Phương án nạo vét khơi thông dòng chảy và hút cát cho các dòng sông

Phương án nạo vét khơi thông dòng chảy và hút cát cho các dòng sông bị bồi lấp, dòng chảy bị chặn, gây ngập úng khu vực nuôi trồng thủy sản vào mùa mưa,

Ngày đăng: 12-02-2020

2,541 lượt xem

Sông Lô chảy qua địa phận xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có phần  thượng lưu tiếp giáp sông Chùa và phần hạ lưu chảy ra cửa sông Bến Lội – Bình Châu.

Hiện tại, sông Lô bị bồi lấp, dòng chảy bị chặn, gây ngập úng khu vực nuôi trồng thủy sản vào mùa mưa, dòng chảy không chảy qua khu neo đậu tránh trú Bến Lội – Bình Châu, gây bồi lắng cửa Bến Lội – Bình Châu, ảnh hưởng đến hoạt động ra vào của phương tiện đường thủy. Từ thực trạng trên để tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện đường thủy lưu thông ra vào khu tránh trú bão Bến Lội – Bình Châu, khắc phục tình trạng ngập úng nuôi trồng thủy sản của người dân trong khu vực thì cần phải nạo vét, thông luồng sông Lô từ thượng nguồn ra đến cửa Bến Lội – Bình Châu. Bên cạnh đó, tận dụng vật liệu nạo vét làm vật liệu san lấp phục vụ cho các dự án công trình xây dựng trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói chung và huyện Xuyên Mộc nói riêng. Do đó, dự án “Nạo vét và tận thu vật liệu nạo vét của dòng sông Lô, huyện Xuyên Mộc” góp phần giải quyết khó khăn việc cung ứng vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Ngày 19/4/2017, UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu chấp thuận chủ trương và giao cho UBND huyện Xuyên Mộc làm Chủ đầu tư thực hiện dự án nạo vét luồng sông Lô, xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc theo công văn số 3225/UBND-VP. Tuy nhiên, do chưa bố trí được nguồn vốn nên dự án chưa được thực hiện.

Nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn ngân sách của địa phương, bổ sung nguồn vật liệu san lấp đang khan hiếm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Công ty Cổ phần Đăng Lộc Phát đã mạnh dạn đề nghị thực hiện dự án “Nạo vét và tận thu vật liệu nạo vét của dòng sông Lô, huyện Xuyên Mộc” theo hình thức xã hội hóa 100% vốn của doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Đăng Lộc Phát đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chấp thuận chủ trương khảo sát, nghiên cứu lập và thực hiện dự án nạo vét khơi thông dòng chảy và thu hồi khối lượng vật liệu sông Lô, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo Văn bản số 8173/UBND-VP ngày 17/8/2018; Đây là dự án mới với quy mô chiều dài lòng sông nạo vét là 5.509,31m,  phạm vi nạo vét  khoảng 25ha.

Thực hiện Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản, Công ty Cổ phần Đăng Lộc Phát đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Dịch vụ Kỹ thuật Môi trường Thành Nam Á lập Phương án cải tạo, phục hồi môi trường dự án “Nạo vét khơi thông dòng chảy và tận thu vật liệu Sông Lô thuộc huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” công suất nạo vét 300 m3/ngày”.

Phương án được thành lập nhằm các mục đích sau:

- Vì là dự án nạo vét chỉnh trị dòng chảy, có sử dụng bãi chứa để tập kết vật liệu tận thu nên cần xây dựng và đề xuất các phương án cụ thể để cải tạo và phục hồi môi trường khu vực thực hiện dự án.

- Dự toán kinh phí cải tạo, phục hồi cảnh quan môi trường khu vực dự án sau khi kết thúc hoạt động nạo vét, tận thu vật liệu và đóng cửa dự án.

CHƯƠNG I  KHÁI QUÁT CHUNG 

1.1. Thông tin chung

Chủ dự án:  CÔNG TY CỔ PHẦN ĐĂNG LỘC PHÁT

- Địa chỉ liên lạc: Số 19 Điện Biên Phủ, phường Phước Hưng, Tp. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 

- Đại diện pháp lý: Ông Nguyễn Ngọc Hoàng Quang

- Chức vụ: Tổng Giám Đốc

- Điện thoại: 0254.3506000                Fax: 0254.3506000

- Hình thức đầu tư: Đầu tư xã hội hóa 100% vốn của doanh nghiệp.

- Quản lý phương án: Chủ dự án trực tiếp quản lý phương án.

Về phía đơn vị tư vấn:

Tên cơ quan

: Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Xây dựng Minh Phương

Người đại diện

: Ông Nguyễn Văn Thanh      

Chức vụ

: Giám đốc

Địa chỉ liên hệ    

: 28B Mai Thị Lựu, Phường Đakao, Quận 1, TPHCM

Điện thoại

: 02835146426 / 22142126 Fax: 028 39118579

Email:

: ctyminhphuongpmc1@gmail.com

Website

: http://minhphuongcorp.com

3.2. Danh sách thành viên tham gia thực hiện ĐTM:

Danh sách các thành viên tham gia trực tiếp thực hiện báo cáo ĐTM của Dự án được liệt kê như sau:

Bảng 1: Thành viên trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM

TT

Họ và Tên

Chức vụ

Chuyên ngành

Nội dung phụ trách

Năm kinh nghiệm

Chữ ký

I

Công ty CP Đăng Lộc Phát (Chủ dự án)

1

Nguyễn Ngọc Hoàng Quang

 

 

 

Cung cấp thông tin, số liệu và chịu trách nhiệm toàn bộ nội dung báo cáo ĐTM

20

 

 

2

II

Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Xây dựng Minh Phương

3

Nguyễn Văn Thanh

Giám đốc

Công nghệ môi trường

Phân bổ nhân sự  viết báo cáo

30

 

4

Lê Thị Thùy Duyên

TP.QLMT

Công nghệ môi trường

Kiểm tra toàn bộ nội dung của báo cáo

10

 

5

Vũ Thị Là

Chuyên viên

Địa chất

Viết chương Mở đầu, chương 1, 3 và 4

8

 

6

Phạm Thị Thanh Nga

Chuyên viên

Khoa học môi trường

Viết chương Mở đầu, chương 1, 3 và 4

5

 

8

Lê Minh Thư

Chuyên viên

Công nghệ Môi Trường

Viết chương 5, 6 và kết luận của báo cáo

2

 

 

Hoàng Trọng Nhân

Chuyên viên

Công nghệ Môi Trường

Thu thập thông tin từ chủ đầu tư

4

 

 

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện Chủ đầu tư Dự án đã nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan:

Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;

UBND tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu;

 

UBND xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc.

1.2. Cở sở để lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường

1.2.1. Cở sở pháp lý

- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/11/2010;

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/06/2012;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2013;

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014;

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

- Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/03/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

- Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/03/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

- Nghị định số 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản;

- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai số 45/2013/QH13;

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

- Thông tư số 20/2009/TT-BCT ngày 07/07/2009 của Bộ Công thương quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên;

- Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản;

- Thông tư 05/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Thông tư 06/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Văn bản số 1776/BXD–VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố “Định mức dự toán xây dựng công trình – Phần xây dựng”;

- Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/07/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng;

- Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;

- Quyết định số 372/QĐ_UBND ngày 8/02/2018 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc công bố bảng giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;

- Quyết định số 373/QĐ_UBND ngày 8/02/2018 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc công bố đơn giá xây dựng công trình – phần xây dựng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;

- Quyết định số 374/QĐ_UBND ngày 8/02/2018 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc công bố đơn giá xây dựng công trình – phần lắp đặt trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;

- QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

- QCVN 08-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

- QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

- QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

1.2.2. Các văn bản và tài liệu liên quan đến dự án

- Văn bản số 8173/UBND-VP ngày 17/8/2018 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc chủ trương khảo sát, nghiên cứu lập và thực hiện dự án nạo vét khơi thông dòng chảy và thu hồi khối lượng vật liệu sông Lô, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;

- Văn bản số 2649/SGTVT – QLKC ngày 20/11/2018 của Sở giao thông Vận Tải v/v Thông báo kết quả thẩm định dự án nạo vét khơi thông dòng chảy và thu hồi khối lượng vật liệu sông Lô, huyện Xuyên Mộc;

- Văn bản số 1559/SNN-TL ngày 07/6/2018 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu v/v chủ trương khảo sát, nghiên cứu lập, thực hiện dự án nạo vét khơi thông dòng chảy và thu sông khối lượng vật liệu sông Lô, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bằng hình thức xã hội hóa;

- Văn bản số 139/CTL-QLCT ngày 31/5/2018 của Chi cục Thủy Lợi v/v chủ trương khảo sát, nghiên cứu lập, thực hiện dự án nạo vét khơi thông dòng chảy và thu hồi khối lượng vật liệu sông Lô và sông Chùa, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bằng hình thức xã hội hóa;

- Biên bản ngày 05/1/2018 của Chi cục Thủy Lợi về việc khảo sát thực địa và cho ý kiến chủ trương khảo sát nghiên cứu lập và thực hiện dự án nạo vét và tận thu khối lượng vật liệu sông Chùa xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc;

- Văn bản số 1538/UBND –VP ngày 13/4/2017 của Ủy ban nhân dân huyện Xuyên Mộc về việc đề xuất ý kiến trả lời kiến nghị của cử tri về nạo vét luồng sông Lô, xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc.

- Báo cáo nghiên cứu khả thi công trình: Nạo vét khơi thông dòng chảy và thu hồi khối lượng vật liệu sông Lô, huyện Xuyên Mộc năm 2018.

- Số liệu về chất lượng môi trường tại thời điểm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;Bản vẽ thiết kế kỹ thuật của dự án;

- Các tài liệu, bản vẽ khác liên quan.

1.2.3. Đơn vị tư vấn lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường

 

TT

Họ và Tên

Nhiệm vụ thực hiện trong báo cáo ĐTM

Số năm kinh nghiệm

Chữ Ký

I

Công ty CP Đăng Lộc Phát (Chủ dự án)

 

1

Nguyễn Ngọc Hoàng Quang

Cung cấp hồ sơ pháp lý dự án, thống nhất nội dung phương án cải tạo PHMT. Cung cấp thông tin dự án.

    20

 

II

 (Đơn vị tư vấn)

1

       
 

1.3. Đặc điểm và hiện trạng môi trường khu vực Dự án

1.3.1. Vị trí địa lý của Dự án

Dự án “Nạo vét khơi thông dòng chảy và tận thu vật liệu san lấp sông Lô” thuộc xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Khu vực dự án nằm vào khoảng 10°34'26.9" vĩ độ Bắc và 107°33'54.5" kinh độ Đông.

Dự án náo vét có chiều dài 5.509,31m, diện tích nạo vét 25ha và tổng khối lượng vật liệu nạo vét 951.878,3 m3. Căn cứ bản vẽ thỏa thuận địa điểm thực hiện dự án thì vị trí của dự án được xác định như sau:

STT

Tuyến chính

Vị trí đoạn sông

Lý trình

Điểm đầu

Điểm cuối

Điểm đầu

Điểm cuối

1

Tuyến chính

3.911,8m

Giáp đường ven biển Lộc An – Bình Châu

Hướng ra cửa Bến Lội

Km 0+00

Km 3+911.8

2

Tuyến nhánh 384,51m

Giáp tuyến chính tại KM 3+060

Giáp tuyến chính tại Km 3+500

Km 0+00

Km 0+384.51

3

Đoạn nạo vét cuối tuyến phục vụ neo đậu tàu thuyền

Giáp cuối tuyến chính tại Km 3+911.8

Ra cửa Bến Lội

Km 3+911.8

Km 5+124.8

Nhu cầu nhiên liệu

Trong giai đoạn thi công và vận chuyển vật liệu nạo vét, lượng nguyên vật liệu sử dụng chủ yếu là dầu DO cho máy thi công.

Bảng 1.11. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của dự án

TT

Tên thiết bị

Tổng KL (ca)

Số lượng

Nhiên liệu

Định mức (l/ca)

Khối lượng

(Lit)

I

Giai đoạn chuẩn bị.

1

Máy đào 1,25m3

ca

1,686

Diesel

83,0

139,938

2

Máy ủi 140CV

ca

1,612

Diesel

59,0

95,108

3

Máy ủi 108CV

ca

0,704

Diesel

46,0

32,384

4

Xe ô tô vận chuyển 10T

ca

5

Diesel

38

190

II

Giai đoạn thi công

1

Tàu hút phun, hút bụng tự hành 3958CV

ca

99,947

0

0

0

2

Canô 23CV

ca

290,323

Diesel

5,0

1.451,614

3

Máy đào 1,25m3

ca

820,302

Diesel

83,0

68.085,041

4

Máy ủi 108CV

ca

130,090

Diesel

46,0

5.984,126

5

Máy ủi 140CV

ca

1,612

Diesel

59,0

95,088

6

Sà lan 400T

ca

594,924

0

0

0

7

Tàu hút 585CV (hoặc tương tự)

ca

575,886

Diesel

573,000

329.982,890

8

Tàu kéo 360CV

ca

999,472

Diesel

202,0

201.893,387

9

Cần cẩu nổi 30T

ca

290,323

Diesel

81,0

23.516,153

10

Máy phát điện 50KW

ca

575,886

Diesel

36,0

20.731,909

11

Tời điện 3T

ca

575,886

Diesel

11,0

6.334,750

12

Đầm cóc (trọng lượng 50kg)

ca

250,953

Xăng

A92

3,0

752,858

13

Máy đầm bánh hơi tự hành 9T

ca

1,758

Diesel

34,0

59,772

14

Ô tô tải tự đổ 12T

ca

38

Diesel

38

1.444

 

Tổng

 

 

 

658.887,6

771.261,2

 


b. Nhu cầu nguyên, vật liệu

STT

Tên vật tư

Đơn vị

Khối lượng

1

Ống thép D650mm

m

261,767

2

Thép tròn D<=10mm

kg

656,55

3

Dây thép

kg

13,993

4

Cọc tràm Ø(8÷10)cm

m

102022,03

5

ống nhựa PVC miệng bát d=200mm, L=6m

m

96,48

6

Gioăng cao su ống PVC D200mm

cái

15,36

7

Mỡ thoa ống

kg

0,125

8

Biển báo luồng đường thủy

cái

16

9

Phao báo hiệu đường sông D1300

cái

16

10

Đất dính

m3

732

11

Bao tải (cái)

cái

75992,375

12

Dây buộc

kg

23,527

13

Cát đen

m3

3034,98945

14

Phên tre

m

1617,946

15

Vât liệu khác

%

28503,70943

1.3.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên

Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường trong khu vực Dự án, Chủ Dự án và đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM đã phối hợp với Trung tâm tư vấn công nghệ môi trường và an toàn vệ sinh lao động (Chứng nhận Vimcerts 026 và  Chứng chỉ VILAS 444), Trung tâm phân tích, đo đạc môi trường Thành Nam Á (chứng nhận Vimcerts số 223) tiến hành lấy mẫu giám định, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường tại vị trí triển khai Dự án, kết quả quan trắc được tiến hành đo đạc và lấy mẫu phân tích ngày 22/02/2019.

a. Hiện trạng chất lượng không khí

Đơn vị thực hiện đo đạc, phân tích: Trung tâm phân tích, đo đạc môi trường Thành Nam Á (chứng nhận Vimcerts số 223)

Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực thực hiện Dự án được trình bày trong bảng sau:

 

 

Bảng 1.12. Kết quả phân tích mẫu khí xung quanh khu vực Dự án

Thông số

Kết quả

QCVN 26:2010/BTNMT

(6h-21h)

QCVN 05:2013/BTNMT

QCVN 06:2009/BTNMT

KK1

KK2

KK3

KK4

Độ ồn (dBA)

60,4

50,2

54,6

62,7

70

-

-

Bụi (mg/m3)

0,18

0,14

0,16

0,17

-

0,3

-

SO2 (mg/m3)

0,060

0,050

0,044

0,056

-

0,35

-

NO2 (mg/m3)

0,048

0,040

0,042

0,046

-

0,2

-

CO (mg/m3)

5,24

5,10

5,04

5,12

-

30

-

H2S (mg/m3)

KPH

KPH

KPH

KPH

-

-

0,042

 

Ghi chú:

KK1: khu vực bãi tập kết vật liệu nạo vét

KK2: khu vực đầu tuyến nạo vét gần đường ven biển

KK3: khu vực đoạn sông qua đầm tôm

KK4: khu vực đọạn sông qua khu neo đậu trú bão

(-): Không quy định;

KPH: Không phát hiện.

Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh được đánh giá theo các quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT (T/b 1h), QCVN 06:2009/BTNMT (T/b 24h) và QCVN 26:2010 (từ 6h – 21h). QCVN 27:2010/BTNMT (6h-21h)

Nhận xét:

Qua kết quả đo đạc và phân tích một số chỉ tiêu ô nhiễm chất lượng không khí cùng các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường được áp dụng đánh giá (trình bày trong bảng 1.12) nhận thấy: Tại thời điểm tiến hành giám sát, chất lượng không khí tại khu vực xung quanh dự án chưa bị ô nhiễm bụi lơ lửng, tiếng ồn, khí CO và khí SO2, các thông số ô nhiễm vẫn nằm trong giới hạn cho phép.

b.Hiện trạng môi trường nước mặt

Đơn vị thực hiện: Đơn vị thực hiện đo đạc, phân tích: Trung tâm phân tích, đo đạc môi trường Thành Nam Á (chứng nhận Vimcerts số 223)

Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước mặt khu vực dự án được trình bày trong bảng sau: 

 

Bảng 1.13. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt sông Lô

STT

Thông số

Đơn vị

Kết quả thử nghiệm

QCVN 08:2015/BTNMT

NM1

NM2

NM3

Cột B1

1

Độ đục

NTU

40,5

42,2

36,4

-

2

Nhiệt độ

oC

25,2

25,8

24,3

-

3

Độ pH

-

7,0

7,1

6,8

6 – 8,5

4

DO

mgO2/L

6,0

5,8

6,2

≥ 4

5

TSS

mg/L

16

14

20

50

6

BOD5

mgO2/L

3

5

6,3

15

7

COD

mgO2/L

8

9

11,2

30

8

PO43-

mgO2/L

0,121

0,126

0,112

0,3

9

NO2-

mg/L

0,026

0,028

0,030

0,05

10

NO3-

mg/L

2,6

2,4

3,01

10

11

Amoni

mg/L

0,16

0,18

0,21

0,9

12

Tổng dầu mỡ ĐTV

mg/L

KPH

KPH

KPH

1

13

Tổng Coliform

MPN/

100ml

2500

2600

3000

7000

 

Ghi chú:

NM1: đoạn đầu khu vực nạo vét

NM2: đoạn sông qua đầm tôm

NM4: đọạn cuối qua khu neo đậu tránh trú bão

Kết quả phân tích chất lượng nước sông được đánh giá theo quy chuẩn Việt Nam QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột B1- dùng cho mục đích giao thông, tưới tiêu.

Nhận xét:

Tại thời điểm tiến hành giám sát, chất lượng nước mặt tại 03 vị trí khu vực dự án đều nằm trong quy chuẩn cho phép đối với nước mặt phục vụ mục đích cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu sản xuất nông nghiệp.

c. Hiện trạng chất lượng trầm tích

Đơn vị thực hiện lấy mẫu phân tích, đo đạc: Trung tâm tư vấn công nghệ môi trường và an toàn vệ sinh lao động.

Nhằm đánh giá chất lượng môi trường trầm tích khu vực dự án, nhóm khảo sát đã tiến hành lấy 3 mẫu tại khu vực dự án trùng với vị trí lấy mẫu nước mặt khu vực sông Lô. Kết quả phân tích chất lượng trầm tích lòng sông Lô được trình bày trong Bảng sau:


Bảng 1.14. Kết quả phân tích mẫu trầm tích khu vực dự án

STT

Thông số

Đơn vị

Kết quả thử nghiệm

QCVN 43:2010/

BTNMT

QCVN 07:2009/

BTNMT

TT1

TT2

TT3

1

Asen

mg/kg

KPH

KPH

KPH

41,6

40

2

Cadimi

mg/kg

KPH

KPH

KPH

3,5

10

3

Chì

mg/kg

32,5

30,55

61,2

91,3

300

4

Kẽm

mg/kg

31,1

35,2

40,1

315

5.000

5

Crom

mg/kg

KPH

KPH

KPH

90

100

6

Thuỷ ngân

mg/kg

KPH

KPH

KPH

0,5

4

7

Cu

mg/kg

KPH

KPH

KPH

197

-

 

Ghi chú:

− QCVN 43:2012/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích, Cột trầm tích nước ngọt.

− QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;

− (-): Không quy định

− KPH: Không phát hiện

Nhận xét: So sánh các kết quả phân tích được với các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 43:2010/BTNMT, cho thấy: Các thông số phân tích đều nằm trong ngưỡng cho phép của Quy chuẩn. Đồng thời, các chỉ tiêu này cũng không vượt ngưỡng chất thải nguy hại. Do đó, bùn nạo vét sẽ được xử lý như chất thải rắn thông thường (đủ điều kiện san lấp mặt bằng).


CHƯƠNG II

 CÁC GIẢI PHÁP CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG

 

2.1. Lựa chọn giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường

Căn cứ vào điều kiện thực tế,  cấu tạo địa chất và chất lượng môi trường của khu vực thực hiện dự án. 

 Công ty CP Đăng Lộc Phát đề xuất phương án cải tạo, phục hồi môi trường Dự án nạo vét khơi thông dòng chảy, thu hồi vật liệu sông Lô thuộc xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có sử dụng bãi chứa tập kết bàn cát  theo đúng hướng dẫn tại Mục IV, Phụ lục số 3, Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cụ thể như sau:

Khu vực khai trường:

Dự án nạo vét khơi thông dòng chảy thuộc dạng dự án chỉnh trị sông nên phương án cải tạo phục hồi môi trường không áp dụng cho khu vực khai trường.

Công tác phục hồi chủ yếu là tháo dỡ phao tiêu, biển báo trên sông và di chuyển các thiết bị máy móc thi công ra khỏi khu vực khai trường;

Khu vực bãi chứa cát và các công trình phụ trợ:

- Trồng cây xanh xung quanh bãi chứa cát để hạn chế bụi phát sinh trong quá trình bốc xúc cát, đồng thời giữ ổn định đường bờ;

- Tháo dỡ những công trình dân dụng không còn mục đích sử dụng;

- San gạt tạo mặt bằng thoát nước tự nhiên khu vực bãi chứa cát;

- Trồng cây phủ xanh trên toàn bộ mặt bằng bãi chứa cát, với loại cây phù hợp vùng bán ngập là cây keo hoặc tràm nước.

Khối lượng cây xanh trồng mới sẽ được theo dõi, chăm sóc và trồng dặm nhằm đảm bảo đủ số lượng và chất lượng cho thảm xanh vừa được tái tạo tại khu vực.

Khu vực ngoài khu vực dự án bị ảnh hưởng bởi hoạt động tận thu vật liệu nạo vét:

Khu vực ngoài dự án bị ảnh hưởng bởi hoạt động tận thu vật liệu nạo vét là các tuyến đường đất kết nối bãi chứa cát với đường ven biển. Công tác cải tạo, phục hồi môi trường chủ yếu là duy tu, sửa chữa tuyến đường đất kết nối với đường ven biển.

2.2. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường

2.2.1. Khối lượng công việc các công trình chính để cải tạo, phục hồi môi trường

Công tác cải tạo, phục hồi môi trường tại mỏ sẽ được thực hiện trong 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Trước khi khai thác.

- Giai đoạn 2: Trong khi khai thác.

- Giai đoạn 3: Sau khi kết thúc khai thác và hoàn tất trước khi đóng cửa dự án.

Khối lượng công việc các công trình chính để cải tạo, phục hồi môi trường đối với dự án nạo vét khơi dòng và tận thu vật liệu trên sông Lô trong từng giai đoạn, cụ thể như sau:

a. Khối lượng công việc các công trình chính để cải tạo, phục hồi môi trường giai đoạn 1

Khu vực khai trường:

Dự án không thực hiện nội dung này trong giai đoạn 1.

Khu vực bãi chứa bùn cát và các công trình phụ trợ:

Trồng cây xanh xung quanh bãi chứa cát để hạn chế bụi phát sinh trong quá trình bốc xúc bùn cát, đồng thời giữ ổn định đường bờ. Tiến hành trồng hàng cây xung quanh bãi chứa, cây cách cây 1m, hàng cách hàng 0,5m, với chu vi bãi chứa bùn cát 858m, số cây cần trồng là 858 cây.

Cây trồng được lựa chọn phù hợp với vùng đất bán ngập là cây tràm nước. Tiêu chuẩn cây con đem trồng là cây ươm 8-10 tuần tính từ khi cấy, cao 40-50cm, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, cụt ngọn.

Khu vực ngoài bãi chứa bị ảnh hưởng bởi hoạt động tận thu vật liệu nạo vét:

Dự án không thực hiện nội dung này trong giai đoạn 1.

b. Khối lượng công việc các công trình chính để cải tạo, phục hồi môi trường giai đoạn 2

Khu vực khai trường:

Quan trắc địa hình đáy khu vực nạo vét (dài 5.509,31m) bằng công tác đo hồi âm để lập bản đồ hiện trạng, định kỳ 1 năm/lần. Với thời gian nạo vét 10 năm, tương ứng với 10 lần quan trắc địa hình đáy khu vực dự án

Khu vực bãi chứa bùn cát và các công trình phụ trợ:

Tiến hành chăm sóc 858 cây đã trồng xung quanh bãi chứa cát trong 5 năm, đồng thời bổ sung trồng dặm cây chết. Dự phòng số cây trồng dặm khoảng 30%, do đó số cây cần trồng dặm xung quanh bãi chứa vào khoảng 258 cây.

Khu vực ngoài bãi chứa bị ảnh hưởng bởi hoạt động tận thu vật liệu nạo vét:

Duy tu, sửa chữa tuyến đường vận chuyển phục vụ cho hoạt động vận tải từ bãi chứa đến nơi tiêu thụ, với tần suất 1 năm/lần. Có 2 tuyến đường chịu sự tác động từ dự án, gồm:

+ Đắp đất và san gạt những chỗ lồi lõm trên tuyến đường: Trong quá trình vận chuyển cát từ bãi chứa ra tuyến đường chính sẽ làm phát sinh những ổ voi, ổ gà, do đó cần phải đắp đất và san gạt để đảm bảo mỹ quan và an toàn. Với chiều dày đất đắp trung bình 0,1m, chiều dài tuyến đường 100m, rộng 6m, khối lượng đất cần đắp và san gạt sẽ là 60m3.

Với tần suất 1 năm/lần, mỏ hoạt động trong 10 năm, thì tổng khối lượng đất đắp, san gạt tuyến đường này cho đến khi kết thúc khai thác là 10x60 = 600m3.

+Tuyến đường ven biển là đường nhựa, chất lượng tốt, rất thuận lợi cho việc vận chuyển vật liệu. Với kết cấu đường nhựa trên mặt và cấu tạo địa chất bên dưới ổn định, những hư hỏng phát sinh trong quá trình vận chuyển của dự án là không đáng kể.

Khi kết thúc khai thác, Chủ dự án sẽ huy động công nhân dọn vệ sinh sạch sẽ tuyến đường này, tránh gây bụi bặm cho khu vực. Khối lượng và chi phí thực hiện của hạng mục này sẽ được tính trong giai đoạn 3 của quá trình thực hiện – Giai đoạn kết thúc khai thác.

c. Khối lượng công việc các công trình chính để cải tạo, phục hồi môi trường giai đoạn 3

Khu vực khai trường:

- Di chuyển các thiết bị máy móc ra khỏi khu vực khai trường: Dự án sử dụng 2 tàu hút cho việc bơm hút, 1 xà lan và 3 tàu kéo dùng để vận chuyển vật liệu nạo vét, sau khi kết thúc khai thác tiến hành di dời các thiết bị ra khỏi khu vực khai trường.

Khu vực bãi chứa bùn cát và các công trình phụ trợ:

- Tháo dỡ những công trình dân dụng không còn mục đích sử dụng: Công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động nạo vét, tận thu vật liệu gồm có khu lán trại, nhà nghỉ công nhân diện tích 500m2 và kho chứa nhiên liệu 30m2. Khi kết thúc dự án sẽ được tháo dỡ, trả lại mặt bằng cho địa phương.

Bảng 2.1:Bảng khối lượng chi tiết công tác phá dỡ công trình phụ trợ

Hạng mục công việc

Đơn vị

Khối lượng

1. Khu vực lán trại, nhà nghỉ công nhân, diện tích 500m2

- Tháo dỡ mái tôn cao ≤ 4m

m2

500

- Tháo dỡ cửa

m2

15

- Tháo dỡ thiết bị vệ sinh

cái

2

- Phá dỡ tường gạch

m3

50

- Phá dỡ nền xi măng không cốt thép

m3

30

2. Kho nhiên liệu, diện tích 30m2

- Tháo dỡ mái tôn cao ≤ 4m

m2

30

- Tháo dỡ cửa

m2

2,16

- Phá dỡ tường gạch

m3

5,2

- Phá dỡ nền xi măng không cốt thép

m3

1,2

 

Sau khi tháo dỡ các công trình trên, lượng xà bần phát sinh được Công ty cho các đơn vị khác đem đi san lấp, các loại vật dụng khác như mái tôn, xà gồ nếu còn tốt sẽ cho người dân có nhu cầu hoặc được bán ngay tại bãi.

- San gạt tạo mặt bằng thoát nước tự nhiên và tiến hành trồng cây phủ xanh toàn bộ diện tích bãi chứa cát: Sau khi kết thúc khai thác, mặt bằng bãi chứa cát để lại những chỗ lõm chõm vì vậy cần phải san gạt để đảm bảo tính ổn định, thoát nước nhanh và trồng cây xung quanh tạo mỹ quan.

+ Diện tích cần san gạt tại bãi chứa bùn cát: 4.000m2, với chiều dày san gạt trung bình 0,2m, khối lượng san gạt khoảng 1.200m3;

+ Tiến hành trồng cây phủ xanh trên toàn bộ diện tích 4.000m2. Với vùng đất bán ngập, cây trồng thích hợp là tràm nước, mật độ trồng thích hợp là 10.000 cây/ha, cự ly 1x1m, số cây cần thiết phải trồng là 4.000 cây.

Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Cây ươm 8-10 tuần tính từ khi cấy, cao 40-50cm, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, cụt ngọn.

+ Tiến hành duy tu chăm sóc 4.000 cây đã trồng trên diện tích bãi chứa cát trong 5 năm, đồng thời bổ sung trồng dặm cây chết. Dự phòng số cây trồng dặm khoảng 30%, do đó số cây cần trồng dặm trên bãi chứa vào khoảng 1.200 cây.

Tuyến đường vận chuyển vật liệu từ bãi chứa đến nơi tiêu thụ:

- Duy tu tuyến đường đất dẫn từ bãi chứa ra đến đường ven biển: Với chiều dài đoạn đường đất ảnh hưởng là 2km, chiều rộng mặt đường 6m, diện tích cần thực hiện 12.000m2.

Sau khi tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường xong, Chủ dự án sẽ tiến hành duy tu bảo dưỡng các công trình trong thời hạn 2 năm.

Bảng 2.2: Khối lượng các hạng mục công trình cải tạo, phục hồi môi trường theo từng giai đoạn và toàn bộ quá trình

STT

Công tác

Đơn vị tính

Khối lượng

I

Giai đoạn 1: Trước khi khai thác

1.1

Khu vực khai trường

 

0

1.2

Khu vực bãi chứa cát và các công trình phụ trợ

 

 

 

Trồng cây xanh xung quanh bãi chứa cát

Cây

858

1.3

Khu vực ngoài bãi chứa bị ảnh hưởng bởi hoạt động tận thu vật liệu nạo vét

 

0

II

Giai đoạn 2: Trong khi khai thác

2.1

Khu vực khai trường

 

 

 

Đo hồi âm địa hình đáy khu vực khai thác với chiều dài 5,5km

Lần

10

2.2

Khu vực bãi chứa cát và các công trình phụ trợ

 

 

 

Chăm sóc và trồng dặm cây trồng xung quanh bãi chứa cát

Cây

258

2.3

Khu vực ngoài bãi chứa bị ảnh hưởng bởi hoạt động tận thu vật liệu nạo vét

 

 

 

Duy tu, sửa chữa tuyến đường đất vận chuyển từ bãi tập kết ra đường ven biển

 

 

 

Tổng khối lượng đất đắp và san gạt

m3

600

III

Giai đoạn 3: Sau khi kết thúc khai thác

3.1

Khu vực khai trường

 

 

a

Di chuyển các thiết bị máy móc ra khỏi khu vực khai trường

Tàu hút

2

b

Phương tiện vận chuyển bùn cát (xà lan + tàu kéo)

Chiếc

4

3.2

Khu vực bãi chứa bùn cát và các công trình phụ trợ

 

 

a

Tháo dỡ những công trình dân dụng không còn mục đích sử dụng

 

 

 

Khu lán trại, nhà nghỉ công nhân

m2

500

Kho nhiên liệu

m2

30

b

San gạt và trồng cây trên toàn bộ diện tích bãi chứa

 

 

 

Khối lượng san gạt

m3

1.200

Trồng cây tràm nước

Cây

4.000

Trồng dặm cây trên mặt bằng bãi chứa

Cây

1.200

3.3

Tuyến đường vận chuyển vật liệu từ bãi chứa đến nơi tiêu thụ

 

 

a

Duy tu tuyến đường đất dẫn từ bãi chứa ra đường ven biển

m2

12.000

3.4

Duy tu, bảo dưỡng, giám sát các công trình cải tạo, phục hồi môi trường

Năm

2

 

Các thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, đất đai, cây xanh sử dụng trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường được trình bày trong bảng 2.3.

Bảng 2.3: Bảng thống kê thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường

STT

Tên máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu sử dụng

Đơn vị

Khối lượng

1

Máy xúc

Máy

01

2

Máy ủi 110CV

Máy

01

3

Cây tràm nước

Cây

6.316

4

Đất đắp

m3

600

 

2.2.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu,  phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường

a.  Đối với con người

- Phân công, tổ chức công việc hợp lý;

- Lắp đặt biển báo “khu vực đang thi công” để hạn chế người đi vào khu vực, chỉ những người có phận sự mới được vào;

- Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân làm việc như: Quần áo, nón, găng tay,….;

- Các thiết bị, máy móc phục vụ cải tạo, phục hồi môi trường không hoạt động vào giờ nghỉ ngơi, tránh di chuyển tập trung các phương tiện ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân khu vực xung quanh;

- Tuyên truyền, giáo dục ý thức cho công nhân về an toàn lao động và giữ gìn vệ sinh công nghiệp;

- Thường xuyên tưới nước chống bụi trên các đường vận tải.

b.  Đối với máy móc thiết bị

Để đảm bảo an toàn và phòng ngừa sự cố đối với máy móc thiết bị trong quá trình làm việc, Công ty ra quy định và buộc công nhân làm việc phải nghiêm chỉnh chấp hành những quy định sau:

- Thực hiện đúng qui  trình vận hành của từng loại máy móc thiết  bị;

- Có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa đúng kỳ và hợp lý;

- Tập kết máy, thiết bị đúng vị trí qui định sau giờ làm việc;

- Máy xúc, máy ủi có tín hiệu (còi, đèn chiếu sáng), cấm người đứng trong phạm vi làm việc của máy. Khoảng cách giữa các máy xúc gần nhau không được nhỏ hơn tổng bán kính hoạt động lớn nhất của 2 máy cộng thêm 2m.

c. Công tác phòng chống cháy nổ

- Công ty trang bị các phương tiện phòng cháy chữa cháy bao gồm: hệ thống nước và bơm nước, hệ thống báo cháy, bình cứu hoả, hố cát, còi kẻng báo động, biển cấm lửa và được Công an phòng cháy, chữa cháy kiểm tra thường xuyên;

- Lắp đặt biển báo nguy hiểm tại những khu vực sử dụng điện và chất dễ cháy;

- Thành lập đội phòng cháy chữa cháy trong Công ty và được tập luyện thường xuyên;

- Tăng cường ý thức phòng cháy chữa cháy cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty.

d. Giảm thiểu ô nhiễm khí thải, bụi và tiếng ồn

- Yêu cầu chủ các phương tiện máy móc thi công áp dụng biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do khí thải đốt nhiên liệu thông qua biện pháp hiệu chỉnh chế độ đốt và sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp (dầu DO 0,05% S). Kiểm tra các phương tiện thi công nhằm đảm bảo các thiết bị, máy móc luôn ở trong điều kiện tốt nhất về mặt kỹ thuật;

- Tại những khu vực phát sinh bụi, tưới nước để hạn chế khả năng phát tán bụi ra môi trường xung quanh;

- Để giảm ồn, phải tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên các phương tiện vận tải, các máy móc thiết bị kỹ thuật thi công, bảo đảm tuyệt đối an toàn trong thi công;

Do thời gian thi công cải tạo, phục hồi môi trường tương đối ngắn (khoảng 3 tháng) nên các tác động trong giai đoạn này chỉ mang tính chất tạm thời, không ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng không khí xung quanh.

f. Giảm thiểu ô nhiễm nước thải và chất thải rắn sinh hoạt

Sau khi kết thúc dự án, Công ty sẽ dành ra 3 tháng để cải tạo, phục hồi môi trường. Toàn bộ công nhân thi công sau giờ làm việc đều trở về nhà sinh hoạt với gia đình nên gần như không phát sinh nước thải và chất thải rắn sinh hoạt trong giai đoạn này.

2.3.  Kế hoạch thực hiện

2.3.1. Tổ chức thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường

Công ty CP Đăng Lộc Phát có nhiều kinh nghiệm trong công tác tân thu vật liệu, cũng như có đầy đủ máy móc, thiết bị sẽ tự tổ chức thực hiện các công việc trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là cơ quan kiểm tra và xác nhận hoàn thành phương án.

Hình 5: Sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường

Trong sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo phục hồi môi trường, giám đốc điều hành dự án sẽ trực tiếp quản lý Phương án cải tạo, phục hồi môi trường. Tổ trưởng tổ quản lý môi trường có nhiệm vụ lên kế hoạch, đề ra tiến độ thực hiện cho đội thi công và chịu trách nhiệm báo cáo với cấp trên, cơ quan nhà nước về công việc thực hiện.

2.3.2. Kế hoạch tổ chức giám định các công trình cải tạo, phục hồi môi trường để kiểm tra, xác nhận hoàn thành các nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường

Theo Điều 16, Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, sau khi hoàn thành từng phần hoặc toàn bộ nội dung cải tạo, phục hồi môi trường theo phương án đã được phê duyệt, Công ty CP Đăng Lộc Phát sẽ lập hồ sơ đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu kiểm tra và xác nhận hoàn thành.

Thời gian hoàn thành các công trình cải tạo, phục hồi môi trường: 3 tháng;

Thời gian dự kiến kiểm tra: Sau tháng thứ 3 – Giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường.

2.3.3. Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kiểm tra, xác nhận

- Trong quá trình nạo vét khơi thông dòng chảy và tận thu vật liệu trên sông Lô, đơn vị trực tiếp quản lý là Công ty CP Đăng Lộc Phát và các đơn vị giám sát là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Giao thông Vận tải và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

- Các công trình cải tạo, phục hồi môi trường sẽ được kiểm tra và bảo trì định kỳ 2 lần/năm, bao gồm kiểm tra tuyến đường vận chuyển, cây xanh,....

- Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, tuyên truyền ý thức bảo vệ các công trình môi trường tại dự án tới người dân trong vùng, từ đó đưa ra các biện pháp xử lý đối với các trường hợp vi phạm.

Diện tích khu vực nạo vét sau khi cải tạo, phục hồi môi trường xong, Công ty sẽ bàn giao lại địa phương quản lý, riêng đối với bãi chứa vật liệu bùn cát sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng và trả lại mặt bằng cho chủ đất.

2.3.4. Chương trình giám sát môi trường

Chương trình giám sát chất lượng môi trường là một trong những yêu cầu quan trọng của công tác quản lý chất lượng môi trường. Giám sát chất lượng môi trường được hiểu như là một quá trình “Quan trắc, đo đạc, ghi nhận, phân tích, xử lý và kiểm soát một cách thường xuyên, liên tục các thông số chất lượng môi trường”.

Việc đo đạc giám sát chất lượng môi trường khu vực dự án sẽ được thực hiện 1 lần trong 3 tháng cải tạo phục hồi môi trường.  Kết quả giám sát chất lượng môi trường sẽ được gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu để giám sát và kiểm tra.

Giám sát chất lượng không khí :

- Thông số giám sát : Vi khí hậu, bụi, tiếng ồn, CO, NO2, SO2.

- Vị trí giám sát : 1 điểm khu vực bãi chứa bùn cát.

- Tần số giám sát : 3 tháng/lần.

- Quy chuẩn so sánh : QCVN 05:2013/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; QCVN 26:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

Giám sát chất lượng nước mặt:

- Thông số giám sát : pH, TSS, COD, BOD5, Amoni, Nitrat, Phosphat, Coliform.

- Vị trí giám sát :  1 điểm tại tiếp nhận nước xả từ hố lắng của bãi chứa.

- Tần số giám sát : 3 tháng/ lần.

- Quy chuẩn so sánh : QCVN 08-MT:2015/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

Giám sát độ sâu sau thi công:

- Tiến hành đo hồi âm địa hình đáy lòng sông khu vực dự án, chiều dài 5,5km.

- Tần số giám sát : 3 tháng/ lần.

- Đơn vị thực hiện : Công ty CP Đăng Lộc Phát.

- Đơn vị giám sát : Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Giao thông Vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

GỌI NGAY 0907957895
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline:  028 3514 6426 - 0903 649 782 
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
UA-179584089-1