Hồ sơ giấy phép môi trường nhà máy sản xuất đất giàu dinh dưỡng quy mô 450 tấn /ngày. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án do Sở Tài nguyên môi trường tỉnh thẩm định và UBND tỉnh phê duyệt; Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Sở Xây dựng
Ngày đăng: 29-01-2024
306 lượt xem
MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................... 1
DANH MỤC.................................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG............................................................................. 5
DANH MỤC HÌNH................................................................................... 7
CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ............................ 8
tên chủ DỰ ÁN ĐẦU TƯ:.................................................. 8
Tên DỰ ÁN ĐẦU TƯ.................................................................. 8
Tên dự án đầu tư....................................................................... 8
Địa điểm thực hiện dự án đầu tư.............................................. 8
Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):......................................................................... 10
Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của DỰ ÁN ĐẦU TƯ:................... 11
Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư............................................................. 16
CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN ĐẦU TƯ.................. 23
CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH,
KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔT TRƯỜNG......................................... 30
Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường........................................................ 30
Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia.......................................... 30
Nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng.......................... 30
Nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh.............................. 31
Sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án............................... 31
Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường:......... 32
CHƯƠNG III. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ..................... 33
DỮ LIỆU VỀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT.. 33
Chất lượng các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp từ dự án 33
Thông tin về đa dạng sinh học có thể bị tác động bởi dự án............... 33
Các đối tượng nhạy cảm về môi trường, danh mục và hiện trạng các loại thực vật, động vật hoang dã, trong đó có các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loài đặc hữu có trong vùng có thể bị tác động do dự án.............. 33
MÔ TẢ VỀ MÔI TRƯỜNG TIẾP NHẬN NƯỚC THẢI CỦA DỰ ÁN......... 34
HIỆN TRẠNG CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC, KHÔNG KHÍ NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN...............39
Hiện trạng chất lượng không khí xung quanh................................ 39
CHƯƠNG IV. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 44
Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư.................... 44
Đánh giá, dự báo các tác động................................. 44
Đánh giá tác động đến môi trường của hoạt động giải phóng mặt bằng........ 44
Đánh giá, dự báo tác động của hoạt động thi công các hạng mục công trình của dự án 44
Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện................... 56
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN đi vào vận hành.................. 62
Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường........................ 93
Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo.............. 94
CHƯƠNG V. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔi TRƯỜNG................ 97
NỘi dung đỀ nghỊ cẤp phép đỐi vỚi nưỚc thẢi................................ 97
Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải:............................................ 99
Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung:............................. 99
CHƯƠNG VI. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI
VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
Kết QUẢ vận hành thử nghiệm công trình xử lý cHất thải CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ..................... 101
Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm........................................ 101
Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:............... 101
Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện............................. 102
chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật............. 102
CHƯƠNG VII. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.................... 105
PHỤ LỤC........................................... 107
PHÁP LÝ....................................................... 108
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH....................................... 109
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường tphcm
CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. TÊN CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ:
2. TÊN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
2.1. Tên dự án đầu tư
Nhà máy sản xuất đất giàu dinh dưỡng, quy mô 450 tấn/ ngày
2.2. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư
Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:
Vị trí tiếp giáp của công ty được mô tả như sau:
Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án do Sở Tài nguyên môi trường tỉnh thẩm định và UBND tỉnh phê duyệt; Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Sở Xây dựng
Khi nào phải làm giấy phép môi trường Quy định về giấy phép môi trường Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường
2.3. Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):
Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Theo quyết định chủ trương đầu tư do UBND tỉnh cấp ngày 16/12/2020 dự án sản xuất đất giàu dinh dưỡng với tổng vốn đầu tư là mười tỷ đồng, do đó dự án thuộc nhóm C.
Xét theo tiêu chí của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn chi tiết Luật bảo vệ môi trường: Dự án sản xuất đất giàu dinh dưỡng, với mục tiêu tái chế bùn thải, tro thải chất thải công nghiệp không nguy hại thành đất giàu dinh dưỡng với công suất 450 tấn/ngày, dự án không thuộc đối tượng có yếu tố nhạy cảm về môi trường theo quy định tại Khoản 4, Điều 25 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP. Vì vậy, dự án thuộc nhóm II theo các tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư, cụ thể thuộc mục số 1, phần I, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP nhóm dự án đầu tư quy định tại điểm a Khoản 4, Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Trong quá trình vận hành dự án có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức. Do vậy, dự án thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định tại Khoản 1, Điều 39, Luật Bảo vệ môi trường 2020 và GPMT thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh. Và báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án được xây dựng theo mẫu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 (Mẫu báo cáo đề xuất cấp, cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư nhóm II). Giấy phép môi trường dự án nâng công suất.
3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ:
3.1. Công suất hoạt động của dự án đầu tư:
Bảng 1. 2. Quy mô, công suất của Dự án
STT |
Hạng mục |
Đơn vị |
Công suất |
1 |
Sản xuất đất giàu dinh dưỡng |
Tấn/ngày |
450 |
(Nguồn: Công ty)
3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:
Công nghệ sản xuất:
Công nghệ sản xuất: đất giàu dinh dưỡng được sản xuất từ quy trình phối trộn các nguyên liệu, lên men nhờ hoạt động của vi sinh vật hiếu khí phù hợp với điều kiện sản xuất tại Việt Nam. Công nghệ được lựa chọn là nguyên liệu được ủ thành các luống trong nhà kính nhằm nâng cao hiệu quả phân hủy, giảm thời gian ủ cũng như tiết kiệm nhiệt năng khi tận dụng nhiệt từ mặt trời.
Thiết bị: dự án sử dụng vận hành máy, thiết bị tự động/bán tự động mới 100%. Sử dụng máy đảo xới chuyên dụng và phun vi sinh, các thiết bị được cơ khí hóa như sử dụng băng tải, máy sàng lọc, cân, đóng bao nhằm giảm thiểu sử dụng sức người, tiết kiệm chi phí vận hành.
Hình 1.3. Sơ đồ quy trình sản xuất của dự án nhà máy sản xuất đất giàu dinh dưỡng quy mô 450 tấn/ ngày
- Nguyên liệu chính là bùn không nguy hại (độ ẩm 75-80%), tro xỉ không nguy hại; than bùn và các chất thải rắn trong chăn nuôi (các loại phân chuồng: gà, bò, dê…) đã qua xử lý ủ hoai.
- Các chất đa, trung vi lượng bổ sung phối trộn: Đạm, Lân, Kali, … tùy vào từng loại đất sẽ có tỷ lệ phối trộn khác nhau.
- Xơ dừa băm xay nhỏ để duy trì độ ẩm cần thiết, tạo độ tơi xốp cho đất.
- Chế phẩm vi sinh: sử dụng loại vi sinh Enviclean COP – Vi sinh ủ phân Compost là sản phẩm vi sinh chuyên xử lý để ủ phân tốt và nhanh. Với thành phần các chủng vi khuẩn và enzyme được kết hợp mang lại hiệu quả cao trong việc ủ phân compost từ rác thải, bùn ,thực phẩm, bả mí ngô, phân gia súc, gia cầm,…
Quá trình ủ luống trong nhà kính:
- Các nhà kính để ủ làm bằng vật liệu nylon, khung thép, mái vòm để hấp thu nhiệt và giữ nhiệt tốt. Nhiệt độ bên trong nhà vào mùa hè thường lên đến 40-50oC, giúp quá trình bốc hơi nước xảy ra nhanh hơn. Bên trong nhà sẽ đặt các quạt thông gió lưu thông khí để đảm bảo môi trường thông thoáng trong nhà, thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu cơ. Nền bê-tông có dốc xuôi về mương thu nước bên trong nhà kính. Mương này dùng thu gom nước giàu dinh dưỡng phát sinh từ quá trình ủ, nước giàu dinh dưỡng được thu gom và bơm cấp ẩm trở lại cho các luống ủ. Lập giấy phép môi trường
Nghị định về giấy phép môi trường Mẫu giấy phép môi trường Giấy phép môi trường cấp huyện
- Xe đảo xới chuyên dụng, có gắn vòi phun vi sinh trên xe để khi đảo trộn hỗn hợp cơ chất nền vi sinh được tiếp xúc đều.
- Việc sử dụng nhà kính trong quá trình ủ là một giải pháp hiệu quả tối ưu vì: tiết kiệm nhiệt năng khi sử dụng nhiệt từ mặt trời để giảm ẩm, không sử dụng nhiệt năng theo kiểu đốt bằng than củi truyền thống, vừa không phát thải các khí nhà kính, bảo vệ môi trường.
- Bùn không nguy hại, tro, các phụ phẩm nông nghiệp,… được đổ vào các luống ủ thành đống dạng luống dài, chiều cao dưới 2m. Dùng xe xới đảo chuyên dụng đảo nhiều lần hỗn hợp cơ chất được đều đồng nhất. Ở giai đoạn đầu này hỗn hợp bùn xơ dừa còn ướt nên sẽ phun vi sinh lỏng lên đều khắp bề mặt luống ủ và bên trong lòng luống ủ, đảm bảo vi vinh được tiếp xúc đều khắp các nơi.
- Sau đó để tự nhiên cho vi sinh có thời gian phát triển. Để thúc đẩy nhanh thời gian ủ có thể tiến hành đảo trộn luống ủ 1 lần/ngày và phun chế phẩm vi sinh trong quá trình đảo trộn để oxy tiếp xúc đều khắp các vị trí trong luống ủ.
- Thời gian ủ trong 14-21 ngày (mùa hè ủ 14 ngày, mùa mưa ủ khoảng 21 ngày). Trong giai đoạn này, cần kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm của luống ủ. Nhiệt độ luống ủ thời gian đầu sẽ tăng chậm nhưng vào giai đoạn gần kết thúc quá trình ủ nhiệt độ tăng lên 55- 60oC. Phản ứng sinh hóa đặc trưng:
Quá trình chuyển hoá sinh học hiếu khí CTR có thể biểu diễn một cách tổng quát theo phương trình sau:
Chất hữu cơ + O2 +dinh dưỡng →vsv Tế bào mới + chất mùn +CO2 +H2O+ NH3 + SO42- + .... + Q
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường tphcm Báo cáo de xuất cấp giấy phép môi trường
Quá trình ủ xảy ra các giai đoạn:
a: giai đoạn thích nghi: là giai đoạn để vi sinh vật thích nghi với môi trường sống.
b: Giai đoạn phân hủy: quá trình phân hủy sinh học diễn ra làm tăng nhiệt độ lên tới ngưỡng tối ưu. Các hợp chất hữu cơ phức tạp sẽ được phân hủy thành dạng mạch đơn giản hơn giúp cho cây dễ hấp thụ chất dinh dưỡng.
c: giai đoạn ổn định (mùn hóa): vi sinh vật hoạt động ổn định và tạo mùn. Sản phẩm chính của quá trình ủ là tạo ra phân mùn hữu cơ (compost).
- Lượng nước phát sinh từ quá trình ủ không nhiều và được thu gom về các mương thu nước trong nhà kính. Lượng nước này được dẫn về hố ga thoát nước và chảy về hồ chứa nước giàu dinh dưỡng. Sau đó bơm cấp tái sử dụng cấp ẩm cho các luống ủ. Nước giàu dinh dưỡng này có sẵn hệ vi sinh vật được hoạt hóa nên tái sử dụng lại rất tốt cho luống ủ so với nước cấp sinh hoạt. Nhằm hạn chế khai thác tài nguyên nước. Báo cáo de xuất cấp giấy phép môi trường Thời hạn cấp giấy phép môi trường
- Lúc này độ ẩm hỗn hợp cơ chất đã giảm còn khoảng 35- 40%. Nhìn cảm quan thấy có hơi nước bốc lên, sờ vào thấy ấm hơi ẩm. Đống ủ không còn mùi hôi, có màu nâu đất đậm. Giai đoạn này có thể bổ sung thêm tro trấu, bùn khô, xơ dừa đã để giảm độ ẩm và tăng độ tơi xốp cho đất.
- Sau đó, hỗn hợp cơ chất ủ xong được đem ra khu vực sàng lọc qua rây. Cơ chất mịn qua rây sẽ được đem qua phối trộn thêm chất dinh dưỡng.
- Tùy vào nhu cầu của thị trường tại thời điểm sản xuất, nguyên liệu bán thành phẩm sẽ được phối trộn thêm khoáng chất, chất dinh dưỡng (như đạm, lân, kali, P, …) với tỷ lệ phôi trộn phù hợp cho từng loại cây trồng cụ thể. Đất giàu dinh dưỡng thành phẩm sẽ được đưa đi cân, đóng bao và tiêu thụ.
- Công đoạn hệ thống đóng bao: chủ dự án lắp đặt hệ thống đóng bằng thiết bị cân định lượng và điều khiển qua bảng điều khiển. Thành phẩm được chuyển đến cân định lượng bằng băng chuyền sau đó được máy đóng gói thành phẩm đóng thành bao, không để thành phẩm rơi vãi ra nhà xưởng, công đoạn đóng bao được thực hiện tại nhà xưởng 2 và sản phẩm cũng được lưu chứa trong nhà xưởng 2.
Báo cáo giấy phép môi trường dự án nhà máy Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Khu công nghiệp
Các yếu tố kiểm soát quá trình ủ
pH:
- Độ pH của hỗn hợp cơ chất có ảnh hưởng quan trọng cho quá trình ủ hữu cơ. pH thích hợp từ 6-8 thay đổi theo thời gian ủ. Giai đoạn đầu pH khoảng 6 sau đó giảm xuống 4,5-5 do axit hữu cơ sinh ra trong vài ngày, sau đó tăng lên 7,5-8,5 khi nhiệt độ tăng. Cuối thời gian ủ, pH giảm về mức trung tính. Cần cân chỉnh pH giai đoạn đầu thích hợp.
Nhiệt độ, môi trường
- Yếu tố nhiệt độ cũng quan trọng không kém, ở giai đoạn đầu nhiệt độ lý tưởng từ 20-45oC, ở các giai đoạn tiếp theo nhiệt độ lý tưởng từ 50-60oC. Nếu nhiệt độ tăng quá cao cần phải tiến hành cấp ẩm hoặc đảo trộn để hạ nhiệt độ luống ủ.
Độ ẩm:
- Độ ẩm tối ưu là 50-60%, kiểm tra bằng cách nắm nguyên liệu sao cho có vết nước chảy ra nhưng không nhỏ giọt.
+ Nếu độ ẩm thấp hơn 30%: đống ủ quá khô, hạn chế hoạt động của vi sinh vật.
+ Nếu độ ẩm lớn hơn trên 65%: Quá trình phân hủy sẽ chậm lại do tắc nghẽn quá trình thông khí, chuyển sang quá trình phân hủy kỵ khí, gây mùi hôi, rò rỉ chất dinh dưỡng, lan truyền vi sinh vật có hại.
Độ xốp:
- Độ xốp ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình cung cấp oxy cần thiết cho sự trao đổi chất, hô hấp của vi sinh vật. Độ xốp diễn ra tốt ở 35-60%, tối ưu là 32-36%.
- Nếu kích thước nguyên liệu quá min, nhỏ sẽ chặn và làm hạn chế sự lưu thông khí, giảm mức độ hoạt động của vi sinh vật.
Tần suất đảo trộn:
- Quá trình ủ cần phải đảo trộn nhằm trộn đều nguyên liệu, ngăn hiện tượng khô, đóng bánh. Có thể đảo tần suất dày 1 ngày/lần để tăng quá trình phân hủy của luống ủ hoặc bình thường 2-3 ngày/lần.
Oxy
- Oxy đóng vai trò quan trọng trong sự trao đổi chất và oxy hóa chất hữu cơ có mặt trong vật liệu ủ. Khi vi sinh vật oxi hóa cacbon tạo ra năng lượng, oxy được sử dụng và sinh ra CO2. Khi thiếu oxy quá trình sẽ xảy ra trong điều kiện yếm khí, tạo mùi hôi do sinh khí H2S. Nếu cung cấp đủ oxy, các vi sinh vật sẽ phân hủy nhanh chóng các hợp chất hữu cơ, làm giảm độ ẩm cao ban đầu trong rác, và có tác dụng tản nhiệt trong đống ủ. vi sinh vật hiếu khí có thể sống được ở nồng độ oxy bằng 5%, nồng độ oxy 10% là tối ưu cho quá trình ủ hiếu khí
3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư:
Sản phẩm của dự án là đất giàu dinh dưỡng được sử dụng cho thị trường trong nước.
Bảng 1. 3. Sản phẩm của dự án
STT |
Hạng mục |
Đơn vị |
Công suất |
1 |
Đất giàu dinh dưỡng |
Tấn/ngày |
450 |
(Nguồn: Công ty)
Đất giàu dinh dưỡng là hỗn hợp đất có nguồn gốc hữu cơ giàu dinh dưỡng, được bổ sung đầy đủ và cân đối các thành phần khoáng chất đa, trung, vi lượng.
Thành phần chủ yếu của đất giàu dinh dưỡng là hỗn hợp bùn thải, tro thải, chất thải công nghiệp không nguy hại, tro trấu, bùn khô, xơ dừa, vi sinh vật các loại, phân đạm, phân lân, phân kali.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn