Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường công ty sản xuất thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc dược liệu, sản phẩm được sản xuất dưới dạng viên nang cứng, viên nén bao film, cốm, bột, lỏng. Công suất sản xuất thực tế tại công ty năm 2023 là 4 tấn sản phẩm/tháng (đạt khoảng 40% công suất tối đa).
Ngày đăng: 08-10-2024
73 lượt xem
MỤC LỤC
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở: 4
5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở: 12
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.. 18
2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường. 18
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.. 20
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải: 20
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải: 28
3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường: 30
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại: 32
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung: 34
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường: 34
7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác. 37
CHƯƠNG IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.. 39
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải: 39
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải: 40
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung: 40
KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.. 41
1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải 41
2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với khí thải 42
CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.. 44
6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải. 44
6.2. Chương trình quan trắc chất thải định kỳ. 44
6.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.. 44
KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ 46
2. Khắc phục nội dung của đoàn kiểm tra: 46
CHƯƠNG I
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
Công ty TNHH dược phẩm ......
- Địa chỉ: ...............á, phường Mỹ Xá, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
- Người đại diện theo pháp luật: ..........; Chức vụ: Giám đốc.
- Điện thoại:.......;
- Mã số thuế: ........
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, mã số doanh nghiệp ........ đăng ký lần đầu ngày 08/11/2002, đăng ký thay đổi lần thứ 11 ngày 16/05/2022 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định cấp.
Công ty TNHH Dược phẩm.........
- Địa điểm: ............, phường Mỹ Xá, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Vị trí tiếp giáp như sau:
+ Phía Bắc giáp Công ty TNHH Tuấn Thủy;
+ Phía Đông giáp đường Quốc lộ 10, phường Mỹ Xá;
+ Phía Tây giáp khu dân cư tổ dân phố bến Mai Xá, phường Mỹ Xá
+ Phía Nam giáp trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp Nam Định;
- Văn bản số 09-63/SXD-GĐ ngày 27/9/2004 của Sở Xây dựng về kết quả thẩm định thiết kế kỹ thuật thi công công trình Công ty dược phẩm....
- Các giấy phép môi trường thành phần:
+ Quyết định số 92/QĐ-STNMT ngày 15/01/2013 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định về việc phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết của Công ty TNHH dược phẩm...
- Giấy xác nhận số ....... ngày 19/12/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định về việc xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết cho Công ty TNHH dược phẩm....
- Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số ......... ngày 29/11/2019 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định cấp.
- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):
+ Cơ sở hoạt động thuộc lĩnh vực hóa dược (thuộc điểm e, khoản 3, Điều 8 và khoản 2, Điều 10 của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14);
+ Tổng vốn đầu tư là 28.500.000.000 đồng (Hai mươi tám tỷ năm trăm triệu đồng).
Căn cứ khoản 2, Điều 10 của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 thì cơ sở có tiêu chí tương đương dự án nhóm C.
* Thông tin chung về quá trình hoạt động của cơ sở:
Công ty TNHH Dược phẩm....... được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, mã số doanh nghiệp ........ đăng ký lần đầu ngày 08/11/2002, đăng ký thay đổi lần thứ 11 ngày 16/05/2022 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định cấp với ngành nghề kinh doanh chính là Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu (Chi tiết: Sản xuất thuốc thành phẩm, thuốc tân dược, đông dược, nguyên liệu và phụ liệu dùng cho sản xuất thuốc tân dược, đông dược, thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, kem dưỡng da, dầu gội đầu, hàng công nghệ phẩm, nước súc miệng, kem đánh răng, chất tẩy rửa dùng trong vệ sinh y tế, đời sống, vệ sinh công nghiệp; Chế biến dược liệu, thuốc thang).
Trụ sở làm việc đầu tiên của Công ty ........ đường Nguyễn Đức Thuận, phường Thống Nhất, thành phố Nam Định. Năm 2003, Công ty chuyển địa điểm sản xuất kinh doanh ra ......., phường Mỹ Xá, thành phố Nam Định và được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số ..... ngày 25/7/2012, tổng diện tích được cho thuê là 4.509 m2 để thực hiện dự án sản xuất và chế biến thuốc.
Công ty TNHH Dược phẩm ....... đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết tại Quyết định số 92/QĐ-STNMT ngày 15/01/2013 và xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết tại Giấy xác nhận số ........ ngày 19/12/2016. Theo đó cơ sở hoạt động trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm (sản xuất thuốc) với công suất tối đa 10 tấn sản phẩm/tháng (tương đương 1 triệu sản phẩm/năm), số lượng CBCNV là 50 người.
Từ năm 2016 đến nay, Công ty hoạt động ổn định với ngành nghề sản xuất thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc dược liệu, sản phẩm được sản xuất dưới dạng viên nang cứng, viên nén bao film, cốm, bột, lỏng. Công suất sản xuất thực tế tại công ty năm 2023 là 4 tấn sản phẩm/tháng (đạt khoảng 40% công suất tối đa), số lượng CBCNV là 35 người. Công ty đã được cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm số 90/2022/ATTP-CNGMP ngày 27/12/2022.
Công ty TNHH dược phầm.......... đã thay đổi một số nội dung so với Giấy xác nhận số ............. ngày 19/12/2016 như sau:
Bảng 1. Tổng hợp những nội dung điều chỉnh của cơ sở
TT |
Nội dung điều chỉnh |
Giấy xác nhận số 3335/STNMT- CCMT ngày 19/12/2016 |
Thực tế |
1 |
Lò hơi |
- Lò hơi đốt than công suất: 500kg/giờ. - Vị trí lắp đặt: Nhà nồi hơi |
- Lò hơi điện công suất: 300kg/h. - Vị trí lắp đặt: Nhà sấy dược liệu |
2 |
Hệ thống xử lý khí thải lò hơi |
Khí thải lò hơi được xử lý bằng phương pháp lọc bụi bằng Cyclon, khí thải sau xử lý đạt quy chuẩn được thoát ra ngoài qua ống khói cao 10m |
Không lắp đặt |
2 |
Quan trắc khí thải |
01 mẫu khí thải tại miệng khói lò hơi |
Không quan trắc
|
3 |
Chất thải nguy hại |
04 loại: bóng đèn huỳnh quang thải; dầu thải; giẻ lau, găng tay nhiễm dầu mỡ thải; bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải. |
- 03 loại: bóng đèn huỳnh quang thải; dầu thải; giẻ lau, găng tay nhiễm dầu mỡ thải. |
Căn cứ vào khoản 2, Điều 39 và điểm c, khoản 3, Điều 41 của Luật bảo vệ môi trường năm 2020 thì cơ sở thuộc đối tượng phải tiến hành lập Giấy phép môi trường trình Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định tổ chức thẩm định và trình UBND tỉnh Nam Định cấp Giấy phép môi trường.
Tổng vốn đầu tư là 28.500.000.000 đồng (Hai mươi tám tỷ năm trăm triệu đồng). Căn cứ khoản 2, Điều 10 của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 thì cơ sở có tiêu chí tương đương dự án nhóm C.
Căn cứ khoản 5, Điều 28 của Luật bảo vệ môi trường năm 2020 và mục số 2, Phụ lục V của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường thì cơ sở có tiêu chí tương đương với dự án đầu tư nhóm III ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường. Vì vậy nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở sẽ tuân theo cấu trúc của Phụ lục số XII Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ.
3.1.1.Công suất thiết kế
Căn cứ Đề án bảo vệ môi trường chi tiết và Báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường theo đề án bảo vệ môi trường chi tiết của Công ty đã được phê duyệt:
- Công suất thiết kế của cơ sở là 10 tấn sản phẩm/tháng (tương đương khoảng 1 triệu sản phẩm/năm).
- Số lượng cán bộ công nhân viên: 50 người.
3.1.2. Công suất hiện nay
- Công suất hiện nay: 4 tấn sản phẩm/tháng (tương đương khoảng 400.000 sản phẩm/năm) cụ thể:
+ Gói bột/cốm: 8.000 kg/năm
+ Viên nang cứng: 28.000.000 viên/năm
+ Viên nén bao phim : 4.000.000 viên/năm
+ Các sản phẩm dạng lỏng: 20.000 lít/năm
- Số lượng cán bộ công nhân viên: 35 người.
3.2.1. Quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm dạng viên nang cứng, viên nén bao phim, cốm, bột
Sơ đồ 1. Quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm dạng viên nang cứng, viên nén bao phim, cốm, bột
Thuyết minh quy trình:
- Nguyên liệu, làm sạch: Dược liệu mua ngoài thị trường được kiểm tra chất lượng đảm bảo sau đó phân loại, rửa sạch bằng nước sạch để loại bỏ tạp chất đảm bảo theo các tiêu chuẩn dược dụng quy định cho từng loại, mới được đưa vào cấp phát cho sản xuất.
- Sấy khô: Dược liệu đã rửa sạch đưa vào hệ thống sấy khô bằng hơi nước nóng cấp từ lò hơi điện.
- Nấu cao: Sau khi sấy khô dược liệu được cân chia theo công thức của lô, mẻ sản xuất; được sơ chế (cắt, thái, nghiền,…) rồi trộn với nước sạch cho vào nồi áp suất công suất lớn để nấu và cô thành cao dược liệu.
- Bào chế: Cao dược liệu, tinh chất chiết tách từ dược liệu tùy từng sản phẩm sẽ chuyển sang công đoạn tạo hạt/dập viên/đóng nang/dập khuôn đóng gói thành thành phẩm ở dạng viên nang, viên nén, dạng cốm, dạng bột. Lượng nước sử dụng trong hoạt động bào chế thuốc là nước RO.
Cuối cùng là thành phẩm thuốc được lấy mẫu lưu trong phòng kiểm nghiệm của Công ty để thuê đơn vị có chức năng kiểm tra. Nếu kết quả kiểm tra thành phẩm không đạt thì sẽ chuyển lại xưởng sản xuất để kiểm tra lại các chỉ tiêu trong quy trình sản xuất và khắc phục đến khi đạt yêu cầu mới đưa vào lưu thông.
3.2.2. Quy trình sản xuất các sản phẩm dạng lỏng(dung dịch, siro)
Sơ đồ 2. Quy trình sản xuất các sản phẩm dạng lỏng (dung dịch, siro)
Thuyết minh quy trình:
- Pha dung dịch: Nguyên liệu đầu vào phải được kiểm tra đạt theo tiêu chuẩn quy định cho từng loại mới được đưa vào cấp phát cho sản xuất, trong đó nước RO tỷ lệ chiếm 90% khối lượng nguyên liệu đầu vào.
- Nấu siro: Dung dịch sau đó được đưa vào nấu siro rồi rút dịch chiết lọc, để lắng, rút dịch lắng và bổ sung chất bảo quản, chất tạo màu, mùi. Toàn bộ dịch chiết sau khi đã qua công đoạn kiểm nghiệm đạt yêu cầu về lượng sẽ được rót vào các chai, lọ sau đó đưa đến công đoạn đóng chai.
- Làm sạch chai, lọ: Chai, lọ được đưa vào rửa bằng máy nước RO sau đó xếp vào khay và cho vào tủ sấy điện ở nhiệt độ 60oC thu được các chai, lọ, ống sạch sau đó đưa đến công đoạn đóng chai.
Cuối cùng chai lọ được đóng hộp, in nhãn và lấy mẫu kiểm tra chất lượng, sau khi kết quả đạt thì đóng hộp, đóng thùng nhập kho. Nếu kết quả kiểm tra thành phẩm không đạt thì sẽ chuyển lại xưởng sản xuất để kiểm tra lại các chỉ tiêu trong quy trình sản xuất và khắc phục đến khi đạt yêu cầu mới đưa vào lưu thông.
3.2.3. Quy trình sản xuất nước RO
Sơ đồ 3. Quy trình sản xuất nước RO
Thuyết minh
Nước sạch được đưa vào hệ thống xử lý nước RO, tại đây nước được xử lý lần lượt qua các công đoạn sau:
- Lọc thô: tại thiết bị có chứa các vật liệu lọc là cát, đá,.. để giữ lại các tạp chất thô
- Khử mùi: Nước tiếp tục qua công đoạn khử mùi bằng than hoạt tính
- Làm mềm: Tại đây, các kim loại nặng như Ca2+, Mg2+, Fe2+,...có trong nước được loại bỏ bằng nhựa cation resin.
- Lọc tinh: Vật liệu lọc là Polypropylen (PP), đây là các sợi hữu cơ dẻo có đặc tính cơ học tốt và chống chịu được ăn mòn. Nhiệm vụ của lõi lọc nước PP là ngăn chặn các vật chất có kích thước khoảng (0,2-5µm) ở trong nguồn nước.
- Thẩm thấu ngược: Sử dụng màng lọc RO xử lý được cặn có kích thước ≥ 0,001 µm. Lọc thải vi khuẩn, làm giảm tổng chất rắn hòa tan (TDS), tạo ra nguồn nước tinh khiết.
- Thiết bị trao đổi ion: Sử dụng các hạt nhựa anion resin, cation resin để hấp thụ ion dương (kim loại nặng) và các ion âm trong nước (như Cl-,...). Đồng thời đưa pH trong nước về trung tính (pH=7). Lượng nước thải phát sinh tại các thiết bị xử lý nước RO chiếm khoảng 60% lượng nước cấp
- Khử trùng: Nước sạch được khử trùng bằng tia cực tím UV. Sau đó, nước được đưa đến bồn chứa nước tinh khiết để cấp cho khu vực sản xuất.
Các sản phẩm đông dược tiêu biểu của Công ty: Ích nhĩ đan, Xương khớp ...., Di niệu đơn, Bạch địa căn, Tiêu ban thủy, …
Bảng 2. Tổng hợp nguyên liệu, phụ gia, hóa chất sử dụng
TT |
Nguyên liệu |
ĐVT |
Khối lượng |
||
Giai đoạn hiện tại |
Giai đoạn hoạt động ổn định |
||||
I |
Nguyên, phụ liệu sản xuất |
||||
1 |
Dược liệu thảo dược các loại |
Tấn/năm |
160 |
400 |
|
2 |
Cao dược liệu |
Tấn/năm |
2,8 |
7 |
|
3 |
Đường (glucose, saccharose) |
Tấn/năm |
16 |
40 |
|
4 |
Tinh bột |
Tấn/năm |
13 |
33 |
|
5 |
Vỏ nang thuốc |
Cái |
28.000.000 |
70.000.000 |
|
6 |
Chai lọ |
cái |
16.000 |
400.000 |
|
7 |
Màng PVC |
Tấn |
4,8 |
12 |
|
II |
Nhiên liệu, hóa chất |
||||
1 |
Dầu máy DO (máy phát điện) |
Lít/giờ |
10 |
10 |
|
2 |
Clo nén khử trùng |
Kg/năm |
4,5 |
10 |
|
3 |
Chế phẩm vi sinh |
Kg/năm |
50 |
120 |
|
4 |
Hóa chất trợ lắng Polymer |
Kg/năm |
30 |
50 |
|
5 |
Hóa chất keo tụ PAC |
Kg/năm |
90 |
150 |
|
(Ghi chú: 1 tấn cao thành phẩm = 10 tấn dược liệu tươi )
Điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của Công ty được cung cấp bởi Công ty Điện lực Nam Định. Từ trạm biến áp của thành phố, điện được dẫn về trạm biến áp của công ty để cấp cho các khu vực có nhu cầu sử dụng.
Căn cứ hóa đơn sử dụng điện hàng tháng tại cơ sở, tổng lượng điện tiêu thụ trong năm 2023 là 547.800 kWh, trung bình 45.650 kWh/tháng.
Khi cơ sở đạt công suất tối đa, lượng điện sử dụng dự kiến khoảng 90.000 kWh/tháng.
4.2.1. Nguồn cung cấp nước:
Để phục vụ cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất, Công ty sử dụng nguồn nước sạch được cấp từ Trạm cấp nước sạch của Công ty Cổ phần Cấp nước Nam Định.
4.2.2. Lượng nước sử dụng:
Căn cứ hóa đơn sử dụng nước của Công ty từ tháng 7/2023 đến tháng 6/2024, ta có bảng thống kê như sau:
Bảng 3. Lượng nước sử dụng của Công ty giai đoạn hiện tại
Tháng |
Lượng nước sử dụng (m3) |
Tháng |
Lượng nước sử dụng (m3) |
||
Tháng |
TB Ngày |
Tháng |
TB Ngày |
||
8/2023 |
484 |
17,2 |
2/2024 |
489 |
17,4 |
9/2023 |
460 |
16,4 |
3/2024 |
616 |
22 |
10/2023 |
384 |
13,7 |
4/2024 |
1.173 |
39,1 |
11/2023 |
467 |
16,7 |
5/2024 |
379 |
13,5 |
12/2023 |
435 |
15,5 |
6/2024 |
471 |
16,8 |
1/2024 |
537 |
19,2 |
7/2024 |
508 |
18,14 |
(Ghi chú: Nhu cầu sử dụng nước vào tháng 4/2024 tăng cao là do Công ty gặp sự cố rò rỉ đường ống cấp nước. Do đó báo cáo xin phép bỏ qua lượng nước sử dụng tháng 4/2024).
Căn cứ vào hoạt động thực tế tại cơ sở và hóa đơn tiền nước thì nhu cầu sử dụng nước của công ty cao nhất vào tháng 3/2024 là 616 m3/tháng (tương đương 22 m3/ngày), theo đó nhu cầu sử dụng nước vào các hoạt động cụ thể như sau:
- Hoạt động của lò hơi điện: Do đặc thù của Công ty là sản xuất thuốc đông dược nên lò hơi hoạt động 24/24h để đảm bảo đủ điều kiện tiêu chuẩn sấy dược liệu, riêng bộ phận phụ trách lò hơi Công ty bố trí công nhân chia 3 ca, mỗi ca 8h, luân phiên nhau trực sản xuất.
+ Giai đoạn hiện tại: Công ty sử dụng 01 lò hơi điện công suất 300kg/h, (lượng nước cấp tối đa để hóa hơi là 300 lít nước/h), tuy nhiên công ty chỉ sử dụng khoảng 40% công suất lò hơi (tương đương lượng nước sử dụng để hóa hơi là 120 lít/h) , thời gian sử dụng là 24h/ngày. Lượng nước sử dụng tương ứng là: 120 lít/h x 24 h/ngày = 2.880 lít/ngày ≈ 2,9 m3/ngày.
+ Giai đoạn công suất đạt tối đa: Công ty sử dụng 01 lò hơi điện công suất 300kg/h, công suất 100%, thời gian sử dụng là 24h/ngày. Lượng nước sử dụng tương ứng là: 300 lít/h x 24 h/ngày = 7.200 lít/ngày ≈ 7,2 m3/ngày.
- Hoạt động của hệ thống RO:
+ Giai đoạn hiện tại: Công suất của hệ thống lọc nước RO là 250l/h, tuy nhiên công ty chỉ sử dụng khoảng 40% công suất lọc nước, hệ thống hoạt động 24h/ngày thì lượng nước cấp là 100l/h x 24h = 2,4 m3/ngày. Nước sau xử lý qua hệ thống RO chiếm 40% lượng nước cấp ban đầu, bằng 2,4 m3/ngày x 40% = 0,96 m3/ngày được sử dụng cho các mục đích: nước đi vào công đoạn sản xuất (0,16 m3/ngày), nước rửa chai lọ sản phẩm (0,8 m3/ngày). Nước thải của hệ thống RO chiếm 60% lượng nước cấp ban đầu bằng 1,44 m3/ngày. Tuy nhiên nước thải của quá trình lọc nước RO bản chất là nước sạch nên Công ty tận dụng thu gom vào bể chứa sử dụng cho mục đích vệ sinh, giặt đồ.
+ Giai đoạn công suất đạt tối đa: Công suất của hệ thống lọc nước RO là 250l/h, hệ thống hoạt động tối đa 24h/ngày thì lượng nước cấp là 250l/h x 24h = 6 m3/ngày. Nước đi vào công đoạn sản xuất (0,4 m3/ngày), nước rửa chai lọ sản phẩm (5,6 m3/ngày). Nước thải của hệ thống RO bằng 3,6 m3/ngày.
- Nước rửa dược liệu, vệ sinh nhà xưởng sản xuất, thiết bị máy móc:
+ Giai đoạn hiện tại: Theo thực tế hoạt động của Công ty khoảng 9,64 m3/ngày.
+ Giai đoạn công suất đạt tối đa: khoảng 21m3/ngày.
- Nước tưới cây và bổ sung vào bể PCCC: khoảng 5 m3/ngày.
+ Giai đoạn hiện tại: Hiện tại số CBCNV là 35 người, công ty không tổ chức nấu ăn, nước dùng cho sinh hoạt là vệ sinh đơn thuần và giặt quần áo bảo hộ lao động với định mức sử dụng nước 100 l/người/ngày, khối lượng nước sử dụng là 35 người x 100 l/ngày = 3,5 m3/ngày. Nước cấp sinh hoạt được tận dụng từ nước thải của hệ thống RO 1,44 m3/ngày, cấp mới 2,06 m3/ngày.
+ Giai đoạn công suất đạt tối đa: số CBCNV là 50 người, khối lượng nước sử dụng là 50 người x 100 l/người/ngày = 5 m3/ngày. Nước cấp sinh hoạt được tận dụng từ nước thải của hệ thống RO 3,6 m3/ngày, cấp mới 1,4 m3/ngày.
>>> XEM THÊM: Thuyết minh đề án khu du lịch sinh thái trong rừng tràm
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn