Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông và bê tông thương phẩm. Căn cứ Khoản 1 và Khoản 2, Điều 39 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông và bê tông thương phẩm thuộc đối tượng phải xin cấp Giấy phép môi trường.
Ngày đăng: 07-08-2024
117 lượt xem
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .............................................III
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................... IV
DANH MỤC CÁC HÌNH..............................................................................................V
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ...........................................................3
1. Tên chủ cơ sở...............................................................................................................3
2. Tên cơ sở .....................................................................................................................3
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở...................................................3
3.1. Công suất hoạt động của cơ sở.................................................................................3
3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở ..................................................................................4
3.3. Sản phẩm của cơ sở................................................................................................14
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở....14
4.1. Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất của cơ sở................................14
4.2. Nhu cầu sử dụng điện, nước của cơ sở...................................................................15
5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở.....................................................................16
5.1. Vị trí địa lý..............................................................................................................16
5.2. Các hạng mục công trình của cơ sở........................................................................17
5.3. Danh mục máy móc, thiết bị sản xuất ....................................................................18
CHƯƠNG 2. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG .............20
1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường .....20
2. Sự phù hợp của cơ sở với khả năng chịu tải của môi trường....................................20
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ....22
1. Công trình, biện pháp thu gom thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải ..........22
1.1. Thu gom, thoát nước mưa ......................................................................................22
1.2. Thu gom, thoát nước thải .......................................................................................23
1.3. Xử lý nước thải .......................................................................................................26
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải...................................................................30
3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường..............................33
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại............................................34
CHƯƠNG 4. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG ..................37
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải ...........................................................37
1.1. Nguồn phát sinh nước thải: ....................................................................................37
1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa:...............................................................................37
1.3. Dòng nước thải:......................................................................................................37
1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong dòng nước thải: 37
1.5. Vị trí, phương thức xả nước thải: ...........................................................................37
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải: .............................................................38
2.1. Nguồn phát sinh khí thải.........................................................................................38
2.2. Lưu lượng xả khí thải tối đa...................................................................................38
2.3. Dòng khí thải..........................................................................................................38
2.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm trong dòng khí thải.....38
2.5. Vị trí, phương thức xả khí thải ...............................................................................38
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung:..............................................39
3.1. Nguồn phát sinh:.....................................................................................................39
3.2. Vị trí phát sinh tiếng ồn:.........................................................................................40
3.3. Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung:..............................................................40
4. Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải nguy hại:.............................................41
5. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (nếu có):.41
CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ .......................42
CHƯƠNG 6. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ ..........46
1. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) ...............................46
2. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm..................................................46
CHƯƠNG 7. KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ ....47
CHƯƠNG 8. CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ .............................................48
PHỤ LỤC...................................................................................50
MỞ ĐẦU
Công ty Cổ phần Bê tông có trụ sở chính tại khu......, xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Công ty được thành lập từ năm 2007 theo Giấy đăng ký doanh nghiệp số .........., do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp lần đầu ngày 06/11/2007, cấp đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 17/3/2015. Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty là sản xuất các cấu kiện bê tông và bê tông thương phẩm.
Năm 2007, Công ty Cổ phần Bê tông........ đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho Dự án “Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông và bê tông thương phẩm”. Báo cáo nêu trên đã được Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại Quyết định số 263/QĐ-CT ngày 28/01/2008.
Đến năm 2018, với mục tiêu phát triển và đáp ứng nhu cầu của thị trường, Công ty quyết định mở rộng dự án “Đầu tư nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông và bê tông thương phẩm”. Công ty đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án mở rộng, nâng công suất và đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại Quyết định số 2043/QĐ-UBND ngày 05/09/2018.
Dự án mở rộng chính thức đi vào hoạt động từ cuối năm 2018 với quy mô cụ thể như sau:
- Ống bê tông dạng tròn: 30km/năm (tương đương khoảng 15.000 tấn/năm);
- Ống bê tông dạng vuông: 15km/năm (tương đương khoảng 7.500 tấn/năm);
- Cấu kiện bê tông đúc sẵn khác: 165km/năm (tương đương khoảng 82.500 tấn/năm);
- Bê tông thương phẩm: 120.000m3/năm (tương đương khoảng 288.000 tấn/năm).
- Cọc ván dự ứng lực: 750.000 mét dài/năm (khoảng 225.000 tấn/năm).
- Đá xẻ các loại: 300.000 m2/năm (tương đương khoảng 13.500 tấn/năm).
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3, Điều 9 của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019, dự án có tiêu chí nhóm B. Căn cứ Mục số 02, Phụ lục IV, ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, dự án Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông và bê tông thương phẩm thuộc nhóm II – là nhóm có nguy cơ gây tác động xấu đến môi trường.
Căn cứ Khoản 1 và Khoản 2, Điều 39 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông và bê tông thương phẩm thuộc đối tượng phải xin cấp Giấy phép môi trường.
Dự án Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông và bê tông thương phẩm đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM tại Quyết định số 2043/QĐ-UBND ngày 05/09/2018. Do đó, căn cứ Điểm c, Khoản 3, Điều 41 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông và bê tông thương phẩm là UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông và bê tông thương phẩm được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
CHƯƠNG 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1. Tên chủ cơ sở
CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG.........
- Địa chỉ: .........., xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Người đại diện: ........... Chức vụ: Giám đốc
- Điện thoại: .............
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, mã số doanh nghiệp .............. do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp lần đầu ngày 06/11/2007, đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 17/03/2015.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, mã dự án số .............. do Ban quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc cấp chứng nhận lần đầu ngày 18/02/2008.
2. Tên cơ sở
NHÀ MÁYSẢN XUẤT CẤU KIỆN BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG THƯƠNG PHẨM
- Địa điểm cơ sở: ..........., xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số 2043/QĐ-UBND ngày 05/09/2018 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
- Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 1756/GP-UBND, gia hạn lần thứ nhất ngày 02/07/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):
Tổng vốn đầu tư của nhà máy là: ..............
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3, Điều 9 của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019, Dự án thuộc tiêu chí phân loại dự án nhóm B.
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở
3.1. Công suất hoạt động của cơ sở
Công ty Cổ phần Bê tông .......... thực hiện sản xuất với quy mô đăng ký như sau:
Bảng 1. 1. Công suất sản xuất của cơ sở
3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở
Công nghệ sản xuất sản phẩm của nhà máy không thay đổi so với nội dung báo cáo ĐTM đã được phê duyệt, các công nghệ sản xuất được mô tả cụ thể như sau:
a. Quy trình sản xuất ống bê tông dạng tròn và ống bê tông dạng vuông:
Công nghệ sản xuất được Công ty lựa chọn là các công nghệ sản xuất theo phương pháp rung lõi trung tâm VIHY của hãng Pedershaab - Đan Mạch. Quá trình này tiến hành theo 2 phương pháp:
- Lõi cố định:
Phương pháp lõi cố định thường dùng để sản xuất các cấu kiện bê tông đối xứng. Sơ đồ công nghệ sản xuất cụ thể được minh họa ở hình sau:
Hình 1. 1. Sơ đồ quy trình sản xuất cấu kiện bê tông
Quy trình sản xuất bê tông theo phương pháp VIHY lõi cố định theo các bước sau:
1. Đặt các chi tiết khuôn lên máy;
2. Cấp bê tông tươi vào khuôn;
3. Bê tông sẽ được làm rắn chắc bằng thiết bị rung lõi trung tâm trong suốt quá trình cấp nguyên liệu;
4. Vòng định hình nén và xoay sẽ định hình đầu ống bê tông thương phẩm;
5. Ngừng rung;
6. Kéo khuôn ngoài ra khỏi lõi cùng với khối bê tông thành phẩm;
7. Mang khuôn ngoài và bê tông thành phẩm tới khu vực làm khô ống;
8. Dỡ bê tông thành phẩm ra khỏi khuôn và đặt lên đế;
9. Đặt các chi tiết khuôn lên máy để sẵn sàn đúc sản phẩm tiếp theo.
- Rung bàn:
Phương pháp rung bàn thường áp dụng đối với các cấu kiện bê tông không đối xứng. Quy trình sản xuất các cấu kiện bê tông bằng phương pháp rung bàn cũng tương tự như phương pháp lõi cố định, cụ thể như sau:
1. Các phụ tùng khuôn được đặt lên máy và khóa bằng thủy lực;
2. Bê tông được phân phối bằng các thiết bị rung thủy lực hoạt động đồng bộ được trang bị các gối khí đảm bảo sự phân phối đồng nhất dù là các sản phẩm bê tông không đối xứng.
b. Quy trình sản xuất các cấu kiện bê tông khác (gạch bê tông, viên vỉa)
Ngoài các cấu kiện bê tông trên, Công ty còn sản xuất một số các cấu kiện bê tông khác: Gạch bê tông và viên vỉa các loại. Quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm trên được mô tả như sau:
Hình 1. 2. Sơ đồ quy trình sản xuất gạch không nung, viên vỉa các loại
Thuyết minh quy trình sản xuất:
Cốt liệu đầu vào bao gồm bột đá, xi măng và các phụ gia được trộn đều tại trạm trộn, quá trình có bổ sung thêm nước theo tỉ lệ nhất định. Hỗn hợp sau trộn được đưa vào phễu chứa liệu trên máy chính qua hệ thống băng tải. Hỗn hợp liệu tạo hình sản phẩm bằng máy ép thủy lực cao kết hợp với lực rung lớn để tạo hình viên gạch không nung chất lượng. Các viên gạch đã tạo hình sẽ được xếp vào các balet và đưa về bãi thành phẩm.
c. Quy trình sản xuất bê tông thương phẩm
Bê tông thương phẩm của Công ty là bê tông xi măng. Quy trình sản xuất được mô tả trong hình sau:
Hình 1. 3. Quy trình sản xuất bê tông thương phẩm
Thuyết minh quy trình sản xuất bê tông thương phẩm:
* Chuẩn bị nguyên liệu:
- Cốt liệu: Từ bãi chứa cốt liệu cát và đá (đá to, đá nhỏ) được máy xúc lật đưa lên đầy 3 thùng phễu riêng rẽ tương ứng với cát, đá to và đá nhỏ. Định lượng có 3 cân điện tử (cảm biến trọng lượng). Việc đóng, mở các phễu được điều khiển bằng các xi lanh khí nén riêng biệt. Tương ứng với 3 cốt liệu là 3 băng tải vận chuyển từ 3 thùng phễu riêng biệt lên thùng cân.
- Chuyển xi măng lên silo: Xi măng được đưa lên các silo chứa bằng cách bơm xi măng từ xe chở xi măng chuyên dụng lên silo.
- Nước và phụ gia được bơm lên đầy các thùng chứa để chờ cân định lượng. Phụ gia công ty sử dụng là hợp chất Natri Lignosulphonate với mục đích kéo dài thời gian ninh kết của bê tông tươi, giúp trong quá trình vận chuyển từ trạm trộn đến công trình bê tông vẫn đảm bảo được chất lượng yêu cầu.
* Quy trình hoạt động:
Từ máy tính người vận hành nhập số mẻ trộn, các thông số của mác bê tông tương ứng cho một mẻ như: khối tượng cát, đá to, đá nhỏ, xi măng, nước, phụ gia… Quy trình vận hành được điều khiển bằng chế độ tự động. Tỷ lệ các loại nguyên liệu tùy thuộc vào mác bê tông: cát, đá (80-85%), xi măng (8-15%), còn lại là nước, phụ gia chiếm khoảng 1% xi măng.
Hệ thống định lượng của máy trộn bê tông sẽ bắt đầu hoạt động và thực hiện đồng thời 3 thao tác là cân cốt liệu, cân xi măng, cân nước và chất phụ gia, cụ thể như sau:
- Cân cốt liệu:
Động cơ trộn bê tông cho chạy ở chế độ không tải. Máy sẽ tự động cân đo các khối lượng nguyên vật liệu, ở đây thực hiện phương pháp cân riêng lẻ.
Mở van xả cát, cát được xả xuống băng tải để đưa lên thùng cân. Đồng thời, đá to cũng được xả để đưa lên thùng cân. Khi đá to đủ, băng tải tải đá to dừng, đồng thời băng tải đá nhỏ chạy đưa đó nhỏ lên thùng cân (khối lượng đá cân theo phương pháp cộng dồn).
Trong quá trình cân cốt liệu sẽ đồng thời cân luôn xi măng, nước và phụ gia.
- Cân xi măng: Mở cửa xả đáy Silo chứa xi măng, xi măng theo vít tải vận chuyển đổ vào thùng cân. Khi cân đủ xi măng thì vít tải sẽ dừng lại.
- Cân nước và phụ gia: Nước, phụ gia được bơm vào thùng cân cho đến khi bằng khối lượng yêu cầu thì dừng động cơ bơm nước và phụ gia. Nước được bơm vào thùng cân nước trước sau đó cân đến phụ gia.
Khi điều kiện thùng trộn “rỗng”, cửa xả thùng trộn “đóng”, cốt liệu và xi măng từ thùng cân được đưa đổ vào thùng trộn bê tông để bắt đầu quá trình trộn khô. Sau thời gian trộn khô là 15s thì xả nước và phụ gia vào trộn, bắt đầu thời gian trộn ướt là 30s (thời gian trộn một mẻ khoảng 45s) thì cửa xả thùng trộn mở ra, bê tông được xả vào xe chuyên dụng. Sau thời gian xả hết khoảng 10s, đóng cửa xả bê tông lại. Kết thúc một mẻ trộn và bắt đầu một mẻ trộn mới.
* Khối lượng và thời gian làm việc 1 mẻ bê tông thương phẩm:
- Dung tích thùng trộn khoảng 1,5m3, dung tích trộn không được vượt quá 68% thùng trộn, do đó mỗi mẻ trộn có dung tích 1,02m3.
- Quá trình làm việc bao gồm: nạp liệu (20s), trộn liệu (45s), xả bê tông (10s). Như vậy thời gian làm việc để sản xuất ra 1 mẻ bê tông khoảng 75s.
- Số lượng mẻ trộn mỗi ngày phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng.
* Quá trình phát sinh chất thải:
- Quy trình sản xuất chủ yếu phát sinh bụi ở khâu nạp nguyên liệu (cát, đá), quá trình trộn bê tông phát sinh bụi không đáng kể do thùng trộn được thiết kế khép kín. Quá trình nạp xi măng vào silo từ xe chở chuyên dụng không phát sinh bụi do trên đỉnh mỗi silo đều lắp đặt thiết bị lọc bụi.
- Nước thải sản xuất chỉ phát sinh từ việc rửa xe, phương tiện, dụng cụ sản xuất…
Hình 1. 4. Mô hình trạm trộn bê tông
Hình 1. 5. Cấu tạo vít tải
Thiết kế cấp phối bê tông:
- Để phục vụ sản xuất bê tông xi măng hàng ngày hoặc khi có yêu cầu của khách hàng về việc thiết kế cấp phối bê tông. Đối với các yêu cầu kỹ thuật cho từng công trình, công ty sẽ phối hợp với phòng thí nghiệm có chuyên ngành để thiết kế cấp phối và thực hiện các bước:
+ Lấy mẫu các loại vật liệu theo yêu cầu, tiến hành gửi đến phòng thí nghiệm để làm thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý nhằm cung cấp số liệu đầu vào khi tính toán thiết kế cấp phối bê tông. Đồng thời, dựa vào kết quả thí nghiệm để đánh giá chất lượng vật liệu có thoã mãn yêu cầu kỹ thuật hay không.
+ Thực hiện tính toán và tiến hành phối trộn cấp phối đã tính toán, làm các thí nghiệm (Độ sụt…) đồng thời, đúc mẫu để kiểm tra cường độ nén tại phòng thí nghiệm hoặc đúc mẫu để kiểm tra cường độ nén tại trạm bê tông dưới sự chứng kiến của các bên liên quan.
+ Hồ sơ kết quả thí nghiệm vật liệu và thiết kế cấp phối, thành phần vật liệu bê tông xi măng sẽ được cung cấp cho khách hàng.
- Thí nghiệm độ ẩm vật liệu (Đá, cát) định kỳ theo từng thời gian trong ngày, điều chỉnh tỷ lệ thành phần trong cấp phối bê tông sản xuất. Kiểm soát chất lượng bê tông trong khi sản xuất. Trước mỗi ca sản xuất và định kỳ 1 giờ một lần khi sản xuất bê tông, phòng Kiểm tra và quản lý chất lượng sẽ cử cán bộ tiến hành lấy mẫu làm thí nghiệm, xác định độ ẩm của cốt liệu (Cát, đá). Dựa vào kết quả thí nghiệm sẽ điều chỉnh cấp phối cung cấp cho vận hành trạm và vô hiệu hóa cấp phối cũ.
- Lấy, đúc mẫu và lập biên bản đúc mẫu tại công trình:
Khi cung cấp bê tông cho khách hàng, cán bộ phòng Kiểm tra và quản lý chất lượng sẽ tiến hành lấy và đúc mẫu bê dưới sự chứng kiến của nhà thầu thi công và tư vấn giám sát. Số lượng mẫu đúc phải tuân thủ theo tiêu chuẩn hoặc yêu cầu kỹ thuật của dự án nếu có quy định. Ghi chép đầy đủ thông tin lấy mẫu, đúc mẫu vào Biên bản đúc mẫu và có ký xác nhận của các bên. Khi đúc mẫu xong, cán bộ được phân công có trách nhiệm bảo quản khuôn, mẫu và chuyển về phòng kỹ thuật để bảo dưỡng theo quy định.
d. Sơ đồ quy trình sản xuất cọc ván dự ứng lực
Hình 1. 6. Sơ đồ quy trình sản xuất cọc ván dự ứng lực
Thuyết minh quy trình sản xuất cọc ván dự ứng lực:
Quy trình sản xuất cọc ván dự ứng lực bao gồm 3 công đoạn chính: Công đoạn chuẩn bị khuôn và cốt thép, công đoạn thi công bê tông, công đoạn tháo khuôn.
+ Công đoạn chuẩn bị:
Sau khi nhận được đơn đặt hàng, công nhân sẽ chuẩn bị khuôn và nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. Khuôn và nguyên vật liệu đạt yêu cầu sẽ được vệ sinh, thoa dầu lòng khuôn. Trong công đoạn vệ sinh khuôn, công nhân sử dụng chổi để quét bụi bẩn và các mảnh bê tông còn sót lại trên khuôn (từ mẻ đổ bê tông trước đó).
Trong quá trình sản xuất, xưởng cơ khí sẽ tiến hành uốn đai, hàn thép, gia công các chi tiết của lưới thép… để lắp thép lưới, tạo luồng cáp, căng cáp, buộc cốt thép và lắp ống xói nước. Cuối cùng là công đoạn ráp lắp khuôn, cân chỉnh để chuẩn bị cho quá trình đổ bê tông. Toàn bộ quy trình chuẩn bị khuôn và nguyên vật liệu được mô tả trong sơ đồ sau:
Hình 1. 7. Sơ đồ quy trình chuẩn bị khuôn và cốt thép trong dây chuyền sản xuất cọc ván dự ứng lực
+ Công đoạn thi công bê tông và tháo khuôn:
Các nguyên liệu (cát, sỏi, xi măng…) được trộn theo tỷ lệ nhất định để đạt chất lượng yêu cầu của bê tông. Công đoạn này phát sinh bụi xi măng. Sau khi phối trộn nguyên liệu thành bê tông, bê tông tươi được đổ vào khuôn để tạo hình sản phẩm. Sau đó, công nhân sẽ tháo bulong ống xói và rút ty. Bê tông sau khi đổ được bảo dưỡng cho đến khi đủ ngày tuổi thì sẽ được chuyển sang công đoạn ra khuôn (tháo khuôn).
Sau khi công nhân tháo nắp khuôn, sản phẩm sẽ được kiểm tra cường độ bê tông. Sản phẩm không đạt tiêu chuẩn được bảo dưỡng lại đến khi đạt yêu cầu. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ được cắt cáp và tháo khuôn. Công đoạn tháo khuôn làm phát sinh bụi và tiếng ồn. Sản phẩm cuối cùng được ghi nhãn và lưu kho bãi để chờ xuất cho khách hàng. Công đoạn thi công bê tông và tháo khuôn được mô tả trong sơ đồ dưới đây:
Hình 1. 8. Sơ đồ quy trình thi công bê tông trong dây chuyền sản xuất cọc ván dự ứng lực
e. Sơ đồ quy trình sản xuất đá xẻ
Quy trình sản xuất đá xẻ được mô tả cụ thể trong sơ đồ sau:
Hình 1. 9. Sơ đồ quy trình sản xuất đá xẻ
Thuyết minh quy trình sản xuất đá xẻ:
Các khối đá sau khi đưa về nhà máy được cắt gọt các cạnh bằng máy cắt (nếu cần), sau đó các khối đá này được đưa qua máy xẻ để tạo thành các tấm đá. Tiếp theo, các tấm đá được đưa vào máy mài để tạo độ nhẵn, bóng cho bề mặt. Quá trình này làm phát sinh lượng bụi tương đối lớn. Tuy nhiên, Công ty sử dụng nước phun lên bề mặt đá trong quá trình mài, do vậy, quá trình này sẽ phát sinh nước thải chứa bột đá. Nước thải loại này được thu gom về bể lắng 3 ngăn để tách bột đá, phần bột đá thu được sẽ tận dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất các cấu kiện bê tông đã nêu ở trên.
Sản phẩm sau mài được công nhân kiểm tra, nếu độ bóng chưa đạt yêu cầu thì sẽ được mài lại. Các bán thành phẩm đạt yêu cầu được đưa sang máy cắt để tạo thành các sản phẩm theo thiết kế như đá ốp lát, đá trang trí… Sản phẩm sau sản xuất được đưa về kho thành phẩm để chờ xuất cho khách hàng.
3.3. Sản phẩm của cơ sở
Sản phẩm của cơ sở không thay đổi so với nội dung báo cáo ĐTM đã được phê duyệt, các sản phẩm được trình bày cụ thể trong bảng sau:
Bảng 1. 2. Các sản phẩm của cơ sở
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở
4.1. Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất của cơ sở
Nhu cầu sử dụng nguyên liệu:
+ Nguyên vật liệu sử dụng:
Công ty không thay đổi chủng loại các nguyên vật liệu sử dụng so với nội dung báo cáo ĐTM đã được phê duyệt. Nhu cầu sử dụng các loại nguyên vật liệu của cơ sở được trình bày cụ thể trong bảng sau:
Bảng 1. 3. Các nguyên liệu chính phục vụ cho dây chuyền sản xuất của Công ty
+ Hóa chất sử dụng: Công ty không thay đổi chủng loại các hóa chất sử dụng so với nội dung báo cáo ĐTM đã được phê duyệt. Các hóa chất sử dụng cụ thể như sau:
- Phụ gia bê tông (Vinkems): Vinkems là phụ gia siêu dẻo, thành phần gồm các polycarboxylate tổng hợp mạch vòng. Phụ gia này ở dạng lỏng, giúp giảm nước hiệu quả cho bê tông. Vinkems là sản phẩm không độc, không gây cháy nổ. Vinkems có tác dụng giúp bê tông đông cứng nhanh, tạo cường độ sớm và tăng cường độ cuối cùng cho bê tông, tăng khả năng chống thấm và cải thiện độ bền cho bê tông, đáp ứng tối đa cho ngành đúc sẵn các cấu kiện bê tông với cường độ lớn. Tùy thuộc vào tình hình và nhu cầu sản xuất, hiện tại, Công ty sử dụng khoảng 12.000 - 14.000 lít vinkems/tháng, tương đương khoảng 168.000 lít/năm.
- Dầu bôi trơn khoảng: 56 lít/năm.
4.2. Nhu cầu sử dụng điện, nước của cơ sở
4.2.1. Nhu cầu sử dụng điện và nguồn cung cấp điện
Nhu cầu sử dụng điện: Căn cứ theo các hóa đơn sử dụng điện thực tế của Công ty, lượng điện tiêu thụ trung bình khoảng 35.000kwh/tháng.
Nguồn cung cấp: Điện năng phục vụ cho Công ty được lấy từ đường điện của Công ty điện lực Vĩnh Phúc - Chi nhánh tổng công ty điện lực miền Bắc.
4.2.2. Nhu cầu sử dụng nước và nguồn cung cấp nước
Nguồn cung cấp nước cho Công ty trong giai đoạn hiện tại là từ giếng khoan và nguồn nước mặt khai thác từ ao trong khuôn viên nhà máy. Công ty có 3 giếng khoan với công suất khai thác tối đa là 90m3/ngày.đêm (mỗi giếng là 30m3/ngày). Các giếng này nằm trong khuôn viên Công ty và đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp phép khai thác, sử dụng nước dưới đất tại Quyết định số 2312/GP-UBND ngày 18/7/2016.
Theo báo cáo công tác BVMT năm 2023 của Công ty Cổ phần bê tông Bảo Quân Vĩnh Phúc, nhu cầu sử dụng nước của nhà máy khoảng 4.230 m3/năm, trong đó: 3.650m3/năm nước cấp từ 3 giếng khoan của Công ty (phục vụ cho sản xuất) và 580m3/năm nước cấp từ hệ thống nước sạch của khu vực (phục vụ cho hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên làm việc tại nhà máy), tương đương khoảng 14m3/ngày, trong đó bao gồm:
+ Nước sử dụng cho sinh hoạt (vệ sinh cá nhân) khoảng 2m3/ngày;
+ Nước sản xuất: khoảng 10m3/ngày.
+ Nước sử dụng cho rửa xe, sục rửa bồn trộn: khoảng 1m3/ngày
+ Nước cấp cho các nhu cầu khác (tưới cây, rửa đường…): khoảng 1m3/ngày.
Ngoài ra, còn có nước dự phòng cho PCCC. Tuy nhiên, nguồn nước này không sử dụng thường xuyên. Lượng nước này chỉ sử dụng khi có hỏa hoạn.
5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở
5.1. Vị trí địa lý
Công ty Cổ phần bê tông......... có địa chỉ tại .........., xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc với tổng diện tích đất là 149.097m2, trong đó diện tích đất xây dựng nhà máy (theo hợp đồng thuê đất) là 112.179m2. Khu đất này tiếp giáp với nhà ga Hương Canh nên khá thuận tiện cho việc vận chuyển thành phẩm đến các công trình phía Bắc Sông Hồng bằng đường xe lửa. Mặt khác, khu vực này nằm gần mặt đường Quốc lộ 2 nên việc vận chuyển thành phẩm phục vụ cho các dự án tại khu vực thủ đô Hà Nội bằng đường bộ rất thuận lợi.
Vị trí của khu đất được thể hiện qua hình dưới đây:
Vị trí của cơ sở
Hình 1. 10. Vị trí khu đất Công ty Cổ phần bê tông
5.2. Các hạng mục công trình của cơ sở
- Các hạng mục công trình chính của cơ sở:
Các hạng mục công trình chính của nhà máy không thay đổi so với nội dung báo cáo ĐTM đã được phê duyệt. Các hạng mục công trình chính của nhà máy được thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Bảng 1. 4. Bảng tổng hợp các hạng mục công trình chính của nhà máy
- Các hạng mục công trình phụ trợ của cơ sở:
Các hạng mục công trình phụ trợ của nhà máy không thay đổi so với nội dung báo cáo ĐTM đã được phê duyệt. Các hạng mục công trình phụ trợ của nhà máy được thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Bảng 1. 5. Bảng tổng hợp các hạng mục công trình phụ trợ của nhà máy
5.3. Danh mục máy móc, thiết bị sản xuất
Các máy móc, thiết bị của nhà máy không thay đổi so với nội dung báo cáo ĐTM nhà máy đã được phê duyệt. Danh sách các máy móc, thiết bị phục vụ trong quá trình hoạt động sản xuất của Nhà máy được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1. 6. Danh mục máy móc, thiết bị sử dụng trong quá trình hoạt động sản xuất của Nhà máy
>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Nhà máy sản xuất, gia công phân bón NPK
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn