Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường Dự án Khu cảng cá 7,5ha

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường Dự án Khu cảng cá 7,5ha cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật tiếp nhận tàu đến 600CV, đáp ứng số lượng tàu thuyền cập cảng 325 lượt/ngày và lượng hàng qua cảng 150.000 tấn/năm.

Ngày đăng: 07-09-2024

18 lượt xem

MỤC LỤC

MỤC LỤC.......................................................... i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................... iv

DANH MỤC BẢNG......................................................... v

DANH MỤC HÌNH...................................................... vi

Chương I................................................................................... 7

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ................................. 7

1.   Tên chủ cơ sở:.............................................................. 7

2.   Tên cơ sở:......................................................................... 7

2.1.   Địa điểm cơ sở........................................................... 7

2.2.    Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án....... 8

2.3.   Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép thành phần... 9

2.4.   Quy mô cơ sở....................................................................................... 9

3.   Công suất, công nghệ, sản phẩm của cơ sở:............................................ 9

3.1.   Công suất hoạt động của cơ sở:............................................................... 9

3.2.   Công nghệ sản xuất................................................................................ 9

3.3.   Sản phẩm của cơ sở............................................................................ 10

4.   Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở....11

4.1.   Nguồn cung cấp điện...................................................................... 11

4.2.     Nhu cầu sử dụng nước và nguồn cung cấp nước.................................... 11

4.3.   Nhu cầu thoát nước thải.................................................................... 13

4.4.   Nhu cầu hóa chất sử dụng cho xử lý nước thải:............................ 14

4.5.   Hệ thống thông tin liên lạc................................................................... 14

5.   Các thông tin khác liên quan đến cơ sở (nếu có):............................. 15

5.1.   Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện lập báo cáo đề xuất cấp GPMT...... 15

Chương II..................................................................... 18

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH,KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.... 18

1.   Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.... 18

2.   Sự phù hợp của cơ sở với khả năng chịu tải môi trường tiếp nhận chất thải.............. 19

Chương III.................................................................. 26

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.................. 26

1.   Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải................ 26

1.1.   Thu gom thoát nước mưa....................................................................... 26

1.2.   Thu gom thoát nước thải........................................................................ 26

1.2.1.   Công trình thu gom nước thải.................................................................. 26

1.2.2.   Công trình thoát nước thải................................................................. 27

1.2.3.   Điểm xả nước thải sau xử lý............................................................ 27

1.3.   Xử lý nước thải................................................................................ 28

2.   Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường....................... 34

3.   Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại.................................. 34

4.   Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung...................................... 35

5.    Phương án phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường trong quá trình

vận hành thử nghiệm và khi cơ sở đi vào vận hành.......... 35

Chương IV.................................................................. 37

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG......... 37

1.   Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với nước thải.................................. 37

1.1.   Nguồn phát sinh nước thải:................................................................. 37

1.2.   Lưu lượng xả nước thải tối đa............................................................ 37

1.3.   Dòng nước thải................................................................................. 37

1.4.   Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải.... 37

1.5.   Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải.................... 38

Chương V..................................................................... 39

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ........................ 39

1.   Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải............................ 39

1.   Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của cơ sở............... 43

1.1.   Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm................................................... 43

1.2.   Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải:.. 43

1.2.1.   Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy các loại mẫu chất thải trước khi thải ra môi trường.... 43

1.2.2.   Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải.................................. 44

1.2.3.    Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện theo kế hoạch.. 44

2.   Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.... 45

2.1.   Chương trình quan trắc môi trường định kỳ................................................. 45

2.2.   Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải..................................... 45

3.   Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm..................................... 45

Chương VI................................................................... 46

KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA  VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ........... 46

1.   Kết quả kiểm tra, thanh tra........................... 46

Chương VII........................................................ 47

CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ............................... 47

1.   Kết luận......................................................... 47

2.   Kiến nghị............................................ 47

3.   Cam kết 47

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

Tên chủ cơ sở: Ban Quản lý Cảng cá ..
 
Địa chỉ văn phòng: ........., Xã Bình An, Huyện Châu Thành, Tỉnh Kiên Giang.
 
Người đại diện theo pháp luật của cơ sở: ..........
 
Chức danh: Giám đốc
 
- Điện thoại: .....

Ban Quản lý Cảng cá Kiên Giang tiền thân là xí nghiệp quản lý bến, cảng cá Kiên Giang, được thành lập theo Quyết định số 371/QĐ-UB ngày 17/3/1997 của UBND tỉnh Kiên Giang. Sau đó đổi tên thành Ban quản lý Bến, cảng cá Kiên Giang theo Quyết định số 209/QĐ-UBND của UBND tỉnh Kiên Giang ngày 19/1/2009. Đến hiện tại đã đổi tên thành Ban Quản lý Cảng cá Kiên Giang theo Quyết định số 2643/QĐ-UBND ngày 26/11/2021 của UBND tỉnh Kiên Giang

2.Tên cơ sở

2.1.Địa điểm cơ sở

Cảng cá Tắc Cậu rộng 32ha bên bờ hữu Sông Cái Bé, kế bên Quốc lộ 63 cũ. Thuộc địa phận Ấp Minh Phong, Xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Cảng bao gồm 3 khu chính là Khu cảng cá và hệ thống dich vụ đánh bắt; Khu cơ khí sửa chữa tàu thuyền đánh cá; Khu dịch vụ công nghiệp chế biến thủy hải sản. Ban Quản lý Cảng cá Kiên Giang chỉ quản lý Khu cảng cá và hệ thống dich vụ đánh bắt, còn lại 02 khu vực do UBND tỉnh và UBND huyện Châu Thành quản lý. Phía Tây Bắc Cảng cá Tắc Cậu giáp Rạch Cà Lang, phía Đông Bắc giáp khu dân cư (Phòng trọ công nhân các cơ sở chế biến thủy sản) ấp Minh Phong, Đông Nam giáp khu dân cư dọc Quốc lộ 63 cũ, Tây Nam giáp Sông Cái Bé.
 
Cơ sở “Khu Cảng cá 7,5ha” có diện tích khoảng 7,5ha được thực hiện trong khuôn viên Cảng cá Tắc Cậu (32ha) tại Ấp Minh Phong, Xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Cơ sở nằm bên bờ hữu sông Cái Bé, cách vịnh Rạch Giá 7km về phía Bắc, cách thị trấn Minh Lương theo Quốc lộ 63 4,7km về phía Đông Bắc. Cơ sở nằm giáp cơ sở chế biến thủy sản KTC về phía Tây Bắc, phía Đông Bắc là trục đường số 1 vào Cảng cá, Đông Nam giáp kho xăng dầu Tắc Cậu, Tây Nam giáp sông Cái Bé. Cơ sở cách biệt với các hộ dân của ấp Minh Phong bởi các cơ sở chế biến thủy sản bên phải đường số 1 của cảng cá; cách biệt với các hộ dân dọc Quốc lộ 63 (từ đường vào Cảng cá Tắc Cậu đến Phà Tắc Cậu) bởi các cơ sở đóng tàu, cơ sở thủy sản và kho xăng dầu; cách biệt một số hộ dân xã Vĩnh Hòa Phú bởi cơ sở chế biến thủy sản và Rạch Cà Lang,...

Hình 1. 1 Vị trí của cơ sở

2.2.Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án

  • Quyết định số 371/QĐ-UB ngày 17/3/1997 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc thành lập Xí nghiệp quản lý bến, cảng cá Kiên Giang
  • Quyết định số 2527/QĐ-UB ngày 03/10/2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc thu hồi đất và giao đất cho BQL, Công trình Cảng cá Tắc Cậu để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Cảng cá Tắc Cậu, tại xã Bình An, huyện Châu Thành
  • Quyết định số 1067/QĐ-BTS ngày 18/12/2006 của Bộ Thủy Sản về việc phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành “Dự án cảng cá Tắc Cậu – Tỉnh Kiên Giang”
  • Quyết định số 3641/QĐ-BNN-KH ngày 07/09/2016 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn về việc Phê duyệt chủ trương đầu tư “Nâng cấp cảng cá Tắc Cậu tỉnh Kiên Giang”
  • Quyết định số 4461/QĐ-BNN-TCTS ngày 28/10/2016 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn về việc Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Nâng cấp cảng cá Tắc Cậu tỉnh Kiên Giang”
  • Quyết định số 3536/QĐ-BNN-TCTS ngày 06/09/2018 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn về việc Phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình Nâng cấp cảng cá Tắc Cậu tỉnh Kiên Giang

2.3.Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép thành phần

  • Quyết định số 1075/QĐ-UBND ngày 19/5/2014 của UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết “Khu Cảng cá Tắc Cậu 7,068ha”
  • Giấy xác nhận hoàn thành việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết “Khu Cảng cá Tắc Cậu 7,068ha” theo quyết định số 1468/GXN-UBND ngày 17/07/2015
  • Quyết định số 4335/QĐ-BNN-KHCN ngày 02/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Nâng cấp Cảng cá Tắc Cậu, tỉnh Kiên Giang”
  • Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (Gia hạn lần thứ 01) số 2328/GP- UBND do UBND tỉnh Kiên Giang cấp ngày 19/10/2018
  • Giấy phép khai thác nước dưới đất số 1210/GP-UBND do UBND tỉnh Kiên Giang cấp ngày 23/05/2018
  • Giấy phép khai thác nước dưới đất (Gia hạn lần thứ 01) số 1319/GP-UBND do UBND tỉnh Kiên Giang cấp ngày 13/06/2019

2.4.Quy mô cơ sở

Cơ sở “Khu Cảng cá Tắc Cậu 7,5ha” là cơ sở thuộc lĩnh vực xây dựng cảng sông là cơ sở đang trong quá trình hoạt động, tổng vốn đầu tư khoảng trên 120.000.000.000 đến dưới 2.300.000.000.000 vnđ có tiêu chí tương đương cơ sở nhóm B quy định tại khoản 1 điều 9 Luật Đầu Tư Công số 39/2019/QH14; Căn cứ theo Khoản 2, Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 của Quốc Hội thông qua ngày 17/11/2020 thì cơ sở thuộc đối tượng phải lập hồ sơ đề xuất cấp Giấy phép môi trường (GPMT). Hồ sơ đề xuất cấp Giấy phép môi trường của cơ sở trình Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang cấp phép.

3.Công suất, công nghệ, sản phẩm của cơ sở:

3.1.Công suất hoạt động của cơ sở:

Cơ sở “Khu Cảng cá Tắc Cậu 7,5ha” rộng 7,5ha nằm trong khu Cảng cá Tắc Cậu diện tích 32ha đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp đảm bảo chống ngập và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm với công suất như sau:

+ Tiếp nhận tàu đến 600CV

+ Số lượng tàu thuyền cập cảng: 325 chiếc/ngày

+ Hàng thủy sản qua cảng: 150.000 tấn/năm

Cơ sở đang hoạt động với tổng số lượng nhân sự khoảng 74 cán bộ nhân viên, trong đó có 02 nhân viên đang trong thời gian thử việc

3.2.Công nghệ sản xuất

Hoạt động sản xuất của cơ sở gồm:

+ Tàu thuyền cập cảng, neo đậu

+ Cung cấp địa điểm để các cá nhân, hộ kinh doanh thủy sản và các cơ sở chế biến thủy sản bốc xếp, phân loại thủy sản đã đánh bắt từ ghe tàu lên bờ, sau đó vận chuyển đi tiêu thụ

+ Các hoạt động sinh hoạt, dịch vụ phụ trợ khác

Quy trình công nghệ sản xuất của cơ sở như sau:

Hình 1.2. Sơ đồ công nghệ tại cơ sở

-Thuy​ết minh quy trình:

Hàng thủy sản các loại được các tàu thuyền đánh bắt đưa về tập trung ở hai cầu cảng 600 CV của cơ sở. Tại đây hàng hóa được vận chuyển lên nhà lựa để phân loại thủy sản theo kích thước và cân nặng.

Sau khi phân loại hàng thủy sản được đóng thành từng kiện nhỏ theo từng loại và ướp đá để giữ tươi hàng hóa. Kiện hàng thường là các thùng xốp, dán keo bao bọc kín bên ngoài nhằm giữ hàng hóa trong thời gian vận chuyển.

Sau đó các kiện hàng này được chuyển lên các xe tải chờ sẵn đưa về nơi tiêu thụ. Hàng thủy sản khi phân loại không rửa hoặc rất ít khi cần thiết nên đã hạn chế lượng nước thải phát sinh

Trong quá trình hoạt động của BQL nước được sử dụng chủ yếu cho hoạt động rửa sàn nhà lựa thủy sản, đồng thời nước thải phát sinh chủ yếu là do nước rỉ, nước đá tan, nước rửa sàn, từ xe vận chuyển

3.3.Sản phẩm của cơ sở

Khu Cảng cá Tắc Cậu 7,5ha cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật tiếp nhận tàu đến 600CV, đáp ứng số lượng tàu thuyền cập cảng 325 lượt/ngày và lượng hàng qua cảng 150.000 tấn/năm. Đồng bộ với các dự án thành phần khác của cảng cá Tắc Cậu, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cảng cá động lực. Tạo công ăn việc làm cho một bộ phận lao động tự do ở địa phương, góp phần phát triển kinh tế xã hội cho huyện Châu Thành nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung.

4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

4.1.Nguồn cung cấp điện

Nguồn cấp điện

Trong khu vực xây dựng công trình có mạng lưới điện Quốc gia, đường dây dẫn chính nằm dọc theo trục đường chính phía trước cơ sở, thuận lợi cho việc sử dụng điện Cơ sở sử dụng điện từ đường dây truyền tải điện chạy dọc đường Quốc lộ 63 phía trước của khu đất cơ sở. Trong cơ sở lắp đặt trạm biến áp để sử dụng

Hiện nay, nguồn điện trong khu vực đã ổn định, đường dây điện đã được lắp đặt đấu nối vào để sử dụng

Nhu cầu sử dụng điện

Nhu cầu sử dụng: lượng điện năng tiêu thụ cho các mục đích sau:

  • Sử dụng để vận hành thiết bị phục vụ quá trình hoạt động, sinh hoạt của công nhân viên, thắp sáng, điều hòa không khí, hoạt động của máy móc,... theo thực tế lượng điện này tính chung với công suất tiêu thụ hàng tháng của cả cảng cá Tắc Cậu
  • Sử dụng cho hoạt động của hệ thống xử lý nước thải tập trung và hệ thống quan trắc tự động của cơ sở. Lượng điện sử dung thực tế trong 3 tháng gần nhất được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1.1 Chỉ tiêu cấp điện và điện năng tiêu thụ

STT

Hạng mục

Tháng 6 (kWh)

Tháng 7 (kWh)

Tháng 8 (kWh)

I

Hệ thống XLNT tập trung và hệ thống QTTĐ

14.250

14.205

13.596

(Nguồn:Chủ cơ sở cung cấp, 2023)

Tổng nhu cầu dùng điện trung bình của hệ thống XLNT tập trung và hệ thống quan trắc tự động khoảng 14.017 (kWh)/tháng

4.2.Nhu cầu sử dụng nước và nguồn cung cấp nước

Nguồn cấp nước

Theo thông tin từ Trạm Cấp nước Châu Thành, hiện tại hệ thống cấp nước sinh hoạt chung của khu vực chưa đáp ứng đủ công suất hoạt động của cơ sở nên cơ sở đang sử dụng nước dưới đất khai thác ở 3 giếng khoan đặt trong cơ sở là nguồn cung cấp nước chính cho sinh hoạt và hoạt động của cơ sở.

Hệ thống cấp nước tại cơ sở được biểu diễn như sau: Bể chứa nước có dung tích 200m3 (02 bể), theo hệ thống đường ống đến trạm bơm cấp nước, bơm lên đài nước và phân phối đến cơ sở bằng mạng lưới cấp nước nội bộ của khu cảng.

Sơ đồ cấp nước cho cảng như sau:

1: Nước từ các giếng khoan

2: Bể trữ nước của cảng

3: Trạm bơm nước

4: Tháp nước áp lực

5: Mạng lưới nước tiêu thụ của cảng

Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước ngầm của cơ sở:

Nước được bơm từ giếng khoan lên bể trữ nước của cảng tại đây nước được lắng bớt cặn lơ lửng sau đó theo hệ thống đường ống đến trạm bơm cấp nước, nước được bom lên đài nước và phân phối đến cơ sở bằng mạng lưới cấp nước nội bộ của cơ sở

Nhu cầu sử dụng nước

Tổng nhu cầu khai thác nước thực tế của cơ sở được thống kê dựa trên dữ liệu thống kê tổng hợp năm 2021 và 2022 được chủ cơ sở cung cấp. Chi tiết được trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 1. 2 Nhu cầu sử dụng nước của cơ sở

 

 

STT

 

 

Tháng

Lưu lượng khai thác

2021

2022

2023

Lớn nhất

(m3/ngày đêm)

 

Tổng (m3/tháng)

Lớn nhất

(m3/ngày đêm)

 

Tổng (m3/tháng)

Lớn nhất

(m3/ngày đêm)

 

Tổng (m3/tháng)

1

Tháng 01

      358

7.146

191

5.008

149

3.833

2

Tháng 02

      225

4.164

105

2.666

177

4.509

3

Tháng 03

      407

4.733

98

2.859

197

5.686

4

Tháng 04

      352

7.678

119

3.212

267

6.561

5

Tháng 05

     465

7.743

99

3.004

239

5.020

6

Tháng 06

    323

7.266

110

3.146

230

6.063

7

Tháng 07

    304

6.194

128

3.754

140

4.039

8

Tháng 08

      261

7.116

156

3.866

132

3.702

9

Tháng 09

      416

9.994

156

3.869

 

 

10

Tháng 10

      342

9.084

184

4.449

 

 

11

Tháng 11

      241

5.486

140

3.666

 

 

12

Tháng 12

      241

6.240

145

3.572

 

 

Tổng

 

82.844

 

43.071

 

-

(Nguồn:Chủ cơ sở cung cấp 2023)

Lượng nước khai thác sử dụng thực tế cao nhất trong ngày ghi nhận trong 2 năm gần nhất khoảng 465 m3/ngày đêm. Cơ sở đã được cấp phép khai thác nước dưới đất với lưu lượng 492 m3/ngày đêm theo Giấy phép khai thác nước dưới đất số 1210/GP-UBND do UBND tỉnh Kiên Giang cấp ngày 23/05/2018. Với lưu lượng khai thác như trên cơ sở vẫn đảm bảo khai thác theo đúng quy định trước đó được cấp phép.

4.3.Nhu cầu thoát nước thải

Tại cơ sở đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải có công suất xử lý lên đến 500 m3/ngày đêm, bên cạnh đó cơ sở có lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng xả thải thực tế, kết quả đo lưu lượng xả thải thực tế như sau:

Bảng 1. 3 Tổng hợp tình hình xả thải vào nguồn nước năm 2021

 

TT

 

Thời gian

Lưu lượng xả nước thải (m3/ngày đêm)

Số ngày xả nước thải

Tổng lượng xả thải (m3)

Lớn nhất

Nhỏ nhất

Trung bình

01

Tháng 01

35

23

29.3

31

878

02

Tháng 02

39

27

32.9

28

921

03

Tháng 03

41

28

34.1

31

1.056

04

Tháng 04

41

28

33.4

30

1.001

05

Tháng 05

41

27

33.9

31

1.051

06

Tháng 06

41

27

33.8

30

1.031

07

Tháng 07

38

28

33.4

31

1.036

08

Tháng 08

39

27

32.7

31

1.013

09

Tháng 09

39

28

33.4

30

1.003

10

Tháng 10

39

28

33.5

31

1.037

11

Tháng 11

38

28

32

30

961

12

Tháng 12

37

0

22.0

31

660

TỔNG

 

 

 

365

11.648

(Nguồn:Chủ cơ sở cung cấp, 2023)

Bảng 1. 4 Tổng hợp tình hình xả thải vào nguồn nước năm 2022

 

TT

 

Thời gian

Lưu lượng xả nước thải (m3/ngày đêm)

 

Số ngày xả nước thải

 

Tổng lượng xả thải (m3)

Lớn nhất

Nhỏ nhất

Trung bình

01

Tháng 01

34

0

11,1

31

343

02

Tháng 02

54

0

26,4

28

738

03

Tháng 03

67

0

26,2

31

813

04

Tháng 04

41

0

14,6

30

439

05

Tháng 05

47

0

11,5

31

355

06

Tháng 06

0

0

0,0

30

0

07

Tháng 07

9

0

2,4

31

73

08

Tháng 08

46

0

14,8

31

459

09

Tháng 09

76

0

18,8

30

563

10

Tháng 10

130

0

67,3

31

2.087

11

Tháng 11

150

44

97,9

30

2.937

12

Tháng 12

147

28

83,4

31

2.573

TỔNG

 

 

 

365

11.380

(Nguồn:Chủ cơ sở cung cấp, 2023)

Bảng 1. 5 Tổng hợp tình hình xả thải vào nguồn nước năm 2023

 

TT

 

Thời gian

Lưu lượng xả nước thải (m3/ngày đêm)

 

Số ngày xả nước thải

 

Tổng lượng xả thải (m3)

Lớn

nhất

Nhỏ

nhất

Trung

bình

01

Tháng 01

75

7

35

31

1.085

02

Tháng 02

87

5

28

28

783

03

Tháng 03

61

0

31,6

31

979

04

Tháng 04

84

10

31,9

30

957

05

Tháng 05

101

13

42,8

31

1.327

06

Tháng 06

66

20

34,8

30

1.045

07

Tháng 07

63

25

40,4

31

1.252

08

Tháng 08

78

14

36,2

31

1.121

09

Tháng 09

61

25

40,3

30

1.210

(Nguồn:Chủ cơ sở cung cấp, 2023)

Lượng nước thải thực tế cao nhất trong ngày ghi nhận trong 2 năm và 9 tháng gần nhất khoảng 150m3/ngày đêm. Lượng nước thải phát sinh chủ yếu tại cơ sở là nước thải rủa thủy sản, rửa sàn tại khu cảng tiếp nhận thủy sản từ tàu thuyền đánh bắt. Cơ sở đã xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải công suất 500m3/ngày đêm đảm bảo xử lý được toàn bộ lượng nước thải phát sinh tại cơ sở.

4.4.Nhu cầu hóa chất sử dụng cho xử lý nước thải:

Loại hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải là: Chlorine, PAC, Polymer Lượng hóa chất sử dụng cho trạm xử lý được thống kê như sau:

Bảng 1. 6 Nhu cầu sử dụng hóa chất sử dụng cho Hệ thống XLNT

STT

Tên hóa chất

Định mức sử dụng cho 1 m3 nước thải

Định mức sử dụng tối đa (150m3 nước thải)

1

Chlorine

0,01 kg/m3

1,5 kg

2

PAC

0,02 kg/m3

3 kg

3

Polymer

0,667 g/m3

0,1 kg

4

Soda

0,067 kg/m3

10 kg

4.5.Hệ thống thông tin liên lạc

Các quy chuẩn áp dụng:

  • Quyết định 04 /2008/QĐ-BXD: quy chuẩn quốc gia về quy hoạch xây dựng
  • Quy chuẩn 07:2016/BXD: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng k.thuật
  • Quy chuẩn 33:2011/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông.
  • Quy phạm xây dựng mạng ngoại vi 68 QP-01:04 -VNPT

Thuyết minh thiết kế:

  • Hiện trạng: Trong khu vực quy hoạch đã có hệ thống thông tin liên lạc.
  • Thiết kế: Nguồn tín hiệu chính sẽ được lấy từ trạm viễn thông khu vực.
  • Hệ thống thông tin liên lạc cho khu cơ sở là một hệ thống cáp quang, tủ phân phối thông tin, cáp thông tin.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trang trại diện mặt trời

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha