Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư công ty chế biến thực phẩm, các sản phẩm từ sữa, tổng công suất 71.330 tấn sản phẩm/năm.
Ngày đăng: 15-10-2024
64 lượt xem
MỤC LỤC.................................................................................... v
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.............................. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................... viii
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ.......................................................... 11
1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư................ 12
1.3.1. Công suất của dự án đầu tư.......................................................................... 12
1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư....................................................... 12
1.3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư......................................................................... 23
1.5.2. Danh mục máy móc tại cơ sở................................................................. 37
1.5.4. Tổng vốn đầu tư........................................................................................... 40
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH,.................................................. 41
KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG................................................. 41
2.2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường........... 42
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH,.................................................. 44
BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CỞ SỞ............................................. 44
3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải................. 44
3.1.1. Thu gom, thoát nước mưa............................................................................... 44
3.1.2. Thu gom, thoát nước thải............................................................................. 45
3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường................... 56
3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại................................. 60
3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung.................................... 62
3.6. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung.................................... 63
3.6.2. Phòng chống tai nạn, bệnh nghề nghiệp và BHLĐ cho công nhân........... 63
3.6.3. Phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ................................................... 64
3.6.4. Đảm bảo an toàn lò hơi......................................................................... 67
3.6.5. Phòng ngừa, ứng phó sự cố rò rỉ NH3..................................................... 68
3.6.6. Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.................................................... 68
3.6.7. Phòng ngừa, ứng phó sự cố ngộ độc thực phẩm............................... 69
3.6.8. Phòng ngừa, ứng phó sự cố rò rỉ, tràn đô hóa chất, dung môi.......... 70
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.............................. 73
4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải.............................................. 73
4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải..................................................... 74
5.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư......... 76
5.2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật 78
5.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ.............................................................. 78
5.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải................................................... 78
5.2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác
theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án...... 79
5.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.............. 79
CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.................................................. 80
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
Tên chủ cơ sở: CÔNG TY TNHH .... VIETNAM
Địa chỉ văn phòng: ...... KCN Long Giang, xã Tân Lập 1, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang;
Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: ........ – Chủ tịch Công ty; - Điện thoại: ............
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty TNHH ....... VietNam số ....... đăng ký lần đầu, ngày 14 tháng 08 năm 2018 do Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang cấp.
Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: .......... KCN Long Giang, xã Tân Lập 1, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang;
Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư:
+ Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án “Công ty TNHH .....VietNam (Chế biến thực phẩm, các sản phẩm từ sữa, tổng công suất 71.330 tấn sản phẩm/năm)” là Ban quản lý các KCN tỉnh Tiền Giang;
+ Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Công ty TNHH ...... VietNam (Chế biến thực phẩm, các sản phẩm từ sữa tổng công suất 71.330 tấn sản phẩm/năm)” là Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang.
Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; văn bản thay đổi so với nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:
+ Quyết định số 828/QĐ-UBND ngày 20/3/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Công ty TNHH ...VietNam (chế biến thực phẩm, các sản phẩm từ sữa, tổng công suất 71.330 tấn sản phẩm/ năm) của Công ty TNHH .... VietNam.
Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Dự án đầu tư nhóm A.
+ Theo khoản 4 điều 8 Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019 nên dự án thuộc dự án nhóm A (Dự án đầu tư chế biến thực phẩm, các sản phẩm từ sữa; dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp có tổng mức đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên)
+ Căn cứ quy định tại điểm a khoản 4 Điều 28 và điểm b khoản 1 Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và số thứ tự số 2 mục II Phụ lục IV Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Dự án đã được phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi Luật Bảo vệ môi trường 2020 ban hành, vì vậy Dự án chỉ lập Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (cấp tỉnh).
Khu đất dự án có tổng diện tích là 75.197,32 m2 (100%), trong đó:
+ Đất xây dựng công trình 40.124 m2 (53,36%);
+ Đất tường rào và đường giao thông sân bãi 19.958,12 m2 (26,54%);
+ Cây xanh 15.115,2 m2 (20,10%).
- Dự án chế biến các sản phẩm từ sữa, chế biến thực phẩm với công suất 71.330 tấn sản phẩm/năm:
Bảng 1. 1. Công suất của các dây chuyền sản xuất của Công ty
Dây chuyền |
Tên sản phẩm |
Sản lượng (Tấn/năm) |
Dây chuyền sản xuất nước uống |
Thức uống (Các lọai nước uống từ sữa, men vi sinh) |
46.800 tấn/ 2 Dây chuyền |
Kem đá |
12.432 tấn/ 2 Dây chuyền |
|
Dây chuyền nướng |
Bánh tuyết |
2.363 tấn/ 1 Dây chuyền |
Bánh gạo Sen Bei |
1.950 tấn/ 1 Dây chuyền |
|
Bánh men |
2.201 tấn/ 2 Dây chuyền |
|
Dây chuyền chiên |
Bánh cốm giòn |
2.558 tấn/ 1 Dây chuyền |
Bánh gạo chiên |
1622 tấn/ 1 Dây chuyền |
|
Bánh snack khoai |
1404 tấn/ 1 Dây chuyền |
(Nguồn: Công ty TNHH ...... VietNam)
Dự án có 08 quy trình sản xuất chính. Chi tiết các quy trình sản xuất của dự án được trình bày như sau:
Dây chuyền sản xuất thức uống (các sản phẩm nước uống từ sữa và men vi sinh)
Thuyết minh quy trình sản xuất
Nguyên liệu chính cho quy trình này là sữa bột, sữa đặc, đường cát trắng và nước, nấm men dinh dưỡng (Nutritional Yeast).
Sữa nguyên liệu trước khi sử dụng được lấy mẫu và kiểm tra trước về chất lượng và các chỉ số, phân loại và tiêu chuẩn hóa chất béo.
Nước được sử dụng là loại đã qua xử lý không màu, không mùi, không vị và không lẫn tạp chất.
Nấm men dinh dưỡng được công ty mua về, có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, là nguồn protein hoàn chỉnh với các vitamin, đặc biệt là vitamin B. Nấm men dinh dưỡng an toàn với mọi lứa tuổi, đặc biệt tốt cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
Sau đó các nguyên liệu hòa tan với nhau theo tỷ lệ, bên cạnh đó thêm vào một số phụ liệu như chất nhũ hóa, chất on định, phụ gia tạo mùi…Các chất được khuấy trộn ở tốc độ cao để đồng bộ.
Chất nhũ hóa là các monoglycerid và diglyceride của các acid béo và rượu. Chúng có tác dụng tạo thành lớp phim membrane mỏng bao quanh các giọt béo có trong sữa và từ đó giúp tăng và ổn định bề mặt tiếp xúc của các giọt béo này trong quá trình đồng hóa sữa.
Chất ổn định có chức năng tạo kết cấu trong các sản phẩm từ sữa, ngăn chặn quá trình phân tách giữa bột sữa hoặc chất béo sữa và nước, tức là giữ cho các protein lơ lững trong sữa, thay bì bị phân tách ra và nổi trên bề mặt.
Hình 1. 1. Quy trình sản xuất thức uống (các sản phẩm nước uống từ sữa và men vi sinh)
Công đoạn tiệt trùng chính là công đoạn quan trọng nhất của quy trình. Nguyên lý của công đoạn này là diệt khuẩn gián tiếp bằng nước nóng, sử dụng nhiệt độ cao để tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật gây hại, sau khi tiệt trùng số lượng vi sinh vật phải giảm đến mức quy định tạo một lượng sữa có chất lượng cao. Công nghệ tiệt trùng sẽ gia nhiệt lên đến 140 ± 2oC trong 4 giây, sau đó làm lạnh nhanh xuống nhiệt độ 25oC, giữ được hương vị tự nhiên và các thành phần dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất có trong sữa. Sữa sau khi tiệt trùng được chuyển qua công đoạn chiết rót vào túi tetrapak, túi tetrapak được đặt từ các nhà cung cấp bên ngoài. Trước khi chiết rót, túi tetrapak phải được tiệt trùng bên trong lẫn bên ngoài bằng máy rửa tại chỗ tự động và máy diệt khuẩn để đảm bảo không bị nhiễm khuẩn, nhiệt độ diệt khuẩn túi tetrapak khoảng 70 - 75oC, thời gian 6 giây. Tại công đoạn này phát sinh nước thải tiệt trùng.
Sau đó, túi tetrapak đã được đóng gói sẽ được in mã vạch, đóng date và dán nhãn, ống hút vào để tăng tính tiện lợi cho người sử dụng. Mực in mã vạch không phải là dạng nước hay bột như các loại mực thông thường, nó là một dạng mực chuyên dụng cho máy in mã vạch được cuộn tròn theo dạng ruy băng, mực in có thành phần chính là sáp và nhựa resin, không có thành phần dung môi bay hơi nên không độc hại. Chất thải của công đoạn này là mực in thải, màng bảo vệ mực in và lõi giấy. Tiếp theo là đóng lại thành từng lốc bằng màng co và đóng thành từng thùng để tiện lợi trong bảo quản và di chuyển. Để đảm bao an toàn, tiếp tục in mã vạch lên thùng và bọc một lớp màng ngoài thùng. Sau đó, đem đi lưu trữ chờ xuất kho. Sữa được bảo quản ở nơi có nhiệt độ bình thường, nơi khô, sạch, mát, tránh ánh sáng mặt trời.
Ghi chú: Sản phẩm của quy trình này là thức uống được sản xuất từ sữa và men vi sinh. Men vi sinh được công ty nhập về từ Trung Quốc. Chủ dự án không sản xuất sữa tươi và men vi sinh.
Dây chuyền sản xuất kem đá
Hình 1. 2. Quy trình sản xuất kem đá
Thuyết minh quy trình sản xuất
Nguyên liệu đầu vào của quy trình này là đường cát trắng, bột sữa tách béo và các phụ liệu như chất ổn định, chất tạo mùi, chất tạo màu thực phẩm. Tất cả các chất trên cùng với nước được cho vào máy pha chế, khuấy trộn thành một dung dịch đồng nhất và đem đi chiếc rót vào bình. Chất ổn định giúp ngăn chặn quá trình phân tách giữa bột sữa hoặc chất béo sữa và nước, tức là giữ cho các protein lơ lững trong sữa, thay bì bị phân tách ra và noi trên bề mặt. Bình chứa kem được tạo ra bằng cách thổi hạt nhựa nhờ máy thổi bình (quy trình thổi bình được thể hiện bên dưới). Bán thành phẩm sau khi chiết rót được đem đi tiệt trùng. Tương tự quy trình sản xuất sữa, sản phẩm được tiệt trùng nhờ nhiệt độ cao của nước nóng (cấp từ lò hơi) ở nhiệt độ 100oC để loại bỏ vi sinh vật. Sau đó, sản phẩm được chuyển qua chuyền làm mát, quá trình này xảy ra rất nhanh nhằm làm lạnh đông một phần nước trong hỗn hợp, tạo các tinh thể đá với kích thước nhỏ và đồng nhất, đồng thời phân bố đều các tinh thể đá này trong hỗn hợp. Sau đó, chuyển qua công đoạn làm đông bằng thiết bị cấp đông, thời gian cấp đông từ 5 – 45 phút, nhiệt độ hầm đông khoảng – 40oC. Sau đó sản phẩm được đem đi đóng gói và in mã vạch rồi đem lưu trữ, bảo quản kem ở nhiệt độ khoảng – 30oC. Tương tự quy trình sản xuất thức uống, tại công đoạn in mã vạch phát sinh chất thải là mực in thải, màng bảo vệ mực in và lõi giấy.
Hình 1. 3. Quy trình thổi bình
Thuyết minh quy trình thổi bình
Máy thổi chai nhựa có kết cấu đơn giản, sử dụng công nghệ đùn ra và thổi khí để tạo thành các sản phẩm bình, chai. Hạt nhựa Chủ dự án sử dụng để thổi bình là hạt nhựa PE, do đó khi gia nhiệt sẽ không phát sinh mùi. Thành phần chất bay hơi khi gia nhiệt là CO2 và hơi nước.
Khi cho hạt nhựa vào máy thổi hạt nhựa thì đầu tiên, hạt nhựa sẽ nóng chảy do nhiệt (nhiệt độ gia nhiệt khoảng 120 – 145oC), thông quá sự truyền động của trục vít, đưa nhựa đã nóng chảy hoàn toàn tiến lên phía trước, cuối đoạn của trục vít được liên kết với miệng khuôn có mặt cắt là hình tròn, nhựa sẽ chảy qua miệng khuôn ra chất lỏng có ngoại hình dạng ống, sau đó sử dụng dao nóng cắt đứt nhựa ra thành từng đoạn nhỏ, đoạn nhựa này sẽ được đưa vào khuôn mã lại, thổi phồng không khí nén vào khuôn mẫu như thổi bong bóng. Các hạt đã được đúc thành chai rỗng bằng máy thổi được đưa qua hệ thống tách khuôn, hệ thống tách khuôn gọt bỏ các góc cạnh của chai rỗng các phần gọt được nghiền nát bằng máy nghiền và được thu hồi tái sử dụng, từ đó tạo thành sản phẩm chai nhựa như có hình dạng như mong muốn, bỏ sản phẩm ra ngoài cho nguội tự nhiên. Tại công đoạn này phát sinh mùi nhựa. Sau đó, chai được đem đi tiệt trùng để chuẩn bị cho quá trình chiết rót kem. Nước nóng tiệt trùng được cấp từ lò hơi, với nhiệt độ 100oC.
Quy trình công nghệ của các loại bánh gạo (bánh tuyết, bánh senbei, bánh gạo chiên và cốm chiên giòn)
Quy trình gồm 3 công đoạn:
Quá trình di chuyển từ nguyên liệu, bán thành phẩm đến thành phẩm của Dự án được thực hiện bằng băng chuyền tự động.
Quy trình công nghệ của công đoạn 1 (dùng chung cho quy trình sản xuất bánh gạo các loại).
Thuyết minh quy trình
Nguyên liệu chính để sản xuất bánh của Dự án là gạo. Gạo được ngâm trong bồn nước sạch từ 7 - 9h, sau đó chuyển gạo qua máy làm bột để xay thành bột. Bột sau khi được xay sẽ trộn thêm với các nguyên liệu bột khác như tinh bột khoai tây, đường cát trắng, muối tinh, tinh bột bắp (các loại tinh bột được Chủ dự án mua về không chế biến từ củ quả tươi) và đem đi hấp dưới tác dụng của nồi áp suất hơi. Thời gian hấp khoảng từ 7 - 8 phút ở nhiệt độ 89oC. Khối bột dừa đưa qua máy nhào nặn để tăng độ kết dính, độ đồng nhất và phân phối đều độ ẩm cho toàn khối bột. Sau đó khối bột tiếp tục được đưa qua máng nước làm lạnh để hạ nhiệt độ đến nhiệt độ yêu cầu trước khi định hình, nhiệt độ sau khi làm nguội từ 60 – 65oC. Tiếp theo, khối bột được đưa qua khâu cán và định hình. Bột được cán mỏng theo yêu cầu nhờ 2 trục cán và được tạo hình nhờ 2 trục cắt. Sau khi được tạo hình, các bán thành phẩm có nhiều hình dạng như hình tròn nhỏ, to, hình ovan,… Sau đó, các bán thành phẩm được đem đi sấy để làm giảm độ ẩm của bánh, hạn chế sự phát triển của vi sinh vật trong quá trình ủ phôi tiếp theo và tạo ra một lớp vỏ cứng bên ngoài phôi bánh để tránh thất thoát ẩm trong quá trình ủ, thời gian sấy từ 2 - 3h, nhiệt độ sấy từ 70 - 75oC, độ ẩm sau khi sấy khoảng từ 18 - 20%. Tiếp đó, các phôi bánh được đem đi ủ để ổn định cấu trúc khung tinh bột và giúp ẩm phân bố đều trong phôi, tránh hiện tượng bánh nở không đều trong quá trình nướng bánh, thời gian ủ khoảng 24h, nhiệt độ phòng ủ khoảng 25oC. Phôi bánh sau khi ủ được đem đi sấy lần 2 nhằm tiếp tục làm giảm độ phôi đến độ ẩm thích hợp cho bánh, để khi nướng bánh sẽ không bị nứt, gãy bề mặt, thời gian sấy từ 2-3h, nhiệt độ sấy 80 – 85oC.
Sau đó, tùy thuộc vào từng loại bánh (bánh tuyết, bánh senbei, bánh gạo chiên và cốm chiên giòn) mà các phôi bánh sẽ được chế biến theo các quy trình khác nhau. Quy trình sản xuất công đoạn 2 của các loại bánh được thể hiện dưới đây:
Hình 1. 4. Quy trình công nghệ của công đoạn 1
Công đoạn 2 (dành riêng cho từng loại bánh)
Quy trình sản xuất bánh tuyết và bánh senbei
Hình 1. 5. Công đoạn 2 của sản xuất bánh tuyết và bánh senbei
Thuyết minh quy trình
Quy trình của bánh tuyết và bánh senbei tương tự nhau, thuộc dây chuyền nướng, chỉ khác nhau tại khâu phun dầu.
Phôi bánh sau khi sấy lần 2 được đem đi nướng bằng máy nướng sử dụng điện, dưới tác động của nhiệt độ cao, phôi bánh sẽ được làm nở hoàn toàn tạo cấu trúc xốp, giòn cho sản phẩm, thời gian nướng khoảng 30 phút, ở nhiệt độ 200 – 260oC. Bánh sau nướng được chạy qua hệ thống băng tải vào hệ thống phun dầu để gia tăng trọng lượng thành phẩm và tạo ra mùi vị sản phẩm và tạo độ béo ngậy cho bánh.
Bánh tuyết: sau đó, bánh tiếp tục chạy trên hệ thống băng tải để vào hệ thống phun đường (dung dịch đường tạo ra bằng cách lấy đường cát trắng đem nghiền, sau đó nấu thành dung dịch) để gia tăng trọng lượng và tạo vị cho sản phẩm. Bánh sau phun đường tiếp tục được chạy qua băng tải để sấy lần 3 ở nhiệt độ từ 85 – 100oC để làm khô lớp đường trên bề mặt.
Bánh senbei: sau khi phun dầu, bánh qua chuyền phun bột để tạo mùi vị cho bánh. Hỗn hợp bột là hỗn hợp đường đã nghiền và các bột phụ khác nhau như tinh bột khoai tây, tinh bột bắp.
Quy trình sản xuất bánh gạo chiên và cốm chiên giòn
Hình 1. 6. Công đoạn 2 của sản xuất bánh gạo chiên và cốm chiên giòn
Thuyết minh quy trình
Quy trình của bánh gạo chiên và cốm chiên giòn tương tự nhau, thuộc dây chuyền chiên. Tuy nhiên, cốm chiên giòn khác bánh gạo chiên ở điểm là cốm chiên giòn có phun một lớp bột lên trên.
Phôi bánh sau khi sấy lần 2 được đem đi chiên, phôi bánh sẽ được làm nở hoàn toàn tạo cấu trúc xốp, giòn cho sản phẩm. Bánh sau khi chiên được chạy qua hệ thống băng tải vào hệ thống phun tương để tạo ra mùi vị đậm đà, đặc trưng cho sản phẩm. Nước tương là hỗn hợp của đường cát trắng, nước tương, bột hỗn hợp, phụ gia vị gà và các nguyên liệu phụ (chất kết tinh, hợp chất tạo màu,…), hỗn hợp này được nấu tạo thành hỗn hợp nước tương. Tiếp đó, bánh được đưa đến hệ thống sấy để lần 3, nhằm mục đích làm khô hỗn hợp tương. Bán thành phẩm được chuyển qua khâu tiếp theo để hoàn thiện sản phẩm.
Riêng cốm chiên giòn được chuyển qua chuyền phun bột để tăng trọng lượng và tạo mùi vị cho bánh. Hỗn hợp bột là hỗn hợp đường đã nghiền và các bột phụ khác như tinh bột khoai tây, tinh bột bắp, bột tiêu, bột hành lá.
Công đoạn 3: hoàn thiện sản phẩm (áp dụng cho tất cả các loại bánh)
Hình 1. 7. Quy trình hoàn thiện sản phẩm của các loại bánh
Thuyết minh quy trình
Các loại bánh sau khi hoàn thành được chọn lọc xếp khay (đối với bánh tuyết, bánh senbei) và ra sản phẩm (đối với bánh gạo chiên và cốm chiên giòn), các bánh bị biến dạng, bánh bị mềm, bánh ngấm dầu, bánh còn trắng, bánh bị cứng,…sẽ bị loại bỏ. Các bánh đạt yêu cầu được cho vào túi nhỏ để đóng gói từng bánh, sau đó cân, niêm phong và đóng gói lớn hơn để xếp vào thùng. Sau khi đóng thùng, thùng bánh sẽ được kiểm tra trọng lượng và đem lưu kho chờ xuất ra ngoài.
Các loại bánh sau khi hoàn thành có các chỉ tiêu lý hóa và chỉ tiêu vi sinh vật đạt theo Thông tư số 01/2000/TT-BYT ngày 21/01/2000 của Bộ Y tế, hàm lượng kim loại nặng đạt theo QCVN 8-2:2011/BYT.
Quy trình sản xuất bánh snack khoai
Hình 1. 8. Quy trình sản xuất bánh snack khoai
Nguyên liệu chính của quy trình này là bột khoai tây và tinh bột khoai, các nguyên liệu này được sàng bằng máy, trong buồng kín trước khi trộn bột để loại bỏ các tạp chất và các hạt to. Sau đó, các nguyên liệu này được trộn với các nguyên liệu phụ và phụ gia như đường, muối, bột ngọt để tạo vị cho snack trong buồng kín. Tất cả các nguyên phụ liệu này được trộn với một lượng nước vừa đủ để tạo thành một khối bột, khối bột này được đưa qua máy đùn để nhào nặn tạo sự đồng nhất cho khối bột rồi cắt thành từng phôi bánh nhỏ. Phôi bánh được đem đi sấy lần 1 (bằng điện) ở nhiệt độ 70 -75oC để tạo một lớp vỏ cứng bên ngoài phôi bánh, sau đó để yên ổn định và điều chỉnh độ ẩm. Tiếp theo đem sấy (bằng điện) một lần nữa ở nhiệt độ 80 – 85oC trước khi qua công đoạn chiên. Công đoạn chiên có tác dụng làm chín bánh đồng thời cho bánh giòn hơn và có vị béo từ dầu cọ. Tiếp đó, phun gia vị (muối, đường, bột hẹ, bột tiêu trắng, bột ngọt, bột cam thảo) lên bánh để tạo mùi vị cũng như tạo cảm quan cho mắt. Cuối cùng, bánh được đem đi đóng gói, đóng thùng và lưu kho.
Quy trình sản xuất bánh men
Hình 1. 9. Quy trình sản xuất bánh men
Thuyết minh quy trình
Đầu tiên, các nguyên liệu đầu vào (bột sữa tách béo, sữa đặc, bột bánh cake) và các phụ liệu (bột vani, muối, bột nở Ammonium bicarbonate được trộn với nhau thành một hỗn hợp. Tiếp đó sẽ cho thêm trứng gà và một số phụ gia khác như đường cát trắng, mật ong, hương liệu, hương vị sữa, si-rô, đường mạch nha tạo thành hỗn hợp đánh bông nổi. Tiếp tục cho thêm tinh bột khoai tây vào để tạo thành một khối bột đủ đặc để có thể cắt nhỏ ra và định hình theo hình dạng mong muốn. Phôi bánh sau khi được tạo thì xếp lên khay, các phôi bánh không đạt yêu cầu về kích thước sẽ bị loại bỏ, các phôi bánh đạt yêu cầu sẽ được chuyển qua chuyền nướng. Sau đó, bánh sẽ được làm mát và chọn lọc để đóng gói. Sau khi đóng gói, các công nhân tiến hành kiểm tra kim loại bằng máy dò kim loại tự động và đóng thùng rồi nhập kho lưu trữ.
Dự án sản xuất các loại bánh từ gạo và các sản phẩm từ sữa, công suất 71.330 tấn sản phẩm/năm. Sản phẩm đầu ra của dự án bao gồm Bánh tuyết, Bánh senbei, Cốm chiên giòn, Bánh gạo chiên, Bánh men, Kem đá, Bánh snack khoai và Thức uống (các sản phẩm nước uống từ sữa và men vi sinh).
Nguyên vật liệu sản xuất Công ty sẽ nhập khẩu từ New Zealand, Mỹ, Trung Quốc,... và mua trong nước. Nguyên liệu chính dùng trong sản xuất bánh là bột gạo, trong sản xuất thức uống từ sữa, men vi sinh và kem là sữa và nước. Các nguyên liệu, phụ liệu sử dụng cho Dự án đều là các chất an toàn trong sản xuất thực phẩm. Nguồn cung cấp nguyên liệu phục vụ dự án như sau:
Bảng 1. 2. Nguyên vật liệu đầu vào hàng tháng của Công ty
TT |
Sản phẩm |
Xuất xứ |
Khối lượng (tấn/tháng) |
1 |
Gạo nếp các loại |
Việt Nam |
340,671 |
2 |
Bột gạo nếp |
Việt Nam |
15,543 |
3 |
Tinh bột khoai tây |
Việt Nam |
79,043 |
4 |
Dầu cọ các loại |
Việt Nam |
93,343 |
5 |
Đường các loại |
Việt Nam |
774,944 |
6 |
Gia vị các loại |
Việt Nam |
5,793 |
7 |
Bột xì dầu các loại |
Việt Nam |
5,654 |
8 |
Nước tương |
Việt Nam |
8,441 |
9 |
Sốt thịt gà |
Việt Nam |
0,375 |
10 |
Nấm men dinh dưỡng |
Trung Quốc |
0,038 |
11 |
Sữa đặc Nestle |
New Zealand |
11,83 |
12 |
Sữa bột nguyên chất |
New Zealand |
86,19 |
13 |
Sữa tươi |
New Zealand |
52,052 |
14 |
Sữa bột gầy |
New Zealand |
58,472 |
15 |
Chất xơ hòa tan |
Trung Quốc |
0,546 |
16 |
Vitamin các loại |
Mỹ |
0,033 |
17 |
Axit hữu cơ Taurin |
Trung Quốc |
0,273 |
18 |
Kẽm gluconate |
Trung Quốc |
0,03 |
19 |
Xi-rô các loại |
Trung Quốc |
176,263 |
20 |
Bột bánh/bột mì thường |
Trung Quốc |
3,785 |
21 |
Trứng gà |
Việt Nam |
13,327 |
22 |
Đường mạch nha |
Việt Nam |
0,676 |
23 |
Lactose |
Việt Nam |
0,473 |
24 |
Mật ong |
Việt Nam |
0,811 |
25 |
Nước |
Tự xử lý |
4.132,1 |
Tổng |
5.860,786 |
(Nguồn: Công ty TNHH ..... VietNam, 2019)
Hóa chất
Bảng 1. 3. Nhu cầu tiêu thụ phụ liệu hàng tháng của Công ty
TT |
Sản phẩm |
Xuất xứ |
Khối lượng (tấn/tháng) |
1 |
Hạt nhựa PE |
Việt Nam |
5,3 |
2 |
Bao bì các loại (Bao bì hộp ghép phức hợp, bao bì nhựa, màng co PE, bao bì màng PET, nắp nhựa các loại, hộp giấy, băng keo, nhãn mác các loại,…) |
Việt Nam |
8,2 |
3 |
Ống hút các loại |
Việt Nam |
1,1 |
4 |
Thùng carton các loại) |
Việt Nam |
15,7 |
Nhiên liệu |
|||
5 |
Dầu DO (máy phát điện) |
Việt Nam |
0,15 |
6 |
Khí CNG (lò hơi) |
Việt Nam |
1.063,9 |
7 |
Gas (nấu ăn, chiên sản phẩm) |
Việt Nam |
10,7 |
8 |
Khí NH3 |
Việt Nam |
0,24 |
(Nguồn: Công ty TNHH .......VietNam, 2019)
Bảng 1. 4. Nhu cầu tiêu thụ phụ gia hàng tháng của Công ty
TT |
Sản phẩm |
Xuất xứ |
Khối lượng (tấn/tháng) |
1 |
Chất tăng hương vị |
Thái Lan |
0,008 |
2 |
Tinh bột hydroxypropyl, tinh bột biến tính |
Trung Quốc |
2,393 |
3 |
Axit lactic / Lactate các loại |
Thái Lan |
16,263 |
4 |
Đậu nành hòa tan Polysacarit |
Trung Quốc |
2,58 |
5 |
Màu thực phẩm các loại |
Trung Quốc |
0,031 |
6 |
Dầu hòa tan trongnướcCapsanthin 90 |
Trung Quốc |
0,006 |
7 |
Hương vị sữa đặc |
Trung Quốc |
2,531 |
8 |
Đường esters |
Trung Quốc |
0,304 |
9 |
Chất nhũ hóa thực phẩm cácloại |
Trung Quốc |
1,875 |
10 |
Natri citrat |
Trung Quốc |
4,146 |
11 |
Chất xơ tự nhiên |
Trung Quốc |
0,546 |
12 |
Hương liệu các loại |
Singarpo |
9,678 |
13 |
Chất ổn định |
Trung Quốc |
19,043 |
14 |
Axit citric monohydrat (phụ gia bảo quản thực phẩm) |
Trung Quốc |
13,944 |
15 |
Màu thực phẩm các loại |
Ấn Độ |
2,192 |
>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Nhà máy chế biến thủy sản
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn