Thêm vào đó, dự án còn đóng góp rất lớn cho ngân sách Nhà Nước và giải quyết một lượng lớn lực lượng lao động cho tỉnh.
Ngày đăng: 14-05-2019
1,723 lượt xem
ĐỀ XUẤT DỰ ÁN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
Ngày tháng 05 năm 2019.)
I. TÊN NHÀ ĐẦU TƯ:
CÔNG TY CP DINH DƯỠNG SEN HỒNG
Đề nghị thực hiện dự án đầu tư với các nội dung như sau:
II. ĐỀ XUẤT THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI NỘI DUNG SAU
1. Tên dự án, địa điểm thực hiện dự án:
1.1. Tên dự án: Khu du lịch sinh thái nông nghiệp xanh.
1.2. Địa điểm thực hiện dự án: Tại xã Tân Thuận Đông, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
2. Mục tiêu dự án:
STT |
Mục tiêu hoạt động |
Tên ngành (Ghi tên ngành cấp 4 theo VSIC) |
Mã ngành theo VSIC (Mã ngành cấp 4) |
Mã ngành CPC (*) |
1 |
Hoạt động kinh doanh bất động sản
|
Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. |
6810 |
821 |
2 |
Hoạt động kinh doanh bất động sản |
Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất |
6820 |
|
3 |
Xây dựng |
Xây dựng nhà các loại |
4100 |
512 |
4 |
Xây dựng |
Xây dựng công trình đường bộ |
4210 |
|
5 |
Xây dựng |
Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác |
4290 |
|
6 |
Dịch vụ lưu trú và ăn uống |
Dịch vụ lưu trú ngắn ngày |
5510 |
|
7 |
Dịch vụ lưu trú và ăn uống |
Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động |
5510 |
|
8 |
Bán buôn và bán lẻ |
Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp |
4719 |
|
9 |
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí |
Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa được phân vào đâu |
9329 |
|
3. Quy mô đầu tư:
Miêu tả quy mô bằng các tiêu chí:
- Dự án khu du lịch sinh thái: Dự án nhón B
- Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 21 Ha
- Quy mô kiến trúc xây dựng, Sản phẩm, dịch vụ dự án cung cấp.
TT |
Khoản mục chi phí |
ĐVT |
Khối lượng |
I |
CHI PHÍ XÂY DỰNG |
XD |
|
I.1 |
Khối nhà hàng |
XD1 |
|
4 |
Khu nhà hàng |
m2 |
1,233 |
|
Khu đón tiếp lể tân |
m2 |
952 |
|
Khu ăn uống ngoài trời |
m2 |
706 |
|
Khu spa |
m2 |
505 |
|
Khu quản lý |
m2 |
505 |
I.2 |
Khu Bungalow |
XD2 |
|
2 |
Loại (biệt thự sân vườn) |
m2 |
|
|
- Chi phí xây dựng (xây thô + hoàn thiện) |
m2 |
2,466 |
|
- Sân vườn |
m2 |
540 |
I.3 |
Bể bơi |
XD3 |
|
|
Bể bơi |
m2 |
1,250 |
|
Hồ câu cá |
m2 |
1,800 |
I.4 |
Công trình phụ |
XD4 |
|
|
Bãi đậu xe |
m2 |
307 |
|
Đường đi bộ |
m2 |
2,477 |
I.5 |
Cổng |
XD5 |
|
I.6 |
Nhà thường trực bảo vệ |
XD6 |
|
|
Chòi mát |
m2 |
90.0 |
I.7 |
Cảnh quan sân vườn |
XD7 |
|
1 |
Chòi Thủy tạ trong Hồ nước cảnh quan |
m2 |
144 |
2 |
Khu vui chơi |
m2 |
696 |
3 |
Ao sen |
m2 |
16,423 |
4 |
Chi phí trồng cây và cải tạo vườn cây ăn trái |
m2 |
161,302 |
5 |
Vườn cây ăn trái xen kẽ |
m2 |
12,632 |
I.8 |
Hạ tầng kỹ thuật |
XD8 |
|
1 |
Đường nội bộ (đường chính, đường nhánh, đường dạo, bãi đỗ xe) |
m2 |
9,035 |
2 |
Trạm xử lý nước thải |
m2 |
300 |
4. Đề xuất nhu cầu sử dụng đất:
4.1. Địa điểm khu đất:
- Giới thiệu tổng thể về khu đất: Vị trí dự án có diện tích 21 Ha tại xã Tân Thuận Đông, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp có tứ cận được xác định như sau:
- Phía đông Nam tiếp mặt sông
- Phía tây Băc tiếp giáp đất của dân
- Phía Tây nam tiếp giáp mặt sông
- Phía Đông bắc tiếp giáp đất của dân.
- Cơ sở pháp lý xác định quyền sử dụng khu đất (nếu có): khu đất thuộc quyền sở hữu của chủ đầu tư.
4.2. Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất:
Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất
STT |
Loại đất |
Diện tích (Ha) |
Ghi chú |
A |
Đất phi nông nghiệp |
|
|
1 |
- Đất trồng cây lâu năm |
21,2 |
|
2 |
- Đất chuyên dùng khác |
0 |
|
|
Tổng |
21,2 |
|
4.3. Giải trình việc đáp ứng các điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Chủ đầu tư có năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án đầu tư:
+ Có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất trên 20 héc ta;
+ Có khả năng huy động vốn để thực hiện dự án từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức, cá nhân khác.
Đảm bảo ký quỹ theo quy định của pháp luật về đầu tư;
Không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư khác.
4.4.Dự kiến kế hoạch, tiến độ giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai.
Kế hoạch, tiến độ giao đất, thuê đất được thực hiện ngay sau khi phương án đền bù giải phóng mặt bằng được phê duyệt.
Thời gian dự kiến công tác GPMB là 6 tháng.
4.5. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có):
(Khu đất thuộc sở hữu của nhà nước phải bồi thường GPMB theo quy định)
5. Vốn đầu tư:
|
|
|
Đơn vị: 1.000 đồng |
|
STT |
Hạng mục |
Giá trị trước thuế |
Thuế VAT |
Giá trị sau thuế |
I |
Chi phí xây lắp |
52,909,033 |
5,290,903 |
58,199,937 |
II. |
Giá trị thiết bị |
3,681,818 |
368,182 |
4,050,000 |
III. |
Chi phí quản lý dự án |
1,108,357 |
110,836 |
1,219,193 |
IV. |
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng |
2,771,151 |
277,115 |
3,048,266 |
4.1 |
Chi phí lập dự án và quy hoạch |
257,378 |
25,738 |
283,115 |
4.2 |
Chi phí thiết kế bản vẽ thi công |
153,902 |
15,390 |
169,292 |
4.3 |
Chi phí thẩm tra thiết kế |
83,401 |
8,340 |
91,741 |
4.4 |
Chi phí thẩm tra dự toán |
81,813 |
8,181 |
89,995 |
4.5 |
Chi phí lập HSMT xây lắp |
750,000 |
75,000 |
825,000 |
4.6 |
Chi phí lập HSMT mua sắm thiết bị |
15,969 |
1,597 |
17,566 |
4.7 |
Chi phí giám sát thi công xây lắp |
729,609 |
72,961 |
802,570 |
4.7 |
Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị |
25,898 |
2,590 |
28,488 |
4.8 |
Chi phí khảo sát địa chất, địa hình công trình |
318,182 |
31,818 |
350,000 |
4.9 |
Chi phí đánh giá tác động môi trường |
125,000 |
12,500 |
137,500 |
4.10 |
Chi phí thỏa thuận PCCC, đấu nối.. |
230,000 |
23,000 |
253,000 |
V. |
Chi phí khác |
544,033 |
54,403 |
613,668 |
5.1 |
Chi phí bảo hiểm xây dựng=GXL*0,5% |
264,545 |
26,455 |
291,000 |
5.2 |
Chi phí kiểm toán |
169,375 |
16,937 |
186,312 |
5.3 |
Chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán |
110,113 |
11,011 |
121,125 |
5.4 |
Chi phí thẩm tra tính khả thi của dự án |
13,846 |
1,385 |
15,231 |
VI. |
CHI PHÍ DỰ PHÒNG |
3,050,720 |
305,072 |
3,356,553 |
VII. |
Chi phí đền bù GPMB |
4,400,000 |
|
4,400,000 |
|
Vốn lưu động |
|
|
2,000,000 |
VIII |
Tổng cộng phần xây dựng |
68,465,112 |
6,406,511 |
76,887,616 |
IX |
Chi phí lãi vay xây dựng |
|
|
3,112,517 |
XI |
Tổng cộng nguồn vốn đầu tư |
|
|
80,000,133 |
|
Làm Tròn |
|
|
80,000,000 |
5.1. Tổng vốn đầu tư: 80.000.000.000 đồng,
Bằng Chữ: Năm Tám mươi tỷ đồng.
trong đó:
a) Vốn cố định: 78.0000.000.000 đồng, (Bằng chữ: Bảy mươi tán tỷ năm trăm triệu đồng).
b) Vốn lưu động: 2.0000.000.000 đồng, (Bằng chữ: Hai tỷ đồng)
5.2. Nguồn vốn đầu tư:
a) Vốn góp để thực hiện dự án đầu tư (ghi chi tiết theo từng nhà đầu tư):
|
Tên nhà đầu tư |
Số vốn góp |
Tỷ lệ (%)
|
Phương thức góp vốn (*) |
Tiến độ góp vốn |
|
VNĐ |
Tương đương USD |
|||||
01 |
Công ty CP Dinh dưỡng Sen Hồng |
80.000.000.000 |
|
|
|
|
b) Vốn huy động:
c) Vốn khác: Vốn vay ngân hàng 56.000.000.000 đồng
6. Thời hạn thực hiện/hoạt động của dự án: Cấp đất lâu dài.
7. Tiến độ thực hiện dự án:
Tiến độ thực hiện xây dựng dự án 12 tháng:
8. Nhu cầu về lao động:
Nhu cầu lao động trong giai đoạn thi công:
Dự kiến nhu cầu lao động phục vụ dự án |
||||
TT |
Cán bộ, lao động |
Trình độ |
Số lượng |
Ghi chú |
1 |
Trưởng Ban quản lý dự án |
Đại học trở lên |
1 |
|
2 |
Trưởng Ban Xây dựng |
Đại học trở lên |
1 |
|
3 |
Phó Ban quản lý dự án |
Đại học trở lên |
1 |
|
4 |
Phó Ban Xây dựng |
Đại học trở lên |
1 |
|
5 |
Phụ trách kỹ thuật, kế hoạch |
Đại học trở lên |
2 |
|
6 |
Phụ trách kế toán - thủ quỹ |
Đại học trở lên |
2 |
|
7 |
Phụ trách kho vận - vật tư |
Đại học trở lên |
2 |
|
8 |
TVGS trưởng |
Đại học trở lên |
1 |
|
9 |
Giám sát thi công |
Đại học trở lên |
1 |
|
10 |
Kế toán |
Cao đẳng trở lên |
2 |
|
11 |
Phụ trách nhân sự |
Cao đẳng trở lên |
1 |
|
12 |
An toàn lao động – Vệ sinh môi trường |
Đại học trở lên |
1 |
|
13 |
Quản lý kỹ thuật |
Đại học trở lên |
1 |
|
14 |
Kỹ thuật thi công |
Cao đẳng trở lên |
1 |
|
15 |
Đội trưởng thi công |
Trung cấp trở lên |
2 |
|
16 |
Lao động phổ thông |
Không yêu cầu |
20 |
|
|
Tổng |
|
40 |
|
Nhu cầu lao động trong giai đoạn quản lý, vận hành khai thác dự án:
STT |
Nhân sự |
SL |
A |
BAN GIÁM ĐỐC |
4 |
1 |
Giám đốc |
1 |
2 |
Phó giám đốc |
2 |
3 |
Kế toán trưởng |
1 |
B |
BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH |
12 |
1 |
Nhân sự |
2 |
2 |
Marketing, |
4 |
3 |
Kế toán, thu ngân |
6 |
C |
Nhân viên thực hiện |
49 |
1 |
Nhân viên tiếp tân |
4 |
2 |
Nhân viên phục vụ |
15 |
3 |
Nhân viên phục vụ bếp |
6 |
4 |
Nhân viên bộ phận dịch vụ hướng dẫn khách |
10 |
5 |
Quàn lý và bếp trưởng |
4 |
6 |
Nhân viên điện, nước |
2 |
7 |
Nhân viên chăm sóc cây xanh và vệ sinh |
2 |
8 |
Nhân viên bảo vệ |
6 |
|
Tổng cộng |
65 |
9. Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án
- Dự án Xây dựng Khu du lịch sinh thái nông nghiệp xanh có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội. Đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân nói chung và của khu vực. Nhà nước/ địa phương có nguồn thu ngân sách từ Thuế GTGT, Thuế Thu nhập doanh nghiệp. Tạo ra công ăn việc làm cho người lao động và thu nhập cho chủ đầu tư;
Không chỉ tiềm năng về mặt thị trường ở lĩnh vực kinh doanh bất động sản, dự án còn rất khả thi qua các thông số tài chính như NPV =72 tỷ đồng; Suất sinh lời nội bộ là: IRR = 20,82%; thời gian hoà vốn sau có chiết khấu là 7 năm 2 tháng. Điều này cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư, niềm tin lớn khi khả năng thanh toán nợ vay cao và thu hồi vốn đầu tư nhanh. Thêm vào đó, dự án còn đóng góp rất lớn cho ngân sách Nhà Nước và giải quyết một lượng lớn lực lượng lao động cho tỉnh. Tạo việc làm thường xuyên cho trên 60 lao động tại địa phương, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của một bộ phận nhân dân trong vùng dự án. Tạo ra diện mạo mới, thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương phát triển, góp phần ổn định an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội trong vùng dự án nhằm từng bước góp phần đưa kinh tế phát triển. Cung cấp một lựa chọn mới cho người dân đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường đang trong tình trạng thiếu hụt nhà ở.
- Đánh giá tác động môi trường:
Quy trình thực hiện dự án như sau:
Thời gian thực hiện: 90 ngày kể từ ngày chấp thuận chủ trương đầu tư
Trên cơ sở đó, các nguồn có khả năng gây ô nhiễm cho môi trường từ việc triển khai dự án có thể thống kê như sau:
Các nguồn gây ô nhiễm và các tác động trong quá trình thi công
Đặc điểm địa hình đã được giải phóng mặt bằng, vì vậy cao độ xây dựng chủ yếu theo cao độ hiện trạng san lấp bù lún không nhiểu. Ưu điểm của khu vực là địa hình chỉ cần san ủi về mặt bằng xây dựng và giải quyết thoát nước tốt.
Tác động trong quá trình thi công xây dựng dự án chủ yếu như sau:
v Tác động đến môi trường không khí
Công tác đào đắp đất công trình, xúc đất, vận chuyển đất đào và vật liệu xây dựng, phối trộn xi măng, san nền, xây dựng các khối công trình… trên quy mô toàn bộ khu vực dự án có thể gây tác động đến không khí, một số tác động cơ bản là:
· Ô nhiễm do khí thải phát sinh từ các phương tiện vận tải
Ô nhiễm không khí từ các phương tiện vận tải chủ yếu do hoạt động của các xe vận chuyển vật liệu xây dựng cho công trình và các phương tiện, máy móc thi công trong giai đoạn san lấp mặt bằng, vận chuyển đất đá thừa ra khỏi phạm vi dự án.
Hoạt động của các phương tiện này sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải chứa các chất ô nhiễm không khí. Thành phần khí thải chủ yếu là COx, NOx, SOx, cacbonhydro, aldehyd, bụi.
· Ô nhiễm về tiếng ồn và chấn động
Bên cạnh nguồn ồn nhiễm bụi và khói thải do hoạt động đào đắp đất thì việc vận hành các phương tiện và thiết bị thi công như máy đào, máy xúc, cần trục, cần cẩu, khoan, xe trộn bê tông, máy phát điện,… cũng gây ra ô nhiễm tiếng ồn và chấn động khá lớn.
Loại ô nhiễm này sẽ có mức độ nặng trong giai đoạn các phương tiện máy móc sử dụng nhiều, hoạt động liên tục. Ô nhiễm tiếng ồn sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đối với con người và động vật nuôi trong vùng chịu ảnh hưởng của nguồn phát. Nhóm đối tượng chịu tác động của tiếng ồn thi công bao gồm: Công nhân trực tiếp thi công công trình, dân cư và xung quanh khu đất dự án, người tham gia lưu thông trên các tuyến đường gần khu vực dự án.
Mức độ tác động có thể phân chia theo 3 cấp đối với các đối tượng chịu tác động như sau:
- Nặng: công nhân trực tiếp thi công và các đối tượng khác ở cự ly gần (trong vùng bán kính chịu ảnh hưởng < 100m);
- Trung bình: Tất cả các đối tượng chịu tác động ở cự ly xa (từ 100 đến 500m);
- Nhẹ: Người đi đường và động vật nuôi.
· Ô nhiễm nhiệt
Từ bức xạ nhiệt mặt trời, từ các quá trình thi công có gia nhiệt (các phương tiện vận tải và máy móc thi công nhất là khi trời nóng bức). Các ô nhiễm này chủ yếu sẽ tác động lên người công nhân trực tiếp làm việc tại công trường.
v Tác động đến môi trường nước
Nước thải sinh hoạt: Việc tập kết công nhân tại khu vực thi công sẽ phát sinh một lượng nước thải sinh hoạt có thể tác động đến môi trường nước khu vực. Tổng lượng nước thải sinh hoạt của công nhân ước tính khoảng 5m3/ngày đêm (ước tính có khoảng gần 100 công nhân lao động trên công trường ở thời điểm cao điểm). Tuy lưu lượng nước thải này không cao, nhưng có chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh, nên cần được thu gom và xử lý hợp lý…
Nước rửa xe cơ giới : Nước rửa xe cơ giới chủ yếu là nước làm sạch bánh xe trước khi ra khỏi công trường. Lượng nước thải này chứa đất, cát dính bám vào bánh xe. Tuy nhiên, lượng nước thải này không nhiều và không thường xuyên, nếu được quản lý tốt thì cũng không gây ảnh hưởng đáng kể đến môi trường nước mặt. Nhà thầu sẽ thu gom về hố lắng cặn trước khi cho tự thấm.
Nước mưa chảy tràn: Với cường độ mưa tương đối cao, lượng nước mưa này có thể bị nhiễm bẩn bởi dầu, mỡ, vụn vật liệu xây dựng trong thời gian xây dựng. Lượng nước mưa chảy tràn trên bề mặt dự án nếu không được thoát hợp lý có thể gây ứ đọng, cản trở quá trình thi công và gây xói mòn đất, ngập úng cục bộ cho khu vực.
Mặc dù có một số tác động tiêu cực nhất định đến môi trường nước trong quá trình thi công xây dựng, song đây không phải là các tác động liên tục và xuyên suốt tiến trình hoạt động của dự án. Các tác động này sẽ tự biến mất sau khi công trình được thi công hoàn tất.
Đánh giá tác động của chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh trong quá trình xây dựng bao gồm chất thải rắn từ hoạt động xây dựng và rác thải sinh hoạt của công nhân làm việc tại công trường.
Chất thải rắn từ hoạt động xây dựng có thành phần chủ yếu là: gỗ coffa, cây chống, sắt thép dư thừa, các loại vỏ bao bì đựng xi măng, vữa xi măng thừa,...
Chất thải rắn sinh hoạt: Theo mức tính trung bình lượng chất thải rắn sinh hoạt của một người lao động trên công trường là 0,5 kg/ngày. Ở thời điểm cao nhất số công nhân xây dựng tập trung ở công trường khoảng 100 người thì lượng rác thải ra là 50 kg rác/ngày Chất thải rắn sinh hoạt chứa 60 – 70% chất hữu cơ và 30 – 40% các chất khác và đặc biệt còn có thể chứa nhiều vi khuẩn và mầm bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân. Tuy vậy, lượng chất thải sinh hoạt này không nhiều và không thường xuyên, nếu được quản lý tốt thì cũng không gây ảnh hưởng đáng kể.
Chất thải nguy hại phát sinh chủ yếu do hoạt động bảo trì, sửa chữa xe, thiết bị thi công và sử dụng các loại sơn, hóa chất xây dựng trong quá trình trang trí các hạng mục công trình. Thành phần: Bao gồm cặn dầu, nhớt thải, giẻ lau dính dầu, sơn khô cứng dư thừa, chất chống thấm, thùng chứa sơn, thùng chứa dầu, que hàn, cọ dính sơn,….
Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn thi công dự án gồm có 3 loại là phế thải vật liệu xây dựng, chất thải rắn sinh hoạt và chất thải nguy hại. Nếu các thành phần này không được thu gom, xử lý hợp lý (đặc biệt là chất thải nguy hại) sẽ gây tác động lên sức khỏe công nhân và chất lượng môi trường như môi trường đất, nước mặt và nước ngầm. Do vậy, chủ đầu tư sẽ kết hợp với đơn vị thi công để có các biện pháp quản lý tốt nguồn ô nhiễm này.
1. Quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư)
a) Trình tự thực hiện:
* Quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) thực hiện theo trình tự sau:
- Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư cho Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự định thực hiện dự án đầu tư.
- Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan đến những nội dung quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định 118/2015/NĐ-CP.
- Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình và gửi cơ quan đăng ký đầu tư.
+ Cơ quan quản lý về đất đai chịu trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ; cơ quan quản lý về quy hoạch cung cấp thông tin quy hoạch để làm cơ sở thẩm định trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của Cơ quan đăng ký đầu tư.
- Bước 4: Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Nội dung báo cáo thẩm định gồm:
+ Thông tin về dự án: thông tin về nhà đầu tư, mục tiêu, quy mô, địa điểm, tiến độ thực hiện dự án;
+ Đánh giá việc đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (đối với dự án có mục tiêu thuộc ngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài);
+ Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch sử dụng đất; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;
+ Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (đối với dự án đầu tư thuộc đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư);
+ Đối với dự án đề nghị nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất: thẩm định nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
+ Đối với dự án không đề nghị nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất: đánh giá căn cứ pháp lý về quyền sử dụng địa điểm đầu tư của nhà đầu tư (đánh giá nhà đầu tư có được sử dụng địa điểm đầu tư theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật đất đai hay không).
+ Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật đầu tư.
- Bước 5: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ và báo cáo thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Quyết định chủ trương đầu tư gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư và nhà đầu tư.
* Đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 5.000 tỷ đồng trở lên quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật Đầu tư phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện ngoài KCN, KCX, KCNC, KKT thì khi lấy ý kiến thẩm định theo Bước 2, ngoài việc lấy ý kiến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 30 Nghị định 118/2015/NĐ-CP, Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tại Bước 5, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Quyết định chủ trương đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Các bước và nội dung khác thực hiện theo thủ tục chung.
b) Cách thức thực hiện:
- Thông qua hệ thống bưu chính;
- Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
c) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;
- Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất đối với dự án đề nghị nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
Trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nhà đầu tư nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
- Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật Đầu tư gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
d) Số lượng hồ sơ:
04 bộ hồ sơ.
đ) Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo kết quả cho nhà đầu tư.
e) Cơ quan thực hiện:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận hồ sơ, lấy ý kiến thẩm định và lập báo cáo thẩm định.
- UBND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.
g) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Nhà đầu tư trong nước (cá nhân và tổ chức) có dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau:
- Dự án được nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua một trong các cách thức sau: (i) đấu giá quyền sử dụng đất, (ii) đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất hoặc (iii) nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Đối tượng này không bao gồm dự án trong KCN, KCX, KCNC, KKT phù hợp với quy hoạch.
- Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất. Đối tượng này không bao gồm dự án trong KCN, KCX, KCNC, KKT phù hợp với quy hoạch.
- Dự án sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
- Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật đầu tư phù hợp với quy hoạch và thực hiện ngoài KCN, KCX, KCNC, KKT.
h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Văn bản quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh theo mẫu II.1 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT hoặc Văn bản thông báo từ chối quyết định chủ trương đầu tư (nêu rõ lý do).
i) Lệ phí:
Không
k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư theo Mẫu I.1 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT;
- Đề xuất dự án đầu tư theo Mẫu I.2 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT.
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục:
- Đáp ứng nội dung thẩm định tại Khoản 6 Điều 33 Luật đầu tư (Bước 4 trong mục trình tự thực hiện).
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
- Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015;
- Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT ngày 18/11/2015.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn