Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án sản xuất gạch

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án sản xuất gạch ốp lát khổ lớn, đá thiêu kết và tấm gạch ốp lát Composite giai đoạn 1: Sản xuất tấm gạch ốp lát Composite: 10.000.000 m2/năm

Ngày đăng: 01-08-2024

96 lượt xem

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN, PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH, DỊCH VỤ..........7

1.1. Tên chủ Dự án đầu tư:.............................................................................................7

1.2. Tên dự án đầu tư......................................................................................................7

1.2.1. Tên dự án và địa điểm thực hiện dự án đầu tư.....................................................7

1.2.2. Phạm vi của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường....................................10

1.2.2. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép

có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư:.........10

1.2.4. Quy mô của dự án đầu tư....................................................................................10

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư .................................11

1.3.1. Công suất hoạt động của dự án đầu tư ...............................................................11

1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư.................................................................12

1.3.3. Sản phẩm của Dự án đầu tư................................................................................16

1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng..............17

1.4.1. Nhu cầu nguyên, nhiên liệu sử dụng của dự án..................................................17

1.4.2. Nhu cầu điện, nước sử dụng của dự án. .............................................................20

1.5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư .....................................................22

1.5.1. Các hạng mục công trình của dự án đầu tư........................................................22

1.5.2. Danh mục máy móc............................................................................................26

1.5.3. Biện pháp thi công các hạng mục công trình .....................................................28

1.5.4. Tiến độ thực hiện dự án......................................................................................30

CHƯƠNG 2: SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH,

KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG...........31

2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường

quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.......31

2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường...............32

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ.......34

3.1. Dữ liệu về đặc điểm môi trường và tài nguyên sinh vật........................................34

3.2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án .............................................34

3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án..........34

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT

CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ.........37

4.1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

trong giai đoạn xây dựng các hạng mục công trình..............37

4.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động............................................................................37

4.1.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động của các nguồn liên quan đến chất thải...........37

4.1.1.2. Đánh giá, dự báo các tác động của các nguồn không liên quan đến chất thải 55

4.1.1.3. Đánh giá, dự báo các tác động của các nguồn không liên quan đến chất thải 59

4.1.2. Đề xuất các biện pháp, phương án bảo vệ môi trường.......................................61

4.1.3. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong

giai đoạn lắp đặt máy móc thiết bị................................................................................73

4.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong

giai đoạn dự án đi vào vận hành...................................................................................77

4.2.1. Đánh giá dự báo các tác động.............................................................................77

4.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn hoạt động..........97

4.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường........................119

4.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo..........121

CHƯƠNG 5: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG...............123

5.1. Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường đối với nước thải ..........................123

5.2. Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường đối với khí thải .............................123

5.3. Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường đối với tiếng ồn, độ rung..............124

5.4. Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường đối với Chất thải rắn.....................125

5.4.1. Khối lượng, chung loại chất thải phát sinh.......................................................125

5.4.2. Thiết bị, hệ thống, công trình lưu giữ chất thải................................................125

CHƯƠNG 6: KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ

CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN.......127

6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án.................127

6.2. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật............................128

Phụ lục.......................................131

CHƯƠNG 1: MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN, PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH, DỊCH VỤ

1.1. Tên chủ Dự án đầu tư:

- Tên chủ dự án: Công ty CP gốm........

- Địa chỉ trụ sở chính: ......., KCN Thái Hòa – Liễn Sơn – Liên Hòa, thị trấn Hoa Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

- Điện Thoại:............

- Người đại diện: Ông ............

- Chức vụ: Giám đốc

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ..........., cấp lần đầu ngày 17/7/2017, đăng ký thay đổi lần thứ 2, ngày 07 tháng 01 năm 2022 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp.

- Giấy chứng nhận đầu tư số........... chứng nhận lần đầu ngày 06/12/2021, Đăng ký thay đổi lần 3 ngày 29/01/2024 do Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc cấp cho Công ty Cổ phần gốm ...........

1.2. Tên dự án đầu tư

1.2.1. Tên dự án và địa điểm thực hiện dự án đầu tư

- Tên dự án đầu tư: Dự án sản xuất gạch ốp lát khổ lớn, đá thiêu kết và tấm gạch ốp lát Composite – Phân kỳ đầu tư giai đoạn 1.

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Căn cứ theo hợp đồng thuê đất ngày 15 tháng 11 năm 2017 giữa UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Công ty cổ phần Gốm ........, “Dự án sản xuất tấm gạch ốp lát Composite – Phân kỳ đầu tư giai đoạn 1” được thực hiện tại........, KCN Thái Hòa – Liễn Sơn – Liên Hòa, thị trấn Hoa Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc với diện tích 41.039,9m2 .

Các vị trí tiếp giáp của dự án như sau

- Phía Tây Nam giáp với Công ty CP công nghiệp Á Mỹ

- Phía Tây giáp với đất của Công ty CP công nghiệp Á Mỹ

- Phía Nam giáp với đất của Công ty CP công nghiệp Á Mỹ

- Phía Đông giáp với đất của Công ty CP công nghiệp Á Mỹ và hạ tầng giao thông thuộc KCN Thái Hòa – Liễn Sơn – Liên Hòa

Hình 1.1: Bản đồ vị trí dự án

1.2.2. Phạm vi của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường

Phạm vi của báo cáo: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cho phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 của dự án gồm:

- Xây dựng các hạng mục công trình phục vụ sản xuất giai đoạn 1 của dự án

- Lắp đặt máy móc thiết bị sản xuất phục vụ cho sản xuất giai đoạn 1 của dự án theo chứng nhận đầu tư gồm: Sản xuất gạch ốp lát Composite công suất 10.000.000 m2 sản phẩm/năm.

- Xây dựng Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường phục vụ cho hoạt động của phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 của dự án gồm: Hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thoát nước thải, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 30m3/ngày.đêm.

1.2.2. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư:

+ Cơ quan thẩm duyệt thiết kế về phương án PCCC: Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh Vĩnh Phúc.

+ Cơ quan thẩm định báo cáo đề xuất dự án đầu tư và cấp giấy phép xây dựng: Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc

+ Cơ quan cấp Giấy phép môi trường của dự án đầu tư: UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

1.2.3. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần:

- Giấy xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường số 1235/GXN-UBND ngày17/6/2021 dự án “Sản xuất ngói ép ướt và gạch xây không trát” tại KCN Thái Hòa – Liễn Sơn – Liên Hòa, thị trấn Hoa Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc .

- Giấy phép môi trường Dự án sản xuất gạch không trát, ngói ép ướt, gạch ốp lát” số 985/GPMT-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2023 do UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp.

- Giấy phép môi trường (cấp điều chỉnh lần thứ nhất) Dự án sản xuất gạch ốp lát khổ lớn, đá thiêu kết” số 1872/GPMT-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2023 do UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp.

1.2.4. Quy mô của dự án đầu tư

* Quy mô của dự án (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): 652.512.000.000 đồng (Bằng chữ: sáu trăm năm mươi hai tỷ đồng, năm trăm mười hai triệu đồng chẵn.) Theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, dự án được phân loại thuộc nhóm B: Dự án thuộc lĩnh vực sản xuất vật liệu có tổng mức đầu tư từ 80 tỷ đồng đến dưới 1.500 tỷ đồng (theo khoản 2, Điều 9 Luật Đầu tư công).

Trong đó, vốn đầu tư cho phân kỳ đầu từ giai đoạn 1 theo chứng nhận đầu tư là: 432.512.000.000 đồng ( Bằng chữ: bốn trăm ba mươi hai tỷ đồng, năm trăm mười hai triệu đồng chẵn.)

* Tình hình hoạt động và hiện trạng quản lý, sử dụng đất của Công ty:

- Công ty cổ phần Gốm ....... hoạt động từ năm 2021, và được UBND huyện Lập Thạch cấp GXN đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường số 1235/GXN-UBND ngày 17/6/2021 tại KCN Thái Hòa – Liễn Sơn – Liên Hòa, thị trấn Hoa Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc với diện tích 41.039,9m2 và quy mô sản xuất : Sản xuất ngói ép ướt, gạch xây không trát, quy mô sản xuất: 42 triệu viên sản phẩm/năm;

- Năm 2023 công ty được UBND tỉnh cấp Giấy phép môi trường cho Dự án sản xuất gạch không trát, ngói ép ướt, gạch ốp lát” số 985/GPMT-UBND ngày09 tháng 5 năm 2023 do UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp với quy mô công suất

+ Sản xuất ngói ép ướt, gạch xây không trát: 42 Triệu viên/năm

+ Sản xuất gạch ốp lát: 4,8 triệu m2 sản phẩm/năm tương đương với 240.000 tấn sản phẩm/năm

- Tháng 8 năm 2023 công ty điều chỉnh dự án về tên dự án, tên sản phẩm và đã được UBND tỉnh cấp điều chỉnh giấy phép môi trường số số 1872/GPMT-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2023 với Quy mô chỉ sản xuất gạch ốp lát khổ lớn, đá thiêu kết công suất 2,5 triệu m2 sản phẩm/năm và dừng không hoạt động dây chuyền sản xuất ngói ép ướt và gạch xây không trát nữa. Tuy nhiên, do tình hình chung của nhu cầu thị trường và việc góp vốn của dự án nên dự án bị chậm tiến độ. Hiện nay, dự án chưa đi vào lắp đặt và sản xuất dây chuyền sản xuất gạch ốp lát khổ lớn, đá thiêu kết.

Đến nay, nắm bắt thị trường nhu cầu về vật liệu xây dựng, đặc biệt đối với gạch ốp lát, công ty tiến hành điều chỉnh chứng nhận đầu tư với quy mô Dự án:

+ Giai đoạn 1: Sản xuất tấm gạch ốp lát Composite: 10.000.000 m2/năm

+ Giai đoạn 2: Sản xuất gạch ốp lát khổ lớn, đá thiêu kết: 2.500.000 m2/năm

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

1.3.1. Công suất hoạt động của dự án đầu tư

Công suất của dự án cho phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 gồm:

Sản xuất tấm gạch ốp lát Composite: 10.000.000 m2/năm trong đó gồm;

Hình 1.2. Hình ảnh minh họa cấu tạo sản phẩm

Sàn nhựa PVC gồm 05 lớp cơ bản như sau:

+ Lớp UV: có tác dụng ngăn chặn tác động trực tiếp lớp bề mặt của tia UV (tia cực tím), bảo vệ bề mặt luôn được bóng đẹp, bền màu.

+ Lớp áo bảo vệ: chống trầy xước, trơn trượt trên bề mặt sàn. Đây là một trong những điểm khác biệt so với các loại vật liệu ốp lát cùng loại khác.

+ Lớp film : đây là lớp tạo ra họa tiết vân và màu sắc cho sản phẩm. Giúp tăng tính thẩm mỹ, đậm nét hài hòa và hiện đại.

+ Lớp lõi: còn được gọi là cốt nhựa, cốt PVC. Đối với sàn nhựa SPC thì lớp này được làm từ nhựa nguyên sinh PVC kết hợp bột đá CaCO3 và chất ổn định nhiệt Ca-Zn giúp tấm sàn chịu lực tốt, đem lại độ bền cao và chỉ số an toàn vượt trội.

+ Lớp đế: được làm từ vật liệu nhựa tổng hợp có chức năng giúp sàn cân bằng, chắc chắn, chống cong vênh, co ngót. Ngoài ra nó còn có khả năng cách âm, chống ẩm mốc và bảo vệ sàn trước những tác nhân gây hại.

1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Ở giai đoạn hiện tại, Dây chuyền sản xuất ngói ép ướt và gạch xây không trát công ty đã xin dừng sản xuất đã được chấp thuận tại giấy phép môi trường điều chỉnh số 1872/GPMT-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2023. Đối với dây chuyền Sản xuất gạch ốp lát khổ lớn, đá thiêu kết đã được chấp thuận tại giấy chứng nhận đầu tư cho dự án chứng nhận thay đổi lần 02 ngày 04/7/2023. Tuy nhiên dự án chưa đi vào triển khai và sẽ được thực hiện ở giai đoạn sau. Do vậy, hiện tại Dự án đang dừng sản xuất.

Quy trình sản xuất của dự án cho phân kỳ đầu từ giai đoạn 1 khi dự án đi vào hoạt động gồm quy trình sản xuất tấm gạch ốp lát Composite gồm các bước cơ bản sau

Công nghệ sản xuất gạch ốp lát composite có quy trình sản xuất không qua quá trình nung nên hạn chế được phát thải sinh bụi, khí thải từ quá trình nung ra môi trường so với công nghệ sản xuất gạch thông thường. Quy trình công nghệ sản xuất chung của dự án như sau:

Hình 1.3. Quy trình sản xuất tấm gạch ốp lát composite

Thuyết minh quy trình:

Bước 1: Công đoạn trộn nguyên liệu

Nguyên vật liệu được cân và nạp theo tỷ lệ (70-85% bột đá, 15-30% nhựa PVC, hoặc LVT) (Nguyên liệu nhựa là bột nhựa nguyên sinh PVC, LVT (Luxury Vinyl Tile)…) và các chất phụ gia được đưa vào xylo máy trộn kín theo đường ống kín vào trong buồng máy trộn.

Quá trình trộn được thực hiện thông qua 2 bước là trộn nóng sau đó chuyển sang trộn lạnh, quá trình hoạt động của máy hoàn toàn khép kín và tự động bằng phòng máy điều khiển . Cụ thể như sau:

+ Trộn nóng: Gồm máy trộn nóng gia nhiệt bằng điện ở nhiệt độ từ 120°C đến 150°C trong thời gian 8 - 12 phút. Quá trình trộn nóng cũng trong buồng máy thiết bị kín, không gây phát sinh bụi khí thải từ quá trình trộn.

+ Trộn lạnh: sau khi trộn nóng, nguyên liệu chưa được sử dụng ngay nên được đưa sang bồn trộn lạnh có khuấy trộn để ủ ở nhiệt độ 500C để tránh nhựa và phụ gia bị lão hóa nhiệt gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, thời gian trộn từ 15-20 phút. Sau khi nguyên liệu đạt nhiệt độ trộn tại thiết bị trộn nóng thì thiết bị trộn sẽ tự động xả nguyên liệu xuống bồn làm mát bằng đường ống công nghệ kín. Vỏ của bồn làm mát có cấu tạo 2 lớp, giữa hai lớp vỏ là nước được bơm tuần hoàn để làm mát nguyên liệu đến nhiệt độ khoảng 50°C một cách nhanh chóng. Nước làm mát chỉ tiếp xúc với vỏ bồn mà không tiếp xúc với nguyên liệu nên không lẫn tạp chất (nguyên liệu có dính nước sẽ bị hỏng). Nhiệt độ nước đầu vào để làm mát khoảng 320C, nước sau khi làm mát có nhiệt độ khoảng 370C được dẫn vào tháp giải nhiệt (Colling tower) để giải nhiệt thu về bể chứa (tận dụng ngăn 2, ngăn 3 của bể chứa) và tuần hoàn tái sử dụng. Nước hao hụt do bay hơi được bổ sung hàng ngày. Định kỳ 1 tuần/lần sẽ hút cặn của bể nước.

Bước 2: Công đoạn đùn tấm

Nguyên liệu sau đó được bơm đưa vào hệ thống máy đùn ép với công suất cực lớn ở nhiệt độ 170°C đến 200°C bằng nhiệt điện để đùn ép tạo ra được các hình dạng sản phẩm. Khi đi vào trục vít, hỗn hợp nguyên liệu sẽ được gia nhiệt để ép đùn nguyên liệu. Việc kiểm soát nhiệt độ là khâu phức tạp và quan trọng nhất. Tại quá trình này, nhiệt độ được chia thành năm vùng nhiệt độ khác nhau, với nhiệt độ vùng đầu tiên từ 170oC tăng dần lên 200oC, sau đó giảm dần về phía đầu đùn. Máyđùn sản phẩm ở trong buồng kín của máy. Nhờ vậy mà vừa đỡ thất thoát nhiệt, vừa không gây phát sinh khí thải ra ngoài môi trường.

Bước 3: Công đoạn cán màng

Sau khi ra khỏi máy đùn, bán thành phẩm được qua hệ thống cán màng gồm 3 quả lô (con lăn), quả lô đầu tiên có tác dụng tạo độ nhám, tạo gân cho bề mặt tấm sản phẩm, quả lô thứ 2 phủ lớp film vân gỗ (hoặc màng PET tùy dòng sản phẩm) lên bề mặt bán thành phẩm, quả lô thứ 3 định hình sản phẩm. Sau khi hoàn thành quá trình gia công bề mặt, và ra ngoài nhờ hệ thống con lăn, tiếp tục qua bể nước làm mát với thể tích nước làm việc 5,5m3. Sau khi tạo hình sản phẩm được cắt thành từng tấm lớn qua hệ thống xếp dỡ cuối dây chuyền để đưa sản phẩm vào bảo quản tạm thời, lưu kho trong khoảng 24-48 tiếng trước khi sang công đoạn UV. Đối với sản phẩm Phụ kiện sau khi cán màng, dán film sẽ không qua công đoạn UV mà chuyển qua bước cắt sản phẩm.

Bước 4: Công đoạn UV

- Các bán thành phẩm được đưa qua công đoạn phủ UV để phủ lớp kháng khuẩn, chống xước làm tăng cứng bề mặt sản phẩm, điều chỉnh độ phản chiếu ảnh sáng để có màu tự nhiên. Tấmsản phẩmđược đưa vào máytráng phủ lớp chống tia UV, chất chống tia UV dạng lỏng nên tại máy tráng phủ UV có lắp đặt đồng bộ đèn sấy để làm khô lớp phủ. Sau khi phủ UV sẽ được đưa chạy qua giàn hơi kín để ủ UV bằng hơi nước, nước đươc làm nóng ở khoảng nhiệt độ 1000C, sản phẩm chạy qua giàn, hơi nước bốc lên sẽ ủ nóng sản phẩm bằng hơi nước.

- Sau ủ nóng, sản phẩm tiếp tục chạy qua bể nước làm mát có thể tích 6,5m3 để ủ nguội sản phẩm. Sản phẩm kết thúc công đoạn UV để sang công đoạn tiếp theo.

Bước 5: Cắt sấn tấm: Sản phẩm được đưa vào hệ thống máy cắt sấn chính xác theo kích thước đơn hàng.

+ Đối với sàn LVT, phụ kiện: Tấm to sẽ được cắt sấn thành nhiều tầm nhỏ có kích thước cài đặt sẵn theo tiêu chuẩn kích thước sản phẩm của thị trường tiêu thụ. Sau đó kiểm tra tự động trên dây chuyền và chuyển sang máy đóng hộp hoàn chỉnh và nhập kho chờ xuất hàng. Tương tự đối với sản phẩm phụ kiện cũng sẽ tiến hành cắt theo kích thước sản phẩm và đóng hộp, nhập kho.

+ Đối với sản phẩm tấm sàn Hybrid và tấm ốp tường: 1 tấm to sẽ được cắt thành nhiều tấm nhỏ tại máy cắt pha tấm sau đó được chuyển vào máy tạo hèm khóa tự động .          

Bước 6: Công đoạn tạo hèm khóa 

- Các thành phẩm sẽ chuyển qua công đoạn tạo hèm khóa nhằm tạo hình dạng hèm khóa . Sản phẩm được cắt rãnh tạo hèm khóa ngang, dọc tạo thuận tiện cho quá trình thi công và lắp đặt để ghép nối liên kết các sản phẩm. Hèm khóa ở tấm sàn Hybrid sẽ cho 4 cạnh và rãnh hèm khác với hèm khóa tấm ốp tường chỉ có 2 cạnh.

Đối với sản phẩm tấm ốp tường, sau khi tạo hèm khóa sẽ kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm, chuyển qua dầy chuyền kiểm tra tự động và đóng hộp và nhập kho.

Bước 7 Sơn cạnh (nếu có): Thực hiện theo yêu cầu của khách hàng (Chiếm khoảng 0,15%). Sau công đoạn tạo hèm khóa, tấm sàn Hybrid được tiến hành sơn nước ở các cạnh, viền. Quá trình sơn tại dự án sử dụng sơn gốc nước và được thực hiện bằng thiết bị sơn tự động, sử dụng các con lăn để lăn sơn lên các cạnh, viền sản phẩm.

Bước 8 Dán đế: Tùy vào yêu cầu của đơn đặt hàng, Sàn Hybrid được dán lớp đế cao su, vào mặt sau sản phẩm bằng keo dán và ép bằng máy ép thủy lực trong thời gian 2h (không gia nhiệt).

Bước 9: Kiểm tra và đóng hộp: Sản phẩm tấm Sàn Hybrid được kiểm tra tự động trên dây chuyền, bằng cách sử dụng máy chiếu tự động loại bỏ các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Sản phẩm sau khi được hoàn thiện được đóng gói tự động, không sử dụng băng keo, quy cách hộp.

1.3.3. Sản phẩm của Dự án đầu tư

Sản phẩm của dự án ở giai đoạn hoạt động là: Tấm gạch ốp lát Composite: 10.000.000 m2/năm.

Hình ảnh minh họa sản phẩm Dự án dự kiến sản xuất

Hình 1.4. Hình ảnh minh họa sản phẩm của dự án

1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng

1.4.1. Nhu cầu nguyên, nhiên liệu sử dụng của dự án.

a. Giai đoạn thi công xây dựng

Dự kiến nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu chính cho hoạt động xây dựng các hạng mục công trình trong giai đoạn nâng công suất của Dự án như sau:

Bảng 1.2. Danh mục nguyên, vật liệu sử dụng cho hoạt động thi công

(Nguồn: Hồ sơ thiết kế của Dự án)

- Nguồn cung cấp nguyên, vật liệu:

+ Nguồn cung cấp vật liệu xây dựng (gạch xây, gạch men, gạch ốp) sẽ sử dụng nguồn sẵn có gạch xây của dự án sản xuất giai đoạn trước. Đối với gạch ốp lát sẽ cung cấp bởi Công ty Cổ phần công nghiệp Á Mỹ giáp dự án.

+ Đối với các nguyên vật liệu xây dựng khác (xi măng, cát, sỏi, sắt, thép...) dự kiến được cung cấp bởi các công ty liên doanh, các cơ sở, nhà máy sản xuất trên địa bàn huyện Sông Lô, huyện Lập Thạch và các vùng lân cận nhằm hạn chế quãng đường vận chuyển đồng thời đảm bảo cung cấp kịp thời vật tư cho công trình, cự lyvận chuyển trung bình khoảng 10 km.

+ Bê tông thương phẩm mua tại các cơ sở sản xuất có đủ năng lực, giấy phép kinh doanh và được vận chuyển đến công trường bằng xe chuyên dụng (dự kiến khoảng cách vận chuyển là 10 km).

- Tuyến đường vận chuyển các nguyên, vật liệu phục vụ thi công được lựa chọn đều có kết cấu tốt. Trong đó, cung đường chịu tác động nhiều nhất là đường ĐT.307 và các đường nội bộ quanh khu vực dự án.

b. Giai đoạn hoạt động của dự án

* Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu

Khối lượng nguyên liệu sử dụng để sản xuất từng dây chuyền được thống kê trong Bảng sau:

Bảng 1.3. Nhu cầu nguyên vật liệu của dự án

Hình 1.5. Hình ảnh nguyên liệu phục vụ sản xuất tại dự án

- Nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của dự án được mua từ các đơn vị được cấp

1.4.2. Nhu cầu điện, nước sử dụng của dự án.

a.Nguồn cung cấp:

Nguồn nước sử dụng cho dự án được lấy từ nguồn nước sạch do Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Vĩnh Phúc cấp.

b. Nhu cầu sử dụng nước

Nhu cầu sử dụng nước cho giai đoạn thi công xây dựng

+ Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt:

Trong giai đoạn thi công xây dựng dự kiến có khoảng 20 công nhân thường xuyên lao động trên công trường. Áp dụng định mức lượng nước cấp cho sinh hoạt theo TCVN 13606:2023 - Tiêu chuẩn cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình – Yêu cầu thiết kế, lượng nước cấp trung bình là 80lít/người/ngày.đêm như vậy tổng lượng nước sử dụng là: 20 (người) x 80 (lít/người/ngày.đêm) = 1.600 (lít/ngày.đêm), tương đương 1,6 m3/ngày.đêm.

+ Nhu cầu sử dụng nước cho mục đích thi công xây dựng và tưới ẩm dập bụi công trường:

Theo dự toán xây dựng công trình, nước sử dụng cho các công đoạn như: trộn vữa, trộn bê tông, dưỡng hộ bê tông, vệ sinh máy móc, thiết bị, ...

Các hoạt động cần sử dụng nước phục vụ xây dựng cho Dự án khoảng 2,2m3/ngày, bao gồm:

+ Nước cấp cho hoạt động xâydựng như trộn vữa: trung bình khoảng 0,5m3/ngày đêm;

+ Nước cấp cho hoạt động dưỡng hộ bê tông: trung bình khoảng 0,2m3/ngày;

+ Nước cấp cho hoạt động vệsinh dụng cụ, máymóc, vệsinh xe trên công trường trước khi ra khỏi dự án: Lượng nước này sử dụng khoảng 0,5m3/ngày. Nước này sẽ được thu gom vào hố lắng và tuần hoàn lại cho dưỡng hộ bê tông, rửa bánh xe.

+ Nước cấp cho hoạt động dập bụi do các phương tiện giao thông: Khối lượng sử dụng khoảng 1m3/ngày.

Nhu cầu về nước sử dụng giai đoạn hoạt động của dự án.

Mục đích và khối lượng sử dụng: Nhu cầu sử dụng nước giai đoạn ổn định:

Nhu cầu cho sản xuất:

- Nước sản xuất cấp cho quá trình làm mát sản phẩm trong dây chuyền sản xuất tại công đoạn sau đùn ép: thể tích 5,5m3 cho bể ở lần cấp đầu tiên, sau đó nước được bơm về tháp giải nhiệt làm nguội rồi quay lại tuần hoàn vĩnh viễn cho quá trình làm mát sản phẩm, không thải ra ngoài môi trường. Lượng nước bổ sung cho hao hụt hàng ngày tại bể này khoảng: 0,5m/ngày.đê- Nước cấp cho giàn ủ nóng sau phủ UV với lượng khoảng 1m3/ngày.đêm

- Nước cấp cho bể nước ủ nguội công đoạn UV thể tích 5,5m3 cho lần cấp đầu tiên, nước được bổ sung hàng ngày lượng hao hụt khoảng: 0,5m/ngày.đêm. Nước tại bể này sau sử dụng được bơm về tháp giải nhiệt làm nguội rồi tuần hoàn lại vĩnh viễn cho công đoạn ủ nguội.

Nhu cầu nước cho sinh hoạt:

Khi dự án đi vào hoạt động ổn định, số lượng cán bộ, công nhân viên làm việc tại công ty là 500 người. Dự án không thực hiện nấu ăn tại công ty. Dựa theo quá trình hoạt động của Dự án ở giai đoạn năm 2023 lượng nước dùng trung bình là 41lít/người/ngày. Nhu cầu về nước cấp sinh hoạt trong giai đoạn hoạt động của dự án là: 500 (người) x 41 (lít/người/ngày) = 20500 (lít/ngày) (Tương đương khoảng 20,5 m3/ngày.đêm)

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án cơ sở Nhà xưởng sản xuất nhôm

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha