Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy chế biến gạo

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) dự án nhà máy chế biến gạo. Sản phẩm của dự án là gạo thành phẩm: 86.000 tấn gạo thành phẩm/năm. Hoạt động sản xuất của dự án là sản xuất gạo (lau bóng gạo), dự án dự kiến lắp đặt 2 dây chuyền lau bóng gạo theo quy trình khép kín và tự động, với công suất 12,5 tấn/giờ/dây chuyền (1 ngày nhà máy hoạt động 16 giờ, 1 năm hoạt động 225 ngày/năm)

Ngày đăng: 07-10-2024

56 lượt xem

DANH SÁCH BẢNG................................................................................... iv

DANH SÁCH HÌNH...................................................................................... v

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................... vi

Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.................................... 7

1.  Tên chủ dự án đầu tư:.................................................................................. 7

2.  Tên dự án đầu tư......................................................................................... 7

3.  Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư........................................ 8

3.1.   Công suất của dự án đầu tư....................................................................... 8

3.2.   Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lực chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư.. 8

3.3.   Sản phẩm của dự án đầu tư..................................................................... 10

4.   Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư...... 11

4.1.   Nhu cầu sử dụng phế liệu:...................................................................... 11

4.2.   Nhu cầu sử dụng nguyên , vật liệu, hóa chất của dự án............................. 11

4.3.   Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của dự án..................................................... 11

4.4.   Nhu cầu sử dụng điện............................................................................. 11

4.5.   Nhu cầu sử dụng nước............................................................................ 11

5.  Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư............................................ 12

5.1.   Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án................................................ 12

5.2.   Các hạng mục công trình của dự án......................................................... 13

5.3.   Danh mục máy móc thiết bị tại dự án...................................................... 14

5.4.   Tiến độ thực hiện, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án.... 15

Chương II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG..... 17

1.   Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.... 17

2.  Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường......... 17

Chương III ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ... 19

1.  Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật.............................. 19

2.  Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án...................................... 19

3.   Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án.... 20

3.1.   Hiện trạng môi trường không khí khu vực dự án....................................... 20

3.2.   Hiện trạng môi trường nước mặt dự án...................................................... 20

Chương IV ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG..... 22

1.   Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư.. 22

1.1.   Đánh giá, dự báo các tác động................................................................ 22

1.2.   Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện................. 31

1.2.1.   Giảm thiểu tác động do hoạt động vận chuyển vật liệu xây dựng........... 31

1.2.2.   Giảm thiểu tác động từ hoạt động thi công các hạng mục công trình...... 31

2.   Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành...... 36

2.1.   Đánh giá, dự báo các tác động................................................................ 36

2.2.   Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện................. 44

3.  Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.................. 50

4.  Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo   51

Chương V PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC.... 52

Chương VI NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG    53

1.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải............................................... 53

2.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải................................................ 54

3.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung.................................. 54

4.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải rắn......................................... 54

4.1.   Chất thải nguy hại.................................................................................. 54

4.2.   Chất thải rắn sản xuất thông thường........................................................ 55

Chương VII KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI

VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN... 57

1.  Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư: 57

1.1.   Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm.................................................. 57

1.2.   Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải....... 57

2.   Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật........... 58

Chương VIII CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.................................. 60

PHỤ LỤC BÁO CÁO......................................................................................... 61

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.Tên chủ dự án đầu tư:

Tên chủ dự án đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ...

Địa chỉ văn phòng: ......., Phường Bình Trưng Tây, Thành phố Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: (Ông) ............

Điện thoại:.............. Chức vụ: Tổng giám đốc

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần, mã số doanh nghiệp ........ do Phòng Đăng ký Kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 12/03/2018; đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 06/04/2022.

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, mã số dự án ......... do Sở Kế hoạch và đầu tư - UBND tỉnh Vĩnh Long chứng nhận lần đầu ngày 20/12/2022.

2.Tên dự án đầu tư:

Tên dự án đầu tư: Nhà máy chế biến gạo.

Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:............., xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam.

Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):

+ Dự án đầu tư Nhà máy chế biến gạo có tổng vốn đầu tư 112.203.133.000 đồng (Một trăm mười hai tỉ hai trăm lẻ ba triệu một trăm ba mươi ba nghìn đồng)

+ Dự án thuộc dự án đầu tư nhóm II theo quy định tại STT 2 Mục I Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ (Dự án có quy mô tương đương với dự án nhóm B theo quy định tại mục III phần B phụ lục I Nghị định 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đầu tư công (Tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng) và không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường Đối chiếu theo quy định tại điểm a khoảng 3 điều 41 của Luật bảo vệ môi trường, với nội dung trên: Dự án đầu tư Nhà máy chế biến gạo thuộc đối tượng phải cấp giấy phép môi trường, thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh Vĩnh Long.

3.Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư:

3.1.Công suất của dự án đầu tư:

Hoạt động của dự án là sản xuất gạo (lau bóng gạo), với Công suất thiết kế là: 86.000 tấn gạo thành phẩm/năm

3.2.Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lực chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:

Hoạt động sản xuất của dự án là sản xuất gạo (lau bóng gạo), dự án dự kiến lắp đặt 2 dây chuyền lau bóng gạo theo quy trình khép kín và tự động, với công suất 12,5 tấn/giờ/dây chuyền (1 ngày nhà máy hoạt động 16 giờ, 1 năm hoạt động 225 ngày/năm). Quy trình hoạt động lau bóng gạo như sau:

Hình 1-1: Quy trình công nghệ lau bóng gạo

Thuyết minh quy trình:Nguyên liệu gạo lức (1) chủ yếu mua từ các ghe của khách hàng chở đến, được băng tải (2) chuyển vào cân (3) rồi đưa qua bồn chứa (4), gạo nguyên liệu từ bồn chứa được đưa vào bộ phận nạp liệu (5) để sang công đoạn loại tạp chất (6) như đất cát, dây, kim loại, bụi....sau đó tiếp tục qua công đoạn xát trắng (7) để bóc vỏ cám bao quanh hạt gạo. Sau khi xát trắng, gạo được đưa sang công đoạn lau bóng (8) kết hợp phun sương nước nhằm hạn chế sự gãy, bể hạt gạo và cải thiện độ bóng bề mặt gạo, cám phát sinh từ công đoạn lau bóng và xát trắng sẽ được đưa về phòng thu hồi cám (bởi các cyclon thu hồi) và đóng vào bao chứa. Kế tiếp gạo được qua công đoạn sấy (9) bằng cách thổi không khí nén từ máy nén khí cho hơi nước bốc hơi để đạt ẩm độ theo yêu cầu, gạo sau khi sấy xong được đưa sang công đoạn chọn hạt (10), nhằm tách tấm và đưa sang bồn chứa gạo sau lau bóng (11). Tùy theo yêu cầu của khách hàng về chất lượng gạo mà công đoạn chế biến gạo như sau:

  • Đối với gạo thành phẩm không tấm: gạo từ bồn chứa sau lau bóng (11), được đưa sang đóng bao thành phẩm (13) xuất bán hoặc lưu kho chờ xuất (16).
  • Đối với gạo thành phẩm chứa tỷ lệ tấm từ 5% đến 25%: gạo từ bồn chứa sau lau bóng (11) và tấm thu hồi từ công đoạn chọn hạt (10) sẽ được đưa vào phối trộn (12) để đạt tỷ lệ phần trăm tấm theo yêu cầu trước khi đóng bao.
  • Đối với gạo thành phẩm chất lượng cao: hai loại gạo thành phẩm trên đều được cho qua máy tách màu (14) (theo yêu cầu của khách hàng), sau tách màu sẽ được đóng bao (15) xuất bán hoặc lưu kho chờ xuất (16).

Trong quá trình sản xuất của dự án có phát sinh các loại chất thải như, chất thải rắn, bụi, cám và tiếng ồn. Tuy nhiên, bụi phát sinh từ quy trình lau bóng gạo chủ yếu được quạt hút thu hồi vào các Cyclon thu cám. Ngoài ra, các công đoạn sản xuất được thực hiện khép kín nên lượng bụi phát sinh chủ yếu đã được thu hồi nên hạn chế ảnh hưởng xấu đến môi trường lao động bên trong dự án và khu vực xung quanh.

3.3.Sản phẩm của dự án đầu tư:

Sản phẩm của dự án là gạo thành phẩm: 86.000 tấn gạo thành phẩm/năm.

4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư:

4.1.Nhu cầu sử dụng phế liệu:

Dự án không sử dụng phế liệu cho quá trình sản xuất.

4.2.Nhu cầu sử dụng nguyên , vật liệu, hóa chất của dự án:

Nguyên liệu đầu vào của dự án là gạo lức là 90.000 tấn gạo lức/năm, với tỉ lệ nguyên liệu hao hụt trong quá trình sản xuất khoảng 4.5%. Cụ thể: 1 tấn nguyên liệu gạo lức (Gạo thành phẩm chiếm 95,5%, tấm thu hồi chiếm 3,4%, cám thu hồi chiếm 1%, hao hụt do ẩm độ 0,1%). Tỉ lệ bao bì hư hỏng chiếm 5%..

Vật liệu sử dụng tại dự án là bao bì khoảng 20 tấn/năm, để đóng gói sản phẩm

Hóa chất sử dụng chủ yếu tại dự án là Clorine (khử trùng nước thải) 50g/m3 nước thải, tương đương 67,5 g/ngày.

4.3.Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của dự án:

Dây chuyền sản xuất của dự án chủ yếu sử dụng điện để hoạt động. Nhiên liệu phục vụ dự án là dầu DO sử dụng cho vận hành xe nâng khoảng 8 tấn/năm.

4.4.Nhu cầu sử dụng điện

Dự án sử dụng nguồn điện từ mạng lưới điện quốc gia để phục vụ sinh hoạt và sản xuất, nhu cầu sử dụng khoảng 120.000 kWh/tháng.

4.5.Nhu cầu sử dụng nước

Nguồn nước cấp phục vụ cho quá trình sản xuất và sinh hoạt của công nhân được cung cấp từ mạng lưới cấp nước của địa phương.

Bảng 1-1: Nhu cầu sử dụng nước cấp và nước thải của dự án

 

STT

Đối tượng sử dụng nước

 

Quy mô

Tiêu chuẩn cấp nước

Nhu cầu sử dụng nước (m3/ngày.đêm)

Lưu Lượng nước thải (m3/ngày.đêm)

1

Cấp cho cán bộ,

công nhân viên

30 người

45

lít/người/ca

1,35

1,35

2

Nước    cấp    cho sản   xuất   (công

đoạn    lau    bóng

400 tấn nguyên liệu

/ngày

3 lít/tấn nguyên liệu

1,2

-

 

STT

Đối tượng sử dụng nước

 

Quy mô

Tiêu chuẩn cấp nước

Nhu cầu sử dụng nước (m3/ngày.đêm)

Lưu Lượng nước thải (m3/ngày.đêm)

 

gạo)

 

 

 

 

3

Nước chữa cháy

2 đám cháy đồng thời

15 lít/giây, mỗi đám cháy

30 phút

54

-

4

Nước    rửa    sân, đường

1.482,5 m2

0,5

lít/m2/ngày đêm

0,74

-

5

Nước tưới cây

1.320 m2

3 lít/m2/ngày

đêm

3,96

-

Tổng

61,25

1,35

Như vậy, nhu cầu sử dụng của dự án khoảng 1,57 m3/ngày.đêm (không bao gồm nước tưới cây; rửa sân, đường; nước chữa cháy). Lượng nước thải phát sinh ướt tính khoảng 1,35m3/ngày.đêm.

5.Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

5.1.Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án

Dự án đã được triển khai tại .........., xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, có tổng diện tích là 8.439,5 m2. Tọa độ địa lý (Theo tọa độ VN: 2000, kinh tuyến trục 105030, múi chiếu 30) của khu đất được thể hiện qua bảng dưới đây.

Bảng 1-2: Tọa độ địa lý các điểm góc của dự án

Tên điểm

Tọa độ VN:2000, 105030 múi chiếu 3°

X_VN:2000(m)

Y_VN:2000(m)

01

1109600.041

553612.580

02

1109662.296

553530.162

03

1109570.555

553494.343

04

1109524.760

553564.678

Dự án có vị trí tiếp giáp như sau:

  • Phía Đông Bắc: giáp với vườn dân.
  • Phía Tây Bắc: giáp với vườn và nhà dân.
  • Phía Tây Nam: giáp với vườn và nhà dân
  • Phía Đông Nam: giáp với sông Măng Thít

(Sơ đồ vị trí, Bản vẽ mặt bằng tổng thể của dự án đính kèm phụ lục)

5.2.Các hạng mục công trình của dự án

Các hạng mục công trình của dự án được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1-3: Các hạng mục công trình của dự án

TT

Hạng mục công trình

Diện tích (m2)

Tỷ lệ (%)

I

Hạng mục công trình chính

01

Nhà xưởng sản xuất

5.387

63,83

II

Hạng mục công trình phụ

01

Văn phòng làm việc

200

2,37

02

Nhà vệ sinh

20

0,24

III

Hạng mục công trình bảo vệ môi trường

03

Kho chất thải rắn thông thường

10

0,12

04

Kho chất thải nguy hại

10

0,12

05

Khu vực tập kết rác sinh hoạt

10

0,12

IV

Sân bãi, đường nội bộ

1.482,5

17,56

V

Cây xanh

1.320

15,64

Tổng cộng

8.439,5

100

Nguồn: Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ ...., năm 2022

a.Các hạng mục c​ông trình chính:

- Nhà xưởng sản xuất: Diện tích xây dựng: 5.387 m2. Kết cấu: công trình cấp 3, kết cấu khung sắt thép, vách tường, mái lợp tole, nền bê tông cốt thép chịu lực, chiều cao 17m.

b.Các hạng mục công trình phụ:

  • Văn phòng làm việc: Diện tích xây dựng: 200 m2. Kết cấu: Khung cột bê tông cốt thép, kèo thép mái lợp tole, tường bao che, xây gạch ống dày 100, nền lát gạch ceramic, móng đơn trên nền gia cố cừ tràm.
  • Nhà vệ sinh: Diện tích : 20 m2. Kết cấu: móng, cột, khung bê tông cốt thép mái tôn, nền gạch men.

c.Các công trì​nh bảo vệ môi trường

  • Kho chất thải rắn thông thường: Diện tích 10 m2. Kết cấu: kết cấu chịu lực bê tông cốt thép, mái lợp tôn, vi kèo thép, nền bê tông.
  • Kho chất thải nguy hại: Diện tích 10 m2. Kết cấu: kết cấu chịu lực bê tông cốt thép, mái lợp tôn, vi kèo thép, nền bê tông.
  • Khu vực tập kết rác sinh hoạt: Diện tích 10 m2. Kết cấu: kết cấu chịu lực bê tông cốt thép, mái lợp tôn, vi kèo thép, nền bê tông

d. Sân đường giao thông nội bộ: 1.482,5 m2. Kết cấu đường vào trãi nhựa, sân bằng bê tông cốt thép

e. Cây xanh thảm cỏ: 1.320 m2. Hệ thống cây xanh, thảm cỏ được kết hợp trồng dọc theo hàng rào, ven đường nội bộ và tập trung phía trước nhà xưởng về phía nhà văn phòng, tạo nên cảnh quan đẹp cho toàn khu và đồng thời có tác dụng điều hòa khí hậu

5.3.Danh mục máy móc thiết bị tại dự án

Các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất của dự án như sau:

Bảng 1-4: Danh mục máy móc thiết bị sản xuất của dự án

TT

Tên thiết bị

Số lượng

Đơn vị

Xuất xứ

Tình trạng

1

Bồ đài

50

Cái

Việt Nam

100% mới

2

Sàng tạp chất

02

Cái

Việt Nam

100% mới

3

Máy xát trắng

10

Cái

Việt Nam

100% mới

4

Máy lau bóng

08

Cái

Việt Nam

100% mới

5

Thùng sấy

02

Cái

Việt Nam

100% mới

6

Trống phân loại

08

Cái

Việt Nam

100% mới

7

Băng tải tấm

04

Cái

Việt Nam

100% mới

8

Bồn chứa thành phẩm

14

Cái

Việt Nam

100% mới

9

Băng tải thành phẩm

08

Cái

Việt Nam

100% mới

10

Băng tải nhập nguyên

liệu

02

Cái

Việt Nam

100% mới

11

Bồ đài nguyên liệu

04

Cái

Việt Nam

100% mới

12

Máy tách màu

02

Cái

Việt Nam

100% mới

13

Băng tải chất cây

06

Cái

Việt Nam

100% mới

14

Băng tải chất ngang

10

Cái

Việt Nam

100% mới

15

Xe đẩy gạo

08

Cái

Việt Nam

100% mới

16

Xe nâng

02

Cái

Nhật Bản

100% mới

17

Cyclon thu cám

18

Cái

Việt Nam

100% mới

18

Máy đóng bao

04

Cái

Nhật Bản

100% mới

TT

Tên thiết bị

Số lượng

Đơn vị

Xuất xứ

Tình trạng

19

Bồn chứa tấm

02

Cái

Việt Nam

100% mới

Nguồn: Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ ....., năm 2022

5.4.Tiến độ thực hiện, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án

a. Tiến độ thực hiện

  • Hoàn thành các thủ tục đất đai, xây dựng, môi trường, phòng cháy chữa cháy và các thủ tục liên quan: từ tháng 09/2022 đến tháng 03/2023.
  • Xây dựng các hạng mục công trình, lắp đặt máy móc thiết bị: từ tháng 03/2023 đến tháng 6/2023
  • Đưa dự án vào hoạt động sản xuất: từ tháng 6/2023

b.Tổng mức đầu tư

Tổng vốn đầu tư của dự án là 112.203.133.000 đồng (Một trăm mười hai tỉ hai trăm lẻ ba triệu một trăm ba mươi ba nghìn đồng), trong đó:

  • Vốn góp của nhà đầu tư: 52.203.133.000 đồng (Năm mươi hai tỉ hai trăm lẻ ba triệu một trăm ba mươi ba nghìn đồng).
  • Vốn huy động: 60.000.000.000 đồng (Sáu mươi tỷ đồng)

c.Tổ chức quản lý và thực hiện dự án

Dự án được thực hiện và quản lý, tổ chức sản xuất. Tổ chức quản lý và điều hành hoạt động của dự án như sau:

Hình 1-2: Sơ đồ tổ chức quản lý tại dự án

>>> XEM THÊM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha