Báo cáo cấp giấy phép môi trường nhà máy sản sản xuất bánh kẹo và thực phẩm cao cấp

Báo cáo cấp giấy phép môi trường (GPMT) nhà máy sản sản xuất bánh kẹo và thực phẩm cao cấp với tổng công suất 8.500 tấn/năm. Trên tổng diện tích đất thực hiện dự án 62.125 m2.

Ngày đăng: 09-10-2024

29 lượt xem

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1.  Tên chủ dự án đầu tư

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Bao bì nhựa............

- Địa chỉ trụ sở chính: phường Bạch Sam, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.

- Người đại diện:.............Chức vụ: Giám đốc.

-  Điện thoại: ......    Fax:

- Quyết định số 1818/QĐ-UBND ngày 11 tháng 09 năm 2009 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc cho Công ty Cổ phần Bao bì nhựa thuê đất tại xã Bạch Sam, huyện Mỹ Hào để thực hiện dự án đầu tư Nhà máy sản xuất bánh kẹo và thực phẩm cao cấp.

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH một thành viên, mã số doanh nghiệp: ..... do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên đăng ký lần đầu ngày 12 tháng 12 năm 2002; đăng ký thay đổi lần thứ 11 ngày 23 tháng 05 năm 2019 (Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ Công ty TNHH một thành viên Công ty TNHH in và sản xuất bao bì.... thành Công ty Cổ phần Bao bì nhựa ...).

1.2.   Tên dự án đầu tư

- Tên dự án: Nhà máy sản xuất bánh kẹo và thực phẩm cao cấp”.

-  Địa điểm thực hiện dự án:........, phường Bạch Sam, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.

- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường: Quyết định số 76/QĐ-STNMT ngày 27 tháng 05 năm 2008 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng “Nhà máy sản xuất bánh kẹo và thực phẩm cao cấp

-  Vị trí khu đất như sau:

+ Phía Đông giáp Công ty TNHH Toàn Phát và ruộng canh tác xã Xuân Dục;

+ Phía Tây giáp Công ty cổ phần New Rice;

+ Phía Nam giáp ruộng canh tác xã Xuân Dục;

+ Phía Bắc giáp Công ty CP đầu tư công nghiệp kỹ nghệ thương mại.

Bảng 1. 1: Tọa độ mốc ranh giới dự án

TT

Tọa độ X (m)

Tọa độ Y (m)

1

2313745,59

615499,69

2

2313737,3

615681,87

3

2313682,01

615680,91

4

2313687,09

615498,42

Hình 1. 1: Vị trí dự án Nhà máy sản xuất bánh kẹo và thực phẩm cao cấp

-  Phạm vi thực hiện dự án: Dự án được triển khai trên diện tích 62.125 m2 tại KM 30 – QL5A, phường Bạch Sam, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.

-   Quy mô của cơ sở : Cơ sở thuộc nhóm B (cơ sở thuộc lĩnh vực công nghiệp có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đến dưới 1.000 tỷ đồng), theo Khoản 4, Điều 8 của Luật Đầu tư công.

-  Dự án không thuộc Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ. Cơ sở có tiêu chí về môi trường nhu dự án đầu tư nhóm III theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

1.3   Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

1.3.1.   Công suất của dự án:

Sản xuất bánh kẹo và thực phẩm cao cấp với tổng công suất 8.500 tấn/năm

STT

Loại sản phẩm

Công suất ca

(tấn/ca)

Công suất giờ

(kg/h)

Công suất năm

(tấn/năm)

1

Kẹo mềm CHEWY

3,3

416,6

3.000

2

Bánh mềm phủ Socola

2,2

277,7

2.000

3

Bánh gạo

1,6

208,3

1.500

4

Khoai tây chiên

2,2

277,7

2.000

 

Tổng

 

 

8.500

1.3.2.   Các hạng mục công trình của dự án

Trên tổng diện tích đất thực hiện dự án 62.125 m2, Công ty Cổ phần Bao bì nhựa  đã đầu tư xây dựng các hạng mục công trình chính và phụ phục vụ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh như sau:

Bảng 1. 2: Các hạng mục của Nhà máy sản xuất bánh kẹo và thực phẩm cao cấp

Hình 1. 2: Một số hình ảnh xưởng sản xuất của nhà máy

1.3.3.   Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:

Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của dự án:

Công nghệ sản xuất kẹo mềm CHEWY

Hình 1. 3: Sơ đồ quy trình sản xuất kẹo mềm CHEWY

Thuyết minh quy trình:

-  Nấu: Là quá trình nhà trộn nguyên liệu: đường, nha sữa bột, chất béo, phẩm màu, bột,... tạo thành khối kem đồng nhất, bông xốp đưa vào nồi để nấu chín bằng nhiệt khí ga đốt. Kết quả tạo thành kẹo dạng lỏng.

-  Trộn phụ gia: Phối trộn kẹo dạng lỏng với phụ gia, hương liệu tạo thành kẹo mềm khác hương vị.

-  Tạo hình: Kẹo dạng lỏng có phụ gia được đưa vào khuôn tạo hình nhờ hệ thống lô trục ép. Đặc điểm của hệ thống tạo hình là không có đầu thừa phải quay vòng.

-  Sấy: Bay hơi phần lượng ẩm có trong khối kẹo. Tạo các biến đổi hóa lý của nguyên liệu dưới tác dụng của nhiệt độ cao.

-   Làm nguội, xếp kẹo: Làm nguội kẹo xuống tới nhiệt độ môi trường đảm bảo kẹo không bị hấp hơi, chảy nước trong thời gian bảo quản. Sau khi làm nguội được đưa vào hệ thống dẫn hướng và xếp thành hàng

-   Phân loại, bao gói: Trước và trong khi bao gói cần loại bổ những chiếc kẹo không đạt yêu cầu. Bao gói sản phẩm giúp kéo dài thời gian bảo quản, thuận tiện vận chuyển sản phẩm.

Công nghệ Sản xuất bánh mềm socola

Hình 1.4: Sơ đồ quy trình sản xuất bánh mềm socola

Thuyết minh quy trình:

-  Đánh nhũ tương: Quá trình nhào trộn nguyên liệu: đường, nước, sữa bột, chất béo,... tạo thành dạng nhũ tương.

-  Trộn bột: Phối trộn bột và dịch nhũ tương, tạo thành khối bột nhào có độ xốp, đồng nhất độ ẩm

-  Chất lượng của khối bột nhào quyết định lớn đến hình dạng, độ xốp, vân hoa, độ bóng

-  Cán – xếp lớp: Khối bột được trộn được cán thành dạng tấm và xếp lớp

-  Tạo hình: Chia lá bột nhào từ những miếng bột nhỏ có hoa vân và hình dạng theo khuôn. Phần bột thừa được đưa lại khu vực cán bột

-  Nướng bánh: làm bay hơi phần lượng ẩm trong khối bột nhào

-  Phủ socola: Sau khi bánh được nướng chín, băng truyền đưa bánh qua vòi phun phủ socola bề mặt

-  Làm nguội, xếp bánh: Làm nguội bánh tới nhiệt độ môi trường đảm bảo bánh không bị hấp hơi, kéo dài thời gian bảo quản. Bánh sau khi làm nguội được đưa vào hệ thống dẫn hướng và xếp thành hàng.

-  Phân loại – đóng gói: Trước và trong khi bao gói cần loại bổ những chiếc kẹo không đạt yêu cầu. Bao gói sản phẩm giúp kéo dài thời gian bảo quản, thuận tiện vận chuyển sản phẩm.

Công nghệ Sản xuất bánh gạo

Thuyết minh quy trình:

-  Lựa chọn gạo: chọn gạo mới, gạo cùng giống cùng điều kiện thu hoạch, kích cỡ và tính chất đồng đều.

-  Làm sạch gạo: Gạo làm sạch xay để loại bỏ vỏ trấu, cám. Tách bỏ sạn, trấu cám -> gạo hoàn toàn được làm sạch.

-  Xử lý ẩm gạo: Ngâm gạo trong nước sạch trong khoảng thời gian nhất định

-  Xay gạo: Gạo sau khi được làm ẩm đưa vào máy li tâm hút bớt nước thừa -> nghiền thành bột nhỏ mịn

-  Hấp: Được hấp bằng hơi để tạo thành 1 khối nhào nặn mềm

-  Tạo khuôn hình: Khối bột nhào mềm, nóng được để nguội xuống một chút sau đó đem nhào. Tùy sản phẩm có thể cho 1 số thành phần khác sau đó bột được cán mỏng

-  Làm mát ổn định: Tấm bột nhào nặn được làm nguội xuống từ từ

-  Cắt viên: Khối bột được nhào đưa lên băng tải vào máy dập khuôn các rìa bánh được thu hồi về bột ban đầu, các viên bột rơi thành 1 lớp trên tấm lưới.

-  Sấy khô: Các tấm lưới được xếp vào giá trong phòng sấy để làm thoát từ từ lượng ẩm trong bột.

-  Nướng: Các viên bột được sấy khô cho vào lò nướng đốt bằng gas -> viên bột nở phồng

-  Tẩm gia vị: Sau khi nướng được tẩm gia vị bằng nước sốt đậu tương hoặc gia vị khác. Thực hiện trong nồi quay có gia nhiệt và hệ thống phun gia vị.

-  Sấy hoàn thiện: Sau khi tẩm gia vị bánh được đổ ra khung lưới xếp lên giá cho vào buồng sấy nóng đảm bảo bánh khô, giòn.

-  Đóng thành phẩm: Bánh sau khi sấy, để nguội và được đóng vào túi hàn kín. Các túi được xếp vào thùng carton gián kín bằng bảo hiểm và nhập kho.

-  Dây chuyền kiểm tra chất lượng đo lường: Dây chuyền này được thêm vào sản xuất của dự án nhằm mục đích xác định rõ chất lượng của từng loại nguyên liệu trước khi được đưa vào dây chuyền sản xuất để tạo thành phẩm. Điều này có nghĩa là tất cả mọi nguyên liệu kiểm tra chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm.

Hình 1. 4: Sơ đồ quy trình sản xuất bánh gạo

Hình 1.5: Sơ đồ quy trình sản xuất khoai tây chiên

Thuyết minh quy trình:

-  Cắt gọt: Khoai tây sau khi làm sạch qua máy cắt, gọt theo kích thước tiêu chuẩn

-  Trộn gia vị: Trộn miếng khoai tây với bơ, muối, đường và gia vị để tạo thành sản phẩm có hương vị đặc trưng.

-  Chiên: Miếng khoai tây sau khi được tẩm gia vị qua nồi chảo để chiên nóng trong dầu đến khi chín.

-  Đóng gói: Khoai tây chiên xong đã làm nguội được phân loại theo trọng lượng và đưa vào máy đóng gói trước khi đưa vào kho thành phẩm.

Quá trình hoạt động của dự án sẽ phát sinh các nguồn gây ô nhiễm như sau:

-  Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động của máy móc, thiết bị (máy nghiền, máy trộn, máy sấy,...) hoạt động vận chuyển, giao thông.

-   Mùi phát sinh trong quá trình hoạt động của Cơ sở từ quá trình trộn gia vị, nấu, làm nguội, chiên, nướng, sấy

-  Tiếng ồn từ các máy móc thiết bị và các phương tiện giao thông vận tải;

-  Chất thải rắn: các nguyên vật liệu thừa, rơi vãi, sản phẩm hỏng, các tạp chất từ quá trình làm sạch nguyên liệu.

-  Nước sản xuất: chủ yếu là nước sơ chế nguyên liệu, nước vệ sinh thiết bị, xả cặn từ lò hơi.

-  Nước thải sinh hoạt: phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của CBCNV trong Cơ sở;

-  Nước mưa chảy tràn: cuốn theo đất đá, bùn cát, bụi

-  Chất thải nguy hại là dầu mỡ, giẻ lau dính dầu mỡ…

Danh mục thiết bị chính của dây chuyền sản xuất của Nhà máy được tóm tắt như sau:

Bảng 1. 3. Danh mục thiết bị công nghệ của nhà máy

STT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Xuất xứ

1

Máy trộn bột nằm ngang

Cái

2

Nhật Bản

2

Máy chuyển bột nhào

Cái

1

Hàn Quốc

3

Máy cán băng và xếp lớp

Cái

1

Hàn Quốc

4

Máy tạo hình trục in

Cái

1

Nhật Bản

5

Máy tạo hình cắt lăn

Cái

1

Hàn Quốc

6

Máy thu hồi bavia

Cái

1

Hàn Quốc

7

Băng tải chuyển tiếp

Cái

1

Trung Quốc

8

Lò nướng bánh bằng điện

HT

1

Việt Nam

9

Băng tải làm nguội

Cái

1

Trung Quốc

10

Băng tải đảo chiều 1800

Cái

1

Trung Quốc

11

Băng tải xếp bánh

Cái

1

Hàn Quốc

12

Băng tải đóng gói

Cái

1

Việt Nam

13

Máy bao gói

Cái

2

Trung Quốc

14

Hệ thống tủ vận hành, cáp điện

HT

1

Nhật Bản

15

Bàn kê thùng ngâm gạo

Cái

1

Nhật Bản

16

Thùng ngâm gạo

Cái

1

Hàn Quốc

17

Băng chuyền gạo

Bộ

1

Trung Quốc

18

Máy xay

Cái

2

Nhật Bản

19

Băng chuyền bột

Bộ

1

Trung Quốc

20

Bàn kê định lượng bột

Cái

2

Việt Nam

21

Máy hấp

Cái

1

Nhật Bản

22

Bể chứa nước

Cái

2

Hàn Quốc

23

Máy đùn

Cái

1

Nhật Bản

24

Băng chuyền phôi bánh

Bộ

1

Trung Quốc

25

Máy tạo hình

Cái

3

Nhật Bản

STT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Xuất xứ

26

Hầm sấy lần 1

Cái

1

Hàn Quốc

27

Băng chuyền làm nguội

Bộ

1

Trung Quốc

28

Hầm sấy lần 2

Cái

2

Trung Quốc

29

Máy xếp bánh trước khi sấy nở

Bộ

1

Nhật Bản

30

Máy sấy nở

Bộ

1

Nhật Bản

31

Băng chuyền khâu sấy nở

Bộ

1

Trung Quốc

32

Máy xếp bánh khâu phủ đường

Bộ

1

Nhật Bản

33

Máy phủ đường

Bộ

1

Nhật Bản

34

Hầm sấy lần 3

Cái

2

Hàn Quốc

35

Băng chuyền khâu phun dầu

Bộ

1

Trung Quốc

36

Máy phun dầu

Bộ

3

Nhật Bản

37

Hầm sấy lần 4

Cái

2

Hàn Quốc

38

Máy trộn

Cái

1

Hàn Quốc

39

Băng chuyền trước khi trộn gia vị

Bộ

1

Trung Quốc

40

Máy trộn gia vị

Bộ

1

Nhật Bản

41

Băng chuyền sau khi trộn gia vị

Bộ

1

Hàn Quốc

42

Thùng dùng để hòa tan phụ gia

Cái

1

Hàn Quốc

43

Tủ điện

Cái

1

Nhật Bản

44

Máy đóng gói tự động

Bộ

1

Nhật Bản

45

Máy đóng túi FRW-200

Cái

2

Nhật Bản

46

Gravomat

Cái

2

Trung Quốc

47

Nồi nấu kẹo mềm

Cái

1

Nhật Bản

48

Máy trộn kẹo mềm

Cái

1

Nhật Bản

49

Máy quật kẹo

Cái

1

Nhật Bản

50

Máy lăn côn kẹo mềm

Cái

1

Trung Quốc

51

Máy vuốt kẹo mềm

Cái

1

Nhật Bản

52

Băng tải nguội kẹo mềm

Bộ

1

Việt Nam

53

Máy kéo kẹo mềm

Cái

1

Trung Quốc

54

Máy nhào

Cái

1

Nhật Bản

55

Máy nhào nhân

Cái

1

Nhật Bản

56

Máy cắt kẹo mềm

Cái

1

Trung Quốc

STT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Xuất xứ

57

Bơm nha

Cái

1

Nhật Bản

58

Bể chứa nha

Cái

1

Trung Quốc

59

Nồi nấu nước

Cái

1

Việt Nam

60

Bể lạnh

Cái

1

Việt Nam

61

Máy đóng gói

Cái

1

Nhật Bản

62

Thiết bị khác

 

 

 

1.3.4. Sản phẩm của dự án đầu tư:

Sản phẩm đầu ra của dự án là Kẹo mềm CHEWY, Bánh mềm phủ socola, Bánh gạo, Khoai tây chiên. Phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước.

1.4. Nguyên, nhiên vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

1.4.1. Nguyên, nhiên vật liệu

a) Nhu cầu sử dụng nguyên nhiên liệu cho quá trình sản suất Nhà máy

Để sản xuất ra các sản phẩm bánh kẹo và thực phẩm thì đầu vào cho sản xuất gồm nguyên vật liệu, nhiên liệu và bao bì.

Nhu cầu nguyên liệu của nhà máy được tóm tắt như sau:

Bảng 1. 4: Bảng khối lượng nguyên liệu

TT

Khoản mục

Đơn vị

Định mức

Số lượng

I.          Sản xuất kẹo mềm CHEWY

 

1

Đường

Kg/tấn sp

397,431

1.192.293

2

Nha

Kg/tấn sp

603,614

1.810.842

3

Dầu Shortening

Kg/tấn sp

63,459

190.377

4

Phẩm vàng canh

Kg/tấn sp

0,905

2.715

5

Profam

Kg/tấn sp

0,890

2.670

6

Tinh dầu

Kg/tấn sp

2,265

6.789

7

Phẩm màu

Kg/tấn sp

0,045

135

8

Gelatin

Kg/tấn sp

8,459

25.377

9

Axit citric

Kg/tấn sp

4,300

12.900

10

Phụ gia 0090

Kg/tấn sp

5,658

16.974

11

Bột tan

Kg/tấn sp

2,047

6.141

12

Dầu paraphin

Kg/tấn sp

0,113

339

13

Dầu lạc

Kg/tấn sp

1,145

3.435

14

Nhãn gói

m/tấn sp

17,632

52.896

15

Túi OPP

cái/tấn sp

10,010

30.030

16

Thùng carton

cái/tấn sp

200

600.000

17

Băng dính

m/tấn sp

230

690.000

18

Điện

Kw/tấn sp

125

375.000

19

Nước

m3/tấn sp

9

27.000

20

Than

Kg/tấn sp

260

780.000

II.         Sản xuất bánh mềm phủ Socola

 

1

Đường

Kg/tấn sp

414,370

828.740

2

CBS Đức

Kg/tấn sp

177,920

355.840

3

CBS (E100)

Kg/tấn sp

89,330

178.660

4

Ca cao Thái Bình

Kg/tấn sp

77,840

155.680

5

Chocolate ballantyne

Kg/tấn sp

33,360

66.720

6

Sữa bột gầy

Kg/tấn sp

141,490

282.980

7

Tinh dầu sữa

Kg/tấn sp

66,550

133.100

8

Lecithin

Kg/tấn sp

4,010

8.020

9

Vani

Kg/tấn sp

0,160

320

10

Giấy bạc gói

cái/tấn sp

22.235

44.470.000

11

Nhãn gói socola

cái/tấn sp

22.235

44.470.000

12

Túi mộc

cái/tấn sp

7412

14.824.000

13

Hộp carton

cái/tấn sp

124

248.000

14

Băng dính

m/tấn sp

106

212.000

15

Nước

m3/tấn sp

4

8.000

16

Điện

Kw/tấn sp

1,200

2.400

17

Glucozza

Kg/tấn sp

29,750

59.500

18

Bột nổi Alpina

Kg/tấn sp

7.270

14.540.000

19

Bột mỳ VM3

Kg/tấn sp

290,950

581.900

20

Phụ gia Bianca

Kg/tấn sp

2,440

4.880

21

Phẩm màu vàng

Kg/tấn sp

0,002

4

22

Phẩm vàng chanh

Kg/tấn sp

0,012

24

23

Univer-36

Kg/tấn sp

76,010

152.020

24

Dầu phun khuôn

Kg/tấn sp

11,780

23.560

25

Axit Sorbic

Kg/tấn sp

1,294

2.588

26

Dầu bôi trơn xích lò

Kg/tấn sp

0,260

520

27

Divosan Active

lít/tấn sp

1,500

3.000

28

SU 561

lít/tấn sp

3,000

6.000

29

Khí nito

bình/tấn sp

1,900

3.800

30

Khí CO2

Kg/tấn sp

9,20

18.400

III.       Sản xuất bánh gạo

 

1

Gạo

Kg/tấn sp

740,00

1.110.000

2

Tinh bột khoai

Kg/tấn sp

38,00

57.000

3

Bột nếp

Kg/tấn sp

25,00

37.500

4

Đường bột

Kg/tấn sp

178,00

267.000

5

I+G (siêu ngọt)

Kg/tấn sp

0,12

180

6

Mỳ chính

Kg/tấn sp

1,20

1.800

7

Gelatin

Kg/tấn sp

1,70

2.550

8

Dầu cọ

Kg/tấn sp

160,00

240.000

9

Giấy gói trong

m2/tấn sp

2.000

3.000.000

10

Túi

cái/tấn sp

2.500

3.750.000

11

Thùng carton

cái/tấn sp

313,00

469.500

12

Gói chống thấm

gói/tấn sp

2.500

3.750.000

13

Điện

Kw/tấn sp

720

1.080.000

14

Ga

Kg/tấn sp

192

288.000

15

Than

Kg/tấn sp

14

21.000

16

Nước

m3/tấn sp

6,00

9.000

IV.       Chế biến khoai tây chiên

 

1

Khoai tây

Kg/tấn sp

1.100

220.000

2

Dầu chiên

Lít/tấn sp

120

240.000

3

Kg/tấn sp

57

114.000

4

Gia vị

Kg/tấn sp

12

24.000

5

Phẩm màu

Kg/tấn sp

11

22.000

6

Ga

Kg/tấn sp

154

308.000

7

Điện

Kw/tấn sp

550

1.100.000

8

Túi

Kg/tấn sp

2.000

4.000.000

9

Thùng carton

Kg/tấn sp

800

1.600.000

Các nguyên liệu trên đa phần được thu từ thị trường trong nước, rất ít loại nguyên liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Các nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất được cân đối và đảm bảo được nhập mua từ các nguồn cung cấp được kiểm tra kỹ trước khi nhập, đạt các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn và nằm trong danh mục các thực phẩm thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và PTNT và thực hiện đúng Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành 1 số điều của luật an toàn thực phẩm. Tất cả các nguyên liệu Cơ sở sử dụng đều được kiểm tra, chọn lọc kỹ lưỡng đảm bảo các tiêu chuẩn cho nguyên liệu về độ ẩm, hàm lượng đạm, hàm lượng chất béo, độ tươi, mùi vị, màu sắc,…

b) Nhu cầu sử dụng hóa chất cho trạm xử lý nước thải

Với tính chất dự án là cho thuê nhà xưởng và hạ tầng nên thông tin chi tiết về các loại nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng trong giai đoạn hoạt động sản suất tại các nhà xưởng sẽ tùy thuộc vào các đơn vị thuê. Chủ dự án chỉ chịu trách nhiệm về việc quản lý và vận hành trạm XLNT. Do đó, tại nội dung này, báo cáo chỉ trình bày nguyên, vật liệu sử dụng trong quá trình vận hành của trạm XLNT.

Để vận hành trạm xử lý nước thải, hóa chất sử dụng là: Clorine

Clorine​ (Calcium Hypochlorite)

-  Mục đích sử dụng: Khử trùng

-  Liều lượng sử dụng: 1,38 kg/ngày

-  Thành phần hóa học: Ca(OCl)2

-  Đặc tính lý hóa:

+ Trạng thái vật lý: Chất bột hoặc hạt.

+ Màu sắc: Màu trắng, hoặc xám trắng.

+ Mùi đặc trưng: Mùi Chlor.

+ Độ hòa tan trong nước: Tan trong nước.

+ Khối lượng riêng (kg/m3): 2.350 ở 20oC.

-  Tính độc hại:

+ Các phản ứng nguy hiểm: Phản ứng với các hợp chất amoni và amin có thể gây nổ.

+ Các chất có phản ứng sinh nhiệt, khí độc hại, các chất không bảo quản chung: Không tương thích với nước, vật liệu dễ cháy, các chất hữu cơ và các hợp chất Nitơ

+ Rất nguy hiểm trong trường hợp tiếp xúc với qua đường tiêu hóa, hô hấp, nguy hiểm khi tiếp xúc qua da.

Điện năng tiêu thụ cho Trạm XLNT:

Điện năng tiêu thụ cho trạm XLNT được tính theo công thức: (Số thiết bị hoạt động x công suất thiết bị x thời gian hoạt động)/(lưu lượng xử lý). Dựa vào thông số kỹ thuật của các thiết bị máy móc đã lắp đặt, tính toán được điện năng tiêu thụ khoảng 0,8485 kWh/m3.

1.4.2.   Nhu cầu sử điện của cơ sở

Cơ sở sử dụng điện trong hệ thống điện chiếu sáng:

+ Chiếu sáng các phòng làm việc, phòng khách, phòng họp

+ Chiế sáng nhà xưởng sản xuất, kho hàng

+ Chiếu sáng ngoài hành lang, sân vườn, bảo vệ

+ Chiếu sáng sự cố Điện động lực

+ Cấp cho các máy móc thiết bị sản xuất

+ Cấp cho thiết bị sửa chữa, kiểm tra kiểm nghiệm

+ Cấp cho điều hoà, máy bơm, cứu hoả

+ Cấp cho nhà xưởng

Nhà điều hành: dây điện được lồng trong ống gen và đặt ngầm trong tường, trần, hệ thống được bảo vệ phân đoạn theo cấp bằng Automat.

Khu sản xuất: điện được phân đoạn theo các xưởng sản xuất, tại các phân xưởng có các automat, các dây chuyền sản xuất cũng có các automat đế quản lý và sử dụng. Ở khu vực sản xuất điện được dẫn và bảo quản trong các hộp kỹ thuật, thiết kế điện theo yêu cầu của từng xưởng sản xuất.

Để đảm bảo nhu cầu về điện, Dự án đã tiến hành ký kết hợp đồng cung cấp điện với Công ty điện lực Hưng Yên - Chi nhánh Tổng công ty điện lực miền Bắc - Điện Mỹ Hào cung cấp với nhu cầu sử dụng hàng tháng trung bình 865.907 kWh/tháng (lấy trung bình 06 tháng gần nhất: từ tháng 04/2022-tháng 09/2022 theo hóa đơn tiền điện của Nhà máy.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp GPMT dự án đầu tư nhà máy sản xuất vải

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha