Giấy phép môi trường Trang trại chăn nuôi thí nghiệm heo, gà vịt

Giấy phép môi trường của dự án trang trại chăn nuôi thí nghiệm heo, gà vịt, quy mô 800 con heo nái,1.000 con heo cai sữa, 3.000 con heo thịt, 12.000 con gà đẻ, 4.000 con gà hậu bị, 42.000 con gà thịt và 12.000 con vịt thịt. Trang trại áp dụng công nghệ trại lạnh khép kín, đây là loại hình chăn nuôi tập trung, theo hướng thân thiện với môi trường, tái sử dụng nguồn nước sau xử lý để tưới cây

Ngày đăng: 20-03-2024

420 lượt xem

Giấy phép môi trường Trang trại chăn nuôi thí nghiệm heo, gà vịt 

Giấy phép môi trường của dự án trang trại chăn nuôi thí nghiệm heo, gà vịt, quy mô 800 con heo nái,1.000 con heo cai sữa, 3.000 con heo thịt, 12.000 con gà đẻ, 4.000 con gà hậu bị, 42.000 con gà thịt và 12.000 con vịt thịt.

MỤC LỤC
CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 7
1. Tên chủ cơ sở 7
2. Tên cơ sở 7
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở 8
3.1. Công suất hoạt động của cơ sở 8
3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở 9
3.3. Sản phẩm của cơ sở 17
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư 17
4.1. Nhu cầu nguyên liệu 17
4.2. Hóa chất 18
4.3. Nhu cầu sử dụng nước 21
4.4. Nhu cầu sử dụng điện 26
5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở 26
5.1. Vị trí địa lý 26
5.2. Hạng mục công trình của cơ sở 28
CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔT TRƯỜNG 37
1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 37
2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường 37
CHƯƠNG III. KẾT QỦA HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 38
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 38
1.1. Thu gom, thoát nước mưa 38
1.2. Thu gom, thoát nước thải 38
1.3. Xử lý nước thải 40
Nước thải sinh hoạt sau khi qua bể tự hoại cũng được thải vào cống thoát nước thải để xử lý chung với nước thải chăn nuôi 43
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 63
2.1. Công trình thu gom khí thải trước khi được xử lý 63
2.2. Công trình thu gom khí thải đã được xây dựng, lắp đặt 63
2.3. Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục 63
2.4. Mô tả các biện pháp xử lý bụi, khí thải khác 63
3. Công trình, biện pháp lưu trữ, xử lý chất thải rắn thông thường 66
3.1. Chất thải rắn sinh hoạt 66
3.2. Chất thải rắn sản xuất không nguy hại 66
4. Công trình, biện pháp lưu trữ, xử lý chất thải nguy hại 71
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 72
5.1. Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn từ máy phát điện và phương tiện giao thông 72
5.2. Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn do tiếng kêu của gà, vịt, heo 73
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 73
6.1. Công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động 73
6.2. Công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với bụi, khí thải trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình hoạt động 75
6.3. Công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố tàn dầu và các công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác 77
6.4. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác 77
7. công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có) 84
7.1. Biện pháp quản lý khai thác nước ngầm 84
7.2. Biện pháp giảm thiểu tác động do hoạt động dự án tới KT-XH, an ninh trật tự, an toàn giao thông trong khu vực 84
8. biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi 85
9. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học 85
10. các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường 85
CHƯƠNG IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔi TRƯỜNG 90
1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 90
2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 91
3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung 92
4. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại 93
5. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài là nguyên liệu sản xuất 93
CHƯƠNG V. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CƠ SỞ 94
1. kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải 94
2. kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải 95
CHƯƠNG VI. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN97
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý cHất thải của dự án 97
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 97
1.2. Kế hoạch quan trắc nước thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý nước thải 97
2. chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật 98
2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 98
2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải 99
2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án 100
3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm 100
CHƯƠNG VII. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 101
PHỤ LỤC BÁO CÁO 102

GPMT chăn nuôi

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SỞ

  1. TÊN CHỦ SỞ:

  2. TÊN SỞ

  • Tên cơ sở: Dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi thí nghiệm heo, gà, vịt quy mô 800 con heo nái, 1000 con heo cai sữa, 3.000 con heo thịt, 12.000 con gà đẻ, 4.000 con gà hậu bị, 42.000 con gà thịt và 12.000 con vịt thịt.

  • Địa điểm thực hiện dự án: Bình Phước.

  • Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:

+ Giấy phép xây dựng của Sở Xây dựng về xây dựng công trình Trang trại chăn nuôi thí nghiệm heo – gà – vịt.

+ Văn bản về thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy công trình: công trình Trang trại chăn nuôi thí nghiệm Heo, Gà, Vịt.

+ Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất

  • Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Nâng quy mô công suất từ Trang trại chăn nuôi thí nghiệm heo, gà vịt, quy mô: 800 con heo nái, 1.000 con heo cai sữa, 3.000 con heo thịt, 12.000 con gà đẻ, 4.000 con gà hậu bị, 12.000 con gà thịt và 12.000 con vịt thịt lên Trang trại chăn nuôi thí nghiệm heo, gà vịt, quy mô: 800 con heo nái, 1.000 con heo cai sữa, 3.000 con heo thịt, 12.000 con gà đẻ, 4.000 con gà hậu bị, 42.000 con gà thịt và 12.000 con vịt thịt;

  • Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường Giai đoạn 1 của Dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi thí nghiệm gà, vịt quy mô 12.00 con gà thịt và 12.000 con vịt thịt.

  • Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Dự án nhóm B. Vốn đầu tư: 295.074.788.300 đồng (Hai trăm chín mươi lăm tỷ không trăm bảy mươi bốn triệu bảy trăm tám mươi tám ngàn ba trăm đồng). Nguồn kinh phí: Vốn góp và vốn vay.

Cơ sở thuộc STT 16, nhóm Mức III, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ (Loại hình sản xuất: Chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp từ 1.000 đơn vị vật nuôi trở lên).

sở thuộc đối tượng phải cấp giấy phép môi trường, thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Báo cáo đề xuất cấp GPMT Dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi thí nghiệm gà, vịt quy mô 12.00 con gà thịt và 12.000 con vịt thịt.

3.CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA CƠ SỞ:

3.1.Công suất hoạt động của cơ sở:

Bảng 1. 1. Công suất hoạt động của trang trại

STT

Loại

Quy

Ghi chú

1

Heo nái

800 con

 

2

Heo cai sữa

1.000 con

 

3

Heo thịt

3.000 con

 

4

Gà đẻ

12.000 con

 

5

Gà hậu bị

4.000 con

 

6

Gà thịt

42.000 con

 

7

Vịt thịt

12.000 con

 

(Nguồn: Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam)

  1. Công nghệ sản xuất của sở:

Trang trại áp dụng công nghệ trại lạnh khép kín, đây là loại hình chăn nuôi tập trung, theo hướng thân thiện với môi trường, tái sử dụng nguồn nước sau xử lý để tưới cây.

Trang trại được xây dựng theo mô hình khép kín, có tường che kín xung quanh, với hệ thống các tấm làm mát được bố trí phía đầu trại và hệ thống quạt hút không khí từ bên trong để thổi khí ra bên ngoài, được gắn cuối mỗi dãy chuồng.

Quy trình thí nghiệm tại trang trại là thí nghiệm về thức ăn từ đó đưa ra khẩu phần ăn hợp lý cho từng giai đoạn phát triển của vật nuôi, nghiên cứu hiệu quả phương pháp chăn nuôi mới nên trang trại hoạt động như các trang trại thông thường khác.

Quy trình chăn nuôi tại trang trại như sau:

(1)Quy trình chăn nuôi heo gồm:

Quy trình chăn nuôi heo nái

Quy trình nuôi heo nái

Hình 1. 1. Quy trình nuôi heo nái

Thuyết minh quy trình chăn nuôi heo nái

Heo giống mua về theo chọn lọc đặc biệt, kiểm tra nghiêm ngặt, được chủng ngừa,… Qua một hoặc hai chu kỳ sinh sản lại được tiến hành thanh lọc, loại ra thay thế con giống không đạt. Khi Heo đúng tuổi thì cho phối nhân tạo sau đó mang thai (thời gian heo mang thai khoảng 114 kể từ lúc bắt đầu phối). Sau thời gian mang thai, mỗi con heo nái sinh sản khoảng 10 – 12 con heo con. Thời kỳ này heo con sống nhờ bú sữa mẹ nên lớn rất nhanh. Khoảng 2 tuần bắt đầu tập cho heo con ăn thức ăn thô kết hợp với bú sữa mẹ, khi trọng lượng heo con sau cai sữa có thể lên đến 12 kg/con, tiến hành bán và nuôi heo thịt (trong đó 70% số lượng heo con được đem đi bán và 30% lượng heo con được giữ lại nuôi heo thịt).

Qua bảy hoặc tám chu kỳ sinh sản heo nái lại được tiến hành kiểm tra, thanh lọc, những con giống không đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại. Những heo nái loại sau bảy, tám chu kỳ sinh sản sẽ bán các đơn vị có nhu cầu thu mua.

Giấy phép môi trường Dự án trại lợn

  • Quy trình chăn nuôi heo cai sữa

Quy trình nuôi heo cai sữa

Hình 1. 2. Quy trình nuôi heo cai sữa

Thuyết minh quy trình chăn nuôi heo con

Heo con sau sinh được nuôi chung với heo mẹ. Heo con sau nuôi đạt khoảng 12kg (20 ngày tuổi). Heo con được tiến hành cai sữa và cho ăn bằng cám.

Sau đó heo được xuất bán cho các trại khác hoặc tiếp tục giữ lại để nuôi thành heo thịt

  • Quy trình chăn nuôi heo thịt

Quy trình chăn nuôi heo thịt

Hình 1. 3. Quy trình nuôi heo thịt

 

Thuyết minh quy trình chăn nuôi heo thịt

Heo con (được nhập từ các trại khác của công ty CP và heo con của trang trại) ngày đầu không nên tắm heo, nên cho heo ăn khoảng ½ nhu cầu, sau 3 ngày mới cho ăn no, thời gian đầu sử dụng cùng loại thức ăn với nơi bán heo, sau đó nếu thay đổi loại thức ăn thì phải thay đổi từ. Ngày cho ăn 3-4 lần. Từ 2-3 ngày sau cần tăng dần khối lượng thức ăn, cho heo ăn hết khẩu phần tránh để thức ăn thừa trong máng.

Heo lứa nuôi được 2-4 tháng tuổi và có trọng lượng trung bình từ 20-60 kg. Đây là thời kỳ cơ thể phát triển khung xương, hệ cơ, hệ thần kinh, do đó khẩu phần cần nhiều protein, khoáng chất, vitamin để phát triển cả chiều dài và chiều cao thân.

Heo thịt được nuôi từ 4-6 tháng tuổi và có trọng lượng trung bình từ 95-105 kg đủ trọng lượng để xuất bán. Đây là thời kỳ heo tích lũy mỡ vào các sớ cơ, các mô liên kết nên heo sẽ phát triển theo chiều ngang, mập ra.

Công ty sẽ đầu tư nuôi heo với hình thức công nghiệp: thao tác cho ăn, uống nước được tự động hóa toàn bộ. Heo được cho ăn bằng thức ăn khô từ nhà máy qua hệ thống silo tự động. Với việc cho ăn như vậy, ngoài việc tiết kiệm thức ăn còn giảm khả năng rơi vãi ra chuồng gây dơ bẩn và ô nhiễm. Sau đó cho heo uống bằng vòi nước “thông minh” (khi heo uống nước sẽ ngậm miệng vào núm uống và nước tự động chảy ra), núm uống được bố trí cao hay thấp phụ thuộc vào giai đoạn nuôi, độ tuổi và trọng lượng của heo, bên dưới có hệ thống thu gom khi bị rơi vãi. Hệ thống máng này được bố trí với khu chuồng nuôi một khoảng trống cuối trại. Khoảng trống có tác dụng cách ly nước bên trong khu máng uống và chuồng đồng thời giúp cho việc giữ vệ sinh trại, khống chế mùi hôi... đảm bảo cho việc chăn nuôi, tiết kiệm nước, công lao động, khống chế dịch,... được tốt hơn. Với thiết kế này chuồng trại luôn đảm bảo sạch và an toàn. Với việc đầu tư hệ thống chuồng trại theo công nghệ mới, heo được ăn uống tự do, đảm bảo thức ăn, nước uống luôn sạch và đủ.

Thức ăn được cung cấp đủ hàm lượng dinh dưỡng phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của heo.

Phân heo thải ra được đóng bao đem đi bán. Do đó, nước thải chủ yếu là nước vệ sinh chuồng trại.

Báo cáo de xuất cấp giấy phép môi trường

Bảng 1. 2. Chương trình sử dụng vacxin phòng bệnh ở heo

Loại heo

Tên vaccine

Phòng bệnh

Cách dùng

Heo đực giống

 

-

 

Dịch tả, lở mồm long móng, giả dại

Tiến hành tiêm dịch tả cho heo đực giống, sau 15 ngày tiếp tục tiêm vacxin lở mồm long móng, giả dại. Tiêm vacxin lở mồm long móng, giả dại lần thứ 2 cách lần đầu 5 tháng.

Heo

-

Dịch tả, tụ huyết

Tần suất chích: mỗi năm 02 lần vào giai đoạn nái

nái sinh sản

 

trùng, phó thương hàn, lở mồm long móng

nuôi con và nái chờ phối, nái được tắm ghẻ, xổ giun sán trước khi sinh. Quá trình tiêm phòng vaccine cho heo nái sinh sản tiến hành theo chu kỳ (thai kỳ_tuần). Tuần thứ 10 tiến hành tiêm phòng dịch tả, tuần thứ 12 thực hiện việc tiêm phòng giả dại, lở mồm long móng, tới tuần thứ 14 tiến hành phòng chống nội ngoại ký sinh trùng.

 

 

 

 

Heo con, heo thịt

Respisure – one

Mycoplasma pneumoniae

Tiêm lúc 7 ngày tuổi, tiêm 1 mũi duy nhất

PRRS

Tai xanh

Tiêm lúc 14 ngày tuổi

Circovirus

Ốm còi sau cai sữa

Tiêm lúc 21 ngày tuổi

Vacccine dịch tả

Dịch tả

Tiêm lúc 35 ngày tuổi và lúc 63 ngày tuổi

FMD 1

-

Tiêm lúc 49 ngày tuổi

FMD 2

-

Tiêm lúc 77 ngày tuổi

(Nguồn: Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam)

(2)Quy trình chăn nuôi gà gồm:

  • Quy trình chăn nuôi đẻ

Quy trình nuôi gà đẻ

Hình 1. 4. Quy trình nuôi đẻ

Thuyết minh quy trình chăn nuôi đẻ

Công ty sẽ nhập gà về nuôi (gà hậu bị 4 tháng tuổi được nhập về từ các trang trại khác của công ty C.P). Gà được nuôi trên lớp độn trấu, dày 5 cm.

Thức ăn được đưa vào các máng bố trí tại mỗi chuồng. Nước uống được cung cấp tự động vào các núm uống. Gà bắt đầu đẻ trứng và thu hoạch trứng từ tuần thứ 18.

Thời gian thu hoạch trứng của mỗi lứa gà kéo dài 23 tháng. Tuy nhiên, trung bình gà đẻ trứng sẽ thay sau 4 tháng nuôi (sau 4 tháng gà có thể được nuôi tiếp tục nếu có kết quả tốt), do trang trại được xây dựng với mục tiêu thí nghiệm thức ăn và phương pháp chăn nuôi, không mang lợi nhuận. Gà đẻ trứng sẽ được chuyển sang các trại chăn nuôi khác của công ty C.P.

Lượng trứng sau mỗi ngày được công nhân đến thu gom vào vĩ đựng trứng và chuyển ra khỏi chuồng. Sau đó, lượng trứng này chuyển đến cơ sở ấp trứng của công ty C.P.

Phân thải và chất độn chuồng sẽ được vệ sinh sau mỗi đợt chăn nuôi. Lượng chất thải này được công nhân thu gom và tập trung ở nhà ủ phân gà. Phân sau ủ sẽ bán cho đơn vị có nhu cầu.

Xem thêm: Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường dự án trang trại chăn nuôi vịt siêu nạc

 

 

 

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha