Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở sản xuất bia, rượu, nước giải khát và thạch rau câu. Công xuất bia: 15.000.000 lít/năm. Sản xuất rượu: 1.500.000 lít/năm. Sản xuất nước giải khát và nước tinh khiết: 5.000.000 lít/năm. Sản xuất thạch rau câu: 1.000 tấn/năm.
Ngày đăng: 06-08-2024
205 lượt xem
MỤC LỤC
CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ .................................1
1. Tên chủ cơ sở................................................................................1
2. Tên cơ sở .....................................................................................1
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở.........................2
3.1. Công suất hoạt động của cơ sở.......................................................2
3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở ...................................................3
3.3. Sản phẩm của cơ sở......................................................................11
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện,
nước của cơ sở....................................................................13
4.1. Máy móc, thiết bị sử dụng cho hoạt động sản xuất....................13
4.2. Nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ sản xuất..........................18
4.3. Nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở.........................................22
5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở................................25
5.1. Quy mô các hạng mục công trình của cơ sở..............................25
5.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và thực hiện của cơ sở ....................27
5.3. Tình hình chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ sở...................27
CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI
CỦA MÔI TRƯỜNG...............................................29
1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân
vùng môi trường.................................................................29
2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường .................29
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ...........................30
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải.....................30
1.1. Thu gom, thoát nước mưa..............................................30
1.2. Thu gom, thoát nước thải................................................30
1.3. Xử lý nước thải....................................................................34
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải.................................43
2.1. Bụi, khí thải sản xuất.......................................43
2.2. Khí NH3 từ hệ thống làm lạnh...................................45
2.3. Khí CO2 sinh ra trong quá trình lên men........................45
2.4. Bụi, khí thải lò hơi.................................................46
3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường...................50
3.1. Chất thải rắn sinh hoạt..................................................50
3.2. Chất thải rắn công nghiệp thông thường ..........................51
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại.........................52
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung.......................54
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường .............................54
6.1. Lập kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố khẩn cấp....................54
6.2. Phòng ngừa, ứng phó sự cố về hóa chất.........................................54
6.3. Phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ...................................57
6.4. Phòng ngừa, ứng phó khi hệ thống XLNT gặp sự cố phải dừng hoạt động............58
6.5. Phòng ngừa, ứng phó sự cố nổ bồn chứa NH3, rò rỉ khí NH3.......................60
6.6. Phòng ngừa, ứng phó sự cố rò rỉ khí CO2.........................62
6.7. Phòng ngừa ứng phó sự cố chập nổ máy biến áp, sự cố lò hơi .................65
7. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác...............................67
CHƯƠNG IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG...........68
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải.......................................68
1.1. Nguồn phát sinh nước thải.............................................68
1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa ...................................68
1.3. Dòng nước thải..........................................................68
1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong dòng nước thải....68
1.5. Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải....................69
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải ............................69
2.1. Nguồn phát sinh khí thải...................................................69
2.2. Lưu lượng xả khí thải tối đa...........................................69
2.3. Dòng khí thải................................................69
2.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong dòng khí thải......70
2.5. Vị trí, phương thức xả khí thải ...........................................70
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung .................70
3.1. Nguồn phát sinh...........................................................70
3.2. Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung........................................70
3.3. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn độ rung..........................71
CHƯƠNG V. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ..................72
1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải ............................72
1.1. Kết quả quan trắc định kỳ nước thải sau xử lý...............................73
1.2.Kết quả quan trắc định kỳ nước thải trước xử lý........................................74
1.3. Kết quả quan trắc định kỳ nước thải tại điểm tiếp nhận của công ty chảy vào hệ
thống thoát nước chung của khu vực.................................75
2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải......................76
2.1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với mẫu khí thải lò hơi 2020, 2021 và Quý
I, II năm 2022 của Nhà máy................................................77
2.2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với mẫu không khí xung quanh nhà máy
2020, 2021 và Quý I, II năm 2022 của Nhà máy .............................78
CHƯƠNG VI. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ..........79
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải.........................79
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp
luật.........................................................79
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ.......................................79
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải...................................79
2.3. Chương trình quan trắc môi trường không khí xung quanh khu vực sản xuất........80
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm...............................80
CHƯƠNG VII. KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
ĐỐI VỚI CƠ SỞ...........................................81
CHƯƠNG VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ ...................82
CHƯƠNG I
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1. Tên chủ cơ sở: CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU NƯỚC GIẢI KHÁT
- Địa chỉ văn phòng: Phường Thanh Miếu, Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ
- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: .......
- Điện thoại: ...... Fax: ...........
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần, mã số doanh nghiệp: .........., được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp, đăng ký lần đầu ngày ........, đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày .........
2. Tên cơ sở: CƠ SỞ SẢN XUẤT BIA, RƯỢU, NƯỚC GIẢI KHÁT VÀ THẠCH RAU CÂU
- Tổng vốn đầu tư của cơ sở: .........
- Địa điểm cơ sở: Phường Thanh Miếu, Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ.
- Quyết định số 2464/QĐ-UBND ngày 25/09/2018 phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết của Cơ sở sản xuất bia, rượu, nước giải khát và thạch rau câu của Công ty Cổ phần Bia rượu nước giải khát tại phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
- Giấy xác nhận số 3340/GXN-UBND ngày 24/08/2012 của UBND Tỉnh về việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án "Bổ sung thiết bị, nâng công suất và chất lượng Bia " tại phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ của Công ty Bia rượu (nay là Công ty cổ phần Bia rượu nước giải khát).
- Giấy phép xả thải vào nguồn nước số 03/GP-UBND ngày 17/01/2018 được cấp bởi UBND Tỉnh Phú Thọ.
- Quy mô của cơ sở:
+ Dự án có tiêu chí như dự án nhóm C (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019).
+ Dự án có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm II: Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình (theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 28 Luật Bảo vệ Môi trường).
+ Theo khoản 1 Điều 39 Luật bảo vệ môi trường dự án đầu tư nhóm II thuộc đối tượng phải có Giấy phép môi trường. Theo khoản 3 Điều 41 Luật bảo vệ môi trường dự án thuộc đối tượng cấp phép của UBND cấp tỉnh.
- Vị trí cơ sở sản xuất bia, rượu, nước giải khát và thạch rau câu của Công ty cổ phần Bia rượu nước giải khát có diện tích 16.371,4 m2, nằm tiếp giáp với đường Hùng Vương, thuộc phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đã được UBND tỉnh Phú Thọ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho công ty số ....... ngày 16/04/2004 (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đính kèm phụ lục). Vị trí này có ranh giới tiếp giáp như sau:
- Phía Đông: Giáp khu dân cư phường Thanh Miếu.
- Phía Tây:Giáp chùa Thiên Long Tự.
- Phía Nam:Giáp Đại lộ Hùng Vương, thành phố Việt Trì.
- Phía Bắc:Giáp khu dân cư phường Thanh Miếu.
Hình 1. 1. Sơ đồ vị trí cơ sở sản xuất
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:
3.1. Công suất hoạt động của cơ sở:
Nhà máy Đường ........ tiền thân của Công ty cổ phần Bia rượu nước giải khát........ được xây dựng từ năm 1958 do Trung Quốc giúp Việt Nam xây dựng tại địa bản phường Bến Gót, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (trước đây gọi là khu A) với dây chuyển sản xuất đường có công suất ban đầu là 350 tấn mía/ngày và dây chuyền sản xuất cồn tinh chế công suất 3.000 lít/ngày.
Đến năm 1996, công ty xây dựng nhà máy bia........ tại địa bàn phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (trước đây gọi là khu B) có công suất sản xuất bia là 5.000.000 lít/năm và 3.000.000 lít nước giải khát/năm.
Năm 2004, công ty bổ sung thiết bị nâng công suất và chất lượng bia .......... lên 15.000.000 lít/năm với các sản phẩm bia hơi đóng box 20 lít, 30 lít, 50 lít, bia chai đóng chai 450-500 ml, bia đóng chai pét 1 lít. Đến đầu năm 2012, Công ty tái sản xuất lại dây chuyền nước giải khát đã đầu tư trên cơ sở hạ tầng sẵn có với công suất là 5.000.000 lít/năm
Từ tháng 01/2012 công ty chỉ còn lại khu B thuộc phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ bao gồm cả trụ sở, văn phòng quản lý và xưởng sản xuất.
Đến nay, công ty vẫn hoạt động bình thường với công suất sản xuất của từng dây chuyển sản xuất như sau:
- Dây chuyền sản xuất bia: 15.000.000 lít/năm.
- Dây chuyền sản xuất rượu: 1.500.000 lít/năm.
- Dây chuyền sản xuất nước giải khát và nước tinh khiết: 5.000.000 lít/năm
- Dây chuyền sản xuất thạch rau câu: 1.000 tấn/năm.
3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở:
Công ty cổ phần Bia rượu nước giải khát....... hiện đang sản xuất với 04 loại sản phẩm, gồm có: Dây chuyền sản xuất bia; Dây chuyền sản xuất rượu ; Dây chuyền sản xuất nước giải khát và nước tinh khiết; Dây chuyền sản xuất thạch rau câu. Các quy trình công nghệ sản xuất của công ty như sau:
3.2.1. Dây chuyền công nghệ sản xuất bia
Hình 1. 2. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bia
Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất bia:
- Nguyên liệu bao gồm: Malt đại mạch được nhập khẩu từ một số nước Châu Âu, gạo được vận chuyển từ các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và phía Nam bằng ô tô tải, xe container về bảo quản trong kho đảm bảo các chỉ tiêu về độ ẩm, tạp chất.
- Nghiền nguyên liệu: Malt, gạo được nghiền nhỏ theo yêu cầu sản xuất, sau đó được đưa vào chế biến dịch đường. Mục đích của quá trình nghiền là nghiền hạt thành nhiều mảnh nhỏ để tăng bề mặt tiếp xúc của nguyên liệu với nước, giúp cho sự xâm nhập của nước vào các thành phần nội nhũ nhanh hơn, thúc đẩy quá trình hồ hoá và quá trình đường hoá nhanh và triệt để hơn.
- Nấu dịch đường: Nguyên liệu sau khi nghiền được phối trộn với nước ấm, thực hiện quá trình ngâm, tiếp tục nâng nhiệt lên trên 50°C và duy trì ở nhiệt độ này một thời gian, sau đó chuyển sang các nồi nấu theo công đoạn sau:
+ Gạo đã nghiền nhỏ được đưa vào nồi cháo, tỷ lệ phối liệu là 1:5 và nấu chín ở nhiệt độ 100oC sau đó bơm sang nồi malt để tiến hành đường hoá.
+ Malt được phối liệu theo tỷ lệ 1:4 tại nồi đường hoá, sau khi cháo chín bơm chuyển sang nồi malt nâng toàn bộ khối dịch lên 52oC, quá trình đường hoá thực hiện qua các giai đoạn 52°C, 65°C, 75°C sau đó chuyển sang thiết bị lọc, dịch trong đem làm lạnh và chuyển thùng lên men còn lượng bã sau lọc làm thức ăn trong chăn nuôi.
- Làm lạnh dịch đường: Dịch đường lên men đảm bảo các chỉ tiêu: nhiệt độ 10-12°C; Nồng độ chất khô: 10-12% (tuỳ theo từng loại bia).
- Nhân men: Men được nhân giống từ cấp 1 đến cấp 6 đảm bảo các chỉ tiêu theo yêu cầu sản xuất.
- Lên men: Quá trình lên men thực hiện thùng kín (CO2, được thu hồi lại để tái sử dụng); Nhiệt độ lên men: 10 - 15°C; thời gian lên men: 10 - 15 ngày (tuỳ theo từng loại bia).
- Lọc bia: Kết thúc quá trình lên men bia được lọc qua máy lọc đạt các chi tiêu như độ trong, màu sắc, hàm lượng CO2, độ chua,...
- Bão hòa CO2:
+ Bia sau lọc trong được chuyển sang các bể tank chứa bia trong để ổn định và bão hòa CO2. Bổ sung thêm CO2, để đạt hàm lượng theo yêu cầu, đảm bảo tiêu chuẩn bia thành phẩm trước khi đóng chai.
- Chiết bia vào chai, keng, thanh trùng và dán nhãn:
+ Bia sau khi lọc trong được chứa vào các bồn chứa bia thành phẩm. Từ các bồn này bia được đưa tới dây chuyền chiết chai, chiết lon. Chai sử dụng để chiết là chai thủy tinh tái sử dụng do vậy chai từ quá trình thu gom từ các đại lý về nhà máy để tái sử dụng sẽ được phân loại đưa vào máy rửa bằng nước nóng 50°C để loại bỏ lượng bia cồn trong chai sau đó được đưa vào khoang xút nóng trong máy có nồng độ 1,2 -1,4% và nhiệt độ 80°C để ngâm trong 30 phút. Sau đó chai được đưa đến các dàn pép phun tia số 1 để rửa bằng nước nóng vô trùng, tiếp theo chai được đưa đến giàn pép phun số 2 để rửa bằng nước vô trùng nhằm loại hoàn toàn các chất bẩm bám trên chai.
+ Chai sau khi rửa được đưa vào máy kiểm tra chai rỗng để đảm bảo độ sạch cho chiết bia (các chai không đủ tiêu chuẩn sẽ được tự động loại ra khỏi dây chuyền).
+ Chai sau khi rửa sạch được máy rửa đưa ra ngoài băng tải sau đó đưa vào máy chiết để chiết bia.
+ Sau khi chiết, đóng nắp sản phẩm được thanh trùng theo chế độ công nghệ phù hợp để diệt men, kéo dài thời gian tồn trữ và sử dụng.
- Khâu cuối cùng là dán nhãn, in hạn sử dụng, xếp két, đóng thùng carton. Sau đó nhập kho thành phẩm, xuất đi tiêu thụ.
- Đối với bia hơi: Bia thành phẩm sau khi đảm bảo các chỉ tiêu theo yêu cầu được chiết vào bom, thùng và chuyển vào bảo quản trong kho lạnh.
Hình 1. 3. Sơ đồ quy trình công nghệ rửa vỏ chai chi tiết
3.2.2. Dây chuyền công nghệ sản xuất nước tinh khiết và nước giải khát
Hình 1. 4. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất nước tinh khiết và nước giải khát
Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất nước tinh khiết và nước giải khát:
- Nước từ nguồn nước máy của Công ty cổ phần cấp nước Phú Thọ cấp cho công ty đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nước uống theo QCVN 01:2009/BYT được chứa tại bể chứa nước thô, từ đây nước sẽ được bơm đẩy 1HP tăng áp lực để đưa vào dây chuyền lọc xử lý.
- Lọc, xử lý RO: Lọc lần 1:
+ Nước từ bể chứa nước của Công ty cổ phần Bia Rượu Nước Giải Khát được bơm cấp qua hệ thống bể thổi khí khử sắt, sau đó bình lọc than qua hoạt tính, qua bình cation, qua hệ thống thổi pH và ra bể chứa trung gian kết thúc quá trình lọc lần 1, nước thải sau quá trình lọc sẽ được tuần hoàn lại bể chứa nước sạch, một phần nhỏ thải ra ngoài.
+ Tại bể chứa trung gian tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu: pH, độ cứng, độ kiềm, hàm lượng muối, độ trong, màu sắc, mùi vị. Sau khi kiểm tra các chỉ tiêu đạt tiêu chuẩn nước mềm tiến hành bơm sang hệ thống lọc lần 2.
Lọc lần 2:
Nước đã đạt tiêu chuẩn của quá trình lọc lần 1 bơm sang hệ thống lọc lần 2 qua lọc thô, lọc tinh và được bơm cao áp trong hệ thống thẩm thấu ngược RO với màng lọc có kích thước 0,001 micron, lỗ lọc nhỏ như vậy chỉ cho phép các phần tử nước đi qua và nước ở đây trở thành nước tinh khiết 100%, qua đèn tia cực tím đi vào thùng sản phẩm. Tại thùng sản phẩm tiếp tục sục Ozon. Kết thúc quá trình lọc lần 2 nước đạt theo QCVN 6-1:2010/BYT - Quy chuẩn quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai.
Chiết chai, bình nước tinh khiết:
Nước uống tinh khiết sau khi kiểm tra đảm bảo các chỉ tiêu theo quy định được đưa vào chiết chai, chiết bình. Chai, bình sau khi chiết yêu cầu phải đồng đều về dung tích, độ kín của nắp chai, bình phải đảm bảo.
- Dán nhãn: Nhãn mác được dán ngay ngắn có độ dính tốt, hạn sử dụng in rõ ràng, đầy đủ.
- Đóng gói, xếp hộp: Chai nước uống tinh khiết có dung tích chai: 330 ml; 360 ml; 500 ml; 1000 ml; 1500 ml được đóng vào hộp. Bình nhựa loại: 10 lít; 15 lít; 19 lít; 20 lít sau đó nhập kho thành phẩm.
Chiết chai nước giải khát:
Nguyên liệu nấu syrup: Nâng nhiệt độ nước RO lên: 80-95°C, hòa tan đường, hương liệu, giữ nhiệt trong thời gian 25-30 phút, hạ nhiệt xuống 65-70oC cho các phụ gia; hương liệu và tiếp tục giữ nhiệt trong thời gian 10-15 phút sau đó đi lọc thô ra thùng chứa.
Làm lạnh dịch syrup: Dịch syrup để phối hương và đảm bảo các chỉ tiêu: Nhiệt độ: 10 - 15 °C; Nồng độ chất khô: ≥ 7,0%.
- Lọc tinh: Quá trình lọc thực hiện đảm bảo độ trong, không có dị vật
- Thùng trung gian: Kết thúc quá trình lọc tinh, dịch đạt được các chi tiêu: Độ trong, màu sắc, độ Brix, pH mùi, vị...
- Tiệt trùng nhanh: Nhiệt độ đặt khi qua máy tiệt trùng đảm bảo đạt 85°C.
- Chiết chai thành phẩm: Dịch syrup có hương khi kiểm tra đảm bảo các chỉ tiêu của nước có hương đóng chai được đưa vào chiết chai, chai sau chiết yêu cầu phải đồng đều về dung tích, độ kín của nút và được bảo quản ở nhiệt độ thường.
- Nhập kho: Nước giải khát đóng chai được nhập vào kho thành phẩm và bảo quản trong điều kiện khô thoáng nhiệt độ thường của kho.
3.2.3. Dây chuyền công nghệ sản xuất rượu:
Hình 1. 5. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất rượu
Thuyết minh tóm tắt quy trình công nghệ sản xuất rượu:
- Pha chế rượu: Căn cứ chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật được giao để tính toán lượng cồn, lượng nước tinh khiết cần thiết để có nồng độ rượu theo quy định, sau đó bổ sung phụ gia cho phù hợp, đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
- Lọc và lắng trong: Rượu pha chế xong được để lắng trong. Sau khi phối hương được tàng trữ, thời gian tàng trữ tuỳ theo tính chất của mỗi loại rượu sao cho rượu thành phẩm có hương vị đặc trưng và ổn định về chất lượng.
- Chiết chai: Chai trước khi chiết phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Khi chiết rượu vào, yêu cầu lượng rượu trong chai phải đồng đều theo đúng tiêu chuẩn quy định, không được chiết đầy hoặc với quá, nút chai được xoáy chặt đảm bảo độ kín.
- Dán nhãn, xếp hộp: Chai rượu được lau khô rồi dán nhãn, xếp hộp, yêu cầu nhãn dán ngay ngắn đúng vị trí, số lượng chai trong mỗi hộp đủ số lượng theo quy định.
- Nhập kho: Rượu chai thành phẩm được nhập về kho bảo quản nơi thoáng mát, không xếp cao quá để tránh đổ vỡ.
3.2.4. Dây chuyền công nghệ sản xuất thạch rau câu:
Hình 1. 6. Sơ đồ quy trình công nghệ sản thạch rau câu
Thuyết minh tóm tắt quy trình công nghệ sản xuất thạch rau câu:
Các nguyên liệu như: nước RO, đường kính, bột rau câu và các phụ gia khác (nước hoa quả từng vị, mỗi ca sản xuất cho một loại nước cốt hoa quả), tất cả nguyên liệu được đong đếm theo định lượng tiêu chuẩn để đưa vào nồi cô hai vỏ, đánh nhuyễn hỗn hợp rồi đưa vào hệ thống nấu tinh sau đó lọc bỏ tạp chất, bã của nước cốt hoa quả nếu có và nấu chín hỗn hợp...
Hỗn hợp thạch sau khi nấu chín được đưa vào máy nạp sản phẩm để rót vào cốc nhựa và ép nắp sản phẩm, ghi hạn dùng. Tất cả các sản phẩm được khử trùng qua hệ thống xử lý ozone để loại bỏ các vi sinh vật gây hại cho sản phẩm, sau đó đi qua hệ thống nước làm nguội.
Qua khâu kiểm tra mẫu, thành phẩm nếu đạt tiêu chuẩn được đưa vào dây chuyền đóng gói. Mỗi công nhân phụ trách một công đoạn như cho sản phẩm vào thùng, dán tem. Khâu cuối cùng được thủ kho xác nhận số lượng thùng thành phẩm để viết phiếu nhập kho.
3.3. Sản phẩm của cơ sở:
3.3.1. Sản phẩm bia
Hai loại sản phẩm của công ty đó là bia chai và bia hơi. Các thông số kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng của hai loại bia này được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 1. 1. Thông số kỹ thuật chủ yếu và tiêu chuẩn chất lượng bia
3.3.2. Sản phẩm nước giải khát và nước tinh khiết
Nhằm đáp ứng thị hiếu cũng như sức mua của người tiêu dùng, chọn các loại nước giải khát để sản xuất gồm: nước trà xanh, nước tăng lực, nước cam, nước chanh leo,… Chất lượng sản phẩm nước giải khát: Theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 7041:2002; TCVN 5042:1994 và bản tự công bố chất lượng tại Chi cục An Toàn Thực Phẩm Sở y tế Phú Thọ.
Bảng 1. 2. Thông số kỹ thuật chủ yếu và tiêu chuẩn chất lượng nước giải khát
3.3.3. Sản phẩm rượu
Các thông số kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng của rượu được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 1. 3. Thông số kỹ thuật chủ yếu và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm rượu
3.3.4. Sản phẩm thạch rau câu
Sản phẩm chủ yếu của công ty là thạch rau câu được sản xuất theo đơn đặt hàng.
Chất lượng sản phẩm thạch rau câu: Theo Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT - Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phầm; QCVN 8-2:2011/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại trong thực phẩm; QCVN 8-1:2011/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm.
>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư xây dựng trung tâm nông nghiêp công nghệ cao
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn