Báo cáo ĐTM dự án Phương án cải tạo đất kém hiệu quả

Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án Phương án cải tạo đất kém hiệu quả. Cải tạo đất nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tưới tiêu thủy lợi, phát triển sản xuất cho người dân tại khu vực.

Ngày đăng: 10-10-2024

28 lượt xem

MỞ ĐẦU

1.Xuất xứ của dự án

Khu vực dự án thực hiện cải tạo đất có diện tích 3,117 ha, là khu đất của hộ ông ..... tại ......, xã Cát Tường, huyện Phù Cát có địa hình không bằng phẳng, cao trình thửa đất cao thấp không đồng đều, hiệu quả sản xuất thấp. Khu vực cải tạo nằm gần kênh thủy lợi hồ Cửa Khâu, xã Cát Tường, nhưng việc dẫn nước vào khu vực dự án trong những năm qua gặp nhiều khó khăn do địa hình tại khu vực cao hơn kênh tưới. Do đó, hiện trạng thửa đất này chủ yếu trồng Keo lai, bạch đàn.

Do đó, hộ ông ...... được UBND huyện Phù Cát đề xuất UBND tỉnh cho thực hiện cải tạo khu đất. UBND tỉnh Bình Định đồng ý chủ trương cho thực hiện cải tạo vùng đất gò đồi, bạc màu kém hiệu quả thuộc loại đất trồng cây lâu năm thành đất nông nghiệp khác, diện tích khoảng 3,1 ha theo công văn số 3880/KT-UBND ngày 11/7/2022. Theo đó, giao UBND huyện Phù Cát chỉ đạo các đơn vị liên quan lập phương án cải tạo đất và trình thẩm định, phê duyệt.

Ngày 13/10/2022, UBND xã Cát Tường nhận được văn bản số 1599/UBND ngày 14/10/2022 thực hiện các nội dung liên quan đến Phương án cải tạo đất sản xuất kém hiệu quả tại thôn Xuân An, xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

Ngày 14/10/2022, UBND xã Cát Tường có văn bản số 178/UBND-VP, đồng ý cho hộ ...... thực hiện cải tạo đất của hộ theo văn bản số 3880/UBND-KT ngày 11/01/2022 của UBND tỉnh Bình Định, tự chi trả chi phí cải tạo khi phương án được duyệt và bổ sung hoàn thiện các nội dung của phương án để trình UBND huyện Phù Cát tiếp tục trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án cải tạo đất.

Ngày 13/01/2023, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản số 90/SNN- QLXDCT về việc thông báo kết quả thẩm định phương án Cải tạo đất sản xuất kém hiệu quả tại thôn Xuân An, xã Cát Tường, huyện Phù Cát. Theo nội dung được phê duyệt, khu vực cải tạo có tổng diện tích 3,117 ha gồm: 02 khu vực (khu vực 1 diện tích 2,7 ha; khu vực 2 có diện tích 0,417 ha).

Trên cơ sở đó, hộ ông...... đã hợp đồng với đơn vị thi công là Hộ ..... (gọi tắt là Công ty ......), theo nội dung hợp đồng, Công ty...chịu trách nhiệm thi công đồng thời có trách nhiệm thực hiện lập báo cáo ĐTM của dự án trình thẩm định, phê duyệt và đảm bảo các nghĩa vụ về đóng tiền ký quỹ, các khoản thuế theo quy định đối với dự án. Trên cơ sở đó, Công ty..... đại diện chủ dự án thực hiện lập Báo cáo ĐTM dự án Phương án cải tạo đất sản xuất kém hiệu quả tại......, xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

Dự án thuộc loại hình khai thác khoáng sản do UBND tỉnh cấp phép khai thác khoáng sản theo quy định. Thực hiện theo quy định Luật Bảo vệ môi trường, căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, dự án Phương án cải tạo đất kém hiệu quả ......, xã Cát Tường, huyện Phù Cát thuộc đối tượng quy định tại mục 9, phần III của phụ lục IV NĐ 08/2022/NĐ-CP, phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) trình Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định thẩm định.

CHƯƠNG I. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.1. Tên dự án

Phương án cải tạo đất kém hiệu quả

1.2.Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của chủ dự án

- Tên chủ dự án: ..........

+ Địa chỉ: ......., xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

+ Người đại diện theo pháp luật: ...... – Giám đốc

+ Điện thoại:.........

- Tiến độ thực hiện dự án: năm 2023 - 2024

1.3.Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án

Địa điểm thực hiện dự án: ........... xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.

Vị trí giới cận của khu vực dự án:

+ Phía Bắc giáp tuyến đường đất rộng khoảng 4m.

+ Phía Tây và phía Nam giáp với đất lâm nghiệp, hiện trạng người dân trồng lúa khu vực này.

+ Phía Đông giáp mương tưới nước hồ Cửa Khâu xã Cát Tường.

Diện tích cải tạo 3,117 ha gồm 02 khu vực cách nhau bởi diện tích đất lâm nghiệp của người dân khu vực và được giới hạn bởi các điểm góc sau:

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí dự án

Giao thông vào khu vực dự án từ tuyến đường ĐT.635 theo đường bê tông liên thôn về hướng Bắc, Đông Bắc vào khu vực dự án khoảng 3km, trong đó tuyến đường nối từ đường ĐT.635 kéo dài khoảng 2km là đường bê tông rộng 5m, tuyến tiếp theo vào đến khu vực dự án là đường đất rộng khoảng 4m.

Khoảng cách từ dự án đến khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm môi trường:

+ Dân cư: nhà dân tập trung dọc tuyến đường liên thôn, từ vị trí đường bê tông thôn Xuân An giáp với đường ĐT.635 nhà dân tập trung dọc 02 bên tuyến đường kéo dài khoảng 1,5km, đoạn tiếp theo khoảng 500m nhà dân nằm rãi rác dọc tuyến khoảng cách giữa các nhà từ 50 – 100m, khoảng 1km dẫn vào khu vực dự án không có nhà dân hai bên đường là diện tích trồng keo, dọc tuyến đường đất khoảng 1km dẫn vào khu vực dự án không có dân cư sinh sống chủ yếu là diện tích trồng keo dọc hai bên tuyến.

+ Chùa Tường Quang: cách dự án khoảng 1km về phía Tây Bắc. Tuyến giao thông vận chuyển đất từ dự án đến công trình đổ thải không đi qua chùa Tường Quang.

+ Hệ thống sông suối: phía Đông Bắc cách khu vực dự án khoảng 200m là hồ Cửa Khâu (tưới tiêu thủy lợi) cho diện tích đồng ruộng vùng hạ lưu hồ.

+ Xung quanh khu vực dự án là diện tích trồng keo của người dân thuộc thôn Xuân An và các thôn lân cận xã Cát Tường; phía Đông và giữa khu vực 1, khu vực 2 là hiện trạng đất trồng lúa.

Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án: Khu vực dự án có diện tích 3,117 ha là đất trồng cây lâu năm của hộ ông ........., hiện trạng khu đất trồng keo xen với đất trống.

1.4.Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất dự án

a. Mục tiêu:

Cải tạo đất nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tưới tiêu thủy lợi, phát triển sản xuất cho người dân tại khu vực.

Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng diện tích đất trồng trọt (xen canh cây ăn trái, hoa màu và cây lâu năm) có hiệu quả của địa phương, phù hợp với quy hoạch hệ thống kênh mương tại khu vực.

b. Loại hình hoạt động: Dự án cải tạo đất.

c. Quy mô, công suất của dự án:

Diện tích dự án: 3,117 ha; toàn bộ diện tích đất của dự án là đất trồng cây lâu năm, hiện trạng dự án là diện tích đất trồng keo xen với đất trống.

Khối lượng đất cải tạo là 56.352,00m3. Bao gồm:

  • Chiều sâu cải tạo trung bình: 1,80m trong đó giữ lại 0,30m lớp đất mặt để san gạt hoàn thổ phục hồi môi trường. Khối lượng đất mặt giữ lại để hoàn thổ phục vụ sản xuất là: 9.353,31 m3.
  • Khối lượng đất thừa tận thu vận chuyển san lấp mặt bằng (cự ly vận chuyển trung bình khoảng 7km) là: 46.998,69 m3.
  • Cos đáy kết thúc quá trình cải tạo là: +31,00m.
  • Thời gian cải tạo đất: 20 tháng (kết thúc cải tạo năm 2024).

c. Quy trình cải tạo đất:

Hình 1. 5 Quy trình cải tạo đất

Thuyết minh quy trình

Cắm mốc khoanh vùng xung quanh khu vực khai thác: hiện trạng tại khu vực dự án Công ty đã thuê đơn vị chức năng thực hiện cắm mốc ranh giới khu vực cải tạo để tránh tranh chấp với các hộ dân giáp đất ranh giới của dự án.

Phân lô đất cải tạo: khu vực cải tạo gồm có 02 khu vực (khu vực 1, diện tích 2,7 ha; khu vực 2, diện tích 0,417 ha). Hai khu vực khai thác chia 02 lô cải tạo đất trong 20 tháng.

Đào để lại lớp đất mặt: Sử dụng máy đào gạt lớp đất mặt khoảng 0,30m dồn về 01 góc (đảm bảo thuận lợi cho công tác cải tạo và hoàn thổ), sau đó đào đất theo độ sâu được duyệt trong phương án bằng máy đào, sau khi cải tạo xong từng lô sẽ dùng máy đào gạt trả lớp đất mặt về lại lô vừa cải tạo, và san gạt lại bằng phẳng bề mặt thửa đất. Đất đào sẽ xúc lên xe tải trực tiếp, không tập kết tại dự án, xe tải chở đất cải tạo dôi dư san lấp công trình các công trình.

Sau khi hoàn thiện công tác san gạt mặt bằng bằng phẳng toàn bộ thửa đất cải tạo sẽ đắp đất bờ khu vực phía Đông giáp với đất ruộng của người dân và kênh tưới, khai thông nước từ kênh tưới vào thửa đất khu vực dự án.

1.5.Các hạng​ mục công trình và biện pháp thi công

a.Các hạng mục công trình dự án

(1). Đường vận tải:

Phía Bắc dự án là hiện trạng đường đất rộng 4m, đường này cũng là đường giao thông chung đi vào khu vực đất trồng keo của người dân khu vực. Tuyến đường này có thể đủ cho 02 xe tải <7 tấn lưu thông đồng thời trái tuyến nhau. Công ty sẽ sử dụng tuyến đường này để vận chuyển đất đến khu vực công trình, dự kiến khoảng cách vận chuyển lượng đất thừa ra khỏi khu vực là 7km.

Khu vực cải tạo đất có cao độ địa hình bằng với tuyến đường đất tại vị trí ranh giới tiếp giáp, toàn bộ khu vực dự án là đất trồng cây lâm nghiệp, đất khu vực này là đất đồi nền địa chất ổn định nên Công ty sẽ không làm đường vận chuyển vào khu vực dự án mà đi thẳng vào các lô cải tạo đã phân chia theo 02 năm (2023, 2024).

(2). Hạng mục công trình tại công trường:

Khu vực cải tạo đất xung quanh là đất lâm nghiệp hơn nữa chủ dự án chỉ sử dụng 02 máy đào để thực hiện công tác đào đất hạ mặt bằng và đều là người địa phương ở gần với dự án, nên công nhân không lưu trú tại dự án cả ngày lẫn đêm, do đó không xây dựng lán trại sinh hoạt tại khu vực cải tạo. Công nhân làm việc tại khu vực dự án vào ban ngày, nghỉ trưa và tối sẽ về sinh hoạt tại gia đình.

Thiết bị, máy móc đầu tư phục vụ việc cải tạo đất nông nghiệp gồm:

Bảng 1. 3 Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác cải tạo đất

b.Biện pháp thi công

  • Phương án cải tạo đất khu vực dự án dựa vào hiện trạng cao độ địa hình tại khu vực dự án với khu vực xung quanh và cao độ đáy kênh tưới dẫn nước từ hồ Cửa Khâu ở phía Đông khu vực dự án. Mục tiêu của dự án đảm bảo nước từ kênh tưới hiện trạng ở phía Đông có thể tự chảy vào khu vực dự án.
  • Hiện trạng địa hình tại khu vực dự án: hướng phát triển địa hình khu vực dự án từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam, cao độ địa hình trong khu vực dự án dao động từ 37,27 – 30,3m (khu vực 1) và 35,19 – 29,95m (khu vực 2).

Địa hình khu vực tiếp giáp xung quanh dự án:

+ Phía Bắc: 39,20 – 35,4 (khu vực 1); 35,38 – 31,23 (khu vực 2)

+ Phía Nam: 31,28 – 28,8m (cả 02 khu vực)

+ Phía Tây: 39,06 – 31,28m (khu vực 1); 32,6 – 29,75m (khu vực 2)

+ Phía Đông: 32,89 – 29,85m (khu vực 1); 30,7 – 29,95m (khu vực 2)

Căn cứ vào điều kiện địa hình của khu vực cải tạo. Hướng phát triển địa hình từ Đông sang Tây, khi thực hiện cải tạo, tiến hành cải tạo cuốn chiếu từ Tây sang Đông. Theo văn bản số 90/SNN-QLXDCT ngày 13/01/2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian kết thúc phương án cải tạo đến hết năm 2024. Do đó, để đảm bảo công tác cải tạo và hoàn thổ theo phương án được phê duyệt, Công ty sẽ thực hiện cải tạo trong 20 tháng (kết thúc năm 2024) và phân lô khu vực cải tạo 02 lô.

Năm 2023: cải tạo diện tích 1,5 ha. Năm 2024: cải tạo diện tích 1,617 ha.

Hình 1. 6 Phân lô cải tạo đất trong 02 năm (2023, 2024)

Trình tự cải tạo đất tại dự án dự kiến như sau:

+ Công tác chuẩn bị:

Phát quang mặt bằng: Hiện trạng thửa đất cải tạo đang trồng Keo lai, Bạch đàn, ... Do đó, trước khi tiến hành cải tạo sẽ dọn sạch thực bì trước khi bốc lớp đất mặt dồn về 01 góc của từng khu vực.

+ Làm đường vào khu vực dự án: Hiện trạng đã có tuyến đường đất rộng 4m, tuyến đường này nối liền với khu vực cải tạo. Do đó, quá trình cải tạo sẽ tận dụng tuyến đường này để đưa máy đào, xe vận chuyển vào khu vực dự án để cải tạo đất.

+ Biện pháp thi công chính: Dùng máy đào và nhân lực gạt lớp đất mặt để lại phục vụ cho việc trồng trọt sau này, cụ thể:

Năm 1: thực hiện cải tạo đất lô 1 gồm: 01 phần diện tích khu vực 1, lớp đất mặt lô 1 được máy đào gạt về lô 2 tập kết để lại, sau khi kết thúc cải tạo đất lô 1 sẽ chuyển lớp đất mặt san gạt mặt bằng lô 1. Tiếp đến, thực hiện cải tạo đất lô 2.

Năm 2: cải tạo đất lô 2 gồm: phần diện tích còn lại của khu vực 1 (phía Đông) và khu vực 2, lớp đất mặt gạt về lô 1 để lại, sau khi kết thúc cải tạo lô 2 trả lại lớp đất mặt và san gạt mặt bằng hoàn thổ lô 2.

Đất dôi dư được xúc trực tiếp lên xe vận chuyển đến công trình cần san lấp không tập kết tại khu vực cải tạo đất nên trong khu vực dự án không bố trí bãi tập kết đất dôi dư trong quá trình cải tạo.

Đất dôi dư được vận chuyển đến công trình khu dân cư phía Tây cầu Lồ ồ, xã Cát Tường do UBND xã Cát Tường làm chủ đầu tư và khu dân cư thôn Phú Gia, xã Cát Tường do UBND huyện Phù Cát làm chủ đầu tư theo biên bản thỏa thuận đính kèm phần phụ lục.

Phương pháp hạ độ sâu: Khấu theo lớp bằng, vận chuyển trực tiếp bằng ô tô tự đổ. Hình thức cải tạo áp dụng cho phương án là cải tạo cuốn chiếu. Tiến hành cải tạo từ Tây sang Đông. Cải tạo xong khu vực nào sẽ tiến hành hoàn thổ cho khu vực đó. Cos kết thúc quá trình cải tạo là +31,00 m (sau khi đã san gạt lớp đất mặt 0,30m).

+ Hoàn thổ, trả lại mặt bằng sau khi kết thúc cải tạo đất: Sau khi san gạt mặt bằng trả lại lớp đất mặt hoàn thổ tại khu vực dự án sẽ thực hiện đắp bờ tạo taluy khu vực phía Đông Nam của khu vực 2 (khu vực này giáp với suối hiện trạng và diện tích đất lúa của người dân) chống sạt lở khu vực này. Thực hiện trả lại mặt bằng cho chủ sở hữu khu đất tiếp tục trồng trọt.

1.6.Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước

1.6.1 Giai đoạn thi công

Nhu cầu nguyên vật liệu đầu vào của dự án: Dự án với mục đích cải tạo đất (đào đất hạ cos nền) nên không sử dụng nguyên liệu đầu vào cho hoạt động cải tạo.

Nhu cầu nhiên liệu: Nhiên liệu sử dụng chính cho dự án là dầu Diezel để nạp nhiên liệu cho máy đào đất và xe chở đất ra khỏi khu vực dự án. Tiêu hao nhiên liệu của các thiết bị thi công dự án được thể hiện qua bảng sau:

Tiêu hao nhiên liệu của máy móc thiết bị thi công dự án

Loại máy móc, thiết bị

Số lượng (xe)

Tiêu hao nhiên liệu (lít/ca)

Tổng nhiên liệu

(thời gian thi công 20 tháng) – tấn

Máy đào 1,25 m3

02

83

179,2

Xe tải cửu Long 7,0

tấn

04

31

133,92

Tổng cộng

 

 

313,12

Nhu cầu lao động: Dự án sẽ sử dụng 02 công nhân điều khiển xe đào, vừa đào đất và xúc đất lên xe vận chuyển và 04 tài xế lái 04 xe tải chở đất.

Nhu cầu sử dụng điện: Dự án không sử dụng điện, do không hoạt động vào ban đêm và không lưu trú lại khu vực dự án.

Nhu cầu sử dụng nước: Công nhân không lưu trú, nghỉ ngơi tại khu vực dự án, nên không sử dụng nước, nước uống sinh hoạt sẽ mang theo khi đến làm việc (sử dụng nước sạch đóng bình).

b. Thời gian thực hiện

  • Thời gian thực hiện cải tạo là 20 tháng (kết thúc năm 2024) kể từ ngày được cấp phép.
  • Thời gian làm việc trong ngày là 08 giờ cụ thể như sau: buổi sáng từ 7h30' đến 11h30', buổi chiều từ 13h30' đến 17h30’.

1.6.2 Giai đoạn vận hành

Khu vực dự án sau khi cải tạo chuyển đổi thành đất trồng trọt xen canh cây ăn trái, hoa màu và cây lâu năm. Do đó giai đoạn vận hành của dự án trả đất lại cho chủ sở hữu đất thực hiện trồng trọt nên không đánh giá trong giai đoạn này.

1.7 Tổng mức đầu tư của dự án

Tổng mức đầu tư của dự án là: 4.175.115.000 đồng

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất giấy phép môi trường nhà máy chế biến gỗ, nhiên liệu sinh học rắn

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha