Kế hoạch bảo vệ môi trường dự án khu nhà ở Mỹ Kim Land
Ngày đăng: 07-01-2020
1,465 lượt xem
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 2
Chương 1: MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN, PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ 5
1.1. Thông tin chung về dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ 5
1.2. Nguyên, nhiên liệu sử dụng và các sản phẩm của dự án 5
1.3. Các hạng mục công trình của dự án 6
1.3.2. Các hạng mục công trình chính: 7
1.3.3. Các hạng mục công trình phụ trợ: 8
1.3.4. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường: 8
1.4. Hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án 10
Chương 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN; DỰ BÁO CÁC LOẠI CHẤT THẢI PHÁT SINH VÀ CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 12
2.1. Dự báo tác động và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án 12
2.1.1. Dự báo các tác động: 12
2.1.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 18
2.2. Dự báo tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành 20
2.2.1. Dự báo các tác động: 20
2.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 20
2.2.3. Tiến độ hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 24
Chương 3: TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 25
3.1. Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường 25
3.2. Kế hoạch quan trắc môi trường: 25
BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa
COD : Nhu cầu oxy hóa học
CTNH : Chất thải nguy hại
CTSH : Chất thải sinh hoạt
CTR : Chất thải rắn
NĐ-CP : Nghị định Chính Phủ
NVL : Nguyên vật liệu`
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
TSS : Tổng chất rắn lơ lửng
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TN&MT : Tài nguyên và Môi trường
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
TT-BTNMT : Thông tư của bộ Tài Nguyên và Môi Trường
TCVSLĐ : Tiêu chuẩn Vệ sinh lao động
Bảng 1.1. Danh mục thiết bị máy móc sử dụng
Bảng 1.2. Danh mục vật liệu sử dụng
Bảng 1.3. Cơ cấu sử dụng đất của dự án
Bảng 1.4. Các hạng mục công trình chính
Bảng 1.5. Phân tích nguồn gây tác động và đối tượng bị tác động môi trường
Bảng 2.1. Tải lượng các chất ô nhiễm từ phương tiện giao thông ra vào cửa hàng kinh doanh
Bảng 2.2: Kết quả tính toán nồng độ các chất ô nhiễm từ phương tiện giao thông
Bảng 2.3. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa
Bảng 2.4. Dự báo các tác động đến môi trường trong giai đoạn vận hành
Bảng 2.5. Tiến độ hoàn thành công trình bảo vệ môi trường và kinh phí:
Bảng 3.1. Vai trò và chức năng bảo vệ môi trường của các đơn vị dự án
Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải tập trung
Hình 2.1. Bản vẽ bể tự hoại ba ngăn của Công ty
Công ty CP Đầu tư Mỹ Kim Land do ông Phan Gia Luật đứng đầu công ty được thành lập ngày 05-09-2011 có mã số thuế là 0311124174. Ngành nghề chính: Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, xây dựng công trình kỹ thuật và dân dụng, môi giới bất động sản, đấu giá bất động sản, quản lý bất động sản…
Căn cứ vào Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; và thì trường hợp Doanh nghiệp thuộc đối tượng tại mục 49 phụ lục II - Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ - Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của một số nghị định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo Vệ Môi Trường.
Thực hiện Luật bảo vệ Môi trường năm 2014, Doanh nghiệp tư nhân kinh doanh Vàng Kim Nguyệt tiến hành Lập Kế hoạch bảo vệ môi trường cho Xưởng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ tại địa chỉ số 84 đường Nguyễn Thị Tần, Phường 2, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh theo phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019.
- Tên gọi của dự án: Khu nhà ở Mỹ Kim Land
- Tên chủ dự án: Công ty CP đầu tư Mỹ Kim Land
- Địa điểm thực hiện của dự án: khu phố Trung Lương, phường 10, Thành phố Mỹ Tho
- Người đại diện: Ông Phan Gia Luật
- Địa chỉ liên hệ: 175/15 Đường Ba Tháng Hai , phường 11, quận 10, TP. HCM;
- Điện thoại: 0945508975 Email: Mykimland@gmail.com;
- Diện tích sử dụng đất: 8.914,9 m2.
- Quy mô dân số: 200 - 500 người
- Mật độ xây dựng: 70%
- Vị trí dự án tại Khu phố Trung Lương, phường 10, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.có tứ cận được xác định như sau:
● Phía Đông Bắc tiếp giáp đường quy hoạch;
● Phía Bắc tiếp giáp đất của dân;
● Phía Nam tiếp giáp đất của dân và đường quốc lộ 1A;
● Phía Tây tiếp giáp đất của dân.
STT |
Thiết bị |
Tình trạng |
Nước sản xuất |
01 |
Xe tải |
Mới |
Trung Quốc |
02 |
Máy đào bánh xích |
Mới |
Nhật |
03 |
Máy xúc |
Mới |
Trung Quốc |
04 |
Xe nâng |
Mới |
Nhật |
05 |
Máy tách lọc cát
|
Mới |
Việt Nam |
06 |
Xe bồn, xe trộn bê tông |
Mới |
Trung Quốc |
STT |
Thiết bị |
Nước sản xuất |
01 |
Cắt sạn |
Việt Nam |
02 |
Cát trắng mịn |
Việt Nam |
03 |
Sắt |
Việt Nam |
04 |
Xi măng |
Việt Nam |
05 |
Đá |
Việt Nam |
06 |
Gạch |
Việt Nam |
07 |
Sơn |
Việt Nam |
08 |
Xà gồ thép hộp |
Việt Nam |
09 |
Gạch lát nền |
Việt Nam |
10 |
Xăng, dầu |
Việt Nam |
11 |
Vật liệu khác |
Việt Nam |
Nhu cầu và nguồn cung cấp nước: khi đi vào hoạt động, tổng số lượng nhân công của dự án là khoảng 50 người. Theo TCXDVN 33:2006, định mức cấp nước sinh hoạt là 120l/người, hệ số không điều hòa giờ là 2,5. Tuy nhiên, tại Dự án, công nhân chỉ đi vệ sinh, không có hoạt động tắm, rửa nên lượng nước được tính bằng ½ lượng nước cấp theo TCXDVN 33:2006 là 60l/người/ngày
a. Giao thông vận tải
Mặt phía Phía Đông Bắc của dự án tiếp giáp đường quy hoạch, phía Nam thì tiếp giáp đất của dân và đường quốc lộ 1A, thuận lợi cho công trình dự án trong công tác xây dựng và kinh doanh.
b. Cung cấp điện
Dự án sử dụng lưới điện quốc gia
c. Cung cấp nước
Hiện tại dự án đang sử dụng nước cấp. Trả cước phí nước theo hóa đơn nước hàng tháng.
d. Bưu chính viễn thông
Dự án nằm trong khu vực đã có đường truyền internet đầy đủ, gần bưu điện Trung Lương TP. Mỹ Tho.
a. Đối với nước thải
Nước thải của dự án chủ yếu là nước thải sinh hoạt, nước mưa và nước thải sản xuất. Nước thải trước khi thải ra môi trường phải được xử lý để đảm bảo nước thải phải đạt tiêu chuẩn thải theo quy định.
Thu gom và thoát nước mưa
Thiết kế, thi công hệ thống đường cống thoát nước nhằm tách nước thải ra khỏi nước mưa. Do đặc tính nước mưa không có độ ô nhiễm nên nước mưa sẽ được tách các rác có kích thước lớn bằng song chắn rác đặt trên hệ thống cống dẫn nước mưa và được lắng lọc bằng các hố ga trước khi thải vào môi trường. Nước mưa được thải ra hệ thống đường ống nước thải công cộng dọc tuyến QL1A.
Thu gom và thoát nước thải
Xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng hoàn toàn. Nước thải được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại trước khi thu gom về trạm xử lý nước thải công suất 150 m3/ngày đạt QCVN 14-MT: 2008/BTNMT (quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt) xả ra tuyến cống hiện hữu Þ800. Giai đoạn dài hạn, nước thải được dẫn theo cống thu nước bẩn chính về trạm xử lý nước thải tập trung. Chỉ tiêu thoát nước bẩn sinh hoạt: 200lít/người/ngày đêm. Tổng lượng nước thải toàn khu: 150 m3/ngày.
b. đối với chất thải rắn
Trong khu đô thị, tại các khu nhà liền kề, rác thải sinh hoạt với thành phần đặc trưng của rác thải đô thị. Tuy nhiên, các chất thải rắn này nếu không có biện pháp quản lý hữu hiệu sẽ gây tác động xấu đến môi trường đất, nước mặt, nhất là mỹ quan và là môi trường thuận lợi cho các vi trùng, các loại chuột, gián, muỗi và các loại côn trùng có hại phát triển, đồng thời còn là nơi phát sinh các nguồn bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến con người và cảnh quan khu vực. Do đó, không tồn trữ chất thải rắn tại khu nhà liền kề, và nơi thu gom của cơ sở quá 24 giờ. Hợp đồng với đơn vị thu gom và xử lý.
Việc thu gom và xử lý chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường là điều bắt buộc đối với các khu dự án. Trong dự án này việc thu gom và xử lý chất thải phải được thực hiện từ khi xây dựng đến khi đi vào hoạt động để tránh gây ảnh hưởng đến môi trường khu vực xung quanh. Việc thu gom và xử lý phải được phân loại theo các loại chất thải.
Khu đất dự án có kết cấu địa chất phù hợp với việc xây dựng Xây dựng Khu nhà ở Mỹ Kim Land cần mặt bằng rộng.
Đặc điểm địa hình đã được giải phóng mặt bằng, vì vậy cao độ xây dựng chủ yếu theo cao độ hiện trạng san lấp bù lún không nhiểu. Ưu điểm của khu vực là địa hình chỉ cần san ủi về mặt bằng xây dựng và giải quyết thoát nước tốt.
Hiện dự án là một khu đất trống, không có công trình xây dựng nào;
Mặt khác do địa hình đồi cát, gần biển, việc xây dựng Khu nhà ở Mỹ Kim Land cần phải tính toán khi xây dựng trên mặt bằng thấp, tính đến khả năng biến đổi khí hậu trong tương lai.
Khu vực đã có hệ thống cấp nước hoàn chỉnh, do đó, nguồn nước cấp cho mục đích sinh hoạt của dự án sẽ được lấy từ nguồn nước cấp của thành phố;
Nguồn điện sử dụng cho toàn bộ hoạt động của Dự án được lấy từ lưới điện thành phố;
Tác động của dự án tới môi trường
Việc thực thi dự án sẽ ảnh hưởng nhất định đến môi truờng xung quanh và khu vực lân cận, tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh gây gián đoạn quá trình vận hành của hệ thống công nghệ trong khu vực. Chúng ta có thể dự báo được những nguồn tác động đến môi trường có khả năng xảy ra trong các giai đoạn khác nhau:
- Giai đoạn chuẩn bị.
- Giai đoạn xây dựng.
- Giai đoạn hoạt động.
Giai đoạn |
Nguồn tác động |
Đối tượng bị tác động |
Quy mô tác động |
Giai đoạn chuẩn bị |
- Giải phóng mặt bằng - Vận chuyển đất đá thải - Tiếng ồn, bụi trong quá trình san lấp |
- Nhân dân xung quanh và công nhân xây dựng |
- Tác động đến một số hộ dân xung quanh |
Giai đoạn xây dựng |
- Vận chuyển vật liệu và hoạt động xây dựng, hoạt động của máy xây dựng - Hoạt động của công nhân trên công trường - Bụi - Rác thải sinh hoạt - Rác thải xây dựng |
- Ảnh hưởng đến chất lượng không khí và nguồn nước tại các kênh mương trong khu vực dự án - Gây ách tắc giao thông - Xuất hiện các vấn đề về an ninh xã hội |
- Tác động trong toàn bộ khu vực dự án và các tuyến đường vận chuyển - Nước thải sinh hoạt khoảng 9m3/ngđ - Lưu lượng nước mưa và nước thải xây dựng |
❖ Tác động đến môi trường không khí
Công tác đào đắp đất công trình, xúc đất, vận chuyển đất đào và vật liệu xây dựng, phối trộn xi măng, san nền, xây dựng các khối công trình… trên quy mô toàn bộ khu vực dự án có thể gây tác động đến không khí, một số tác động cơ bản là:
● Ô nhiễm do khí thải phát sinh từ các phương tiện vận tải
Ô nhiễm không khí từ các phương tiện vận tải chủ yếu do hoạt động của các xe vận chuyển vật liệu xây dựng cho công trình và các phương tiện, máy móc thi công trong giai đoạn san lấp mặt bằng, vận chuyển đất đá thừa ra khỏi phạm vi dự án. Hoạt động của các phương tiện này sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải chứa các chất ô nhiễm không khí. Thành phần khí thải chủ yếu là COx, NOx, SOx, cacbonhydro, aldehyd, bụi.
Ngoài ra dự án nằm ngay đường quốc lộ, hàng ngày xe cô di chuyển đông, khi hoạt động các phương tiện giao thông tiêu thụ nhiên liệu chủ yếu là xăng sẽ thải ra môi trường không khí một lượng khói thải có chứa các chất ô nhiễm như SO2, NOX, CO, VOC góp phần gây ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực dự án.
Dựa vào các hệ số ô nhiễm do Cục Quản lý Môi trường Hoa Kỳ (USAPA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1993 thiết lập có thể tính tải lượng khí thải từ hoạt động của các loại xe ô tô như sau:
* Xe ô tô (<3,5 tấn)
Chỉ tiêu |
Tải lượng (g/xe, trên 10km đường dài) |
Tổng khối lượng chất thải tính cho 01 ngày (g/trên 10km đường dài) |
Bụi lơ lửng (muội khói) |
2 |
60 |
SO2 |
11,6 |
348 |
NOx |
7 |
210 |
CO |
10 |
300 |
Nguồn: Cục Quản lý Môi trường Hoa Kỳ (USAPA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1993
* Xe máy (50-175cc)
Chỉ tiêu |
Tải lượng (g/xe, trên 10km đường dài) |
Tổng khối lượng chất thải tính cho 01 ngày (g/trên 10km đường dài) |
Bụi |
1,2 |
36 |
SO2 |
0,6 |
18 |
NOx |
0,8 |
24 |
CO |
2,2 |
66 |
Để tính toán nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh từ khí thải của các phương tiện giao thông dựa theo Giáo trình “Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, Trần Ngọc Chấn - tập 1 - 2002” tính được bảng như sau:
Khoảng cách X (m) |
Nồng độ chất ô nhiễm (mg/m3) |
|||
Bụi |
SO2 |
NOx |
CO |
|
1 |
0,006 |
0,00135 |
0,077 |
0,039 |
2 |
0,0045 |
0,0012 |
0,065 |
0,033 |
3 |
0,00375 |
0,0009 |
0,053 |
0,027 |
5 |
0,003 |
0,00075 |
0,039 |
0,021 |
10 |
0,0015 |
0,00045 |
0,026 |
0,0135 |
20 |
0,00113 |
0,0003 |
0,017 |
0,0075 |
50 |
0 |
0,00015 |
0,009 |
0,0045 |
100 |
0 |
0,000075 |
0,005 |
0,003 |
200 |
0 |
0 |
0,003 |
0,0015 |
500 |
0 |
0 |
0,002 |
0,00075 |
QCVN 05:2013/BTNMT |
0,3 |
0,35 |
0,2 |
30 |
(QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh)
Nhận xét: Từ kết quả tính toán ở trên cho thấy nồng độ các khí độc (SO2, NOx, CO,) phát sinh từ các phương tiện vận chuyển ra vào khu vực vẫn có thẻ chấp nhận được
● Ô nhiễm về tiếng ồn và chấn động
Bên cạnh nguồn ồn nhiễm bụi và khói thải do hoạt động đào đắp đất thì việc vận hành các phương tiện và thiết bị thi công như máy đào, máy xúc, cần trục, cần cẩu, khoan, xe trộn bê tông, máy phát điện,… cũng gây ra ô nhiễm tiếng ồn và chấn động khá lớn.
Loại ô nhiễm này sẽ có mức độ nặng trong giai đoạn các phương tiện máy móc sử dụng nhiều, hoạt động liên tục. Ô nhiễm tiếng ồn sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đối với con người và động vật nuôi trong vùng chịu ảnh hưởng của nguồn phát. Nhóm đối tượng chịu tác động của tiếng ồn thi công bao gồm: Công nhân trực tiếp thi công công trình, dân cư và xung quanh khu đất dự án, người tham gia lưu thông trên các tuyến đường gần khu vực dự án.
Mức độ tác động có thể phân chia theo 3 cấp đối với các đối tượng chịu tác động như sau:
- Nặng: công nhân trực tiếp thi công và các đối tượng khác ở cự ly gần (trong vùng bán kính chịu ảnh hưởng < 100m);
- Trung bình: Tất cả các đối tượng chịu tác động ở cự ly xa (từ 100 đến 500m);
- Nhẹ: Người đi đường và động vật nuôi.
● Ô nhiễm nhiệt
Từ bức xạ nhiệt mặt trời, từ các quá trình thi công có gia nhiệt (các phương tiện vận tải và máy móc thi công nhất là khi trời nóng bức). Các ô nhiễm này chủ yếu sẽ tác động lên người công nhân trực tiếp làm việc tại công trường.
❖ Tác động đến môi trường nước
Nước thải sinh hoạt: Việc tập kết công nhân tại khu vực thi công sẽ phát sinh một lượng nước thải sinh hoạt có thể tác động đến môi trường nước khu vực. Tổng lượng nước thải sinh hoạt của công nhân ước tính khoảng 45m3/ngày đêm (ước tính có khoảng gần 50 công nhân lao động trên công trường ở thời điểm cao điểm). Tuy lưu lượng nước thải này không cao, nhưng có chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh, nên cần được thu gom và xử lý hợp lý…
Tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý)
TT |
Chất ô nhiễm |
Hệ số ô nhiễm (g/người/ngày) |
Nồng độ (mg/l) |
Cột B QCVN 14:2008/BTNMT |
1 |
BOD5 |
45 ÷ 54 |
1.250 ÷ 1.500 |
50 |
2 |
TSS |
70 ÷ 145 |
1.944,4 ÷ 4.027,7 |
100 |
3 |
NO3- |
6 ÷ 12 |
166,6 ÷ 333,3 |
50 |
4 |
PO43- |
0,6 ÷ 4,5 |
16,7 ÷ 125 |
10 |
5 |
Amoni |
3,6 ÷ 7,2 |
100 ÷ 200 |
10 |
6 |
Coliform |
106- 109 MPN/100ml |
5.000 MPN/100ml |
(Nguồn: Số liệu của Tổ chức Y tế thế giới)
Nước rửa xe cơ giới : Nước rửa xe cơ giới chủ yếu là nước làm sạch bánh xe trước khi ra khỏi công trường. Lượng nước thải này chứa đất, cát dính bám vào bánh xe. Tuy nhiên, lượng nước thải này không nhiều và không thường xuyên, nếu được quản lý tốt thì cũng không gây ảnh hưởng đáng kể đến môi trường nước mặt. Nhà thầu sẽ thu gom về hố lắng cặn trước khi cho tự thấm.
Nước mưa chảy tràn: Bản thân nước mưa không gây ô nhiễm môi trường. Với cường độ mưa tương đối cao, lượng nước mưa này có thể bị nhiễm bẩn bởi dầu, mỡ, vụn vật liệu xây dựng trong thời gian xây dựng. Lượng nước mưa chảy tràn trên bề mặt dự án nếu không được thoát hợp lý có thể gây ứ đọng, cản trở quá trình thi công và gây xói mòn đất, ngập úng cục bộ cho khu vực.
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn theo giáo trình tính toán các công trình xử lý nước thải của Trịnh Xuân Lai như sau:
Các chất ô nhiễm |
Nồng độ (mg/l) |
Tổng Ni tơ |
0,5-1,5 |
Photpho |
0,004 -0,03 |
COD |
10 -20 |
Tổng chất rắn lơ lửng |
10-20 |
Nguồn: Trịnh Xuân Lai
Mặc dù có một số tác động tiêu cực nhất định đến môi trường nước trong quá trình thi công xây dựng, song đây không phải là các tác động liên tục và xuyên suốt tiến trình hoạt động của dự án. Các tác động này sẽ tự biến mất sau khi công trình được thi công hoàn tất.
❖ Đánh giá tác động của chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh trong quá trình xây dựng bao gồm chất thải rắn từ hoạt động xây dựng và rác thải sinh hoạt của công nhân làm việc tại công trường.
Chất thải rắn từ hoạt động xây dựng có thành phần chủ yếu là: gỗ coffa, cây chống, sắt thép dư thừa, các loại vỏ bao bì đựng xi măng, vữa xi măng thừa,...
Chất thải rắn sinh hoạt: theo mức tính trung bình lượng chất thải rắn sinh hoạt của một người lao động trên công trường là 0,5 kg/ngày. Ở thời điểm cao nhất số công nhân xây dựng tập trung ở công trường khoảng 100 người thì lượng rác thải ra là 50 kg rác/ngày Chất thải rắn sinh hoạt chứa 60 – 70% chất hữu cơ và 30 – 40% các chất khác và đặc biệt còn có thể chứa nhiều vi khuẩn và mầm bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân. Tuy vậy, lượng chất thải sinh hoạt này không nhiều và không thường xuyên, nếu được quản lý tốt thì cũng không gây ảnh hưởng đáng kể.
Chất thải nguy hại: phát sinh chủ yếu do hoạt động bảo trì, sửa chữa xe, thiết bị thi công và sử dụng các loại sơn, hóa chất xây dựng trong quá trình trang trí các hạng mục công trình. Thành phần: Bao gồm cặn dầu, nhớt thải, giẻ lau dính dầu, sơn khô cứng dư thừa, chất chống thấm, thùng chứa sơn, thùng chứa dầu, que hàn, cọ dính sơn,….
Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn thi công dự án gồm có 3 loại là phế thải vật liệu xây dựng, chất thải rắn sinh hoạt và chất thải nguy hại. Nếu các thành phần này không được thu gom, xử lý hợp lý (đặc biệt là chất thải nguy hại) sẽ gây tác động lên sức khỏe công nhân và chất lượng môi trường như môi trường đất, nước mặt và nước ngầm. Do vậy, chủ đầu tư sẽ kết hợp với đơn vị thi công để có các biện pháp quản lý tốt nguồn ô nhiễm này.
❖ Tác động đến tài nguyên – môi trường đất
Trong quá trình thi công, hoạt động đào xúc đất thi công các hố móng của công trình làm thay đổi chiều sâu lớp đất, tác động này là không thể tránh khỏi.
Các loại chất thải rắn sinh hoạt và xây dựng sản sinh ra trong quá trình thi công công trình cũng như trong quá trình khai thác dự án, nếu như không có các biện pháp thu gom, phân loại và bố trí nơi tập trung hợp lý cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh cũng như môi trường đất...
❖ Tác động đối với các điều kiện kinh tế xã hội khác
● Giao thông
Việc bắt đầu tiến hành xây dựng các hạng mục công trình của dự án với quy mô khá lớn sẽ làm gia tăng mật độ của các phương tiện giao thông, chuyên chở đất và nguyên vật liệu xây dựng, điều động thêm máy móc thiết bị, tập kết thêm công nhân,... Nếu không có sự kết hợp hài hòa và việc sắp xếp cũng như quản lý khoa học thì các công đoạn sẽ gây ra ảnh hưởng lẫn nhau và ít nhiều sẽ gây ra các ảnh hưởng đến môi trường. Lưu lượng xe cộ vận tải dẫn đến công trường sẽ tăng lên một cách đáng kể, từ đó sẽ gia tăng thêm bụi bặm, tiếng ồn, các ô nhiễm nhiệt cũng như tai nạn lao động.
● Tai nạn lao động
Cũng giống như bất cứ một công trường xây dựng với quy mô lớn nào, công tác an toàn lao động là vấn đề đặc biệt quan tâm từ các nhà thầu cho đến người lao động trực tiếp thi công trên công trường. Các vấn đề có khả năng phát sinh ra tai nạn lao động có thể bao gồm:
- Các chất ô nhiễm môi trường có khả năng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động trên công trường. Một vài ô nhiễm tùy thuộc vào thời gian và mức độ tác dụng có khả năng làm ảnh hưởng nặng đến người lao động, gây choáng váng, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu và cần được cấp cứu kịp thời;
- Công trường thi công sẽ có nhiều phương tiện vận chuyển ra vào có thể dẫn đến các tai nạn do bản thân các xe cộ này;
- Các tai nạn lao động từ các công tác tiếp cận với điện như công tác thi công hệ thống điện, va chạm vào các đường dây điện dẫn ngang qua đường, bão gió gây đứt dây điện...
- Khi công trường thi công trong những ngày mưa thì khả năng gây ra tai nạn lao động còn có thể tăng cao: đất trơn dẫn đến sự trượt ngã cho người lao động và các đống vật liệu xây dựng, các sự cố về điện dễ xảy ra hơn, đất mềm và dễ lún sẽ gây ra các sự cố cho người và các máy móc thiết bị thi công...
● Khả năng cháy nổ
Quá trình thi công xây dựng một công trình lớn sẽ nảy sinh nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến cháy nổ:
- Không tuân thủ nghiêm ngặt những quy định PCCC;
- Hút thuốc và vứt tàn thuốc bừa bãi khu vực dễ cháy;
- Tồn trữ các loiaj phế liệu, bao bì giấy, nilon trong khu vực có lửa hay nhiệt độ cao;
- Tàng trữ các loại nguyên liệu, nhiên liệu không đúng qui định;
- Sự cố về thiết bị điện: dây trần, dây trần, dây điện, động cơ,quạt…bị quá tải trong quá trình vận hành, phát sinh nhiệt và dẫn đến cháy, hoặc do chập mạch khi gặp mưa dông tố.
- Các nguồn nhiên liệu (dầu DO) thường có chứa trong công trường dù ít cũng là một nguồn gây cháy nổ.
- Về nước thải:
Nhà đầu tư thuê nhà vệ sinh lưu động để phục vụ cho công nhân trong quá trình thi công xây dựng dự án, đây là biện pháp khả thi và thuận tiện nhất.
- Về rác thải sinh hoạt:
Chủ dự án sẽ kết hợp với đơn vị thi công hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đúng quy định. Lập nội quy công trường yêu cầu các công nhân không xả rác bừa bãi, trang bị thùng chứa dung tích khoảng 660 lít, có nắp đậy để thu gom toàn bộ lượng rác thải sinh hoạt từ các lán trại của công nhân. Số lượng thùng rác 4 thùng phân bổ chủ yếu tại khu nghỉ ngơi, ăn uống của công nhân.
- Về rác thải xây dựng:
● Thu gom bán cho các cơ sở có chức năng thu mua phế liệu các loại chất thải rắn có thể tái chế như kim loại vụn, nhựa, giấy, ximăng,…
● Đối với các loại chất thải không tái chế được thu gom và thuê cơ quan có chức năng vận chuyển đi xử lý cùng rác thải sinh hoạt.
● Chất thải rắn là xà bần dùng để san lấp những khu vực trũng hoặc san nền.
- Về rác thải nguy hại:
● Đối với chất thải nguy hại được tập trung và chứa trong các thùng kín có dán nhãn và lưu trong kho chứa chất thải.
● Hợp đồng với đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại để xử lý. Đơn vị này phải có giấy phép hành nghề theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
- Về bụi, khí thải:
Giảm thiểu khí thải, bụi của các phương tiện giao thông:
● Phun nước làm ẩm: vào những ngày khô nắng, tại khu vực công trường sẽ tiến hành phun nước làm ẩm bề mặt (ít nhất 02 lần/ngày). Nước làm ẩm được lấy từ kênh, rạch gần vị trí công trường;
● Kỹ thuật thực hiện đơn giản, tính khả thi của biện pháp cao do nguồn cung cấp nước dồi dào, sẵn có, ngay sát vị trí đang thi công.
● Yêu cầu nhà thầu không sử dụng các phương tiện đã quá cũ, quá niên hạn sử dụng vào thi công công trình.
● Thực hiện tiết kiệm nhiên liệu, chọn lựa các phương pháp thi công tiên tiến, đẩy nhanh tiến độ thi công.
● Khi chuyên chở vật liệu xây dựng, các xe vận tải sẽ có bạt phủ kín tránh rơi vãi xi măng, cát, đất, đá ra đường.
● Không chở quá trọng tải của xe, hạn chế rơi vãi dọc đường.
● Phân bố mật độ xe ra vào chuyên chở nguyên vật liệu phù hợp, tránh ùn tắc gây ô nhiễm khói bụi cho khu vực.
● Khi bốc dỡ nguyên vật liệu trang bị bảo hộ lao động để hạn chế bụi ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân.
● Vệ sinh, thu dọn nguyên liệu rơi vãi trên đường và duy trì phun nước mặt đường trong ngày nắng. Tần suất phun nước tưới là 2 – 4 lần/ngày. Phun nước trên những tuyến đường vành đai khu vực dự án và các tuyến đường vận chuyển trong khu vực dự án nhằm hạn chế đến mức tối đa việc phát tán bụi vào không khí, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân và người dân địa phương.
Giảm thiểu tiếng ồn
● Bố trí sắp xếp thời gian thi công hợp lý, không tiến hành thi công trong thời gian nghỉ ngơi.
● Công nhân thi công trong khu vực tập trung nhiều máy móc, tiếng ồn cao phải được trang bị các thiết bị hỗ trợ chống ồn như nút bịt tai,…
- Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác: trồng cây xanh xung quanh để giảm ồn và bụi
Giai đoạn vận hành |
Nước thải sinh hoạt. Nước thải sản xuất |
- Nước thải có hàm lượng BOD, COD, N, P cao và có chứa vi sinh vật gây bệnh - Tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước mặt |
- Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất - Dân cư xung quanh - Cán bộ vận hành khu dân cư XLNT |
Khí thải |
Tác động đến toàn bộ môi trường xung quanh dự án |
- Dân cư xung quanh - Cán bộ nhân viên tại dự án |
|
Chất thải rắn
|
- Tác động đến cán bộ nhân viên tại dự án - Nếu quản lý, bảo quản, lưu trữ và xử lý không đảm bảo sẽ là nguồn phát sinh mầm bệnh ra môi trường bên ngoài |
- Dân cư xung quanh - Cán bộ nhân viên tại dự án |
a) Về công trình xử lý nước thải:
Nước thải của dự án chủ yếu là nước thải sinh hoạt, nước mưa và nước thải sản xuất. Nước thải trước khi thải ra môi trường phải được xử lý để đảm bảo nước thải phải đạt tiêu chuẩn thải theo quy định.
Đối với nước mưa: thiết kế, thi công hệ thống đường cống thoát nước nhằm tách nước thải ra khỏi nước mưa. Do đặc tính nước mưa không có độ ô nhiễm nên nước mưa sẽ được tách các rác có kích thước lớn bằng song chắn rác đặt trên hệ thống cống dẫn nước mưa và được lắng lọc bằng các hố ga trước khi thải vào môi trường.
Đối với nước thải sinh hoạt: nước thải sinh hoạt được đưa vào bể tự hoại 3 ngăn. Bể này có chức năng lắng và phân huỷ cặn lắng. Cặn lắng giữ lại trong bể từ 6 – 8 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật, các chất hữu cơ bị phân giải, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hoà tan, phần cặn không tan sẽ được rút đi. Nước thải lắng trong bể với thời gian dài bảo đảm hiệu suất lắng cao. Nước thoát ra từ bể tự hoại sẽ được bơm sang hệ thống xử lý tập trung của chung cư để xử lý.
*Đặc điểm bể tự hoại:
Bể tự hoại hiện hữu là bể phản ứng kỵ khí với các vách ngăn mỏng và ngăn lọc kỵ khí dòng hướng lên, có chức năng xử lý nước thải sinh hoạt và các loại nước thải khác có thành phần tính chất tương tự như nước thải sinh hoạt.
Nguyên tắc, nước thải được đưa vào ngăn thứ nhất của bể, có vai trò làm ngăn lắng - lên men kỵ khí, đồng thời điều hòa lưu lượng và nồng độ chất bẩn trong dòng nước thải. Nhờ các vách ngăn hướng dòng, ở những ngăn tiếp theo, nước thải chuyển động theo chiều từ dưới lên trên, tiếp xúc với các vi sinh vật kỵ khí trong lớp bùn hình thành ở đáy bể trong điều kiện động, các chất bẩn hữu cơ được các vi sinh vật hấp thụ và chuyển hóa, đồng thời, cho phép tách riêng 2 pha (lên men axit và lên men kiềm). Bể tự hoại cho phép tăng thời gian lưu bùn, nhờ vậy hiệu suất xử lý tăng trong khi lượng bùn cần xử lý lại giảm. Các ngăn cuối cùng là ngăn lọc kỵ khí, có tác dụng làm sạch bổ sung nước thải, nhờ các vi sinh vật kỵ khí gắn bám trên bề mặt các hạt của lớp vật liệu lọc, và ngăn cặn lơ lửng trôi ra theo nước.
1- Ống dẫn nước thải vào bể 2- Ống thông hơi 3- Nắp thăm (để hút cặn)
4- Ngăn định lượng xả nước thải đến công trình xử lý tiếp theo
*Tính toán bể tự hoại:
Thiết kế này chỉ áp dụng hầm tự hoại 3 ngăn (1 ngăn chứa 2 ngăn lắng) và hầm nước thải hệ thống các ngăn kết hợp.
Theo sách “ Bể tự hoại cải tiến của PGS.TS Nguyễn Việt Anh, trường Đại học xây dựng Nhà xuất bản xây dựng Hà nội -2007” thể tích bể tự hoại được tính toán như sau:
Dung tích bể tự hoại được xác định theo công thức sau:
W = Wn +Wc (m3)
Wn = tn x Q
Wn : dung tích phần nước của bể; lấy bằng 20% lần lưu lượng sử dụng nước ngày đêm.
Wb : dung tích phần bùn của bể, tính theo công thức sau:
Wn = 30%* (Qthải) = 0,30*(3,35) = 1,005 (m3)
Wc = a.T.(100%- W1 ).b.c.N (m3)
(100% - W2) . 1000
Wc=[0,5*180*(100%-95%)*0,7*1,2*50]/[(100%-90%)*1000]= 1,89 (m3)
Vậy W = 1,005 + 1,89 = 2,895 (m3)
Trong đó :
− a – lượng cặn lắng trung bình của 1 người trong 1 ngày , lấy bằng 0,5 – 0,80 lít.
− T – thời gian giữa 2 lần lấy cặn lắng ra khỏi bể = 180 ngày)
− W1 – độ ẩm của cặn lắng tươi khi vào bể , thường lấy bằng 95% .
− W2 – độ ẩm của cặn lắng đã lên men, thối rữa khi ra bể , lấy bằng 90%.
− b – hệ số kể đến độ giảm thể tích của cặn lắng, đã lên men thối rữa, lấy bằng 0.70(giảm 30%) .
− c – hệ số việc để lại 1 phần cặn lắng đã lên men trong bể để tăng nhanh quá trình tự hoại, thường lấy bằng 1,2 (để lại 20%).
− N – số người mà bể phục vụ = 50( người)
− Qthải = 3,35m3 (ước lượng lượng nước sử dụng 1 ngày đêm, không tính nước dùng cho PCCC)
Dựa vào tính toán trên, thể tích của bể tự hoại tối thiểu là 2,895 m 3
b) Về công trình xử lý bụi, khí thải:
− Giảm thiểu ô nhiễm không khí, bụi từ các phương tiện giao thông
Về vấn đề ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông ra vào khu vực dự án, chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp thích hợp để hạn chế tối đa nguồn ô nhiễm trên.
Trồng nhiều cây xanh có tán trong khuôn viênkhu nhà liền kề, trường học, diện tích cây xanh đạt từ 20% tổng diện tích xây dựng. Cây xanh có tác dụng chắn bụi, điều hòa vi khí hậu và tạo cảnh quan cho khu đô thị.
− Đối với khí thải máy phát điện dự phòng
Sử dụng loại máy phát điện mới và hiện đại, có lắp đặt hệ thống giảm thiểu ô nhiễm khí thải; sử dụng loại dầu có tỷ lệ %S thấp (dầu DO 0,05%S) để giảm nồng độ SO2 trong khí thải sau quá trình đốt; chỉ sử dụng máy phát điện dự phòng khi bị cúp điện hoặc xảy ra sự cố liên quan đến lưới điện.
c) Chất thải rắn
Việc thu gom và xử lý chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường là điều bắt buộc đối với các khu dự án. Trong dự án này việc thu gom và xử lý chất thải phải được thực hiện từ khi xây dựng đến khi đi vào hoạt động để tránh gây ảnh hưởng đến môi trường khu vực xung quanh. Việc thu gom và xử lý phải được phân loại theo các loại chất thải sau:
Riêng chất thải nguy hại (bóng đèn, nhớt, pin, bình ắc quy, chai xịt cô trùng, hộp sơn, thiết bị hư hỏng,…) được phân loại theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định về quản lý chất thải nguy hại.
STT |
Hạng mục |
Quy cách |
Số lượng |
Tiến độ hoàn thành |
Kinh phí thực hiện |
1 |
Mua thùng đựng chất thải sinh hoạt |
660 L |
04 |
2 ngày |
7,500,000VNĐ |
2 |
Mua thùng đựng chất thải nguy hại |
120 L |
01 |
Trách nhiệm của các tổ chức, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện môi trường được trình bày trong bảng sau:
Đơn vị |
Chức năng, nhiệm vụ |
Chủ cơ sở
|
- Đảm bảo việc bố trí kinh phí thực hiện viêc giám sát môi trường và Giám sát sự tuân thủ theo đúng Kế hoạch Quản lý Môi trường. - Tổ chức thực hiện quan trắc môi trường và giám sát việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu môi trường theo các yêu cầu nêu trong Kế hoạch bảo vệ giá tác động môi trường. - Phối hợp với cộng đồng và chính quyền địa phương nơi được hưởng lợi của dự án thực hiện việc giám sát môi trường. - Có trách nhiệm quản lý chung các vấn đề về môi trường của dự án. - Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của dự án |
Tư vấn quan trắc môi trường |
Tư vấn giám sát môi trường sẽ có trách nhiệm đo đạc lấy mẫu phân tích môi trường của cơ sở trong quá trình hoạt động , dựa trên hợp đồng với chủ cơ sở. |
Phòng Tài nguyên và Môi trường |
- Giám sát tổng quan việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về Bảo vệ Môi trường trong suốt quá trình cơ sở vận hành. - Tham gia tập huấn phổ biến các quy định mới về quản lý môi trường của Nhà nước. |
Chương trình giám sát môi trường bao gồm nội dung giám sát chất thải và giám sát các vấn đề môi trường khác, cụ thể như sau:
- Giám sát nước thải và khí thải;
- Giám sát chất thải rắn;
- Việc giám sát tự động liên tục chất thải thực hiện theo quy định có liên quan của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Cụ thể như sau:
+ Giám sát chất thải rắn:
● Vị trí giám sát: khu vực tập trung chất thải rắn;
● Thông số giám sát: chủng loại và số lượng thải;
● Tần suất giám sát: 06 tháng/lần.
● Quy chuẩn áp dụng: Quy định như Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về việc Quản lý chất thải và phế liệu.
+ Giám sát không khí
● Vị trí giám sát: Tại khu vực sản xuất, gia công
● Thông số giám sát: Bụi, NOx, SO2, CO. Tiếng ồn.
● Tần suất giám sát: 6 tháng/1lần.
● Tiêu chuẩn so sánh: TCVSLĐ 3733/2002/QĐ -BYT; QCVN 26:2010/BTNMT.
+ Giám sát nước thải:
● Vị trí giám sát: 01 mẫu tại hố ga cuối đấu nối thoát nước của thành phố.
● Thông số giám sát: pH, BOD5, TSS, H2S, NH4+, dầu mỡ động thực vật, phosphat, Nito tổng, tổng Coliform.
● Tần suất giám sát: 6 tháng /1 lần.
● Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT, cột B – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp.
Cam kết của chủ dự án
Chúng tôi cam kết về lộ trình thực hiện các biện pháp, công trình giảm thiểu tác động xấu đến môi trường được nêu trong kế hoạch bảo vệ môi trường đạt các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
Các nguồn thải sẽ được kiểm soát chặt chẽ và nồng độ các chất ô nhiễm phát thải vào môi trường đạt tiêu chuẩn cho phép xả thải vào môi trường:
- Chất lượng môi trường không khí xung quanh và vi khí hậu đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí tại phòng sản xuất, gia công đạt TCVSLĐ 3733/2002/QĐ -BYT và QCVN 26:2010/BTNMT;
- Toàn bộ nước thải sinh hoạt phát sinh sẽ được xử lý bằng bể tự hoại đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp, sau đó thoát ra công thoát nước chung của thành phố (hố ga trên đường Nguyễn Thị Tần).
- Thực hiện phân loại CTR tại nguồn theo Quyết định 1832/QĐ-UBND ngày 18/4/2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố. Chất thải rắn sinh hoạt sẽ được phân loại, thu gom và xử lý theo đúng các quy định hiện hành, Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về việc Quản lý chất thải và phế liệu.
- Chất thải nguy hại sẽ được thu gom và xử lý theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ TNMT về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại
Chúng tôi gửi kèm phụ lục các hồ sơ, các văn bản có liên quan đến dự án:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Hợp đồng 01/2020/HĐDS về việc đo đạc địa chính phục vụ công tác giao đất;
- Quyết định chủ trương đầu tư 4750/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang
- Bản vẽ mặt bằng phân lô sử dụng đất khu dân cư.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn