năng hỗ trợ cho ý kiến về các chính sách ưu đãi đầu tư, cụ thể về các lĩnh vực:
+ Giá và chính sách miễm giảm tiền thuê đất...
Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm dưỡng lão và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nhằm kích thích và thu hút các người cao tuổi sử dụng sản phẩm dịch vụ dưỡng lão như bước cụ thể hoá chiến lược phát triển của Công ty, nhằm tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và kích cầu nội địa. Do vậy cần được các cấp quan tâm, xem xét để dự án sớm đầu tư xây dựng, đưa vào hoạt động.
UBND Hà Nội, xem xét chấp thuận đầu tư dự án và cấp chứng nhận đầu tư để chủ đầu tư có cơ sở thực hiện các thủ tục tiếp theo theo quy định.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Chủ đầu tư
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com
Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái Bình An
60,000,000 vnđ
55,000,000 vnđ
Lập dự án đầu tư trang trại trồng cây thảo dược và dược liệu quí
60,000,000 vnđ
50,000,000 vnđ
Thuyết minh dự án đầu tư nhà máy sản xuất ống thép
250,000,000 vnđ
240,000,000 vnđ
Lập dự án đầu tư trang trại sản xuất điện năng lượng mặt trời
55,000,000 vnđ
50,000,000 vnđ
Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái
50,000,000 vnđ
45,000,000 vnđ
Lập dự án đầu tư Khu nhà ở xã hội
60,000,000 vnđ
55,000,000 vnđ
Lập dự án đầu tư cụm công nghiệp
90,000,000 vnđ
80,000,000 vnđ
Dự án đầu tư xây dựng nhà kho cho thuê
60,000,000 vnđ
55,000,000 vnđ
Dự án đầu tư khu dân cư đô thị Hữu Lũng Lạng Sơn
120,000,000 vnđ
115,000,000 vnđ
Dự án đầu tư khu nhà ở xã hội Phú Quốc
110,000,000 vnđ
90,000,000 vnđ
Lập dự án đầu tư nhà máy sản xuất hạt trà sữa trân châu
65,000,000 vnđ
60,000,000 vnđ
Lập dự án đầu tư khu nhà hàng tiệc cưới
65,000,000 vnđ
50,000,000 vnđ
HOTLINE
0903 649 782
Công ty Cổ Phần Tư vấn Đầu tư & Thiết kế Xây dựng Minh Phương nỗ lực hướng tới mục tiêu phát triển ổn định và trở thành một tập đoàn vững mạnh trong các lĩnh vực hoạt động của mình.
Hướng dẫn mua hàng
Chính sách bảo mật thông tin
Chính sách đổi trả và hoàn tiền
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com
© Bản quyền thuộc về Minh Phương Corp
- Powered by IM Group
Gửi bình luận của bạn