Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy gia công cơ khí

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy gia công cơ khí. Sản xuất các mặt hàng cơ khí, kim loại với công suất 1000 tấn/năm; Gia công lắp ráp các mặt hàng cơ khí công suất 5000 tấn/năm

Ngày đăng: 08-07-2024

180 lượt xem

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................3

DANH MỤC HÌNH.......................................................................................................4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................5

Chương 1:.......................................................................................................................6

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.............................................................6

1. Tên chủ Dự án đầu tư :................................................................................................6

2. Tên dự án đầu tư..........................................................................................................6

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư .......................................8

3.1. Công suất của dự án đầu tư ......................................................................................8

3.2. Công nghệ sản xuất của dự án, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự

án đầu tư. .........................................................................................................................9

3.3. Sản phẩm của Dự án...............................................................................................13

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng..................14

5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư .........................................................18

5.1. Các hạng mục công trình của dự án đầu tư ............................................................18

5.2. Danh mục máy móc................................................................................................26

5.3. Tiến độ thực hiện dự án..........................................................................................26

Chương 2:.....................................................................................................................27

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU

TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG..........................................................................................27

1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch

tỉnh, phân vùng môi trường...........................................................................................27

2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường...................27

Chương 3:.....................................................................................................................31

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 31

Chương 4......................................................................................................................32

ĐÁNH GIÁ DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ......32

1. Đánh giá tác động môi trường và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường

trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án.....................................................................32

2. Đánh giá tác động môi trường và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường

trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động ổn định............................................................32

2.1. Đánh giá dự báo các tác động.................................................................................32

2.2. Các công trình biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện.............................49

3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường..............................74

3.1.Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án đầu tư ..................74

3.2.Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, thiết bị quan trắc

nước thải, khí thải tự động, liên tục...............................................................................75

3.3.Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường..................75

4. Nhận xét mức độ chi tiết, tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo .........................76

Chương 5......................................................................................................................78

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG....................................78

1.Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường đối với nước thải .................................78

1.1.Nội dung cấp phép xả nước thải..............................................................................78

1.2. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý nước thải. ..............................78

2. Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường đối với khí thải ...................................79

3. Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường đối với tiếng ồn, độ rung....................80

4. Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường đối với chất thải rắn............................80

Chương 6......................................................................................................................82

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI

VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN...................82

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án.......................82

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm.................................................................82

1.2. Kế hoạch quan chắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị

xử lý chất thải................................................................................................................83

2. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật..................................85

Chương 7......................................................................................................................86

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ..................................................................86

PHỤ LỤC .....................................................................................................................87

Chương 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1. Tên chủ Dự án đầu tư:

- Tên chủ dự án đầu tư: Công ty TNHH ..........

- Địa chỉ văn phòng: ........., Khu công nghiệp Bá Thiện II, xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Điện Thoại: ....... ....   Fax: ........

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án: Ông ...... - Chức vụ: Tổng giám đốc

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số............ do Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc – Phòng đăng kí kinh doanh cấp đăng kí lần đầu ngày 24 tháng 05 năm 2013 và cấp đăng kí thay đổi lần thứ 9 ngày 27 tháng 04 năm 2022.

- Giấy chứng nhận đầu tư mã số dự án ....... chứng nhận lần đầu ngày 24/05/2013, Đăng ký thay đổi lần 11 ngày 26/02/2024 do Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc cấp cho Công ty TNHH Việt Nam Sanwa.

1.2. Tên dự án đầu tư

- Tên dự án: Nhà máy gia công cơ khí Việt Nam”

- Địa điểm dự án: Nhà máy gia công cơ khí ” của Công ty TNHH được thực hiện tại Lô C3-2, Khu công nghiệp Bá Thiện II, xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Căn cứ theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số vào sổ cấp GCN: CT16014 ngày 15 tháng 03 năm 2019 thì diện tích đất sử dụng của dự án là: 7.995,4 m2.

Các vị trí tiếp giáp của dự án như sau:

- Phía Tây Bắc giáp đường nội bộ KCN Bá Thiện II.

- Phía Đông Bắc giáp Cổng ty TNHH TKR Manufacturing Việt Nam

- Phía tây nam giáp đất trống của KCN

- Phía Đông Nam giáp Công ty Nanos Vina.

Hình 1.2: Bản vẽ tổng thể mặt bằng dự án

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án:

+ Cơ quan cấp giấy phép xây dựng: Ban quản lýcác khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

+ Cơ quan thẩm duyệt thiết kế về phương án PCCC: Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh Vĩnh Phúc.

+ Cơ quan cấp Giấy phép môi trường của dự án đầu tư: UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

+ Giấy xác nhận Đăng kí kế hoạch bảo vệ môi trường số 811/GXN-BQLKCN của Ban quản lý các khu công nghiệp cấp ngày 14/05/2019.

+ Giấy phép xây dựng số 04-BTII/GPXD do Ban quản lý các khu công nghiệp Vĩnh Phúc cấp ngày 20/06/2019.

+ Văn bản nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy số 100A/PCCC-CTPC do Phòng cảnh sát PCCC-CHCN cấp ngày 05/06/2020.

- Quy mô của dự án (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Dự án có tổng vốn đầu tư: 121.756.543.036 đồng (Bằng chữ: Một trăm hai mươi mốt tỷ, bảy trăm năm mươi sáu triệu, năm trăm bốn mươi ba nghìn, không trăm ba mươi sáu đồng Việt Nam).

Theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, dự án được phân loại thuộc nhóm B: Dự án thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp có tổng mức đầu tư từ 80 tỷ đồng đến dưới 1.500 tỷ đồng (theo khoản 3, Điều 9 Luật Đầu tư công).

Dự án tương đương dự án nhóm B quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật Đầu tư công và thuộc dự án nhóm II quy định tại số thứ tự 2 Mục I Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ. Căn cứ khoản 1 Điều 39, khoản 3 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường, Dự án thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường, thẩm quyền thẩm định, cấp giấy phép của Dự án là UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Báo cáo được thực hiện theo mẫu phụ lục số IX phụ lục Nghị định 08/2022/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường Dự án thuộc loại hình: dự án mở rộng nâng công suất.

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

1.3.1. Công suất của dự án đầu tư

Bảng 1.2: Quy mô công suất của dự án

Đối với các loại hình Sản xuất các mặt hàng cơ khí, kim loại với công suất 1000 tấn/năm; Gia công lắp ráp các mặt hàng cơ khí công suất 5000 tấn/năm; Thiết kế và phát triển hệ thống tự động hóa công nghiệp, hệ thống giám sát điều khiển và bảng điều khiển thiết bị đo với công suất 300 máy/năm, trong giai đoạn hiện tại cũng như khi nhà máy mở rộng nâng quy mô công suất Chủ dự án chưa có kế hoạch triển khai sản xuất các loại hình này. Do vậy, trong phạm vi báo cáo này sẽ không bao gồm xin cấp phép đối với các loại hình sản xuất trên, khi có kế hoạch sản xuất chủ dự án sẽ thông báo đến cơ quan chức năng và thực hiện các thủ tục về bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật.

1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư.

a.Quy trình công nghệ sản xuất tại dự án

Quy trình sản xuất tại dự án được tổ chức chặt chẽ theo một quy trình khép kín, đảm bảo quá trình sản xuất được thực hiện một cách đồng bộ, giảm thiểu chi phí sản xuất, nâng cao năng suất lao động của công nhân,đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm.Dây chuyền công nghệ sản xuất áp dụng cho cơ sở rất tiên tiến, hiện đại và đồng bộ, được sử dụng hiệu quả và rộng rãi. Đặc điểm nội bật của các dây chuyền công nghệ này là:

+ Công nghệ tiên tiến, độ chính xác cao

+ Phù hợp với quy mô đầu tư đã lựa chọn

+ Sử dụng lao động, năng lượng, nguyên liệu hợp lý

+ Chất lượng sản phẩm được kiểm nghiệm trong suốt quá trình sản xuất

+ Đảm bảo an toàn đối với người lao động và cho môi trường.

Hiện nay, công ty mới chỉ thực hiện sản xuất các sản phẩm nhựa, chi tiết nhựa công nghiệp, nhựa dân dụng không sơn phủ bề mặt. Dự kiến trong giai đoạn mở rộng, nâng quy mô công suất công ty sẽ thực hiện sản suất các sản phẩm chi tiết nhựa sơn phủ bề mặt. Quy trình công nghệ sản xuất của cơ sở được trình bày cụ thể như sau:

Thuyết minh quy trình sản xuất:

(1) Nhập nguyên liệu: Nguyên vật liệu là hạt nhựa nguyên sinh (tùy theo yêu cầu củakháchhàngmànguyênvậtliệunàyđượcmuatrựctiếptrongnướchoặcphảinhậpkhẩu về). Sau khi có nguyên vật liệu tiến hành trộn nhựa theo tỷ lệ thích hợp (nhựa nguyên sinh và nhựa màu) để tạo ra được đúng theo yêu cầu khách hàng đề ra. Trộn xong đóng bao

chuyển về khu vực máy sấy, cho lượng NVL đã trộn vào máy sấy, nhiệt độ sấy khoảng 800C, thời gian sấy tùy thuộc vào loại nhựa và được cài đặt tự động.

(2) Công đoạn sấy: Hạt nhựa kỹthuật sẽ được sấykhô ở nhiệt độ (80-120oC trong vòng 3-5 tiếng tùy thuộc vào từng loại nhựa) với mục đích để đảm bảo nguyên liệu không còn bị ẩm trước khi đi vào máy (công đoạn sấy khô hơi ẩm trong hạt nhựa do quá trình bảo quản hạt nhựa có thể chịu ảnh hưởng ẩm của thời tiết, nguyên liệu là hạt nhựa nguyên sinh nên hầu như không phát sinh mùi VOC). Dây chuyền công nghệ của Nhà máy sử dụng bình sấy nguyên liệu tích hợp trực tiếp trên máy, làm thành chu trình khép kín, chỉ cần đổ nguyên liệu vào bình, và cài đặt nhiệt độ sấy, thời gian sấy. Khi đạt đủ thời gian sấy, bình sẽ tự động tắt.

(3) Công đoạn đúc: Công đoạn đúc: Nhựa nguyên sinh sau khi được sấy khô, khởi động máy đúc nhựa thì máy sẽ tự động nạp liệu vào khoang chứa liệu của máy, tại khoang này máy sẽ gia nhiệt (180 – 280oC) và làm lỏng nhựa và phun vào hệ thống khuôn trong máy. Mỗi loại khuôn khác nhau sẽ cho hình dạng sản phẩm khác nhau theo yêu cầu. Hệ thống khuôn được kết nối với nước làm mát xung quanh khuôn, đảm bảo nhiệt độ khuôn duy trì ở khoảng 30oC, sản phẩm sẽ nguội định hình trong khuôn. Hết chu kỳ bơm phun và làm mát, máy tự động mở, tay rôbôt sẽ gắp sản phẩm ra.

(4) Công đoạn cắt rìa cạnh: Sản phẩm nhựa sau khi lấy ra khỏi máy đúc sẽ được cắt bỏ rìa cạnh để tạo độ thẩm mỹ cho sản phẩm. Sản phẩm sau khi được cắt sẽ chuyển sang công đoạn kiểm tra.

(5) Công đoạn kiểm tra: Sản phẩm sau khi gia công xong sẽ kiểm tra chọn lọc để loại bỏ các sản phẩm lỗi, không phù hợp với yêu cầu của khách hàng như: Sản phẩm bị khuyết liệu trong quá trình sản xuất… Số sản phẩm lỗi không đạt yêu cầu sẽ được thu gom và cho vào băm nhỏ bằng máy nghiền nhựa để tái sản xuất. Các sản phẩm đạt yêu cầu sẽ được đóng gói, nhập kho và chờ xuất cho khách hàng.

Có một số dòng sản phẩm nhựa sau khi kiểm tra đạt yêu cầu sẽ tiếp tục được chuyển sang công đoạn sơn phủ bề mặt.

 (5) Sơn phủ bề mặt

Quá trình sơn phủ bề mặt gồm sơn UV hoặc sơn nhiệt. Tùy theo từng loại sản phẩm mà dự án thực hiện quá trình sơn khác nhau. Trước khi tiến hành sơn sản phẩm sẽ được làm sạch bằng cồn công nghiệp: cồn 90o. Tại công đoạn này công nhân sẽ sử dụng giẻ lau tẩm cồn và lau sạch bề mặt của sản phẩm dính bụi bẩn nhằm làm tăng độ bám và bền của lớp sơn. Sản phẩm sau khi được làm sạch thì mới được chuyển qua công đoạn sơn. Công đoạn sơn phủ bề mặt được thực hiện theo các bước như sau:

1. Đối với các sản phẩm thực hiện quá trình sơn UV.

Các chi tiết nhựa sau khi được làm sạch sẽ được đưa vào buồng phun sơn (sơn lót). Buồng phun sơn được thiết kế khép kín với các đầu súng phun sơn. Tại đây chi tiết nhựa được xếp lên giá, nhân viên kĩ thuật sẽ vận hành bằng điều khiển trung tâm để phóng dung dịch sơn từ đầu súng lên bề mặt sản phẩm. Hạt sơn phun ra từ súng phun sơn tĩnh điện ở dạng sương mù, cùng với lực hút tĩnh điện sẽ bám dính lên bề mặt chi tiết nhựa. Chi tiết nhựa sau đó nhân viên kĩ thuật vận hành sấy khô bằng đèn UV để làm khô lớp sơn bề mặt và bên trong sản phẩm. Quy trình sơn lót được thực hiện hoàn toàn tự động. Khi sấy khô sơn xong hệ thống sẽ phát tín hiệu kết thúc. Quá trình sơn làm phát sinh hơi sơn và hơi dung môi. Cấu tạo của buồng phun sơn bao gồm:

- Hệ thống vách ngăn tạo thành buồng kín

- Hệ thống hút khí vào hơi

- Hệ thống bộ điều khiển bao gồm tủ điều khiển và hệ thống đèn chiếu sáng.

- Hệ thống phun sơn tự động: Gồm Robot phun sơn tịnh tiến và mắt cảm biển sản phẩm. Sau khi kết thúc công đoạn sơn UV, chi tiết nhựa được đưa sang công đoạn xi mạ chân không.

* Xi mạ chân không: Là phương pháp bay hơi lắng đọng vật lý, làm nóng chất phủ nhôm dưới điều kiện chân không (với áp suất 10-2 atm đến 10-4atm ) cho đến khi nhôm bốc hơi. Việc giảm áp suất trong buồng chân không khiến điểm sôi của kim loại giảm. Điều này cho phép hơi kim loại ngưng tụ và tạo thành một lớp trên bề mặt vật liệu cần phủ. Dây truyền xi mạ trân không bao gồm: Buồng mạ khép kín, bơm trân không, thiết bị phát sáng và bay hơi.

Sản phẩm sau khi được Xi mạ chân không sẽ được tiếp tục chuyển qua công đoạn sơn UV (sơn phủ) và sấy UV lần 2 (quy trình tương tự như công đoạn sơn lót).

Kết thúc quá trình sơn UV sản phẩm sẽ được tiến hành kiểm tra ngoại quan. Sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ được đem đi xử lý theo đúng qua định. Sản phẩm hoàn chỉnh sẽ được chuyển qua công đoạn đóng gói lưu kho và xuất hàng.

2. Đối với các sản phẩm thực hiện quá trình sơn nhiệt.

Các chi tiết nhựa sau khi được làm sạch sẽ được đưa vào buồng phun sơn, buồng phun sơn được thiết kế có tấm chắn buồng sơn, có bể nước, máy bơm nước để dập bụi trong quá trình phun sơn và có hệ thống ống hút hơi hóa chất về thiết bị xử lý. Tại đây, các chi tiết nhựa được đặt tại giá đỡ của buồng phun sơn, công nhân sẽ sử dụng súng phun sơn để phun sơn lên bề mặt chi tiết nhựa lớp sơn lót. Kết thúc công đoạn sơn lót được chuyển sang bộ phận sấy đảm bảo quá trình sấy để làm khô lớp sơn. Nhiệt độ sấy của quá trình này khoảng 50-200oC trong thời gian 30-45 phút tùy từng loại sản phẩm. Sau khi kết thúc quá trình sơn lót, sấy sản phẩm lần 1, sản phẩm sẽ được sơn phủ sau đó chuyển sang bộ phận sấy. Công đoạn này thực hiện tương tự như công đoạn sơn lót và sấy lần 1.

Kết thúc quá trình sơn nhiệt sản phẩm sẽ được tiến hành kiểm tra ngoại quan. Sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ được đem đi xử lý theo đúng quy định. Sản phẩm hoàn chỉnh sẽ được chuyển qua công đoạn đóng gói lưu kho và xuất hàng.

Hình 1.4: Một số hình ảnh về quy trình sản xuất gia công các sản phẩm, chi tiết nhựa công nghiệp, nhựa dân dụng

Ngoài ra, Chủ dự án luôn tuyển dụng và đào tạo các cán bộ, công nhân viên có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao để thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị; tư vấn kỹ thuật; lắp đặt dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng. Khi khách hàng có nhu cầu, Công ty sẽ cử cán bộ, công nhân viên của mình đến từng đơn vị khách hàng để tư vấn, lắp đặt và sửa chữa,…. các máy móc, thiết bị do khách hàng đã có sẵn. Quá trình lắp đặt sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị không thực hiện tại nhà máy.

b.Đánh giá việc lựa chọn công nghệ của dự án.

Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật hiện nay thì kỹ thuật sản xuất gia công các sản phẩm, chi tiết nhựa công nghiệp, chi tiết nhựa dân dụng được áp dụng tại dự án là các công nghệ máy móc hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng ít lao động và giảm tác động đến người lao động trong quá trình sản xuất.

1.3.3. Sản phẩm của Dự án

- Các sản phẩm, chi tiết nhựa công nghiệp, nhựa dân dụng: 1000 tấn/năm.

- Sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị 200 máy/năm.

- Tư vấn kỹ thuật: 200 lần/năm.

- Dịch vụ lắp đặt: 400 máy/năm.

Hình 1.5: Hình ảnh minh họa một số sản phẩm đầu ra của dự án

1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng

Nguyên liệu đầu vào của dự án là hạt nhựa nguyên sinh và các nguyên liệu khác được nhập khẩu từ nước ngoài về. Trước khi nhập kho, các nguyên liệu sẽ được kiểm tra ngoại quan về nhãn mác và các thông tin về sản phẩm. Nguyên vật liệu đạt yêu cầu sẽ được lưu kho, nếu không đạt yêu cầu sẽ thông báo đến nhà cung cấp để hoàn trả lại theo hình thức nhà cung cấp sẽ cắt cử bộ phận nghiệp vụ đến nhận lại nguyên, vật liệu lỗi, hỏng đã giao cho Chủ đầu tư.

(1).Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu sản xuất

Nhu cầu về nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình hoạt động của dự án khi đi vào sản xuất trong giai đoạn mở rộng được liệt kê trong bảng sau:

Bảng 1.3: Nhu cầu nguyên vật liệu của dự án

- Nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của dự án được nhận khẩu từ Hàn Quốc và mua của các đơn vị trong nước.

(2).Nhu cầu sử dụng hóa chất của dự án

- Nguồn cung cấp: Hầu hết các loại hóa chất sử dụng cho dự án được mua từ các đơn vị phân phối tại Việt Nam. Công ty cam kết không sử dụng các loại hóa chất thuộc hàng cấm theo quy định của Việt Nam.

- Nhu cầu sử dụng: Khối lượng hóa chất phục vụ hoạt động của dự án được thống kê như bảng sau

Bảng 1.4: Danh mục hóa chất sử dụng tại dự án

- Nguồn cung cấp điện: Điện năng sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt của công nhân được lấy từ mạng lưới điện của KCN Bá Thiện II.

- Nhu cầu sử dụng điện: Căn cứ theo hoá đơn giá trị gia tăng tiền nước, lượng nước sử dụng trung bình một tháng của công ty từ tháng 01/2023 đến tháng 12/2023 được thống kê dưới bảng sau:

Căn cứ theo lượng nước sử dụng của công tytừ tháng 01/2023 đến tháng 12/2023 thì lượng nước sử dụng trung bình của công ty là 139 m3/tháng, tương đương với 5,3 m3/ngày.đêm (1 tháng làm việc 26 ngày). Nhu cầu nước sử dụng tại dự án chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt của cán bộ công nhân viên làm việc, nấu ăn, phục vụ cho sản xuất (nước làm mát khuôn đúc) và nước dùng để tưới cây phun ẩm đường nội bộ. Chi tiết cụ thể như sau:

- Nước dùng cho sản xuất: hiện tại quá trình sản xuất tại công ty chủ yếu sử dụng nước cho công đoạn làm mát khuôn đúc. Lượng nước này được tuần hoàn tái sử dụng và chỉ bổ sung thất thoát do quá trình bốc hơi với lưu lượng khoảng 0,3 m3/ngày đêm.

- Nước dùng cho tưới cây rửa đường: Hiện tại công ty sử dụng nước cho mục đích tưới cây, phun ẩm đường nội bộ khoảng 2 m3/ngày đêm

- Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt, nấu ăn: Lượng nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt khoảng 3 m3/ngày đêm. Hiện tại, số lượng công nhân viên làm việc tại công tylà 60 người. Như vậytrung bình mỗi người sẽ sử dụng khoảng 50 lít/người/ngày.

ØNhu cầu sử dụng nước giai đoạn mở rộng

- Nhu cầu nước cho sinh hoạt, nấu ăn: Khi dự án đi vào hoạt động mở rộng, số lượng cán bộ, công nhân viên làm việc tại công ty là 100 người. Căn cứ theo nhu cầu sử dụng nước thực tế tại nhà máy thì trung bình mỗi người sử dụng khoảng 50 lít/người/ngày đêm. Như vậy, nhu cầu sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt ở giai đoạn mở rộng là: 100 (người) x 50 lít/người/ngày = 5000 (lít/ngày.đêm) (Tương đương khoảng 5 m3/ngày.đêm)

- Nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất: Khi dự án đi vào hoạt động mở rộng, nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất của dự án chủ yếu ở công đoạn làm mát khuôn đúc trong quy trình đúc nhựa và nước dùng cho hệ thống xử lý khí thải (dập bụi sơn). Nhu cầu sử dụng nước như sau:

+ Đối với nước làm mát khuôn đúc trong quy trình đúc nhựa: Lượng nước này sẽ được tuần hoàn tái sử dụng và chỉ bổ sung thất thoát do quá trình bốc hơi với lưu lượng khoảng 3 m3/ngày đêm.

+ Đối với nước cấp cho hoạt động xử lý khí thải (nước dập bụi sơn): 2 m3/ngàyđêm.

Ngoài ra, công ty còn sử dụng nước cho mục đích tưới cây, phun ẩm đường nội bộ khoảng 2 m3/ngày đêm.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án Trung tâm đăng kiểm và đào tạo lái xe

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha