Báo cáo đề xuất Cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy chế biến thủy sản. Sản phẩm của Dự án chủ yếu sugata, sushi, đầu, râu, dè với tổng khối lượng 810 tấn/năm
Ngày đăng: 12-07-2024
210 lượt xem
MỤC LỤC
MỤC LỤC...............................................................i
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .............................v
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................viii
CHƯƠNG I.............................................................1
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ........................1
1.1.TÊN CHỦDỰÁN.................................................................1
1.2.2. Địa điểm thực hiện Dự án............................................1
1.2.3. Quy mô Dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư
1.3.CÔN GSUẤT,CÔNG NGHỆ,SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN.................................4
1.3.1. Công suất của Dự án...........................................................4
1.3.2. Công nghệ của Dự án, mô tả việc lựa chọn công nghệ sản xuất của Dự án.........4
1.3.2.2. Mô tả việc lựa chọn công nghệ sản xuất của Dự án.......................7
1.3.3. Sản phẩm của Dự án..........................................................................8
1.4. NGUYÊN, NHIÊN VẬT LIỆU, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC, HÓA CHẤT SỬ DỤNG CỦA DỰ ÁN......................8
1.4.1. Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu..........................................................8
Nhu cầu nhiên liệu trong giai đọan hoạt động của Dự án:..............................10
1.4.2. Nguồn cung cấp điện, nước..............................................................11
1.5.CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN.............................................12
1.5.1. Tổng vốn đầu tư của Dự án............................................................12
1.5.2. Tổ chức quản lý và thực hiện Dự án...............................................12
1.5.3. Quymô về diện tích.................................................................13
1.5.4. Tiến độ thực hiện Dự án...............................................18
1.5.6. Biện pháp thi công xây dựng và cải tạo...............................18
CHƯƠNG II.............................................................31
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA
MÔI TRƯỜNG................................31
2.1. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
QUỐC GIA,QUY HOẠCH TỈNH,PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG............31
2.2. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI
TRƯỜNG................................................................31
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ..32
3.1.DỮ LIỆU VỀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT.................32
3.1.1. Các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi Dự án......32
3.1.1.1. Dữ liệu hiện trạng môi trường nước..........................................32
3.1.1.2. Dữ liệu về hiện trạng tài nguyên sinh vật ...................................33
3.1.2. Các đối tượng nhạycảm về môi trường gần nhất có thể bị tác động của Dự án33
3.2.HIỆN TRẠNG CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐẤT ,NƯỚC ,KHÔNG KHÍ NƠI
THỰC HIỆN DỰ ÁN.................................34
3.2.1. Hiện trạng chất lượng không khí, tiếng ồn và độ rung.............................36
3.2.2. Hiện trạng chất lượng nước mặt.....................................................36
3.2.3. Hiện trạng chất lượng môi trường đất................................................39
3.2.4. Hiện trạng chất lượng môi trường nước dưới đất........................................39
CHƯƠNG IV...............................................41
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ
XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG...................41
4.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG,CẢI TẠO DỰ ÁN.......41
4.1.1. Đánh giá tác động trong giai đoạn triển khai xâydựng, cải tạo Dự án...............41
4.1.1.1. Các tác động có liên quan đến chất thải..................................42
4.1.1.2. Các tác động không liên quan đến chất thải..............................52
4.1.1.3. Các rủi ro, sự cố ............................................55
4.1.2. Các biện pháp giảm thiểu các tác động trong giai đoạn triển khai xây dựng, cải
4.1.2.1. Các biện pháp giảm thiểu các tác động có liên quan đến chất thải......57
4.1.2.2. Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động không liên quan
đến chất thải ......................................61
4.1.2.3. Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các rủi ro, sự cố .....................63
4.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN DỰ ÁN ĐI VÀO VẬN HÀNH..............66
4.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động......................................66
4.2.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải...........................66
4.2.1.2. Đánh giá, dự báo các tác động không liên quan đến chất thải..........76
4.2.1.3. Các rủi ro, sự cố môi trường............................78
4.2.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động trong giai đoạn hoạt động....80
4.2.2.1. Các biện pháp giảm thiểu các tác động liên quan đến chất thải...........80
4.2.2.2. Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động không có liên quan
đến chất thải................................94
4.2.2.3. Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các rủi ro, sự cố .....................95
4.3.TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH,BIỆN PHÁ PBẢO VỆ MÔI TRƯỜNG...99
4.4.NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT ,ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ ,DỰ BÁO........99
CHƯƠNG V........................................102
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.........................102
5.1.NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉ PĐỐI VỚI NƯỚC THẢI......................102
5.1.1. Nguồn phát sinh nước thải:.............................................102
5.1.2. Lưu lượng xả nước thải tối đa........................................102
5.1.3. Dòng nước thải........................................................102
5.1.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải....102
5.1.5. Vị trí, phương thức xả khí thải.................................................103
5.2.NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN ,ĐỘ RUNG...............103
5.2.1. Nguồn phát sinh..................................103
CHƯƠNGVI.....................................................104
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ
CHƯƠNGTRÌNHQUANTRẮC MÔITRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.................104
6.1. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI CỦA
6.1.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệmcông trình xử lý nước thải.........................104
6.1.1.1. Thời gian vận hành thử nghiệm đối với hệ thống xử lý nước thải......104
6.1.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải......104
6.2. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT THẢI ĐỊNH KỲ
THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT... ...105
6.2.1. Giám sát nước thải.........................................105
6.2.2. Giám sát tiếng ồn, độ rung...........................................105
CHƯƠNG VI ...............................................106
CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN .......................106
CHƯƠNG I
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1. TÊN CHỦ DỰ ÁN
- Tên chủ dự án: CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN..
-Địachỉ: ..........,phường Thuận An,thành phố Huế, tỉnhThừaThiên Huế
- Người đại diện theo pháp luật của Chủ dự án: Ông: ..........; Chức vụ: Giám đốc
- Điện thoại: ..........
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần với mã số doanh nghiệp: ........, đăng ký lần đầu: ngày 23/06/2015, thay đổi lần thứ 7: ngày 02/01/2024.
- Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư (cấp lần đầu: ngày22/8/2023)số1978/QĐ-UBNDngày22/8/2023 của UBND tỉnhThừa Thiên Huế.
- Mã số thuế: .............
1.2. TÊN DỰ ÁN
1.2.1. Tên dự án
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN
1.2.2. Địa điểm thực hiện Dự án
Dự án nằm tại ........., phường Thuận An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tích 11.765m2. Khu đất có tọa độ ranh giới (theo Hệ tọa độ VN 2.000, kinh tuyến trục 1070, múi chiếu 30) như sau:
Bảng 1.1. Tọa độ ranh giới vị trí Dự án
Các vị trí tiếp giáp của Dự án như sau:
Phía Bắc giáp với Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Thuận An;
Phía Nam giáp với Công ty CP thủy sản Phú Thuận An; Phía Tây giáp với đường vào cảng cá;
Phía Đông giáp với đường Nguyễn Văn Tuyết.
- Chủ dự án đã ký hợp đồng thuê với Ủy ban tỉnh Thừa Thiên Huế tại Hợp đồng số 04/HĐTĐ ngày 16/01/2018 và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất với số hiệu: DG 710269, ngày vào sổ là 24/10/2023.
- Khu vực thực hiện Dự án trước đây do Công ty TNHH .......... quản lý, sau đó chuyển nhượng lại toàn bộ cơ sở vật chất tài sản, nhà xưởng, vật kiến trúc và máy móc thiết bị liên quan cho ông Đặng Quốc Đạt để góp vốn cổ phần vào Công ty Cổ phần Thủy sản......... để tiếp tục đầu tư cải tạo sửa chữa. Tuy nhiên, do không đủ tiềm năng về kinh tế nên ông Đặng Quốc Đạt đã chuyển nhượng lại toàn bộ cơ sở vật chất cho ông Ngô Đức Vương để đầu tư cải tạo sửa chữa theo đúng mục tiêu của Dự án.
Sơ đồ vị trí khu đất Dự án được thể hiện ở hình sau:
Hình 1.1. Vị trí thực hiện Dự án
1.2.3. Quy mô Dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công)
- Dự án thuộc nhóm C.
1.3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN
1.3.1. Công suất của Dự án
- Công suất thiết kế: 3.000 kg/ngày tương đương 810.000 kg/năm.
1.3.2. Công nghệ của Dự án, mô tả việc lựa chọn công nghệ sản xuất của Dự án
1.3.2.1. Công nghệ sản xuất của Dự án
a. Quy trình chế biến mực:
Sơ đồ công nghệ:
Hình 1.2. Quy trình chế biến mực
Thuyết minh quy trình:
Tất cả các lô nguyên liệu trước khi được tiếp nhận về Dự án đều được lấy mẫu và mã hoá để kiểm tra các chỉ tiêu chất kháng sinh cấm sử dụng. Mực phải tươi, thân nguyên vẹn, màu tự nhiên. Nguyên liệu được rửa trong bể nước lạnh để làm sạch tạp chất (rửa lần 1) sau đó mực được tách đầu, nội tạng, lột da, diềm (xử lý sơ bộ), mực luôn được bảo quản bằng đá vảy để giữ nhiệt độ bán thành phẩm ≤ 40C.
Sau khi qua công đoạn quay muối và làm sạch, mực được phân thành các cỡ (số thân/kg): 10/20; 20/40; 40/60, trong quá trình phân cỡ loại ra những thân mực bị rách thủng, biến màu, mềm nhũn, có mùi ươn. Sau đó, mực tiếp tục được rửa lần 2 trước khi xếp khuôn (Mỗi khuôn xếp từ 200-250g mực.
Xếp theo kiểu mái ngói, hết lớp này đến lớp khác) và cấp đông. Trong trường hợp bán thành phẩm chưa được cấp đông ngay phải được đưa vào kho chờ đông, nhiệt độ kho chờ đông 0 ÷ 50C, thời gian chờ đông không quá 4 giờ. Sau khi cấp đông xong, đưa các khuôn mực lên máy tách khuôn mạ băng. Máy sẽ tiến hành tách block mực ra khỏi khuôn và mạ băng qua nước đá lạnh nhiệt độ ≤ 40C. Sau khi được tách khuôn, mực được bao gói, kiểm tra kim loại và đóng thùng đưa vào kho lạnh bảo quản ở nhiệt độ ≤ -180C.
Sản phẩm sau khi được chế biến được đưa ra thị trường tiêu thụ, sử dụng xe chuyên dụng trong quá trình vận chuyển.
b. Quy trình sản xuất surimi
Sơ đồ công nghệ
Hình 1.3. Quy trình sản xuất surimi
Thuyết minh quy trình:
- Nguyên liệu được ướp đá bảo quản ở nhiệt độ ≤ 40C và vận chuyển đến Nhà máy bằng xe bảo ôn. Kiểm tra nhiệt độ và chất lượng cảm quan nguyên liệu. Chỉ được nhận vào chế biến những nguyên liệu đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn như sau:
+ Cá tươi, cơ thịt chắc chắn, mang đỏ, còn máu đỏ + Cá còn nguyên vẹn phần bụng và nội tạng
+ Nhiệt độ tiếp nhận nguyên liệu ≤ 40C
+ Cá có mùi tanh đặc trưng, không có mùi hôi và mùi lạ.
Nguyên liệu nếu chế biến không kịp thì phải bảo quản trên xe bảo ôn.
- Nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến được rửa sạch bằng nước sạch trong máy rửa cá. Nhiệt độ nước rửa ≤120C.
- Nguyên liệu sau khi rửa sạch lần 1, được đưa vào sơ chế. Tại các bàn sơ chế nguyên liệu được cắt đầu, loại bỏ nội tạng và cạo sạch các gân máu trong thân cá. Tại bước này, các loại cá độc tố lẫn lộn trong nguyên liệu sẽ bị loại bỏ.
- Bán thành phẩm sau khi sơ chế sẽ được bảo quản trong các kết nhựa có đá vảy. Nhiệt độ bán thành phẩm tại khâu bảo quản: ≤100C; thời gian bảo quản ≤ 6 giờ.
- Bán thành phẩm trước khi đưa vào máy tách xương được rửa sạch bằng nước sạch lần 2 để loại bỏ tạp chất còn sót lại. Nhiệt độ nước ≤ 120C.
- Sau khi rửa sạch lần 2, bán thành phẩm được đưa vào máy tách, tách riêng phần thịt và chuyển vào máng rửa. Phần da, xương được thải ra ngoài theo băng chuyền phế liệu.
- Thịt cá được chuyển vào thíêt bị ly tâm để tách bớt nước, thịt cá sau ly tâm đều được rửa lại trong các bồn có cánh khuấy. Nhiệt độ nước ≤ 120C.
- Thịt cá được bơm qua các bồn và được tách hết mỡ tùy theo loại cá. Nhiệt độ nước ≤ 120C.
- Thịt cá được chuyển xuống bồn có chứa dung dịch muối. Nồng độ dung dịch muối 0,02 - 0,04%. Nhiệt độ nước: ≤ 120C.
- Thịt cá được chuyển vào thiết bị ly tâm để tách bớt nước, quá trình ly tâm được thực hiện 2 lần. Sau đó thịt cá được đưa vào máy tinh lọc Refiner.
- Thịt cá được đưa qua máy tinh lọc Refiner để loại bỏ phần, xương, da, vẩy, các phần xơ cứng còn sót lại trong thịt cá.
- Thịt cá được ép tách bớt nước (thông qua máy ép lớn)
- Thịt cá được ép tách bớt nước (thông qua máy ép nhỏ) sao cho độ ẩm còn từ 80 - 83 % tùy theo yêu cầu khách hàng.
- Phụ gia được tiếp nhận và bảo quản dựa trên quy trình tiếp nhận phụ gia và biểu mẫu giám sát tiếp nhận phụ gia nhằm đảm bảo phụ gia đúng chất lượng, đúng nhà cung cấp, không thay đổi chất lượng hoặc nhiễm nấm mốc (đối với bột trứng) ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm surimi.
- Phụ gia được chuẩn bị đúng loại phụ gia cho phép sử dụng và được kiểm soát đúng nhà sản xuất đạt chứng nhận, chất lượng phụ gia đảm bảo được dùng với tỷ lệ: Đường: 6%, Bột trứng: 0,2%, STTP (sodiumtrpolyphosphate): 0,2%, TSPP (tetrasodiumpyprophosphat): 0,1%. Bán thành phẩm được đưa vào cối trộn, trộn với các chất phụ gia cần thiết và đánh trộn đều từ 3 - 5 phút, cối trộn luôn được giữ trong nước đá để không làm tăng nhiệt độ của thịt cá trong quá trình trộn.
- Bán thành phẩm được đưa vào máy định hình, được đùn vào các bao bì và để vào khuôn nhôm, cân 10 kg/bao. Màu bao bì được quy định tuỳ theo loại cá theo thủ tục truy xuất nguồn gốc.
- Sản phẩm được cấp đông ở nhiệt độ ≤ -380C đến -420C. Thời gian < 180 phút. Nhiệt độ trung tâm block sản phẩm ≤ -180C.
- Sản phẩm sau khi cấp đông được đưa qua máy dò kim loại để kiểm tra trước khi đóng thùng để đưa vào kho trữ đông. Tại đây nếu trong sản phẩm có mảnh kim lại với kích thước Fe ≥ 1,5mm; Non -Fe ≥ 2,0mm; … thì máy dò kim loại sẽ phát tín hiệu đèn đỏ nhấp nháy, phát ra âm thanh và băng chuyền ngưng lại. Nếu sản phẩm không có mảnh kim loại với kích thướt như trên thì chạy qua băng chuyển máy dò kim loại để đóng thùng, dán keo và đưa vào kho lạnh.
- Sản phẩm sau khi dò kim loại được đóng gói trong thùng carton (2block/thùng) theo đúng chủng loại. Hai cánh của thùng carton được cố định bằng băng keo dán. Màu của băng keo được quy định theo thủ tục truy xuất nguồn gốc. Trên thùng sẽ đóng thông tin batch number để truy xuất được nguồn gốc lô hàng.
- Sản phẩm được đưa vào kho, chất lên pallet nhựa theo từng lô nguyên liệu có dán giấy lô, cách tường kho ít nhất 20 cm và ghi nhận vị trí kho của lô hàng vào sổ để theo dõi và xuất hàng. Nhiệt độ kho được duy trì < -18°C. Khi xuất hàng, mỗi thùng carton được dán nhãn trong đó có thông tin: Tên nhà sản xuất, tên loại hàng, tên loại cá, Số LOT No, Ngày sản xuất, hạn sử dụng, điều kiện bảo quản, thành phần phụ gia, vùng khai thác, tên nhà nhập khẩu và một số ký hiệu đặc biệt được quy định bởi nước nhập khẩu. Xuất hàng nhanh, thao tác nhẹ nhàng. Thời gian xuất hàng 1container 40 feet không quá 3 giờ.
1.3.2.2. Mô tả việc lựa chọn công nghệ sản xuất của Dự án
Việc lựa chọn công nghệ cho Dự án dựa trên các cơ sở chủ yếu sau:
- Công nghệ sản xuất và thiết bị phải hiện đại, tiên tiến nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hợp lý, có sức cạnh tranh trên thị trường. Có khả năng đa dạng hoá sản phẩm khi đầu tư thêm một cách hợp lý các thiết bị cần thiết.
- Lựa chọn công nghệ phải phù hợp với điều kiện mặt bằng.
- Lựa chọn công nghệ và bố trí thiết bị không được làm ảnh hưởng tới môi trường trong khu vực.
1.3.3. Sản phẩm của Dự án
- Sản phẩm của Dự án chủ yếu sugata, sushi, đầu, râu, dè với tổng khối lượng 810 tấn/năm
1.4. NGUYÊN, NHIÊN VẬT LIỆU, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC, HÓA CHẤT SỬ DỤNG CỦA DỰ ÁN
1.4.1. Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu
Nhu cầu nguyên vật liệu chính phục vụ cho quá trình thi công xây dựng, cải tạo của Dự án được trình bày ở bảng sau:
Bảng 1.2. Nguồn nguyên liệu chủ yếu sử dụng cho quá trình thi công xây dựng, cải tạo của Dự án
Nguồn nguyên liệu, vật liệu của Dự án được mua tại thành phố Huế và vận chuyển đến tận chân công trình với khoảng cách 6 - 10km.
Bảng 1.3. Một số thiết bị, phương tiện thi công
* Giai đoạn hoạt động:
Nhu cầu nguyên vật liệu chính phục vụ cho quá trình hoạt động của Dự án bao gồm:
Bảng 1.4. Nguồn nguyên liệu chủ yếu sử dụng cho quá trình hoạt động của Dự án
1.4.2. Nguồn cung cấp điện, nước
- Điện: Toàn bộ nguồn điện cung cấp cho Dự án được sử dụng nguồn điện từ mạng lưới điện chung của khu vực.
- Nước: Hiện tại, Chủ dự án đã hợp đồng với Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế. Khi các công trình được cải tạo tiến hành đấu nối với hệ thống cấp nước hiện hữu để phục vụ cho các hoạt động, sản xuất.
* Giai đoạn thi công:
+ Nước sử dụng cho sinh hoạt cán bộ công nhân:
Định mức cấp nước sinh hoạt theo TCXDVN 33:2006 là 150 lít/người/ngày nhưng do công nhân thi công chỉ hoạt động khoảng 8 tiếng/ngày nên ước tính định mức cấp nước sinh hoạt cho công nhân là Qsh = 50 lít/người/ngày. Với số lượng cán bộ công nhân thi công xây dựng của Dự án là 20 người, lượng nước cấp cho hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân khoảng 1 m3/ngày.đêm.
+ Nước sử dụng cho hoạt động xây dựng, cải tạo: khoảng 02 m3/ngày.đêm.
* Giai đoạn hoạt động:
Tiêu chuẩn cấp nước cho các nhu cầu của Nhà máyđược áp dụng các công thức sau: + Nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt (lấy theo Bảng 4, TCXDVN 13606:2023 -
Tiêu chuẩn cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình yêu cầu thiết kế): Nước cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của Nhà máy (đối với phân xưởng không tỏa nhiệt), tiêu chuẩn cấp nước 25l/người.
+ Nước cung cấp cho nhà ăn tập thể (lấy theo Bảng 1, TCVN 4513:1988, tiêu chuẩn cấp nước bên trong - tiêu chuẩn thiết kế): Nước cấp nhà ăn: 25l/người.bữa ăn.
- Nước tưới cây, rửa đường: 0,5l/m2 (theo TCXDVN 13606:2023)
- Nước phòng cháy chữa cháy tính toán: 10 lít/s x 3 giờ x 1 đám cháy (theo TCVN 2622 - 1995)
- Nước cấp cho hoạt động sản xuất:
+ Tiêu chuẩn cấp nước sử dụng cho hoạt động chế biến thủy sản (rửa nguyên liệu, vệ sinh sau chế biến,...) được áp dụng theo thực tế của các cơ sở chế biến thủy sản. (Nguồn: “Tổng cục môi trường. (2011). Tài liệu kỹ thuật hướng dẫn đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải đối với ngành Chế biến thủy sản, Dệt may, Giấy và Bột giấy”). Trong đó
· Chế biến mực: tiêu chuẩn cấp nước là 6 m3/ tấn sản phẩm
· Sản xuất Surimi: tiêu chuẩn cấp nước là: 25 m3/ tấn sản phẩm
+ Tiêu chuẩn cấp nước cho hoạt động giặt: 90l/kg đồ giặt (lấy theo Bảng 1, TCVN 4513:1988, tiêu chuẩn cấp nước bên trong – tiêu chuẩn thiết kế)
>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cho dự án chăn nuôi công nghệ cao kết hợp trồng cây ăn quả
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn