Công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng Khu neo đậu tránh trú bão và bến cá

Công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng Khu neo đậu tránh trú bão và bến cá. Xây dựng một khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền và phương tiện nghề cá nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của ngư dân trong mùa mưa bão, đảm bảo ngư dân yên tâm ra khơi đánh bắt.

Ngày đăng: 10-09-2024

15 lượt xem

MỤC LỤC

1.1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN........................................................1

1.1.1. Thông tin chung về Dự án...........................................................1

1.1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên

cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư...........2

1.1.3. Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy

hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan

hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan...2

1.2. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM.............3

1.2.1. Cơ sở pháp lý để đánh giá tác động môi trường........................................3

1.2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm

quyền liên quan đến dự án.........................................................................6

1.2.3. Các tài liệu, dữ liệu do Chủ Dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh

giá tác động môi trường..........................................................................6

1.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN LẬP BÁO CÁO ĐTM .................................7

1.3.1. Tóm tắt về việc tổ chức thực hiện và lập báo cáo ĐTM .....................7

1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM....9

1.5. Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM..................................13

CHƯƠNG 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN.....................................19

1.1. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN ...........................................................19

1.1.1. Tên dự án................................................................................19

1.1.2. Chủ dự án......................................................................................19

1.1.3. Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án.......................................19

1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án..........................21

1.1.5. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường ...21

1.1.6. Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dựán...........22

1.2. CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN.................23

1.2.1. Các hạng mục công trình chính.........................................................26

1.2.2. Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án.......................................33

1.2.3. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường: ...........35

1.2.4. Các hoạt động của dự án ...............................................................37

1.3. NGUYÊN, NHIÊN, VẬT LIỆU, HÓA CHẤT SỬ DỤNG CỦA DỰ ÁN;

NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN ........37

1.3.1. Nhu cầu nhân lực, nguyên, nhiên, vật liệu, hoá chất sử dụng trong giai đoạn thi công xây dựng ..37

1.3.2. Nhu cầu nhân lực, nguyên, nhiên, vật liệu, hoá chất sử dụng trong giai đoạn hoạt động.....40

1.4. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT, VẬN HÀNH...................................41

1.4.1. Quy định khai thác: ....................................................................41

1.4.2. Phương án điều hành khai thác: ................................................45

1.5. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG............................................46

1.5.1. Biện pháp xây dựng công trình chính: ..........................................46

1.5.2. Nhu cầu sử dụng lao động, máy móc, trang thiết bị thi công...............49

1.6. TIẾN ĐỘ, TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN .......50

1.6.1. Tiến độ thực hiện dự án.....................................................50

1.6.2. Tổng mức đầu tư...................................................................51

1.6.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án ...............................................51

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI

TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................................57

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI..................................57

2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..........................................................57

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...........................................................77

2.2. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC

KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN ...........................................................83

2.2.1. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường .............................83

2.2.2. Hiện trạng đa dạng sinh học.......................................................87

2.3. NHẬN DẠNG CÁC ĐỐI TƯỢNG BỊ TÁC ĐỘNG, YẾU TỐ NHẠY CẢM VỀ

MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN.............................95

2.4. SỰ PHÙ HỢP CỦA ĐỊA ĐIỂM LỰA CHỌN THỰC HIỆN DỰ ÁN......96

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ

ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ

SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG...................................................97

3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG, XÂY DỰNG .......97

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động......................................................97

3.1.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm

thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường .........................121

3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI VẬN HÀNH..........................132

3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động.............................................132

3.2.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm

thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường .....................144

3.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ...158

3.3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án. .............158

3.3.2. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường .......158

3.4. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ

NHẬN DẠNG, ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO........................................................159

CHƯƠNG 4. PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN

BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC....................................................162

CHƯƠNG 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG .......163

5.1. Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án ...................................163

5.2. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án...................169

5.2.1. Giai đoạn thi công xây dựng .........................................................169

5.2.2. Giai đoạn hoạt động.....................................................................169

6 CHƯƠNG 6 KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG..............................171

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT.............................................177

CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO.........................................179

MỞ ĐẦU

1.1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

1.1.1. Thông tin chung về Dự án

Tỉnh Bạc Liêu nằm trên bán đảo Cà Mau, thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích đất tự nhiên là 2.669 km2, chiếm gần 0,8% diện tích cả nước và đứng thứ 7 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Vùng biển thuộc quyền quản lý của tỉnh Bạc Liêu rộng hơn 40.000 km2 là một vùng biển giàu tiềm năng, nguồn lợi hải sản rất phong phú và đa dạng.

Bạc Liêu nằm ở vị trí trung chuyển trên tuyến đường giao thông huyết mạch quan trọng của cả nước (Quốc lộ 1A), cách thành phố Cần Thơ khoảng 110 km và thành phố Hồ Chí Minh khoảng 280 km về phía Bắc; hiện nay còn có các tuyến đường mới như Nam Sông Hậu, Ngã Bảy (tỉnh Hậu Giang) đến thành phố Cà Mau (Quản Lộ - Phụng Hiệp) đi qua địa phận tỉnh Bạc Liêu. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho Bạc Liêu trong sự giao lưu, phát triển kinh tế xã hội.

Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 12/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó quy hoạch các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão tỉnh Bạc Liêu đến năm 2030 có 03 khu neo đậu tránh trú bão (Cửa Gành Hào, huyện Đông Hải; Cửa Cái Cùng, huyện Đông Hải; Cửa Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu). Vì vậy, việc thực hiện dự án “Khu neo đậu tránh trú bão và bến cá” trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết.

Dự án Xây dựng khu neo đậu tránh trú bão và bến cá do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu làm chủ đầu tư đã được Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 2849/QĐ-UBND ngày 28/11/2012. Trong đó, phạm vi, địa điểm thực hiện dự án trên kênh Cái Cùng giữa xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải và xã Vĩnh Thịnh, huyện Hoà Bình, tỉnh Bạc Liêu; kênh Cái Cùng bắt nguồn từ kênh Cà Mau – Bạc Liêu tại vị trí Xóm Lung chảy ra theo hướng Tây Bắc – Đông Nam; điểm bắt đầu nằm trên kênh Cái Cùng (cách cổng Cái Cùng khoảng 120 m về phía Bắc), điểm kết thúc nằm ngoài cửa biển (cách đê biển khoảng 5,5 km). Quy mô tổng diện tích xây dựng là 41,06 ha (trong đó diện tích xây dựng trụ neo (trên cạn) 0,55 ha, khu bến cá 1,97 ha, khu neo đậu 1,60 ha và luồng tàu 36,94 ha).

Hiện tại, theo Quyết định số 358/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bạc Liêu ngày 19/09/2023 về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Xây dựng khu neo đậu tránh trú bão và bến cá  thì phạm vi, địa điểm thực hiện dự án nằm trên kênh Cái Cùng thuộc ranh giới giữa hai huyện Hoà Bình và Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. Kênh Cái Cùng bắt nguồn từ kênh Cà Mau – Bạc Liêu tại vị trí Xóm Lung chảy ra theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Vị trí xây dựng khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá nằm trên kênh Cái Cùng bắt đầu từ đê biển vào đến cầu Cái Cùng và vị trí xây dựng bến cá Cái Cùng (phương án chọn) là khu bến tạm của Nhà máy điện gió Hoà Bình 2 cách cửa kênh Cái Cùng khoảng 600m (thay đổi vị trí xây dựng bến cả (từ trong đê ra ngoài đê), thay đổi vị trí bố trí khu neo đậu tàu)). Quy mô tổng diện tích xây dựng dự án 38,09 ha (trong đó diện tích trên cạn 4,40 ha và diện tích dưới nước 33,69 ha); xây dựng mới cầu giao thông bắt qua kênh Đê Đông và kênh Kiểm Lâm, với chiều dài 44,58 m) và một số hạng mục công trình khác cũng thay đổi.

Căn cứ điểm a, điểm d khoản 2 Điều 27 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định:

“2. Trong quá trình chuẩn bị, triển khai thực hiện dự án đầu tư trước khi vận hành, chủ dự án đầu tư có trách nhiệm thực hiện đánh giá tác động môi trường khi có một hoặc các thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường và được quy định chi tiết như sau:

a) Tăng quy mô, công suất của dự án tới mức phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư hoặc thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

d) Thay đổi địa điểm thực hiện dự án”.

Do dự án thay đổi quy mô, công suất xây dựng dự án (điều chỉnh chủ trương đầu tư) và thay đổi vị trí thực hiện dự án (thay đổi vị trí xây dựng bến cả (từ trong đê ra ngoài đê), thay đổi vị trí bố trí khu neo đậu tàu) nên chủ đầu tư thực hiện Đánh giá tác động môi trường cho dự án gửi Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt kết quả thẩm định trước khi vận hành.

CHƯƠNG 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN

1.1. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.1.1. Tên dự án

Xây dựng khu neo đậu tránh trú bão và bến cá

1.1.2. Chủ dự án

- Chủ dự án: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh.

- Địa chỉ: .............., đường Nguyễn Huệ, khóm 5, phường 3, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án: ............

- Chức vụ: ..........

- Điện thoại: ...........

- Fax: ..........

- Mã số thuế: ...........

1.1.3. Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án

- Vị trí vùng dự án được xây dựng tại xã Vĩnh Thịnh (huyện Hòa Bình), xã Long Điền Đông (huyện Đông Hải), tỉnh Bạc Liêu.

 

Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bạc Liêu

- Vị trí vùng dự án dự kiến được xây dựng dọc theo kênh Cái Cùng, đoạn từ hạ lưu cầu Cái Cùng trở ra ngoài cửa biển;

Hình 1.2: Phạm vi dự án

1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án

Tổng nhu cầu sử dụng đất của công trình là: 38,15ha, bao gồm:

Phân theo hạng mục:

- Khu neo đậu tránh trú bão: 35,18 ha;

- Vùng nước neo đậu: 6,06 ha;

- Luồng chạy tàu: 27,24 ha;

- Kè bảo vệ bờ khu neo đậu: 0,59 ha;

-Tuyến đường công vụ bờ Bắc: 1,29 ha;

- Khu bến cá: 2,97 ha;

+ Phần bến cá: 2,52 ha;

+Khu nước trước bến: 0,45 ha;

Phân theo vị trí:

- Trên cạn: 4,40 ha;

- Dưới nước: 33,75 ha;

1.1.5. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

- Đoạn từ cầu Cái Cùng đến kênh Kiểm Lâm dài khoảng 1.280 km, dân cư sinh sống phía huyện Hòa Bình với mật độ cao, phía huyện Đông Hải có mật độ thưa hơn.

- Đoạn từ kênh Kiểm Lâm đến đê biển dài khoảng 920 m, dân cư sinh sống thưa cả ở hai bên bờ.

- Đoạn từ đê biển ra tới cửa biển (hết phạm vi rừng phòng hộ) dài khoảng 1.250 m, dân cư sinh sống trong phạm vi khoảng 400 m phía huyện Đông Hải, phía huyện Hòa Bình là các công trình tạm (kè bờ, sân bãi tập kết vật tư, thiết bị, …) của Nhà máy điện gió Hòa Bình 2.

- Đoạn từ rừng phòng hộ ra ngoài biển là bãi biển bồi với cao độ tim luồng tại vị trí cuối rừng phòng hộ khoảng -1,5 m, tại vị trí cách rừng phòng hộ khoảng 4,5 km đạt cao độ khoảng -2,6 m.

- Song song với kênh Cái Cùng, cách kênh từ 65m - 130m, đoạn từ cầu Cái Cùng ra tới đê biển, cà hai bờ đều có tuyến đường giao thông nông thôn với chiều rộng mặt đường 5m, kết cấu láng nhựa, hiện đang sử dụng tốt.

- Trên kênh Cái Cùng đã xây dựng cầu Cái Cùng, cách đê biển khoảng 2,1 km về phía đồng với tĩnh ngang 13 m, tĩnh không 4,0 m. Trên tuyến đê biển đã xây dựng cống Cái Cùng với quy mô cửa gồm 2 khoang x 13 m, cao độ đáy cống -4,0 m (hệ cao độ Nhà nước), tĩnh không 4,0 m.

1.1.6. Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dựán

Mục tiêu của dự án

- Xây dựng một khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền và phương tiện nghề cá nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của ngư dân trong mùa mưa bão, đảm bảo ngư dân yên tâm ra khơi đánh bắt.

- Kết hợp giáo dục, hướng dẫn ngư dân cách thức phòng tránh bão, làm tăng hiệu quả đầu tư phương tiện đánh bắt.

- Là nơi trao đổi, mua bán các sản phẩm từ hoạt động về nghề cá. Góp phần phát triển ngành khai thác, đánh bắt, chế biến thủy sản và các dịch vụ hậu cần nghề cá.

- Là cơ sở để triển khai các hoạt động khuyến ngư, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và hướng dẫn ngư trường.

- Góp phần ổn định bến đậu, đảm bảo an toàn giao thông đường thủy.

Loại hình dự án

Dự án thuộc loại hình Dự án xây mới

Cấp công trình: Dự án nhóm B

Quy mô, công suất, công nghệ sản xuất của dự án

- Khu neo đậu tránh trú bão:

+ Cấp khu neo đậu: khu neo đậu cấp tỉnh;

+ Số lượng tàu neo đậu: không vượt quá 250 tàu;

+ Loại tàu neo đậu: tàu có chiều dài tới 30 m;

- Bến cá Cái Cùng:

+ Cấp cảng cá: bến cá cấp tỉnh (dự phòng phát triển thành cảng cá loại II);

+ Số lượng tàu cập bến: 50 lượt/ngày, tàu lớn nhất dài 24 m;

+ Lượng hàng thủy sản qua bến: 15.000 tấn/năm.

1.2. CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN

Tổng hợp các hạng mục của công trình của dự án như trong bảng dưới:

Bảng 1.1: Các hạng mục của công trình của dự án

1.2.1. Các hạng mục công trình chính

1.2.1.1. Khu neo đậu tránh trú bão

(a). Vùng nước neo đậu tàu:

- Vùng nước neo đậu tàu có tổng diện tích 6,06 ha, bao gồm:

+ Vùng nước neo đậu tàu < 15m (tàu < 90CV): 1,84 ha.

+ Vùng nước neo đậu tàu ≥15m (tàu ≥ 90CV): 4,22 ha.

- Kết cấu: Theo mái dốc đường bờ sau nạo vét luồng.

(b). Luồng chạy tàu: được đầu tư nạo vét theo hình thức xã hội hoá

Chiều dài tuyến:

- Điểm đầu: từ kênh thuỷ lợi cách cầu Cái Cùng khoảng 200 m về phía hạ lưu.

- Điểm cuối: nằm ngoài cửa biển, cách cống Cái Cùng khoảng 7.000 m về phía biển.

- Chiều dài tuyến: 9.000 m.

Chiều rộng luồng

- Đoạn luồng dài 1.100 m từ cầu Cái Cùng (phía thượng lưu) đến kênh Kiểm Lâm: 14,0 m.

- Đoạn luồng dài 2.400 m từ kênh Kiểm Lâm trở ra biển đến hết rừng phòng hộ: 20,0 m (luồng 1 chiều cho tàu cá có chiều dài tới 24 m di chuyển).

- Đoạn luồng dài 5.500 m từ điểm cuối rừng phòng hộ trở ra biển: 38,0 m

Cao độ đáy luồng

- Đoạn luồng dài 1.100 m từ cầu Cái Cùng (phía thượng lưu) đến kênh Kiểm Lâm: - 3,2 m (hệ cao độ Hòn Dấu).

- Đoạn luồng dài 900 m từ kênh Kiểm Lâm đến đê biển: -4,0 m (hệ cao độ Hòn Dấu).

- Đoạn luồng từ đê biển trở ra biển dài 7,0 km: -5,2 m (hệ cao độ Hòn Dấu). Tuỳ theo từng giai đoạn tàu cá có công suất lớn ra vào cảng cá Cái Cùng để đầu tư: trong giai đoạn đầu, khi số lượng tàu có chiều dài ≥ 24 m ít cập cảng, chỉ cần nạo vét luồng tới cao độ -4,0 m; giai đoạn sau khi có nhiều tàu ≥ 24 m cập cảng, cần nạo vét luồng tới cao độ -5,2 m.

Mái dốc nạo vét

- Đoạn luồng dài 3.500m từ đầu tuyến (cách cầu Cái Cùng khoảng 200 m về phía hạ lưu) đến hết rừng phòng hộ ngoài cửa biển: m = 2.

- Đoạn luồng dài 5.500 m từ rừng phòng hộ trở ra ngoài biển: m = 5.

Bán kính cong tối thiểu:

Bán kính cong tối thiểu của luồng chạy tàu bằng 5 lần chiều dài lớn nhất của tàu tính toán: Rmin = 5 x 30 m = 150 m.

Đường kính vũng quay tàu:

Diện tích chuẩn vùng nước quay tàu của tàu là hình tròn có đường kính (2-3)L khi quay mũi không có sự trợ giúp của tàu lai:

- Đối với tàu có chiều dài L≤15 m kích thước vùng nước quay tàu D = 40 m.

- Đối với tàu có chiều dài >15 m kích thước vùng nước quay tàu D = 50 m.

(c). Trụ neo tàu:

- Kích thước trụ: dạng hình thang cân ((0,9+2,5) x 2,2 x 1,5) m.

- Cao trình đỉnh trụ +3,0 m - +3,5 m (Hệ cao độ Hòn Dấu).

- Kết cấu: Trụ neo BTCT M400 đá 1x2, kết cấu bệ cọc đài cao, cứng trên nền cọc ƯST D400C.

(d). Kè bảo vệ bờ khu neo đậu:

- Chiều dài tuyến kè:

+ Phía ngoài cống Cái Cùng: dài 380m, từ kè bảo vệ cống Cái Cùng đến hết phần đất đối diện khu bến thuỷ nội địa dự kiến.

+ Phía trong cống Cái Cùng: dài 125 m từ kè bảo vệ cống Cái Cùng phía bờ Nam đến kênh 130.

- Cao trình đỉnh kè:

+ Đoạn phía ngoài cống Cái Cùng: +3,7 m (hệ cao độ Nhà nước), được tính toán tương tự kè bảo vệ bờ khu bến cá.

+ Đoạn phía trong cống Cái Cùng: +3,0 m (hệ cao độ Nhà nước).

- Cao trình chân kè: theo cao độ tự nhiên của mái dốc đường bờ sau khi nạo vét luồng.

- Kết cấu:

+ Dạng tường góc bệ cọc đài cao trên nền cọc ƯST D500.

+ Bản đáy BTCT M400 đá 1x2, kích thước (40x300) cm; Tường đứng BTCT M400 đá 1x2 dày trung bình 25 cm, cao 2,2m.

+ Sườn chống BTCT M400 đá 1x2 dày 20 cm.

+ Bản chắn đất BTCT M400 đá 1x2 dày trung bình 25 cm, cao 1,5m.

+ Đóng 2 hàng cừ tràm ken sít phía dưới bản đáy phía sau bản chắn đất để chống trôi đất cát san nền phía sau.

+ Dọc theo kè bố trí cầu thang BTCT M400 có chiều rộng 5 m với khoảng cách 90 m/vị trí, hỗ trợ ngư dân lên xuống tàu.

+ Phía sau kè là mặt kè với quy mô mặt cắt ngang 5,0 m gồm 4,0 m vỉa hè phía kênh và 1,0 m lề đất phía bờ; Kết cấu vỉa hè bằng gạch xi măng tự chèn; Lề đất sử dụng đất đào móng kè để đắp.

(e). Tuyến đường công vụ bờ Bắc (từ kênh Kiểm Lâm đến đê biển):

Phần đường giao thông:

- Các thông số tuyến đường:

+ Tổng chiều dài tuyến: 946,8 m.

+ Vận tốc thiết kế 40 km/h.

+ Tải trọng trục 10 T.

+ Phần xe chạy: 2,75 m x 2=5,5 m.

+ Lề đường gia cố: 0,5 m x 2 = 1,0 m.

+ Lề đất: 0,5 m x 2 = 1,0 m.

+ Cao độ tim đường: +2,8 m (hệ cao độ Hòn Dấu).

- Kết cấu mặt đường phần mở rộng (bao gồm cả lề gia cố):

+ Láng nhựa 3 lớp tiêu chuẩn 4,5 kg/m2, dày 3,5 cm.

+ Tưới nhũ tương gốc axit thấm bám, tiêu chuẩn 1,0 kg/m2.

+ Cấp phối đá dăm loại 1 dày 18 cm k ≥ 0,98.

+ Cấp phối đá dăm loại 2 dày 18 cm k ≥ 0,98.

+ Vải địa phân cách cường độ 12kN/m2.

+ Cát đầm chặt k ≥ 0,98 dày 50 cm;.

+ Cát san nền đầm chặt k ≥ 0,95.

+ Nạo vét 30 cm hữu cơ.

+ Đất nền tự nhiên đầm chặt.

- Kết cấu mặt đường phần nâng cấp trên nền đường cũ (bao gồm cả lề gia cố):

+ Láng nhựa 3 lớp tiêu chuẩn 4,5 kg/m2, dày 3,5 cm.

+ Tưới nhũ tương gốc axit thấm bám, tiêu chuẩn 1,0 kg/m2.

+ Cấp phối đá dăm loại 1 dày 18 cm k ≥ 0,98.

+ Cấp phối đá dăm loại 2 dày 18 cm k ≥ 0,98.

+ Vải địa phân cách cường độ 12 kN/m2.

+ Cát san nền bù cao độ đầm chặt k ≥ 0,98.

+ Nền đường hiện hữu.

Phần cầu giao thông:

- Các thông số:

+ Chiều rộng cầu: 7,5 m gồm 6,5 m phần xe chạy và 2 x 0,5 m gờ chắn.

+ Tĩnh không cầu: 2,5 m.

+ Tải trọng thiết kế: HL93.

+ Sơ đồ nhịp: 2x12,5 m + 1x18,6 m, chiều dài cầu là 44,6 m (tính đến mép sau tường mố).

- Kết cấu:

+ Kết cấu phần trên: Nhịp biên cầu sử dụng 5 dầm BTCT DƯL I 12,5 m; Nhịp giữa cầu sử dụng 5 dầm BTCT DƯL I 18,6 m.

+ Mặt cầu bằng BTCT M350-B10 bền sunphat dày 18 cm, phía trên có lớp phòng nước, tưới nhựa thấm bám 0,5 kg/m2 và lớp bê tông nhựa C12,5 dày 5 cm.

+ Kết cấu phần dưới: Mố và trụ bằng BTCT M300-B8 bền sun phát đổ tại chỗ.

+ Móng mố, trụ: sử dụng cọc BTCT (40x40) cm, chiều dài dự kiến 35 m.

+ Gối cầu, khe co giãn bằng cao su cốt bản thép.

+ Đường đầu cầu có kết cấu nền - mặt đường tương tự phần đường.

1.2.1.2. Khu bến cá:

Khu bến cá được bố trí phía bờ huyện Hòa Bình, nằm tại vị trí bến tạm của Nhà máy điện gió Hoà Bình 2. Tổng diện tích khu đất khoảng 2,52 ha với chiều dài dọc kênh khoảng 135 m.

Bến cá Cái Cùng với quy mô năng lực đáp ứng cho khoảng 50 lượt tàu cập bến hàng ngày, lượng hàng thủy sản qua bến khoảng 15.000 tấn/năm, đáp ứng được tiêu chuẩn cảng cá loại II.

Hình 1.3: Vị trí khu vực bến cá trên nền ảnh vệ tinh Google Earth

(a). Bến cập tàu:

- Cầu tàu dài 60 m, rộng 18 m, cao trình mặt cầu tàu +3,5 m; cao trình đáy bến -4,0 m.

- Kết cấu:

+ Bến dạng dầm bản BTCT M400 trên nền cọc ƯST D400C dài 28 m.

+ Hệ dầm kích thước 60x80 cm.

+ Bản mặt cầu dày 30cm, phía trên là lớp phủ bê tông dùng để tạo phẳng và tạo độ dốc thoát nước mặt bến 0,5%.

+ Mái dốc gầm bến theo mái dốc tự nhiên sau nạo vét khu nước.

+ Cầu tàu có bố trí bích neo 10T trên mặt bến và đệm va HA 250H-2m phía trước bến.

+ Kết cấu sau bến là kết cấu kè bảo vệ bờ hiện hữu (kè cừ ván BTCT).

(b). Kè bảo vệ bờ:

Kè bảo vệ xây dựng mới (từ bờ tả cống Cái Cùng đấu nối vào kè bảo vệ bến cập tàu) dài 77,4 m, kết cấu bê tông cốt thép, cao trình đỉnh kè +3,70 m. Kết nối với kè bảo vệ hiện hữu cầu tàu dài 120 m; Kết cấu bằng bê tông cốt thép.

- Tuyến kè bảo vệ bờ khu bến cá dài 197,4 m, trong đó có sử dụng 120 m kè hiện hữu và 77,4 m kè xây dựng mới.

- Kết cấu kè hiện hữu là bến tạm của Nhà máy điện gió Hoà Bình 2, có kết cấu dạng kè tường cừ ƯST D600B, dầm mũ có kích thước 1,4 m x 2,7 m; Hệ neo giữ phía sau gồm 2 cọc ƯST D600C dài 28 m, đài cọc BTCT M400 kích thước 2,4 m x 1,0 m x 1,0 m, thanh neo thép tráng kẽm D40 được bảo vệ bằng bao tải tẩm nhựa đường; Khoảng cách giữa các hệ neo là 3m/neo. Phần dầm mũ được nâng cấp, sửa chữa đạt cao độ +3,6 m.

- Kết cấu kè xây dựng mới: dạng kè tường cừ ƯST D600B, dầm mũ có kích thước 1,4 m x 2,4 m; Hệ neo giữ phía sau gồm 2 cọc ƯST D600C dài 28 m, đài cọc BTCT M400 kích thước 2,4 m x 1,2 m x 1,0 m, thanh neo thép tráng kẽm D40 được bảo vệ bằng bao tải tẩm nhựa đường; Khoảng cách giữa các hệ neo là 3 m/neo; Phía sau kè là lăng thể đá hộc đổ giảm áp.

(c). Đường vào bến cá:

- Các thông số tuyến đường:

+ Vận tốc thiết kế 40 km/h.

+ Tải trọng trục 10T.

+ Phần xe chạy: 3,25 m x 4 =13 m.

+ Dải phân cách: 2,0 m x 1 = 2,0 m.

+ Taluy đường: 3,0 m x 2 = 6,0 m.

+ Cao độ tim đường: theo cao độ mặt bến cập tàu và đường nội bộ trong bến cá +3,5 m (hệ cao độ Hòn Dấu).

- Kết cấu mặt đường (bao gồm cả lề gia cố):

+ Bê tông nhựa nóng 12,5 dày 5 cm.

+ Tưới nhựa thấm bám, tiêu chuẩn 0,5 kg/m2.

+ Bê tông nhựa nóng 19 dày 7 cm.

+ Tưới nhựa thấm bám, tiêu chuẩn 1,0 kg/m2.

+ Cấp phối đá dăm loại 1 dày 15 cm.

+ Cấp phối đá dăm loại 2 dày 25 cm.

+ Vải địa phân cách cường độ 12 kN/m2.

+ Cát đầm chặt k ≥ 0,98 dày 50 cm.

+ Cát san nền đầm chặt k ≥ 0,95.

+ Nạo vét 30 cm hữu cơ.

+ Đất nền tự nhiên đầm chặt.

(d). Công trình kiến trúc (khu bến cá)

Nhà tiếp nhận phân loại:

- Nhà tiếp nhận phân loại được sử dụng đế tiếp nhận, phân loại hàng thuỷ sản trước khi lên xe trung chuyển vào các khu kinh doanh cá thể (kiot), khu dịch vụ hậu cần nghề cá trong bến cá hoặc vận chuyển ra ngoài bến cá.

- Đặt trên bến cập tàu có diện tích 58 m x 15 m = 870 m2.

- Kết cấu: dạng khung thép định hình khẩu độ L=15m chế tạo, mái lợp tấm lợp sinh thái.

Nhà văn phòng (điều hành quản lý khu neo đậu và khu bến cá):

- Nhà 2 tầng, diện tích xây dựng 265 m2, diện tích sử dụng 530 m2.

- Nhà có kết cấu móng BTCT M250 trên nền móng cọc ƯST D350.

- Hệ khung gồm cột BTCT M250.

- Tường xây bằng gạch không nung. Trong và ngoài trát vữa xi măng M75 dày 2cm, bả ma tít và sơn nước.

- Mái dán ngói trên trần mái bằng BTCT.

- Nền nhà được lát bằng gạch ceramic loại 60x60 cm.

Nhà bảo vệ:

- Diện tích 16 m2.

- Kết cấu:

+ Nhà khung BTCT 1 tầng.

+ Móng BTCT M250 trên nền móng cọc ƯST D350.

+ Hệ khung BTCT M250.

+ Mái bằng BTCT có các lớp chống thấm bằng hồ dầu, flinkote, vữa tạo dốc và vữa bảo vệ.

+ Tường bao quanh xây bằng gạch không nung dày 10 cm, vữa xi măng M75.

+ Trong và ngoài trát vữa xi măng M75 dày 1,5c m, bả ma tít và sơn nước.

+ Nền nhà được lát bằng gạch ceramic.

Nhà để xe:

- Diện tích 60 m2.

- Kết cấu:

+ Nhà khung thép định hình 1 tầng.

+ Móng BTCT M250 trên nền gia cố cừ tràm.

+ Hệ khung thép tráng kẽm; Mái lợp tấm lợp sinh thái.

+ Nền nhà bằng bê tông M200 dày 5cm trên nền cát san lấp đầm chặt.

Nhà trạm xử lý nước thải:

- Diện tích 12 m2.

- Kết cấu:

+ Dạng nhà khung BTCT 1 tầng.

+ Móng BTCT M250 trên nền móng cọc ƯST D350.

+ Hệ khung BTCT M250.

+ Mái bằng BTCT có các lớp chống thấm bằng hồ dầu, flinkote, vữa tạo dốc và vữa bảo vệ.

+ Tường bao quanh xây bằng gạch không nung dày 10 cm, vữa xi măng M75.

+ Trong và ngoài trát vữa xi măng M75 dày 1,5cm, bả ma tít và sơn nước.

+ Nền nhà được lát bằng gạch ceramic.

Nhà đặt máy bơm:

- Diện tích 12 m2.

- Kết cấu:

+ Dạng nhà khung BTCT 1 tầng.

+ Móng BTCT M250 trên nền móng cọc ƯST D350.

+ Hệ khung BTCT M250; Mái bằng BTCT có các lớp chống thấm bằng hồ dầu, flinkote, vữa tạo dốc và vữa bảo vệ.

+ Tường bao quanh xây bằng gạch không nung dày 10cm, vữa xi măng M75.

+ Trong và ngoài trát vữa xi măng M75 dày 1,5 cm, bả ma tít và sơn nước; Nền nhà được lát bằng gạch ceramic.

Nhà vệ sinh:

- Diện tích 25x2 = 50 m2 (02 nhà).

- Kết cấu:

+ Dạng nhà khung BTCT 1 tầng.

+ Móng BTCT M250 trên nền móng cọc ƯST D350.

+ Hệ khung BTCT M250.

+ Mái bằng BTCT có các lớp chống thấm bằng hồ dầu, flinkote, vữa tạo dốc và vữa bảo vệ.

+ Tường bao quanh xây bằng gạch không nung dày 10cm, vữa xi măng M75.

+ Trong và ngoài trát vữa xi măng M75 dày 1,5 cm, bả ma tít và sơn nước.

+ Nền nhà được lát bằng gạch ceramic.

1.2.2. Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án

1.2.2.1. Hệ thống báo hiệu:

- Trụ đèn báo hiệu khu neo đậu: Kết cấu trụ báo hiệu bằng cột thép tráng kẽm cao 9m, trên đỉnh trụ có gắn đèn báo hiệu có tầm hiệu lực từ 10 - 15 hải lý; trụ đèn được đặt trên trụ neo tàu ngoài cùng phía biển.

- Phao báo hiệu luồng và khu nước neo đậu: Phao báo hiệu có đường kính 1,7 m; Kết cấu phao vỏ thép bọc composite chống rỉ, liên kết rùa neo và xích.

- Cột báo hiệu vùng nước neo đậu: Kết cấu cột báo hiệu bằng inox và sơn màu theo quy định báo hiệu đường thủy nội địa.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trang trại diện mặt trời

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha