Thuyết minh dự án đầu tư nhà máy sản xuất ống thép

Thuyết minh dự án đầu tư nhà máy sản xuất ống thép nhà máy sản xuất chế tạo các loại ống thép đúc góp một phần phục vụ cho các dự án xây dựng các đường ống dẫn dầu, khí

Thuyết minh dự án đầu tư nhà máy sản xuất ống thép

  • Giá gốc:250,000,000 vnđ
  • Giá bán:240,000,000 vnđ Đặt mua

Thuyết minh dự án đầu tư nhà máy sản xuất ống thép nhà máy sản xuất chế tạo các loại ống thép đúc góp một phần phục vụ cho các dự án xây dựng các đường ống dẫn dầu, khí..

I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI:

Trong 5 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2006 -2010, Việt Nam đã tranh thủ được những thuận lợi và vượt qua được nhiều khó khăn, thách thức tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế trong khu vực và trên toàn thế giới. Đất nước cũng bước ra khỏi tình trạng kém phát triển. Nhiều mục tiêu chủ yếu của giai đoạn 2006 -2010 đã thực hiện từng bước phát triển. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh đạt tốc độ bình quân đạt trên 8%. Năm 2010 tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người đạt 1.200 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thể chế kinh tế thị trường tiếp tục được hoàn thiện. Đời sống vật chất tinh thần của người dân dần được cải thiện rõ rệt. Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng được sâu rộng đồng thời đã tạo được điều kiện nguồn lực cho đất nước ngày một phát triển.

Trong nỗ lực chung của đất nước như vừa nêu trên . Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ( thành phố Hồ Chí Minh ; Đồng Nai; Bà Rịa Vũng Tàu; Bình Dương ; Long An ; Tây Ninh ; Tiền Giang; Bình Phước) đã đóng góp phần lớn thu ngân sách và trên 70% kim ngạch xuất khẩu và là khu vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài ( FDI) hàng đầu cả nước theo đúng chủ trương Chính phủ đề ra trong từng giai đoạn phát triển kinh tế.

Với tiềm năng và lợi thế về vị trí địa lý, về nguồn nhân lực được đào tạo, về điều kiện phát triển hạ tầng cùng đồng hành với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung và các Khu công nghiệp và ngành Công ngiệp nói riêng đang từng bước tăng đà phát triển tương đối mạnh mẽ. Trong xu hướng phát triển đó, tuy nhiên chúng ta nhận thấy rằng ngành công nghiệp phục vụ dân dụng đi vào hướng ổn định và phát triển, ngành Công nghiệp phục vụ Công nghiệp còn rất non yếu và thiếu. Chính vì những yếu tố trên, phần nào ảnh hưởng không nhỏ đến cán cân thương mại của đất nước hiện nay.

Định hướng phát triển dự án ngành công nghiệp phục vụ cho nhu cầu phát triển công nghiệp phục vụ theo đúng nhịp điệu phát triển cũng như yêu cầu của đất nước là định hướng mạnh mẽ đồng thời thiết thực nhằm mục tiêu chung Chính phủ đề ra trong quá trình công nghiệp hóa hiện  đại hóa.

II. GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN:                        

1/ Giới thiệu chủ đầu tư:         

Tên công ty :  CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THIẾT BỊ DẦU KHÍ .

Teân tieáng anh :  PETROLEUM EQUIPMENT AND CONSTRUCTION INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY.  

Tên viết tắt :  

Địa chỉ :  Phường 12 – Quận Tân Bình Tp. HCM

                 Điện thoại :  (08) .......  -  Fax  : (08)  

Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thiết bị dầu khí  (tiền thân là Công Ty TNHH thương mại và thiết bị gas . Được thành lập từ năm 2001. Sau hơn 11 năm hoạt động công ty đã từng bước khẳng định vị thế, uy tín của mình và trở thành một trong số những công ty hàng đầu về xây dựng và cung cấp thiết bị cho ngành dầu khí. Công ty đã thi công rất nhiều công trình có giá trị về mặt dân sinh, kinh tế góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, phát triển ngành dầu khí nói riêng.

Với khẩu ngữ “Chí Thép  - Ý Chí Của Người Việt ”, dám nghĩ dám làm, CHÍ THÉP luôn sẵn sàng thực hiện mọi công trình từ nhỏ đến lớn, với đội ngũ nhân viên kỹ thuật lành nghề và chuyên nghiệp, chúng tôi đã thực hiện các công trình khác nhau cho các tổng công ty lớn trong ngành dầu khí như: PVN, PVOIL, PETROLIMEX, SAI GON PETRO, PETIMEXT…

Ngoài chức năng thi công,  chúng tôi còn là nhà cung cấp hàng đầu về vật tư thiết bị cho ngành xây dựng dầu khí. Nhìn nhận được vấn đề phát triển mạnh mẽ của ngành dầu khí nước nhà trong những năm gần đây, thấy được tầm quan trọng của việc cung cấp vật tư thiết bị dầu khí và nhầm bình ổn cán cân thương mại về việc nhập khẩu các thiết bị dầu khí.

Từ năm 2011 CHÍ THÉP đầu tư triển khai Cụm CN CHÍ THÉP – NHÀ MÁY SX ỐNG THÉP ĐÚC  với giá trị hàng trăm triệu USD, tại xã Tân Hải, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa ,Vũng Tàu, với quy mô hơn 50 ha và với tổng công xuất lên đến 300.000 tấn sản phẩm mỗi năm. Với việc áp dụng các công nghệ hiện đại nhất hiện nay, Cụm CN CHÍ THÉP sẽ mang tầm vóc quốc tế. Đồng thời sẽ giúp nước nhà giải được bài toán khó về vấn đề nhập siêu thiết bị của ngành dầu khí.

xác định không ngừng hoàn thiện, nâng cao, đầu tư và đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp hàng hóa. Với phương châm “Sản phẩm chất lượng cao và sự hài lòng của khách hàng là niệm tự hào của CHÍ THÉP chúng tôi”

2/    Giới thiệu dự án     :

Bà Rịa -Vũng Tàu thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hoạt động kinh tế của Tỉnh trước hết phải nói về tiềm năng dầu khí. Trên thềm lục địa Đông Nam Bộ tỉ lệ các mũi khoan thăm dò, tìm kiếm gặp dầu khí khá cao, tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn như: Bạch Hổ (lớn nhất Việt Nam), Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông. Đương nhiên xuất khẩu dầu đóng góp một phần quan trọng trong GDP của Bà Rịa-Vũng Tàu.

Kinh tế trên địa bàn đã sớm tạo được thế ổn định và đạt tốc độ phát triển khá; chuyển dịch đúng hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa với cơ cấu công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp. Năng lực sản xuất, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh tăng nhanh.

Ngoài lĩnh vực khai thác dầu khí, Bà Rịa Vũng Tàu còn là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch, cảng biển của cả nước. Trung tâm điện lực Phú Mỹ và Nhà máy điện Bà Rịa chiếm 40% tổng công suất điện năng của cả nước (trên 4000 MW trên tổng số gần 10.000 MW của cả nước). Công nghiệp nặng có: sản xuất phân đạm urê (800.000 tấn năm), sản xuất polyetylen (100.000 tấn/năm), sản xuất clinker, sản xuất thép (hiện tại có 7 nhà máy đang hoạt động gồm VinaKyoei, Thép miền Nam ( South Steel), Bluescopes, Thép Việt, Thép Tấm ( Flat Steel), Nhà máy thép SMC và Posco Vietnam đang thi công nhà máy thép cán nguội sẽ đi vào hoạt động vào năm 2009. Về lĩnh vực cảng biển: kể từ khi Chính phủ có chủ trương di dời các cảng tại nội ô Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu trở thành trung tâm cảng biển chính của khu vực Đông Nam bộ. Các cảng lớn tập trung chủ yếu trên sông Thị Vải. Cảng Sài Gòn và Nhà máy Ba Son đang di dời và xây dựng cảng biển lớn tại đây. Sông Thị Vải có luồng sâu đảm bảo cho tàu có tải trọng trên 50.000 tấn cập cảng. Về lĩnh vực du lịch, tỉnh này là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước. Trong thời gian qua, chính phủ đã cấp phép và đang thẩm định một số dự án du lịch lớn như: Saigon Atlantis (300 triệu USD), Công viên giải trí Bàu Trũng và Bể cá ngầm Nghinh Phong (500 triệu USD), công viên bách thú Safari Xuyên Mộc (200 triệu USD)...Trong năm 2005, GDP đầu người của Bà Rịa -Vũng Tàu đứng đầu cả nước (4000 USD kể cả dầu khí, 2000 USD không kể dầu khí), thu ngân sách hàng năm dự kiến trên 70.000 ngàn tỷ đồng (xếp thứ 2 sau Tp Hồ Chí Minh).

 

Khu công nghiệp cái mép là một trong những khu công nghiệp cảng thuộc hệ thống cụm cảng nước sâu sông Thị Vải đồng thời là cảng nước sâu quốc gia, nằm trong hệ thống cảng nhóm V Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai có thể tiếp nhận tàu 30.000DWT đến 80.000DWT. Giao thông thuận lợi QL 51 nối liền Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu. Hàng chục khu công nghiệp nằm trên địa bàn các tỉnh thành trong khu vực và trên hành lang quốc lộ 51 đang hình thành và phát triển mạnh mẽ ,thuận lợi cho việc phát triển một dự án công nghiệp. Từ những yếu tố trên trong vùng động lực kinh tế phát triển đã mở ra hướng mới để khai thác dự án đầu tư nhà máy thép phục vụ công nghiệp.

Hơn nữa lưu thông đường thủy là một thuận lợi rất lớn cho vận chuyển các ngành CN nặng như ống thép. Bên cạnh đó Khu Công Nghiệp Cái Mép lả cụm có nhiều kho chứa LPG, LNG là nguồn năng lượng  sạch cho tương lai và giá thành lại thấp, đây thật sự là một vị trí lý tưỡng để xây dựng nhà máy ống thép đúc.

I. KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG:

a. Nhu cầu tiêu thụ ống thép trong nước :

Nhu cầu ống thép phục vụ xây dựng ngành dầu khí như chế tạo khối chân đế giàn khoan theo như thống kê ước tính đạt khoảng 175.050 Tấn trong giai đoạn 2010 đến 2015. Từ 2016 đến 2025 ước tính đạt khoảng 173.300 Tấn ống thép.

Nhu cầu tiêu thụ ống thép cho các nhà máy Lọc Dầu

Theo như định hướng phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam đến 2015 định hướng đến 2025 có đề ra chiến lược phát triển toàn diện các lĩnh vực Dầu khí như tiềm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến và vận chuyển. Trong đó có đề ra kế hoạch trong tương lai sẽ xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu như NMLD số 2 (Nghi sơn), NMLD số 3 (Long Sơn) và NMLD số 4 (sẽ xây mới hoặc mở rộng NMLD Dung Quất, Nghi Sơn, Thanh Hóa) với công suất dự kiến khoảng 10 triệu tấn/năm. Khi đó nhu cầu tiêu thụ ống thép được thống kê theo bảng dưới đây:

 

Bảng A: Nhu cầu tiêu thụ ống thép cho các NMLD

(Đơn vị: Tấn)

Nhà máy

Vị trí Xây dựng nhà máy

Công Suất (Triệu tấn/năm)

Kế hoạch
2010-2015

Kế hoạch

2015-2025

NC Ống thép - theo tấn

2010-2015

2015-2025

NMLD Số 2

Nghi Sơn - Thanh Hóa

10

x

 

  15.076,92

 

NMLD Số 3

Long Sơn - Vũng Tàu

10

x

 

  15.076,92

 

NMLD Số 4

Chưa xác định

10

 

x

 

   15.076,9

Tổng Cộng

30.154

15.077

Thị trường tiêu thụ ống thép đúc cho các NMLD ước tính đạt khoảng 30.154 Tấn trong giai đoạn 2010 đến 2015 và từ 15.077 tấn trong giai đoạn 2016 đến 2025.

b. Nhu cầu tiêu thụ ống thép cho các Nhà máy Nhiệt Điện

Thép ống sử dụng cho xây dựng các nhà máy Điện cũng có nhu cầu rất lớn. Theo Tổng sơ đồ điện VI đã được phê duyệt thì giai đoạn từ 2008-2020, cả nước sẽ xây dựng bổ sung 07 Trung tâm nhiệt điên tại các khu vực Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam, mỗi Trung tâm nhiệt điện sẽ có công suất từ 4 000- 4 200 MW.

Phương pháp nghiên cứu nhu cầu tiêu thụ ống thép của các nhà máy điện được thực hiện trên cơ sở nhu cầu sử dụng ống thép đúc có đường kính từ 4”-60” của các nhà máy điện đã xây dựng như TBKHH Cà Mau 1, Cà Mau 2. Dự báo nhu cầu thép ống cho các nhà máy điện TBKHH trong giai đoạn đến 2025 tương tự nhu cầu sử dụng ống thép của nhà máy điện Cà Mau. Đối với các nhà máy điện than sẽ được nội suy theo công suất nhà máy.

Bảng B: Nhu cầu tiêu thụ ống thép cho các nhà máy nhiệt điện

(Đơn vị: Tấn)

TT

Nhà máy

Vị trí Xây dựng

Công Suất MW

Kế hoạch 2010-2015

Kế hoạch 2015-2025

NC Ống thép (tấn)

2010-2015

2015-2025

I. Các nhà máy điện TBK HH (Tuabin khí).

 

 

 

 

 

1

TBKHH Ô Môn 2

Cần Thơ

750

x

 

400

 

2

TBKHH Ô Môn 3

Cần Thơ

750

x

 

400

 

3

TBKHH Ô Môn 4

Cần Thơ

750

x

 

400

 

4

TBKHH Miền Nam 1

 

750

x

 

400

 

5

TBKHH Miền Nam 2

 

750

x

 

400

 

6

TBKHH Miền Nam 3

 

750

x

 

400

 

7

TBKHH Miền Nam 4

 

750

 

x

 

400

8

TBKHH Miền Nam 5

 

750

 

x

 

400

9

TBKHH Miền Nam 6

 

750

 

x

 

400

10

TBKHH Miền Nam 7

 

750

 

x

 

400

11

TBKHH Miền Nam 8

 

750

 

x

 

400

12

TBKHH Miền Trung 1

 

750

 

x

 

400

13

TBKHH Miền Trung 2

 

750

 

x

 

400

14

TBKHH Miền Trung 3

 

750

 

x

 

400

15

TBKHH Miền Trung 4

 

750

 

x

 

400

 

II. Nhiệt điện than

 

 

 

 

 

1

Nhiệt điện Nghi Sơn 1

Thanh Hóa

600

x

 

320

 

2

Nhiệt điện Nghi Sơn 2

Thanh Hóa

1.200

x

 

640

 

3

Nhiệt điện Mông Dương 1

Quảng Ninh

1.000

x

 

530

 

4

Nhiệt điện Mông Dương 2

Quảng Ninh

1.200

x

 

640

 

5

Nhiệt điện Vĩnh Tân

 

600

x

 

320

 

6

Nhiệt điện Sơn Mỹ

 

600

x

 

320

 

7

Nhiệt điện Sơn Mỹ

 

600

x

 

320

 

8

Nhiệt điện Sơn Mỹ

 

600

x

 

320

 

9

Nhiệt điện Sơn Mỹ

 

600

x

 

320

 

10

Nhiệt điện Trà Vinh 1

 

1.200

x

 

640

 

11

Nhiệt điện Trà Vinh 2

 

1.200

x

 

640

 

12

Nhiệt điện Vĩnh Tân 2

Bình thuận

1.200

x

 

640

 

13

Nhiệt điện Vĩnh Tân

 

1.000

x

 

530

 

14

Nhiệt điện Long Phú 1

Sóc Trăng

1.200

x

 

640

 

15

Nhiệt điện Long Phú 2

Sóc Trăng

1.200

x

 

640

 

16

Nhiệt điện Kiên Giang 1

 

1.200

x

 

640

 

17

Nhiệt điện Kiên Giang

 

600

x

 

320

 

18

Nhiệt điện Hải Phòng 3

 

2.400

x

 

1.280

 

19

Nhiệt điện Sông Hậu 1

Hậu Giang

1.200

x

 

640

 

20

Nhiệt điện Vĩnh Tân

 

1.000

 

x

 

530

21

Nhiệt điện Kiên Giang

 

600

 

x

 

320

22

Nhiệt điện Kiên Giang 3

 

2.000

 

x

 

1.060

23

Nhiệt điện Trà Vinh 3

 

2.000

 

x

 

1.060

24

Nhiệt điện Long Phú 3

Sóc Trăng

2.000

 

x

 

1.060

25

Nhiệt điện than miền Bắc

 

37.000

 

x

 

19.610

26

Nhiệt điện than miền Trung

 

12.400

 

x

 

6.570

27

Nhiệt điện than miền Nam

 

31.000

 

x

 

16.430

28

Nhiệt điện Sông Hậu 2

Hậu Giang

2.000

 

x

 

1060

29

Nhiệt điện Sông Hậu 3

Hậu Giang

2.000

 

x

 

1060

30

Nhiệt điện Quảng Trạch 1

Quảng Bình

1200

 

x

 

640

31

Nhiệt điện Quảng Trạch 2

Quảng Bình

1200

 

x

 

640

Tổng Cộng

12.740

53.640

Theo thống kê của Bảng B thì tổng nhu cầu thép ống cho xây dựng các Trung tâm nhiệt điện từ 2010 - 2025 được tổng hợp, dự kiến từ 2010-2015 khoảng 12.740 tấn, từ 2016-2025 là 53.640 tấn chỉ cho các loại thép ống các loại.

c. Thị trường tiềm năng khác

Ngoài nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ống thép như đã phân tích ở trên, hiện tại ngành dầu khí cũng đang đẩy mạnh công tác tiềm kiếm, thăm dò khai thác ở các vùng nước sâu. Bên cạnh đó ngành dầu khí cũng đang có một số chiến lược phát triển toàn diện cả về khoa học, công nghệ. Tranh thủ hợp tác với các đối tác có trình độ khoa học kỹ thuật cao nhằm mục đích gia tăng trữ lượng dầu khí trong tương lai. Đáp ứng nguồn năng lượng cần thiết cho việc phát triển kinh tế của đất nước. Vì vậy chúng ta có thể kỳ vọng vào sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực Dầu khí trong tương lai.

 

Ngoài lĩnh vực công nghiệp Dầu khí, một số ngành khác cũng đang phát triển với tốc độ rất nhanh và cũng có nhu cầu rất lớn trong việc sử dụng sản phẩm ống thép đúc như Xây dựng, hệ thống cấp thoát nước, các ngành công nghiệp nặng, sản xuất, chế biến,vv…Do đó đây cũng sẽ là các thị trường tiêu thụ tiềm năng sản phẩm của nhà máy trong tương lai. Ống thép dùng cho ngành phân phối nguyên liệu tổng công ty xăng dầu

Thị trường nước ngoài

Liên minh Châu Âu (EU) là một tổ chức khu vực lớn nhất thế giới hiện nay,có sự liên kết tương đối chặt chẽ và thống nhất . Được xếp trong ba siêu cường của thế giới bao gồm : Mỹ, Nhật, EU.Bởi vậy hiện nay EU được coi là một tổ chức có tiềm năng to lớn để hợp tác trên mọi lĩnh vực kinh tế. 

Với chiến lược đảm bảo cung cấp các loại ống thép cho nhu cầu sử dụng  trong nước như phân tích từ mục III.1.1 đến mục III.1.5, CHÍ THÉP còn hướng đến các thị trường nước ngoài với hy vọng sản lượng xuất khẩu hàng năm khoảng 50-100 000 tấn/năm

Tổng hợp thị trường 

Căn cứ vào chiến lược phát triển ngành dầu khí, quy hoạch ngành dầu khí, quy hoạch công nghiệp khí, quy hoạch các nhà máy Lọc – Hóa Dầu từ nay đến 2015, định hướng đến 2025, nhu cầu tiêu thụ ống thép đúc thẳng tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như các đường ống dẫn dầu, khí; chế tạo giàn khoan, khối thượng tầng, chế tạo khối chân đế và các hệ thống đường ống công nghệ trong các nhà máy Lọc – Hóa Dầu, hóa chất. Ngoài ra còn một số thị trường tiềm năng khác như các nhà máy điện, các đường ống thép công nghiệp, vv… với tổng sản lượng khoảng 70.000 tấn/năm - 100.000 tấn/năm. Nhu cầu tiêu thụ ống thép trong 5 năm tới được thể hiện tại Bảng dưới đây:

Bảng C: Nhu cầu tiêu thụ ống thép nhập khẩu của các nước theo từng năm :

(Đơn Vị: USD)

STT

Nước nhậ p khẩu

Nhu cầu tiêu thụ ống thép đúc theo từng năm

2009

2010

Tháng 6 -2011

1

Việt Nam

-

93.517.542

79.110.802

2

Mỹ

5.055.172.099

2.478.512.056

1.811.785.450

3

China

745.692.935

314.662.081

130.198.012

4

Nhật

3.010.844

2.227.951

2.370.502

 

Bảng C-1: Nhu cầu nhập khẩu thép đúc của các nước trong khu vực:

(Đơn Vị: Tấn)

STT

Nước Nhập Khẩu

Nhu cầu nhập khẩu của các nước theo từng năm

2008

2009

2010

1

Ấn Độ

115.913

165.976

233.909

2

Canada

211.270

117.756

188.097

3

Indonesia

105.969

145.613

182.881

4

South Korea

179.291

116.151

154.126

5

Singapore

272.590

215.462

171.218

6

Thái Lan

127.427

85.797

95.483

Trên cơ sở tiến độ xây dựng thì từ năm 2013 Nhà máy sẽ đi vào sản xuất và cung cấp ống cho các Dự án về đường ống dẫn khí, lọc hóa dầu, các nhà máy điện, các ngành công nghiệp khác và xuất khẩu ra nước ngoài. Riêng thị phần cung cấp ống cho chế tạo khối chân đế sẽ được thực hiện từ năm 2014. Theo đó, nhu cầu tiêu thụ ống thép cho Nhà máy được tổng hợp tại bảng  dưới đây:

Bảng D : Bảng tổng hợp thị trường tiêu thụ ống thép

(Đơn vị: Tấn)

TT

Thị trường

Nhu Cầu - Theo Tấn

Ghi chú

2013 - 2015

2016-2025

 

 

 

 

 

1

Đường ống dẫn khí

88.020

38.390

 

2

Ống chế tạo khối chân đế

70.020

173.300

 

3

Lọc hóa dầu

30.150

15.080

 

4

Các nhà máy Điện

12.740

53.640

 

5

Nhu cầu cho các ngành công nghiệp khác

649.070

3.219.590

10%*(1+2+3+4 ) cho giai đọan1 và 20% cho giai đoạn 2.

6

Thị trường nước ngoài

150. 000

1.000. 000

 

7

Tổng Cộng

1.000.000

4.500.000

 

Giai đoạn 2013 đến 2015: Nhu cầu ước tính khoảng 1.000.000 tấn, chia đều cho 3 năm. Như vậy nhu cầu tiêu thụ trung bình mỗi năm ước tính khoảng 330.000 tấn/năm.

Giai đoạn 2016 đến 2025: Nhu cầu thống kê các dự án trong giai đoạn khoảng 4.500.000 tấn, chia đều trong 10 năm. Như vậy nhu cầu tiêu thụ trung bình mỗi năm ước tính khoảng 450.000 tấn/năm.

II. MỤC TIÊU ĐẦU TƯ DỰ ÁN :

1. Mục tiêu chiến lược  :

Mục đích của Dự án Nhà máy sản xuất chế tạo các loại ống thép đúc góp một phần phục vụ cho các dự án xây dựng các đường ống dẫn dầu, khí , các nhà máy lọc dầu nhà máy nhiệt điện, chế tạo giàn khoan, các kết cấu kim loại tại Việt Nam và xuất khẩu sang các nước trong khu vực và trên thế giới.

Nhằm mục đích tiết kiệm kinh phí đáng kể trong việc nhập khẩu các loại ống thép hàng năm phục vụ cho các hoạt động của ngành dầu khí nói riêng và cả nước nói chung. Giảm một lượng ngoại tệ đáng kể khi phải nhập khẩu các sản phẩm ống thép.

Hiện nay các sản phẩm ống thép đúc trong nước chưa đáp ứng được tiêu chuẩn yêu cầu của ngành dầu khí thế giới . Nhà máy  – CT PIPE sẽ đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại hàng đẩu của thế giới và đạt chứng nhận API-5L Phiên bản mới nhất , nhằm đáp ứng những yêu cầu cao nhất trong ngành dầu khí của khu vực và trên thế giới là chìa khóa của việc xuất khẩu ống thép Việt Nam ra các nước trên thế giới

Với dãy sản phẩm từ  4” đến 14” là dảy sản phẩm rất phổ biến cho ngành công nghiệp dầu khí nói chung và các ngành công nghiệp hóa chất nói riêng , hơn nửa là dảy sản phẩm còn bỏ ngỏ chưa có nhà máy trong nước hướng đến , điều này làm phong phú thêm thị trường sản phẩm trong nước và củng là một lợi thế cạnh tranh của nhà máy Chí Thép.

Tăng tính chủ động trong nước, giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu từ các nước khác trong khu vực và thế giới. Đồng thời giải quyết một phần công ăn việc làm cho nguồn nhân lực dồi dào trong nước. Góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập và tăng trưởng kinh tế. Thúc đẩy một số ngành công nghiệp khác phát triển như công nghiệp khai thác, chế biến, luyện kim, gia công cơ khí, vận tải, xây dựng, vv…

Lợi ích của việc hình thành và phát triển nhà máy:

Bên cạnh nhu cầu thị trường tiêu thụ ống thép hàng năm, việc xây dựng nhà máy sản xuất ống thép đúc đúc còn có ý nghĩa quan trọng, mang lại nhiều lợi ích về kinh tế.

Về khía cạnh xã hội việc xây dựng Nhà máy sản xuất thép ống nói trên sẽ tạo ra nhiều việc làm cho lao động phổ thông và lao động có tay nghề ở địa phương góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương về hướng công nghiệp và dịch vụ. Dự án được xây dựng trên khu đất trống sẽ tạo diện mạo mới cho cả khu vực và tạo tiền đề cho sự phát triển các ngành khác cho cả khu vực.

Tận dụng được nguồn nhân công giá rẽ trong nước lớn hơn so với nước ngoài. Do đó giá thành sản phẩm có thể sẽ thấp hơn so với giá thành của việc nhập khẩu thép ống từ nước ngoài. Ngoài ra còn một lợi thế là việc nhập khẩu phôi thép sẽ hiệu quả hơn bởi phôi thép được tận dụng tối đa.

Hiện nay, tại Việt Nam đã có xây dựng nhà máy bọc bê tông cho đường ống đặt tại Phú Mỹ. Do vậy khi nhà máy được xây dựng xong sẽ tạo hoàn thiện chu trình khép kín công tác sản xuất ống thép phục vụ cho các công trình trong ngành dầu khí.

Tính cạnh tranh của sản phẩm :

Đối với sản phẩm ống thép đúc đúc của dự án thì tính đến nay trong nước chưa có đơn vị nào chế tạo : NHÀ MÁY SX ỐNG THÉP ĐÚC sản xuất các loại ống thép đúc từ 4 inch tới 14 inch tương đương từ 114.3mm – 355.60mm. Do đó khi dự án ra đời góp một phần thị trường thép ống thành phẩm tiêu thụ trong nước nhằm giảm áp lực về giá thành và tiến độ thi công các dự án.

Nhìn chung, nhà máy sản xuất thép ống đúc Chí Thép được đầu tư trang bị dây chuyền công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới  với công nghệ Premium Quality Fiinishing (PQF) và nhà máy cho sản phẩm đạt tiêu chuẩn API-5L sẽ đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, đảm bảo yếu tố về thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra mà thị trường này phần lớn là mang tính lâu dài, rất phù hợp sự phát triển của ngành công nghiệp thép thành phẩm của Việt Nam.

2. Mục tiêu cụ thể :

Trước tiên để khắc phục một lượng lớn ống thép nhập khẩu trong nước , theo thống kê thì năm 2008 tổng lượng ống thép nhập khẩu khoảng 570.000 tấn, với đà tăng trưởng dự kiến 15-25%/năm thì lượng ống thép nhập khẩu vào năm 2013 sẽ  đạt gần 1.000.000 tấn/năm một con số hấp dẫn cho ngành sản xuất ống thép.

Với lợi thế nhân công giá rẽ và vị trí địa lý có bờ biển dài , cửa ngõ  Đông Nam Á là một lợi thế xuất khẩu cạnh tranh . Hơn nữa đến năm 2013 là năm Việt Nam gia nhập toàn diện tổ chức thương mại thế giới WTO sẽ là một lợi thế cho xuất khẩu. Chỉ tiêu của nhà máy đặt ra là từ năm 2015 xuất khẩu đạt 100.000 tấn /năm và tăng trưởng ở thị trường này là 15%/năm – 25%  /năm.

 

GỌI NGAY 0907957895
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline:  028 3514 6426 - 0903 649 782 
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
UA-179584089-1