Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường Công ty Cổ phần Chế biến và dịch vụ thủy sản

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường công ty Cổ phần Chế biến và dịch vụ thủy sản. Công suất thiết kế tối đa của cơ sở theo Đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt là 4.800 tấn sản phẩm/năm (tương đương khoảng 16 tấn sản phẩm/ngày, trung bình mỗi năm cơ sở hoạt động khoảng 350 ngày).

Ngày đăng: 09-09-2024

112 lượt xem

MỤC LỤC

MỤC LỤC............................................................................i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................iii

DANH MỤC BẢNG....................................................................iv

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ ............................1

1.1. Tên chủ cơ sở....................................................................1

1.2. Tên cơ sở.........................................................................1

1.2.1. Địa điểm cơ sở.............................................................1

1.2.2. Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan

đến môi trường, phê duyệt cơ sở...............................................3

1.2.3. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động

môi trường và các giấy phép môi trường thành phần..........................3

1.2.4. Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu

tư công)..................................................4

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở....................4

1.3.1. Công suất hoạt động của cơ sở.........................................4

1.3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở..........................................6

1.3.3. Sản phẩm của cơ sở..................................................13

1.3.4. Danh mục máy móc, thiết bị sử dụng tại cơ sở....................13

1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung

cấp điện, nước của cơ sở .....................................................14

CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢNĂNG CHỊU

TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG................................................19

2.1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch

tỉnh, phân vùng môi trường..........................................................19

2.2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường ...............20

2.2.1. Đối với môi trường không khí............................................20

2.2.2. Đối với môi trường nước..............................................21

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ...................................................23

3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải......23

3.1.1. Thu gom, thoát nước mưa ...............................................23

3.1.2. Thu gom, thoát nước thải ...................................................25

3.1.3. Xử lý nước thải...................................................................27

3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải.....................................33

3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường............36

3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại........................39

3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung................................41

3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.............................42

3.7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác...................................47

3.8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo

cáo đánh giá tác động môi trường..........................................47

CHƯƠNG IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG ...50

4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải ............................................50

4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung ...................................50

CHƯƠNG V. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ................53

5.1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải ..........................53

5.1.1. Chương trình quan trắc theo Đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được

phê duyệt....................................................................53

5.1.2. Kết quả quan trắc định kỳ tại cơ sở..................................................53

CHƯƠNG VI. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CƠ SỞ..........56

6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải..........................56

6.2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục, định kỳ) theo quy định

của pháp luật.....................................................................56

6.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ.....................................56

6.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm............................57

CHƯƠNG VII. KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ....................................................58

CHƯƠNG VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ........................59

PHỤ LỤC ........................................................60

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1.1. Tên chủ cơ sở

+ Tên chủ cơ sở: CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN VÀ DỊCH VỤ THỦY SẢN

+ Địa chỉ văn phòng:........., đường Nguyễn Công Trứ, phường 8, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

+ Người đại diện:..........

+ Điện thoại: ......... Fax: .............

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ............ do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau cấp lần đầu ngày 10 tháng 10 năm 2006, đăng ký thay đổi lần thứ 9, ngày 9 tháng 10 năm 2020.

1.2. Tên cơ sở

Công ty Cổ phần Chế biến và Dịch vụ thủy sản ........ – Chi nhánh Kiên Giang”

(sau đây gọi tắt là cơ sở)

1.2.1. Địa điểm cơ sở

Cơ sở tọa lạc tại khu cảng cá Tắc Cậu, ấp Minh Phong, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, có vị trí tứ cận tiếp giáp như sau:

+ Phía Tây Bắc: Giáp Công ty TNHH Kiên Cường;

+ Phía Tây Nam: Giáp đường nội bộ của cảng cá Tắc Cậu;

+ Phía Đông Nam: Giáp Công ty TNHH Huy Nam;

+ Phía Đông Bắc: Giáp đất dân.

Hình 1. 2. Vị trí cơ sở trên Google Earth

Tọa độ các điểm mốc giới hạn khu đất của cơ sở (theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 104030’, múi chiếu 30) được thể hiện trong bảng sau:

Vị trí của cơ sở rất thuận lợi cho việc vận chuyển các loại nguyên vật liệu từ khu cảng cá Tắc Cậu và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng giao thông, hệ thống điện, nước dẫn vào cơ sở đã hoàn thiện nên có nhiều thuận lợi trong hoạt động kinh doanh sản xuất.

Tổng diện tích của cơ sở là 10.874,6 m2 gồm hai phần:

+ Phần diện tích 9.353,9 m2 (ký hiệu khu đất A) tọa lạc tại khu công nghiệp Tắc Cậu, ấp Minh Phong, xã Bình An, huyện Châu Thành và được UBND tỉnh Kiên Giang cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CE498936 ngày 01 tháng 12 năm 2016, mục đích sử dụng là đất thương mại - dịch vụ. Đối với phần diện tích này, chủ cơ sở đã xây dựng nhà xưởng phục vụ cho sản xuất chế biến thủy sản, sân bãi, nhà làm việc, kho, xưởng cơ khí. Toàn bộ phần diện tích này có tường bao quanh.

+ Phần diện tích 1.520,7 m2 (ký hiệu khu đất B) tọa lạc tại ấp Minh Phong, xã Bình An, huyện Châu Thành, đã được UBND tỉnh Kiên Giang cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CĐ984338 ngày 18 tháng 8 năm 2016, mục đích sử dụng đất là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp. Đối với phần diện tích này, chủ cơ sở đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải, còn lại là đất trống.

1.2.2. Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt cơ sở

+ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh mã số ........... do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang cấp lần đầu ngày 16 tháng 01 năm 2008, đăng ký thay đổi lần thứ 5, ngày 09 tháng 01 năm 2023.

+ Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy số 126/TD-PCCC do Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH – Công an tỉnh Kiên Giang cấp ngày6 tháng 7 năm 2021.

+ Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 283/GP-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang cấp ngày 02 tháng 2 năm 2018 với thời hạn giấy phép là 03 năm.

Đến thời điểm hiện tại, giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đã hết hiệu lực, chủ cơ sở đã phối hợp với đơn vị tư vấn lập hồ sơ xin cấp giấy phép mới và đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang tổ chức thẩm định thông qua hồ sơ, bên cạnh đó, cơ sở cũng đã phối hợp với đơn vị tư vấn hoàn thiện hồ sơ theo góp ý của Hội đồng thẩm định gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường, hiện hồ sơ đang trong quá trình xem xét, chờ phê duyệt.

1.2.3. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và các giấy phép môi trường thành phần

+ Quyết định số 2534/QĐ-UBND ngày 7 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết “Công ty Cổ phần Chế biến và Dịch vụ thủy sản .... – Chi nhánh Kiên Giang” của Công ty Cổ phần Chế biến và Dịch vụ thủy sản ....

Các giấy phép môi trường thành phần của cơ sở đã được cấp:

+ Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại mã số QLCTNH 91.000134.T do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang cấp ngày 9 tháng 12 năm 2014.

+ Giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi số 362/GP-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang cấp ngày 8 tháng 2 năm 2021 với thời hạn giấy phép là 03 năm. Công ty được phép xả thải vào nguồn nước với các nội dung như:

- Nguồn tiếp nhận: Sông Cái Bé;

-Vị trí xả thải: Khu cảng cá Tắc Cậu, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang;

- Phương thức xả nước thải: Nước thải sau khi xử lý tại HTXLNT, được bơm bằng đường ống PVC 90 mm tới vị trí xả thải tại đường thoát nước chung của cảng cá Tắc Cậu;

- Chế độ xả thải: 24 giờ/ngày.đêm;

- Lưu lượng xả nước thải lớn nhất: 400 m3/ngày.đêm

1.2.4. Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công)

Theo các tiêu chí phân loại của Luật đầu tư công 2019,cơ sở “Công ty Cổ phần Chế biến và Dịch vụ thủy sản...– Chi nhánh Kiên Giang” được phân loại như sau:

+ Loại hình: Công nghiệp (chế biến thủy sản).

+ Vốn đầu tư của cơ sở theo Đề án Bảo vệ môi trường chi tiết (đã được phê duyệt thông qua Quyết định số 2534/QĐ-UBND ngày 7 tháng 12 năm 2012) khoảng 15.100.000.000 đồng (mười lăm tỷ, một trăm triệu đồng chẵn).

+ Căn cứ theo quy định tại khoản 3, Điều 10 của Luật Đầu tư công, cơ sở thuộc phân loại dự án nhóm C (dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng).

=> Cơ sở thuộc phân loại dự án nhóm C (theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công).

Trước đây, cơ sở đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang cấp Quyết định phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết số 2534/QĐ-UBND ngày 07 tháng 12 năm 2012. Theo quy định tại khoản 3, Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 thì cơ sở thuộc thẩm quyền cấp Giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang.

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

1.3.1. Công suất hoạt động của cơ sở

Công suất thiết kế tối đa của cơ sở theo Đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt là 4.800 tấn sản phẩm/năm (tương đương khoảng 16 tấn sản phẩm/ngày, trung bình mỗi năm cơ sở hoạt động khoảng 350 ngày). Do loại hình của cơ sở là chế biến thủy sản nên công suất hoạt động và số lượng công nhân làm việc sẽ phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào và nhu cầu thị trường tại từng thời điểm.

Hiện nay, cơ sở hoạt động với công suất khoảng 80% so với công suất tối đa được thiết kế (tương đương khoảng 3.840 tấn thành phẩm/năm). Theo ghi nhận thực tế, số lượng công nhân viên làm việc tại cơ sở hiện nay khoảng 300 người, vào những thời gian cao điểm khoảng 400 người.

Tổng diện tích đất của cơ sở là 10.874,6 m2, bao gồm các hạng mục công trình như sau:

Bảng 1. 2. Các hạng mục công trình tại cơ sở

1.3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở

+ Loại hình cơ sở: Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản.

+ Quá trình sản xuất của cơ sở được tuân theo quy trình vệ sinh nghiêm ngặt và có các yêu cầu riêng biệt khác nhau để sản xuất các mặt hàng cao cấp đảm bảo về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Công nghệ sản xuất của cơ sở trên thực tế không thay đổi so với nội dung Đề án được phê duyệt. Cụ thể như sau:

a. Quy trình công nghệ chế biến chả cá đông lạnh (surimi)

Quy trình công nghệ chế biến chả cá đông lạnh (surimi) như sau:

Hình 1. 3. Quy trình công nghệ chế biến chả cá đông lạnh (surimi)

Thuyết minh công nghệ sản xuất:

+ Khâu tiếp nhận nguyên liệu:

Đối với nguyên liệu chủ yếu là thịt vụn, dè từ cá tra fillet được sản xuất tại các công ty khác hoặc hàng nguyên liệu đã qua cấp đông/ bảo quản vận chuyển bằng xe nhỏ từ các cơ sở khác. Tại đây, bộ phận quản lý chất lượng sẽ xem có giấy cam kết/tờ khai xuất xứ, kết quả kiểm nghiệm kháng sinh của lô nguyên liệu sản xuất ra dè, vụn, kiểm tra đầy đủ hồ sơ mới nhận vào phân xưởng sản xuất chả cá. Trong giai đoạn này nhiệt độ cá nguyên liệu (T0 ≤ 50C).

+ Cân lần I (Nguyên liệu): Tại đây,công nhân trực tiếp kiểm tra trọng lượng của nguyên liệu sau khâu tiếp nhận.

+ Rửa lần I (Nguyên liệu):

Nguyên liệu sau khi được cân để xác định trọng lượng thì được rửa qua bằng nước sạch để loại bỏ các chất bẩn: bụi, cát,... trong quá trình vận chuyển nguyên liệu từ các cơ sở khác đến xí nghiệp.

+ Sơ chế:

Nguyên liệu thịt cá sau khi rửa sẽ chuyển qua phân loại. Tại đây, công nhân phân ra làm hai loại: vụn, dè. Trong quá trình phân loại nếu thấy mỡ thì phải tách mỡ.

+ Cân II (Bán thành phẩm) + Rửa II (Bán thành phẩm):

Sau khi đã được sơ chế, nguyên liệu vụn, dè qua cân lần 2 để xác định tính chất và khối lượng của nguyên liệu, làm cơ sở cho việc tính toán tỉ lệ chế biến của các quá trình tiếp theo. Sau khi bán thành phẩm được cân xong chuyển qua rửa lần 2, rửa ở nhiệt độ thường.

+ Bảo quản (Bán thành phẩm):

Nguyên liệu bán thành phẩm được bảo quản ở nhiệt độ ≤ 50C.

+ Rửa III (Bán thành phẩm):

Bán thành phẩm sau khi được bảo quản ở nhiệt độ ≤ 50C sẽ được rửa lần III trước khi đưa vào công đoạn dập và tách thịt thô.

+ Công đoạn dập & tách thịt thô:

Bán thành phẩm sau khi được rửa qua nước trong giai đoạn rửa lần 3, được công nhân đổ từng kết cá bán thành phẩm cho vào máy xay, máy xay làm nghiền nát thịt cá bán thành phẩm và rơi vào bồn chứa.

+ Rửa IV:

Bán thành phẩm sau khi được xay tách xong, chuyển qua thiết bị tự động lược tách mỡ, tại đây công nhân cho nước và đá vào bồn chứa bán thành phẩm này, nhiệt độ nước khoảng (T0 ≤ 100C), để yên trong 10 phút, sau đó xả đáy, mỡ chảy ra thùng chứa phụ phẩm, phần thịt bán thành phẩm được chuyển qua công đoạn tiếp theo.

+ Ép tách thịt tinh + Ép thủy lực:

Bán thành phẩm sau khi được lược tách mỡ xong chuyển qua công đoạn ép thủy lực bằng thiết bị tự động, tại đây thịt cá bán thành phẩm được máy tách nước và xương còn sót lại ở các công đoạn trước. Sau đó chuyển qua công đoạn phối trộn phụ gia.

+ Phối trộn phụ gia:

Bán thành phẩm sau khi được ép thủy lực được chuyển qua phối trộn thịt bán thành phẩm với phụ gia, nước đá vừa pha sẵn vào. Sau đó bán thành phẩm sẽ được kiểm tra độ dai sau khi xử lý phụ gia.

+ Ép khuôn, cân:

Bán thành phẩm sau khi phối trộn phụ gia được ép định hình thành bánh cho vào PE theo kích thước của khuôn, đem bánh cá này cân và cho vào khuôn, nhấn ép bánh cá theo kích cỡ của khuôn, sau đó chuyển sang giai đoạn chờ đông.

+ Cấp đông, tách khuôn:

Bánh cá sẽ được cho chờ đông đến khi lượng khuôn vừa đủ tủ mới tiến hành cấp đông. Bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) kiểm tra nhiệt độ và các điều kiện đầu ra của sản phẩm, nếu đạt sẽ được cho xuất tủ, tiến hành cho công nhân lấy khuôn từ tủ cấp đông ra, chuyển sang giai đoạn rà kim loại.

+ Tách khuôn/Rà kim loại:

Sản phẩm sau khi được tách khuôn, lấy từng block thành phẩm này đặt lên máy rà kim loại. Sản phẩm có kim loại được loại khỏi quy trình sản xuất ngay tại thời điểm rà kim loại.

+ Bao gói & Bảo quản:

Quá trình bao gói: Cho hai block cùng cỡ loại cho vào một thùng hoặc tùy theo yêu cầu khách hàng. Dùng đai nẹp 2 ngang 2 dọc. Ghi thông tin lên thùng trùng với nhãn: tên và địa chỉ cơ sở, ngày chế biến, ngày hết hạn, cỡ/loại, trọng lượng tịnh, nhiệt độ bảo quản.

Sau khi bao gói, sản phẩm cuối cùng sẽ được chuyển đến kho lạnh và sắp xếp theo thứ tự, thời gian bảo quản ≤ 18 tháng, nhiệt độ kho bảo quản từ - 200C đến - 250C.

+ Xuất xưởng:

Sản phẩm sau khi được đóng gói sẽ được phân phối đến các đơn vị vận chuyển, hoàn tất các thủ tục để xuất khẩu sang các thị trường tiêu thụ.

b. Quy trình công nghệ chế biến mực, bạch tuộc, tôm đông lạnh

Quy trình công nghệ chế biến mực, bạch tuộc, tôm đông lạnh tại cơ sở như sau:

Hình 1. 4. Quy trình công nghệ chế biến mực, bạch tuộc, tôm đông lạnh

Thuyết minh công nghệ sản xuất:

+ Khâu tiếp nhận nguyên liệu:

Nguyên liệu sau khi mua về, được vận chuyển về khâu tiếp nhận nguyên liệu. Tại đây nguyên liệu được phân nhỏ ra theo từng thùng cùng loại tôm hay mực chuyển đến cân. Trong giai đoạn này nhiệt độ nguyên liệu T0 ≤ 50C.

+ Cân lần I (Nguyên liệu): Tại đây ,công nhân trực tiếp kiểm tra trọng lượng của nguyên liệu sau khâu tiếp nhận.

+ Rửa lần I (Nguyên liệu):

Nguyên liệu sau khi được cân để xác định trọng lượng thì được rửa qua bằng nước sạch để loại bỏ các chất bẩn: bụi, cát,... trong quá trình vận chuyển nguyên liệu từ các cơ sở khác đến xí nghiệp.

+ Sơ chế:

Nguyên liệu sau khi qua khâu rửa I, thì chuyển qua sơ chế. Tại đây, công nhân tiến hành bóc vỏ đối với tôm và làm sạch đối với mực, bạch tuộc.

+ Cân II (Bán thành phẩm) & Rửa II (Bán thành phẩm):

Sau khi đã được sơ chế, nguyên liệu qua cân lần II để xác định khối lượng của nguyên liệu, làm cơ sở cho việc tính toán tỉ lệ chế biến của các quá trình tiếp theo. Sau khi bán thành phẩm được cân xong chuyển qua rửa lần 2, rửa ở nhiệt độ thường.

+ Phân cỡ

Tại đây, bán thành phẩm được phân cỡ theo các cỡ lớn nhỏ khác nhau theo yêu cầu khách hàng và tiêu chuẩn. Đối với bán thành phẩm không đạt yêu cầu sẽ được chuyển đến kho phụ phẩm cùng với các loại phụ phẩm khác phát sinh tại cơ sở.

+ Xếp khuôn

Sau phân cỡ,bán thành phẩm được xếp vào các khuôn có sẵn và chuyển qua cấp đông.

+ Cấp đông, tách khuôn

Bán thành phẩm sẽ được cho chờ đông đến khi lượng khuôn vừa đủ tủ mới tiến hành cấp đông. Bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) kiểm tra nhiệt độ và các điều kiện đầu ra của sản phẩm, nếu đạt sẽ được cho xuất tủ, tiến hành cho công nhân lấy khuôn từ tủ cấp đông ra, chuyển sang giai đoạn rà kim loại.

+ Tách khuôn/Rà kim loại:

Sản quá trình bao gói: Cho hai block cùng cỡ loại cho vào một thùng hoặc tùy theo yêu cầu khách hàng. Dùng đai nẹp 2 ngang 2 dọc. Ghi thông tin lên thùng trùng với nhãn: tên và địa chỉ cơ sở, ngày chế biến, ngày hết hạn, cỡ/loại, trọng lượng tịnh, nhiệt độ bảo quản.

Sau khi bao gói, sản phẩm cuối cùng sẽ được chuyển đến kho lạnh và sắp xếp theo thứ tự, thời gian bảo quản ≤ 18 tháng, nhiệt độ kho bảo quản từ - 200C đến - 250C.

+ Xuất xưởng:

Sản phẩm sau khi được đóng gói sẽ được phân phối đến các đơn vị vận chuyển, hoàn tất các thủ tục để xuất khẩu sang các thị trường tiêu thụ.

c. Quy trình sản xuất đá vảy

Quy trình sản xuất đá vảy tại cơ sở như sau:

Hình 1. 5. Quy trình công nghệ sản xuất đá vảy tại cơ sở

Hình ảnh minh họa quy trình sản xuất đá vảy tại cơ sở như sau:

Hình 1. 6. Minh họa quy trình sản xuất đá vảy tại cơ sở

Thuyết minh dây chuyền công nghệ sản xuất đá vảy:

+ Cơ sở sử dụng nước dưới đất sau khi được xử lý để phục vụ cho quy trình sản xuất đá vảy. Trong quá trình sản xuất đá vảy có sử dụng bình tách dầu để tách bỏ các váng dầu trong nước và dàn ngưng không khí ống đồng cánh nhôm, khi sử dụng NH3 sẽ dùng thiết bị ngưng tụ giải nhiệt bằng nước, dàn ngưng bay hơi để giảm nhiệt độ đầu đẩy máy nén.

+ Dịch lỏng từ bình chứa cao áp sẽ được tiết lưu, trong bình hơi bão hòa được hút về máy nén, còn chất lỏng bão hòa chảy vào cối đá và làm lạnh nước, do vậy hiệu quả trao đổi nhiệt bên trong cối đá khá cao, hệ thống sử dụng van tiết lưu tay.

+ Nước sau khi được đưa đến cối đá vảy rồi qua bình giữ mức tách lỏng, bình giữ mức tách lỏng có vai trò giống bình giữ mức tách lỏng của máy đá cây là vừa được sử dụng để duy trì mức dịch luôn ngập trong cối đá và tách lỏng dung môi chất hút về máy nén. Mức dịch trong bình giữ mức tách lỏng được khống chế nhờ van phao và được duy trì ở một mức độ nhất định đảm bảo trong cối đá luôn luôn ngập dịch.

+ Kho chứa đá được đặt ngay dưới cối đá, được lắp ghép từ các tấm polyurethan dày 100 mm, riêng bề mặt đáy được lót thêm 01 lớp inox bảo vệ panel.

1.3.3. Sản phẩm của cơ sở

Sản phẩm đầu ra của cơ sở là chả cá và hàng đông lạnh xuất khẩu (tôm, mực,...) với khối lượng theo thiết kế 4.800 tấn sản phẩm/năm. Các sản phẩm đảm bảo tươi sạch, chất lượng và được bảo quản cẩn thận ngay từ đầu đúng theo các quy định kỹ thuật.

1.3.4. Danh mục máy móc, thiết bị sử dụng tại cơ sở

Trong quá trình hoạt động, cơ sở có sử dụng một số máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình chế biến chả cá và thủy sản đông lạnh như sau:

Bảng 1. 3. Máy móc, thiết bị phục vụ chế biến chả cá và thủy sản đông lạnh

Bên cạnh đó, cơ sở còn sử dụng một số máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình xử lý nước dưới đất như sau:

Bảng 1. 4. Danh mục thiết bị sử dụng trong xử lý nước dưới đất

1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

a. Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu

Nguồn nguyên liệu chính phục vụ cho quá trình sản xuất của cơ sở được nhập mua từ cảng Tắc Cậu và các khu vực lân cận tại Đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu là các loại cá (sản xuất surimi), mực, tôm, bạch tuộc và phải đảm bảo một số tiêu chí: Nguyên liệu còn nguyên và tươi, giữ được mùi, màu sắc đặc trưng, không bị nhiễm bẩn, nhiễm chất hóa học hoặc bệnh, được bảo quản kỹ trước khi đưa vào công đoạn sản xuất.

+ Với công suất thiết kế là 4.800 tấn sản phẩm/năm thì nhu cầu nguyên liệu đầu vào khoảng 12.540 tấn nguyên liệu/năm. Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu/thành phẩm trung bình từ 0,31 - 0,63.

+ Hiện tại, công suất hoạt động của cơ sở khoảng 70% - 80% so với công suất thiết kế, do đó lượng nguyên liệu đầu vào khoảng 8.000 – 10.000 tấn nguyên liệu/năm, tương đương 20 – 30 tấn nguyên liệu/ngày (trung bình cơ sở hoạt động 350 ngày/năm). 

>>> XEM THÊM: Giấy phép môi trường cho dự án đầu tư trang trại chăn nuôi gia cầm, gia súc theo quy trinh công nghệ kép kín

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha