Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án bến phao nổi

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án bến phao nổi đang hoàn tất các thủ tục đầu tư và chuẩn bị xây dựng, lắp đặt ngoài hiện trường,

Ngày đăng: 22-07-2020

1,571 lượt xem

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án bến phao nổi đang hoàn tất các thủ tục đầu tư và chuẩn bị xây dựng, lắp đặt ngoài hiện trường, 

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC HÌNH xi

0. MỞ ĐẦU 1

0.1. Xuất xứ dự án 1

0.1.1. Tóm tắt xuất xứ dự án 1

0.1.2. Cơ quan , tổ chức có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương 2

0.1.3. Mối quan hệ của Dự án với các dự án, quy hoạch phát triển đã được cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt 2

0.1.3.1. Mối quan hệ của Dự án với ”Dự án đầu tư xây dựng công trình các bến phao khu vực Thiềng Liềng” 2

0.1.3.2. Mối quan hệ của Dự án với các quy hoạch phát triển đã được cấp có thẩm quyền thẩm định về phê duyệt 3

0.1.3.3. Phân luồng tại các Cảng trong khu vực Luồng sông Sài Gòn – Vũng Tàu và rời Vũng Tàu – Thị Vải và sông Dinh 5

0.2. Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường 6

0.2.1. Các căn cứ pháp lý  trực tiếp thực hiện ĐTM 6

0.2.2. Các căn cứ pháp lý khác có liên quan 6

0.2.3. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan 8

0.2.4. Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án 9

0.2.5. Nguồn tài liệu do chủ dự án tạo lập 10

0.3. Tổ chức thực hiện ĐTM 10

0.3.1. Phạm vi thực hiện ĐTM 10

0.3.2. Tổ chức thực hiện ĐTM 10

0.4. Phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện ĐTM 12

0.4.1. Các phương pháp ĐTM 12

0.4.2. Các phương pháp khác 13

1. CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 16

1.1. Tóm tắt thông tin về dự án 16

1.1.1. Thông tin chung về dự án 16

1.1.1.1. Tên dự án 16

1.1.1.2. Chủ dự án 16

1.1.1.3. Vị trí địa lý của dự án 16

1.1.1.4. Mục tiêu của dự án 27

1.1.2. Các hạng mục công trình của dự án 27

1.1.2.1. Khối lượng và quy mô các hạng mục trong giai đoạn chuẩn bị 27

1.1.2.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục trong giai đoạn thi công 27

1.1.2.3. Khối lượng và quy mô các hạng mục trong giai đoạn vận hành 36

1.1.2.4. Khối lượng và quy mô các hạng mục trong giai đoạn kết thúc 36

1.1.3. Biện pháp tổ chức thi công, công thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án 36

1.1.3.1. Giai đoạn chuẩn bị 36

1.1.3.2. Giai đoạn thi công 36

1.1.3.3. Giai đoạn kết thúc 39

1.1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành 39

1.1.4.1. Quy trình vận hành bến phao 41

1.1.4.2. Phương thức bốc dỡ, chuyể tải hàng hóa 42

1.1.4.3 Phương án điều động tàu vào, rời bến phao 44

1.1.5. Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến 44

1.1.6. Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu và bãi thải của dự án 45

1.1.6.1. Nhu cầu nguyên, nhiên và vật liệu sử dụng trong quá trình thi công 45

1.1.6.2. Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu sử dụng trong quá trình vận hành 49

1.1.7. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 50

1.1.7.1. Tiến độ thực hiện dự án 50

1.1.7.2. Tổng mức đầu tư 50

1.1.7.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 51

1.2. Tóm tắt các vấn đề môi trường chính của dự án 55

1.2.1. Các tác động môi trường chính của dự án 55

1.2.1.1. Các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh từ Dự án trong giai đoạn chuẩn bị và thi công 55

1.2.1.2. Các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh từ Dự án trong giai đoạn vận hành 55

1.2.2. Quy mô, tính chất của các loại chất thải phát sinh từ dự án 55

1.2.2.1. Quy mô, tính chất của nước thải 55

1.2.2.2. Quy mô, tính chất của bụi, khí thải 56

1.2.2.3. Quy mô, tính chất của chất thải rắn thông thường 56

1.2.2.4. Quy mô, tính chất của chất thải nguy hại 57

1.2.3. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 57

1.2.3.1. Biện pháp thu gom, xử lý nước thải 57

1.2.3.2. Về xử lý bụi, khí thải 58

1.2.3.3. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn thông thường 58

1.2.3.4. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại 59

1.2.3.5. Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường khác 60

1.2.3.6. Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường 61

1.2.4. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của Chủ dự án 62

1.2.4.1. Chương trình giám sát nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại 62

1.2.4.2. Chương trình giám sát chất lượng nước mặt 62

1.2.4.3. Chương trình giám sát chất lượng nước thải 62

1.2.4.4. Chương trình giám sát thi công, hạ đặt và khai thác bến phao 63

1.2.4.5. Chương trình giám sát xói lở đường bờ 63

1.2.4.6. Chương trình giám sát đổ vật chất nạo vét 63

1.2.5. Các cam kết của Chủ dự án 64

2. CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN 67

2.1. Điều kiện tự nhiên 67

2.1.1. Điều kiện địa lý, địa chất 67

2.1.1.1. Điều kiện địa lý, địa hình 67

2.1.1.2. Điều kiện địa chất 70

2.1.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn và hải văn 72

2.1.2.1. Điều kiện khí hậu 72

2.1.2.2. Điều kiện thủy văn, hải văn 75

2.1.3. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường 82

2.1.3.1. Hiện trạng chất lượng không khí xung quanh 82

2.1.3.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước 83

2.1.3.3. Hiện trạng môi trường trầm tích đáy 85

2.1.4. Hiện trạng tài nguyên sinh vật 86

2.1.4.1. Đặc điểm rừng ngập mặn ven sông Ngã Bảy thuộc Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ 86

2.1.4.2. Đặc điểm Tài nguyên sinh vật trên sông Ngã Bảy 88

2.2. Điều kiện kinh tế-xã hội 92

2.2.1. Điều kiện kinh tế 92

2.2.2. Điều kiện xã hội 93

2.2.3. Điều kiện kinh tế xã hội của các hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp 95

2.2.4. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản 95

2.2.5. Điều kiện giao thông 96

3. CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 99

3.1. Đánh giá, dự báo tác động 99

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn chuẩn bị dự án 99

3.1.1.1. Đánh giá tính phù hợp của dự án với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực dự án 99

3.1.1.2. Đánh giá, dự báo các tác động bất lợi 100

3.1.2. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng 104

3.1.2.1. Nguồn và đối tượng tác động 104

3.1.2.2. Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn phát sinh chất thải 107

3.1.2.3. Đánh giá dự báo tác động của các nguồn không liên quan đến chất thải 131

3.1.3. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn vận hành 137

3.1.3.1. Đánh giá, dự báo các tác động tích cực 137

3.1.3.2. Đánh giá, dự báo các tác động tiêu cực 138

3.1.4. Đánh giá tác động trong giai đoạn kết thúc dự án 151

3.1.5. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án 152

3.1.5.1. Dự báo những rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị và thi công 152

3.1.5.2. Dự báo những rủi ro trong giai đoạn vận hành 155

3.2. NHẬN XÉT MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO 164

3.2.1. Mức độ chi tiết của các đánh giá 164

3.2.2. Độ tin cậy của các dự báo 165

4. CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN 168

4.1. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN 168

4.1.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn chuẩn bị 169

4.1.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn thi công 172

4.1.2.1. Giảm thiểu  tác động của các nguồn phát sinh chất thải 172

4.1.1.2. Giảm thiểu tác động xấu của các nguồn không phát sinh chất thải 185

4.1.3. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn vận hành 190

4.1.3.1. Giảm thiểu  tác động của các nguồn phát sinh chất thải 190

4.1.3.2. Giảm thiểu tác động xấu của các nguồn không liên quan đến chất thải 194

4.1.4. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu của dự án trong giai đoạn kết thúc dự án 196

4.1.4.1. Giảm thiểu tác động đến môi trường nước 196

4.1.4.2. Giảm thiểu tác động đến chất lượng không khí 197

4.1.4.3. Giảm thiểu tác động do chất thải và chất thải nguy hại 197

4.1.4.4. Giảm thiểu tác động đến giao thông thủy 197

4.1.4.5. Giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái 199

4.2. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN 200

4.2.1. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn thi công 200

4.2.1.1. Tai nạn lao động 200

4.2.1.2. Sự cố cháy nổ 201

4.2.1.3. Sự cố va chạm tàu thuyền và đắm chìm tàu chở vật chất nạo vét 201

4.2.1.4. Sự cố vỡ đê bao khu đổ vật chất nạo vét 202

4.2.1.5. Sự cố tràn dầu 203

4.2.2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn vận hành 204

4.2.2.1. Biện pháp phòng ngừa, ứng sự cố tràn dầu 204

4.2.2.2. Biện pháp phòng chống sự cố tai nạn giao thông thủy 213

4.2.2.3. Sự cố cháy nổ 214

4.2.2.4. Rủi ro, sự cố trôi/va phao neo, tàu hàng 214

4.2.2.5. Sự cố đổ vỡ hàng hóa khi xếp dỡ hàng hóa 215

4.2.2.6. Phân loại và trình tự ứng cứu khẩn cấp 216

4.3. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 217

4.3.1. Các công trình bảo vệ môi trường 217

4.3.2. Cơ cấu tổ chức thực hiện 218

5. CHƯƠNG 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 222

5.1. Chương trình quản lý môi trường 222

5.1.1. Mục tiêu 222

5.1.2. Tóm lược nội dung chương trình quản lý môi trường 222

5.2. Chương trình giám sát môi trường 229

5.2.1. Cơ chế phản hồi, bổ sung 229

5.2.2. Chương trình giám sát 229

5.2.2.1. Mục tiêu 229

5.2.2.2. Cơ sở giám sát môi trường 230

5.2.2.3. Nội dung chương trình giám sát chất thải 230

5.2.2.4. Giám sát xói lở 232

5.2.2.5. Giám sát thi công, hạ đặt và khai thác bến phao 232

5.2.2.6. Giám sát đổ vật chất nạo vét 232

6. CHƯƠNG 6. THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 235

6.1. Tóm tắt quá trình thực hiện tham vấn cộng đồng 235

6.1.1. Tóm tắt quá trình tham vấn Ủy ban nhân dân cấp xã/thị trấn và các tổ chức chịu ảnh hưởng trực tiếp 235

6.1.2. Tóm tắt về quá trình tham vấn cộng đồng dân cư 235

6.2. Kết quả tham vấn cộng đồng 236

6.2.1. Ý kiến của các Ủy ban Nhân dân  xã Thạch An và các tổ chức 236

6.2.2. Ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư  và đoàn thể 238

7. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 239

1. KẾT LUẬN 239

2. KIẾN NGHỊ 240

3. CAM KẾT 241

8. TÀI LIỆU THAM KHẢO 245

9. PHỤ LỤC 247


DANH MỤC BẢNG

Bảng 0.1.Thống kê tổng lượng hàng hóa qua các bến phao 4

Bảng 0.2. Danh sách các thành viên tham gia thực hiện ĐTM 11

Bảng 0.3.Các phương pháp phân tích 14

Bảng 1.1.Tọa độ vị trí của các bến phao 17

Bảng 1.2.Các thông số kỹ thuật chính của các bến phao 28

Bảng 1.3.Các thông số của tàu tính toán 30

Bảng 1.4.Chiều dài xích các cụm neo 32

Bảng 1.5.Thông số kỹ thuật hố chôn rùa 33

Bảng 1.6.Tọa độ các điểm khống chế phạm vi nạo vét 35

Bảng 1.7.Bảng tổng hợp khối lượng nạo vét 36

Bảng 1.8.Tính toán khả năng thông qua bến phao 40

Bảng 1.9.Danh mục máy móc thiết bị phụ vụ chuẩn bị và thi công của dự án 44

Bảng 1.10.Danh mục phương tiện máy móc dự kiến trong giai đoạn vận hành và kết thúc 45

Bảng 1.11.Danh mục thiết bị cấu kiện chính của dự án 45

Bảng 1.12.Bảng cân bằng vật chất của dự án 47

Bảng 1.13.Nhu cầu nguyên liệu phục vụ giai đoạn hoạt động dự án 49

Bảng 1.14.Tiến độ thực hiện dự án 50

Bảng 1.15.Tổng mức đầu tư của dự án 50

Bảng 1.16.Tóm tắt các nội dung chính của Dự án 53

Bảng 2.1.Nhiệt độ không khí tại trạm khí tượng Vũng Tàu (ºC) 72

Bảng 2.2.Độ ẩm tương đối của không khí tại trạm Vũng Tàu (%) 73

Bảng 2.3.Lượng mưa và số ngày mưa (mm) 73

Bảng 2.4.Tốc độ gió trung bình tháng (m/s) 74

Bảng 2.5.Hướng gió, tần suất và vận tốc gió tại Vũng Tàu 74

Bảng 2.6.Đặc trưng dòng chảy của sông Ngã Bảy tại vị trí dự án 80

Bảng 2.7.Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí 83

Bảng 2.8.Kết quả phân tích nước mặt khu vực Dự án 84

Bảng 2.9.Kết quả phân tích chất lượng trầm tích đáy 86

Bảng 2.10.Số loài, chi, họ, ngành thực vật bậc cao ở khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ 87

Bảng 2.11.Các loài thực vật thuộc Sách đỏ ở khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ 87

Bảng 2.12.Thành phần hệ thực vật dọc theo hành lang  sông Đồng Nai 89

Bảng 2.13.Thành phần hệ động vật  sông Đồng Nai đoạn khu vực dự án 89

Bảng 2.14.Số ngành, bộ, họ, loài Thực vật nổi của khu vực dự án 89

Bảng 2.15.Kết quả phân tích thành phần thực vật nổi 90

Bảng 2.16.Số họ, giống, loài của các nhóm Động vật nổi 90

Bảng 2.17.Kết quả phân tích thành phần động vật nổi 90

Bảng 2.18.Kết qủa phân tích động vật không xương sổng cỡ lớn ờ đáy tại khu vực dự án 91

Bảng 2.19.Số bộ, họ, giống loài Cá ở khu vực dự án 91

Bảng 2.20.Danh sách các hộ dân đang khai thác đáy cá 95

Bảng 3.1.Tóm lược các nguồn gây tác động trong giai đoạn chuẩn bị thi công 100

Bảng 3.2.Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn chuẩn bị 101

Bảng 3.3.Tóm lược các nguồn gây tác động trong giai đoạn thi công công trình 105

Bảng 3.4.Đối tượng và quy mô bị tác động trong thời gian thi công 106

Bảng 3.5.Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 114

Bảng 3.6.Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 114

Bảng 3.7.Tác động cấp của độ axit đối với cá 116

Bảng 3.8.Thải lượng các khí ô nhiễm phát sinh bởi máy xúc 117

Bảng 3.9.Tương quan các hệ số với cấp độ ổn định của khí quyển 118

Bảng 3.10.Phân cấp ổn định khí quyển (theo Turner,1970) 118

Bảng 3.11.Kết quả nồng độ phát thải từ các thiết bị sử dụng (mg/m3) 118

Bảng 3.12.Hệ số phát thải của tàu và sà lan chạy bằng động cơ diezen 119

Bảng 3.13.Tải lượng phát thải do tàu vận chuyển bùn thải 119

Bảng 3.14. Nồng độ khí thải do sà lan vận chuyển bùn đáy 120

Bảng 3.15.Tải lượng phát thải do tàu vận chuyển máy móc thiết bị 121

Bảng 3.16.Nồng độ khí thải do sà lan vận chuyển nguyên vật liệu và thiết bị phục vụ thi công 122

Bảng 3.17.Nồng độ khí thải trong giai đoạn thi công 122

Bảng 3.18.Nồng độ NOx trong giai đoạn thi công theo khoảng cách từ nguồn thải (mg/m3) 123

Bảng 3.19.Lượng khói thải từ các máy phát điện diesel và máy đóng cọc trong giai đọan xây dựng 124

Bảng 3.20.Phát thải ô nhiễm từ máy phát điện 124

Bảng 3.21.Tỷ trọng các chất ô nhiễm trong quá trình hàn điện kim loại 125

Bảng 3.22.Danh mục chất thải nguy hại dự kiến phát sinh từ quá trình thi công bến phao 127

Bảng 3.23.Mức ồn tối đa từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới 132

Bảng 3.24.Tải lượng bụi phát sinh trong quá trình sang tải hàng hóa tại bến phao 140

Bảng 3.25.Tải lượng phát thải do tàu đến làm hàng tại bến 143

Bảng 3.26.Nồng độ khí thải do tàu đến làm hàng tại bến 143

Bảng 3.27.Nồng độ khí thải do hoạt động vận hành theo khoảng cách 144

Bảng 3.28.Danh mục chất thải nguy hại phát sinh khi bến phao đi vào hoạt động 146

Bảng 3.29.Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân giai đoạn vận hành 147

Bảng 3.30.Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt đối với giai đoạn vận hành 147

Bảng 3.31.Các đối tượng tác động đến môi trường trong gia đoạn kết thúc dự án 151

Bảng 3.32.Mức độ tin cậy của các đánh giá tác động môi trường đã áp dụng 165

Bảng 4.1.Hệ số giảm bề mặt tại khu vực bãi thải bùn đáy 178

Bảng 4.2. Kinh phí đầu tư công trình, thiết bị bảo vệ môi trường (triệu đồng) 218

Bảng 4.3.Vai trò và trách nhiệm của bên liên quan 219

Bảng 5.1.Tóm tắt kế hoạch quản lý môi trường 223

Bảng 5.2. Nội dung giám sát chất lượng nước 231

Bảng 6.1. Ý kiến của các Ủy ban nhân dân xã Thạch An 236

Bảng 6.2. Ý kiến của các đại diện Cộng đồng dân cư 238

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án bến phao nổi đang hoàn tất các thủ tục đầu tư 

DANH MỤC HÌNH

Hình 0.1. Chi tiết Sơ đồ phân luồng cho tàu vào SG-VT, rời VT-TV và sông Dinh (theo phê duyệt của Bộ Giao thông Vận tải) 5

Hình 1.1.Mặt bằng chi tiết bến phao TL2 18

Hình 1.2.Mặt bằng chi tiết bến phao TL4 19

Hình 1.3.Vị trí dự án trong khu vực 20

Hình 1.4.Mối tương quan của dự án với vị trí đổ thải 21

Hình 1.5.Mối tương quan của dự án với tuyến luồng hàng hải 22

Hình 1.6.Vị trí các bến phao TL2 và TL4 trên mặt bằng quy hoạch tổng thể 23

Hình 1.7.Vị trí dự án với các đối tượng xung quanh 24

Hình 1.8.Vị trí các bến phao TL2 và TL4 trên mặt bằng quy hoạch tổng thể 25

Hình 1.9.Thiết kế mặt bằn và mặt đứng của bến phao 29

Hình 1.10.Mặt cắt đứng và mặt cắt ngang của phao 30

Hình 1.11.Thiết kế kỹ thuật của rùa neo 33

Hình 1.12.Mặt cắt thiết kế của hố chôn rùa neo 34

Hình 1.13.Sơ đồ công nghệ nạo vét 37

Hình 1.14.Sơ đồ thi công hố chôn rùa 38

Hình 1.15.Quy trình khai thác bến phao 42

Hình 1.16.Hình ảnh làm hàng sang mạn tại bến phao 43

Hình 1.17.Hình mô tả chuyển tải trực tiếp hàng hóa từ tàu mẹ sang sà lan, tàu con 43

Hình 1.18.Hình mô tả chuyển tải trực tiếp hàng hóa từ tàu mẹ sang sà lan, tàu con qua cần cẩu đặt trên ponton 44

Hình 1.19.Vị trí bãi đổ thải của Dự án 49

Hình 1.20.Sơ đồ tổ chức hiện trường 51

Hình 1.21.Sơ đồ tổ chức quản lý và vận hành dự án 52

Hình 2.1.Vị trí sông Ngã Bảy trên tuyến luồng Sài Gòn - Vũng Tàu 68

Hình 2.2.Sơ đồ các vị trí sạt lở ở huyện Cần Giờ 70

Hình 2.3.Đặc trưng mực nước thủy triều tại Vũng Tàu theo mùa 76

Hình 2.4.Đặc trưng mực nước thủy triều tại Vũng Tàu theo giờ 76

Hình 2.5.Chế độ thủy động lực dòng chảy trong ngày tại khu vực dự án 79

Hình 2.6.Biểu đồ phân bố lưu tốc trên mặt cắt ngang tại địa điểm thực hiện dự án 81

Hình 2.7.Biểu đồ diễn biến lưu lượng tại địa điểm thực hiện dự án 82

Hình 3.1.Sơ đồ mạng lưới thể hiện tác động trực tiếp và gián tiếp đến môi trường nước gây ra bởi hoạt động nạo vét bùn đáy 109

Hình 3.2.Tương quan giữa tốc độ lắng đọng vật chất nạo vét với cấp hạt 110

Hình 3.3.Phân bố bùn cát trong quá trình thi công nạo vét 110

Hình 3.4.Bản đồ đường bờ khu vực dự án 159

Hình 3.5.Mực nước tại trạm Vũng Tàu (31/3 – 1/4) 159

Hình 3.6.Vận tốc dòng chảy tại vị trí trạm đo xác định theo mực nước triều 160

Hình 3.7.Dữ liệu gió tại trạm Vũng Tàu (tham khảo) 160

Hình 3.8.Vệt dầu loang thời điểm 10h (1h sau sự cố) 161

Hình 3.9.Vệt dầu loang thời điểm 11h (2h sau sự cố) 161

Hình 3.10.Vệt dầu loang thời điểm 15h (6h sau sự cố) 162

Hình 4.1.Đê bao - đê ngăn có thiết kế bao bọc bởi màng PVC 177

Hình 4.2. Sơ đồ nguyên tắc các kỹ thuật giảm thiểu tác động môi trường do hoạt động của máy phát điện dự phòng 181

Hình 4.3.Mô hình thùng chứa rác thải sinh hoạt 183

Hình 4.4.Quy trình ứng phó sự cố tràn dầu 206

Hình 4.5.Chuẩn bị rải phao quây dầu 210

Hình 4.6.Phương án rải phao quây dầu 211

Hình 4.7.Ứng cứu sự cố tràn dầu khi xảy ra va chạm trên tuyến luồng 211

Hình 4.8.Tổ chức phòng chống cháy dầu trên sông 212

Hình 4.9.Sơ đồ thực hiện quản lý môi trường dự án 219

Hình 5.1.Sơ đồ các vị trí giám sát (1) 233

Hình 5.2.Sơ đồ các vị trí giám sát (2) 234

 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BQL Ban quản lý

BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường

BGTVT Bộ Giao thông vận tải

BTCT Bê tông cốt thép

BTXM Bê tông xi măng

ĐTM Đánh giá tác động môi trường

ĐCCT Địa chất công trình

GTGT Giá trị gia tăng

GTVT Giao thông vận tải

GHCP Giới hạn cho phép

KDTSQCG Khu Dự trữ Sinh quyển Cần Giờ

KTTV Khí tượng thủy văn

NĐ Nghị định

NQ Nghị quyết

MNCTK Mực nước cao thiết kế

PCCC Phòng cháy chữa cháy

QH Quốc hội

QC Quy chuẩn

QCVN Quy chuẩn Việt Nam

QLDA Quản lý dự án

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

TNDN Thu nhập doanh nghiệp

TB Trung bình

UBND Ủy ban nhân dân

WHO Tổ chức Y tế Thế giới

SG-VT Sài Gòn – Vũng Tàu

VT-TV Vũng Tàu – Thị Vải

MỞ ĐẦU

0.1. Xuất xứ dự án bến phao nổi ITC cần giờ

0.1.1. Tóm tắt xuất xứ dự án

Theo quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển số 5 giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 3655/QĐ-BGTVT ngày 27/12/2017. Dự báo nhu cầu hàng hóa qua cảng biển khu vực thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn năm 2020 khoảng từ 112,67 đến 116,94 triệu tấn/năm, trong đó, riêng hàng container khoảng từ 6,56 đến 6,82 triệu TEU/năm; năm 2025 khoảng từ 133,03 đến 141,48 triệu tấn/năm, trong đó riêng lượng hàng container khoảng từ 7,72 đến 8,18 triệu TEU/năm; năm 2030 khoảng từ 145,47 đến 159,98 triệu tấn/năm, trong đó riêng lượng hàng container khoảng từ 8,44 đến 9,07 triệu TEU/năm.

Hiện nay, toàn bộ khu vực Nhà Rồng - Khánh Hội của cảng Sài Gòn đang khẩn trương thực hiện công tác chuyển giao cho Nhà đầu tư chuyển đổi công năng là Công ty TNHH Đầu tư phát triển đô thị Ngọc Viễn Đông để đầu tư xây dựng dự án Vinhomes Nhà Rồng - Khánh Hội. Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước được đầu tư xây dựng tại Hiệp Phước phục vụ di dời khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội vẫn chưa được đầu tư hoàn thiện theo kế hoạch. Mặt khác, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 nối từ quận 7 sang quận 2 với tĩnh không 10m và cho phép cập nhật, điều chỉnh quy hoạch di dời các bến cảng trên sông Sài Gòn. Khi thực hiện đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 thì khu bến Tân Thuận trên sông Sài Gòn sẽ phải di dời, chuyển đổi công năng và 06 bến phao trên sông Sài Gòn của cảng Sài Gòn (B1, B5, B7, B9, B19 và B21) sẽ phải dừng khai thác.

Sau khi di dời cảng Nhà Rồng Khánh Hội thì hàng hóa sẽ được điều chuyển qua cảng Tân Thuận và cảng Sài Gòn - Hiệp Phước. Khi xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 cảng Tân Thuận và 06 bến phao trên sông Sài Gòn của cảng Sài Gòn phải ngừng hoạt động. Lượng hàng của cảng Tân Thuận và 06 bến phao phải có cảng và bến phao thay thế. Tuy nhiên việc đầu tư xây dựng cảng chi phí đầu tư lớn, thủ tục và công tác triển khai dự án mất nhiều thời gian, do đó việc xây dựng bến phao sẽ là giải pháp hiệu quả và đáp ứng kịp thời khi hạ tầng cảng cứng chưa được đầu tư.

Với đặc điểm tự nhiên của sông Ngã Bảy là rộng và sâu, chiều rộng trung bình khoảng 850m, độ sâu trung bình từ -14 ÷ -15m (HĐ), hai bên bờ sông trống. Tuyến luồng tàu biển từ phao số “0” đến sông Ngã Bảy tương đối thẳng, đây là điều kiện thuận lợi nhất trên tuyến luồng Sài Gòn - Vũng Tàu có thể đáp ứng được các tàu trọng tải lớn mà các bến cảng cứng trong khu vực TP. Hồ Chí Minh hoặc luồng tàu không đủ khả năng tiếp nhận.

Hiện nay, Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn đang quản lý 05 bến phao trên sông Ngã Bảy gồm 01 bến cho tàu đến 60.000 DWT (B.TL6-8) và 04 bến cho tàu đến 15.000 DWT (TL1, TL2, TL3, TL4), trong đó chỉ có bến B.TL6-8 đang hoạt động còn lại các bến khác đã ngừng hoạt động. Năm 2016, lượng hàng qua các bến phao tại khu vực Thiềng Liềng tăng đột biến so với các năm trước đạt 752.323 tấn; trong đó bến phao B.TL6-8 của cảng Sài Gòn đạt 361.198 tấn và có xu thế tăng cao khi triển khai di dời các cảng trong nội thành. Nhằm đáp ứng nhu cầu bốc xếp hàng hóa, góp phần duy trì quá trình sản xuất cho cảng Sài Gòn trong tình hình hiện nay và tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên tại khu vực sông Ngã Bảy, việc đầu tư xây dựng bến phao TL2 và TL4 trên sông Ngã Bảy là cần thiết. Vì vậy chủ dự án đã quyết định thực hiện dự án đầu tư 2 bến phao TL2 và TL4 trên sông Ngã Bảy để tiếp nhận tàu có trọng tải đến 60.000 DWT và lớn hơn.

Ngày 09/4/2018, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản số 3569/BGTVT-KHĐT về việc quy hoạch và nâng cấp, thiết lập mới các bến phao trên sông Ngã Bảy (khu vực Thiềng Liềng). Theo đó, Bộ Giao thông vận tải đã cho phép quy hoạch các bến phao tại khu vực Thiềng Liềng đảm bảo tiếp nhận tào 60.000 DWT và chấp thuận Công ty CP Vận tải & Thương mại Quốc Tế nâng cấp 02 bến phao hiện hữu (TL2 và TL4) tại sông Ngã Bảy (khu vực Thiềng Liềng). Tuy nhiên, do các bến phao đã cũ và đã được tháo dỡ nên Chủ Dự án là Công ty CP Vận tải & Thương mại Quốc Tế sẽ tiến hành đầu tư mới 02 bến phao gồm TL2 và TL4 tại khu vực này.

Căn cứ theo mục 23, phụ lục II của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, dự án sẽ phải thực hiện đánh giá tác động môi trường trong quá trình xin chủ trương đầu tư. Với quy mô neo đậu cho tàu có trọng tải 60.000 DWT và lớn hơn đến 80.000 DWT nên căn cứ theo mục 7, phụ lục III của Nghị định 18/2015/NĐ-CP, báo cáo ĐTM của dự án được thẩm định và phê duyệt bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường

0.1.2. Cơ quan , tổ chức có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương

Cơ quan phê duyệt dự án: Bộ Giao thông vận tải

0.1.3. Mối quan hệ của Dự án với các dự án, quy hoạch phát triển đã được cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt

0.1.3.1. Mối quan hệ của Dự án với ”Dự án đầu tư xây dựng công trình các bến phao khu vực Thiềng Liềng”

Trên khu vực Thiềng Liềng thuộc đoạn sông Ngã Bảy tại khu vực dự án đang triển khai “Dự án đầu tư xây dựng công trình các bến phao khu vực Thiềng Liềng – Quy mô: 4 bến phao cho tàu 60.000 DWT và 80.000 DWT bởi Công ty CP Dịch vụ-Vận tải biển Hải Vân.

Hiện dự án đang hoàn tất các thủ tục đầu tư và chuẩn bị xây dựng, lắp đặt ngoài hiện trường, mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng 04 bến phao nhằm chuyển tải cho tàu có trọng tải 60.000 DWT và 80.000 DWT. Dự án này và Dự án “Đầu tư Bến phao ITC Cái Mép tại xã Thạch An, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh” của Công ty CP Vận tải & Thương mại Quốc Tế đều thuộc quy hoạch các bến phao trên sông Ngã Bảy thuộc khu vực Thiềng Liềng.

0.1.3.2. Mối quan hệ của Dự án với các quy hoạch phát triển đã được cấp có thẩm quyền thẩm định về phê duyệt

a. Quy hoạch phát triển nhóm cảng biển Đông Nam Bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Theo Quyết định 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, khu vực thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu thuộc nhóm cảng biển Đông Nam Bộ có các cảng lớn là cảng cửa ngõ quốc tế (loại IA) Bà Rịa - Vũng Tàu, các cảng đầu mối khu vực (loại I) Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai.

Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam Bộ giai đoạn đến năm 2020, định hướng 2030, đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt tại Quyết định  3327/QĐ-BGTVT ngày 29/8/2014 có các nội dung:

- Quy hoạch chi tiết các cảng trong nhóm bao gồm 04 cảng biển: cảng biển thành phố Hồ Chí Minh, cảng biển Đồng Nai, cảng biển Vũng Tàu và cảng biển Bình Dương.

- Các bến cảng còn lại trên sông Sài Gòn sử dụng cầu Phú Mỹ để tới các khu công nghiệp Cát Lái, Thủ Đức, Long Thành, Vũng Tàu và Đồng Nai sẽ tiếp tục hoạt động theo hiện trạng và nghiên cứu di dời sau năm 2020 nếu cần thiết.

- Đối với các bến phao, việc bố trí chúng trên luồng tàu chỉ mang tính chất tạm thời, đáp ứng nhu cầu thục sự cần thiết trước mắt tại khu vực chưa có điều kiện xây dựng đủ bến cứng. Do vậy, việc xây dựng bến phao phải gắn với quy hoạch phát triển phù hợp với hoạt động các bến cứng. Khi hoàn thành đầu tư xây dựng các bến cứng thì chủ đầu tư những bến phao phải chịu trách nhiệm di dời bến phao theo yêu cầu, đảm bảo điều kiện an toàn và khai thác hiệu quả các bến cứng.

- Các luồng tàu được quy hoạch cải tạo và nâng cấp bao gồm: luồng Sài Gòn - Vũng Tàu, luồng Soài Rạp, luồng sông Đồng Nai, luồng Cái Mép - Thị Vải, luồng sông Dinh.

b. Quy hoạch bến phao và điểm neo đậu trên sông Ngã Bảy (khu vực Thiềng Liềng)

- Trên sông Ngã Bảy (khu vực Thiềng Liềng) có 03 bến phao đang khai thác đáp ứng cho tàu có trọng tải đến 60.000 DWT, 04 bến phao cho tàu trọng tải 15.000 DWT đang tạm ngừng khai thác. Trong đó, Công ty CP Vận tải & Thương mại Quốc Tế có 01 bến (B.TL6-8); Công ty CP Falcon có 01 bến (B6 FCON) và Tổng Công ty Đường sông miền Nam có 01 bến (B.ĐT9) là các bến phao hiện nay đang khai thác. Công ty CP Vận tải & Thương mại Quốc Tế có 04 bến phao đang tạm ngừng hoạt động (TL.1, TL.2, TL.3,TL.4).

Khu vực Thiềng Liềng hiện đang khai thác 03 bến phao tiếp nhận tàu trọng tải đến 60.000DWT bao gồm: Bến phao B.6 Falcon của Công ty CP Falcon Logistics; bến phao B.TL9 của Tổng Công ty CP Đường sông miền Nam, và bến phao B.TL6-8 của Công ty CP Vận tải & Thương mại Quốc Tế. Thực tế khai thác của một số bến phao ứng với cỡ tàu như nêu trên có thể đạt được 500.000 - 600.000 Tấn/năm.   

Ngoài các bến phao B.6, B.TL9 và B.TL6-8 đang khai thác, tại khu vực Thiềng Liềng còn có các bến phao TL1, TL5, TL3, TL6 cho tàu trọng tải đến 15.000DWT do Công ty CP Vận tải & Thương mại Quốc Tế quản lý khai thác. Tuy nhiên do nhu cầu hàng hóa chuyển tải tại khu vực chưa nhiều nên các bến phao trên đã ngừng hoạt động. Công suất khai thác mỗi bến này có thể đạt khoảng 200.000 Tấn/năm. Giai đoạn năm 2011 – 2016 tổng lượng hàng thông qua các bến phao từ 358.048 ÷ 752.323 tấn với 08 ÷ 17 lượt tàu, cụ thể như sau:

Bảng 0.1.Thống kê tổng lượng hàng hóa qua các bến phao

Bến

2011

2012

2013

2014

2015

2016

B.6 Falcon

0

0

80.200

107.214

103.047

260.824

B.TL9

195.955

209.300

181.000

136.800

127.700

130.301

B.TL6-8

162.093

226.274

93.376

49.000

52.100

361.198

TL1, TL3,
TL5, TL6

Không khai thác

Tổng cộng

358.048

435.574

354.576

293.014

282.847

752.323

 

Theo thống kê nêu trên, hàng hoá thông qua bến khu vực Thiềng Liềng năm 2016 đã tăng mạnh trở lại (kể từ năm 2012), sản lượng hàng hóa năm 2016 tăng 167% so với năm 2015. Tuy nhiên sản lượng thông qua trong năm lớn nhất (năm 2016) tại khu vực Thiềng Liềng cũng chỉ đạt khoảng 42% công suất các bến phao đang khai thác.

0.1.3.3. Phân luồng tại các Cảng trong khu vực Luồng sông Sài Gòn – Vũng Tàu và rời Vũng Tàu – Thị Vải và sông Dinh

Từ nay đến năm 2020, dự kiến trong quá trình khai thác và từng bước phát triển bến phao xếp dỡ hàng, dự tính lượng hàng xếp dỡ chuyển tải qua bến phao đạt ở mức 30-35% lượng hàng dự báo cho cả khu vực.

è Bến phao TL2 và TL4 mà dự án thực hiện là 2 bến phao đã được Cảng vụ thành phố Hồ Chí Minh quy hoạch và Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt.Như vậy Dự án “Đầu tư xây dựng 2 bến phao TL2 và TL4 trên sông Ngã bảy - xã Thạch An, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh được đề xuất hoàn toàn phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam Bộ giai đoạn đến năm 2020, định hướng 2030.

Dự án này đã được chấp thuận của Bộ Giao thông Vận tải thể hiện qua văn bản số 3569/BGTVT-KHĐT ngày 9/4/2018 về việc Quy hoạch và nâng cấp, thiết lập mới các bến phao trên sông Ngã Bảy (khu vực Thiềng Liềng). Cục Hàng hải Việt Nam cũng đã có ý kiến chấp thuận dự án này bằng văn bản số 3748/CHHVN-KHĐT ngày 26/9/2018 về việc thỏa thuận vị trí và quy mô bến phao khu vực Thiềng Liềng – Cảng Sài Gòn phục vụ tàu thuyền neo cập để bốc xếp hàng hóa, hỗ trợ bến cảng cứng trong quá trình di dời.

Hình 0.1. Chi tiết Sơ đồ phân luồng cho tàu vào SG-VT, rời VT-TV và sông Dinh (theo phê duyệt của Bộ Giao thông Vận tải)

0.2. Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường 

Việc thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với Dự án  “Đầu tư 02 bến phao TL2, TL4 trên sông sông Ngã Bảy- xã Thạch An, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh” dựa trên những quy định của pháp luật và căn cứ kỹ thuật sau:

0.2.1. Các căn cứ pháp lý  trực tiếp thực hiện ĐTM

· Luật bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13;

· Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;

· Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường;

· Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;

· Thông tư 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường.

0.2.2. Các căn cứ pháp lý khác có liên quan

· Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giao thông đường thủy nội địa số 48/2014/QH13;

· Luật Hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội;

· Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008;

· Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012;

· Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

· Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, ngày 23/6/2014;

· Nghị định số 21/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21/3/2012 về Quản lý cảng biển và luồng hàng hải

· Nghị định 146/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/10/2013 về Công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam.

· Nghị định 128/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/10/2013 về Xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng cảng biển và vùng biển Việt Nam.

· Nghị định 109/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20/11/2014 về Quy chế bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải.

· Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/02/2015 Quy định về đánh về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

· Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/ 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

· Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

· Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng;

· Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải;

· Nghị định 143/2017/NĐ-CP ngày 14/12/2017 của Chính phủ Quy định về bảo vệ công trình Hàng Hải;

· Nghị định số 37/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển;

· Nghị định 159/2018-CP ngày 28/11/2018 của Chính chủ về Quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước thủy nội địa;

· Quyết định số 05/2008/QĐ-UBND TP HCM về việc ban hành Qui chế quản lý khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ;

· Quyết định số 2/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu;

· Quyết định số 63/2014/QĐ-TTg ngày 11/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ;

· Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư Quản lý chất thải nguy hại;

· Thông tư số 69/2015/TT-BGTVT ngày 09/11/2015 của Bộ Giao thông vận tải về Quy định về nạo vét luồng đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa kết hợp tận thu sản phẩm;

· Thông tư số 68/2015/TT-BGTVT ngày 06/11/2015 của Bộ Giao thông vận tải về Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải ban hành kèm theo Nghị định số 109/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ;

· Thông tư số 28/2015/TT-BGTVT ngày 30/6/2015 của Bộ Giao thông vận tải về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2013/TT-BGTVT ngày 29/8/2013 của Bộ Giao thông vận tải quy định về trình tự, thủ tục thực hiện nạo vét luồng hàng hải, khu nước, vùng nước trong vùng nước cảng biển kết hợp tận thu sản phẩm, không sử dụng ngân sách nhà nước và quản lý nhà nước về hàng hải đối với hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản trong vùng nước cảng biển và luồng hàng hải;

· Thông tư số 32/TT-BGTVT ngày 24/7/2015 của Bộ GTVT quy định bảo vệ môi trường trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông;

· Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT ngày 30/6/2016 của Bộ Giao thông vận tải Quy định về quản lý đường thủy nội địa;

· Thông tư số 41/2017/TT-BGTVT ngày 14 tháng 11 năm 2017 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển và Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường do tàu gây ra mà Việt Nam là thành viên (Công ước MARPOL).

0.2.3. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan

1. 

 

 

 

 

 

 

 

· QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về  nước thải sinh hoạt;

· QCVN 06:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

· QCVN 07: 2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;

· QCVN 19:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;

· QCVN 26:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

· QCVN 40:2011/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;

· QCVN 43:2012/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích;

· QCVN 05:2013/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

· QCVN 26:2014/BGTVT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu.

· QCVN 80:2014/BGTVT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm soát tiếng ồn trên tàu biển

· QCVN 03-MT:2015/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất;

· QCVN 08-MT:2015/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

· QCVN 20:2015/BGTVT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải.

· QCVN 24:2016/BYT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc.

· QCVN 26:2016/BYT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về vi khí hậu – Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc.

· QCVN 72: 2014/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phân cấp và chế tạo phao neo và phao tín hiệu.

0.2.4. Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án

· Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ Về việc Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

· Quyết định số 3327/QĐ-BGTVT ngày 29/8/2014 của Bộ giao thông vận tải phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam bộ (Nhóm 5) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

· Văn bản số 3569/BGTVT-KHĐT ngày 9/4/2018 của Bộ Giao thông Vận tải về việc Quy hoạch và nâng cấp, thiết lập mới các bến phao trên sông Ngã Bảy (khu vực Thiềng Liềng).

· Văn bản số 3748/CHHVN-KHĐT ngày 26/9/2018 của Bộ Giao thông Vận tải về việc thỏa thuận vị trí và quy mô bến phao khu vực Thiềng Liềng – Cảng Sài Gòn.

· Văn bản số 419/QĐ-CSG Quyết định của Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn về việc nâng cấp 02 bến phao TL2 và TL4 trên sông Ngã Bảy huyện Cần Giờ  TP. Hồ Chí Minh.

· Văn bản số 3218/UBND-CNN ngày 26/3/2019 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc xử lý nội dung kiến nghị của Công ty CP Vận tải & Thương mại Quốc Tế.

· Biên bản thỏa thuận về việc tiếp nhận nguồn vật chất nạo vét ngày 06/8/2019 giữa Công ty CP Vận tải & Thương mại Quốc Tế và Công ty CP cơ khí xây dựng giao thông.

0.2.5. Nguồn tài liệu do chủ dự án tạo lập

· Báo cáo kinh tế kỹ thuật ”Dự án Đầu tư Bến phao ITC Cái Mép -xã Thạch An , huyện Cần Giờ , thành phố Hồ Chí Minh”;

· Báo cáo kết quả khảo sát điều kiện địa chất, thủy văn;

· Các tài liệu khảo sát điều tra hiện trạng môi trường tự nhiên vùng Dự án do tập thể các cán bộ và nhân viên thực hiện tháng 12 năm 2018 gồm:

- Số liệu đo đạc về chất lượng không khí, tiếng ồn.

- Kết quả phân tích chất lượng nước mặt, môi trường trầm tích.

- Kết quả khảo sát và phân tích hệ sinh thái trong khu vực nghiên cứu.

0.3. Tổ chức thực hiện ĐTM

0.3.1. Phạm vi thực hiện ĐTM

“Đầu tư Bến phao ITC Cái Mép ”-xã Thạch An, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh” bao gồm các hoạt động nạo vét khu vực bến phao TL2, lắp đặt các bến phao TL2 và TL4, vận hành các bến phao và tháo dỡ mà không bao gồm các hạng mục có sẵn trên bờ của dự án như kho chứa, chỗ ở của công nhân…. Do vậy, phạm vi thực hiện ĐTM của Dự án bao gồm các hoạt động chuẩn bị (khảo sát), thi công, vận hành và tháo dỡ các bến phao TL2 và TL4.

0.3.2. Tổ chức thực hiện ĐTM

Thực hiện luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014, song song với quá trình lập dự án, Chủ dự án là Công ty CP Vận tải & Thương mại Quốc Tế chủ trì thực hiện việc Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Dự án và đệ trình lên Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt.

Công ty CP Vận tải & Thương mại Quốc Tế đã ký kết hợp đồng để thuê Tư vấn thực hiện ĐTM cho dự án và đơn vị Tư vấn môi trường được lựa chọn là:

- Tên đơn vị tư vấn:

- Người đại diện: ...............;               Chức vụ: Giám đốc

- Địa chỉ: ...Điện thoại:....

Quá trình tổ chức thực hiện ĐTM được tóm tắt qua các bước như sau:

1) Bước 1: Thu thập các số liệu, tư liệu liên quan đến dự án;

2) Bước 2: Khảo sát hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tài nguyên và môi trường;

3) Bước 3: Đo đạc, quan trắc, lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu môi trường đất, nước và không khí nhằm đánh giá hiện trạng môi trường khu vực. Đây là số liệu “nền” để dự báo, so sánh, đánh giá tác động của dự án đến môi trường khu vực dự án;

4) Bước 4: Phân tích, đánh giá các tác động đến môi trường trong quá trình thực hiện dự án, dự báo những tác động có lợi và có hại, trực tiếp, gián tiếp và kéo theo do hoạt động của dự án gây ra đối với môi trường vật lý (không khí, nước, tiếng ồn), đối với tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên nước – nguồn nước, tài nguyên sinh vật – động vật và thực vật), đối với môi trường kinh tế - xã hội (sức khỏe cộng đồng hoạt động kinh tế, sinh hoạt...);

5) Bước 5: Đưa ra các giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của dự án;

6) Bước 6: Thống kê các công trình xử lý môi trường đã thực hiện, đánh giá công trình xử lý nước thải sinh hoạt, , khí thải và đưa ra chương trình quản lý và giám sát môi trường của toàn bộ Dự án;

7) Bước 7: Tham vấn cộng đồng;

8) Bước 8: Hoàn thiện báo cáo và nộp lên Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt.

Danh sách tham gia thực hiện ĐTM bao gồm:

Bảng 0.2. Danh sách các thành viên tham gia thực hiện ĐTM

Họ tên

Cơ quan công tác

Chức vụ

Nội dung thực hiện

Chữ ký

I. Đơn vị chủ trì thực hiện ĐTM – Công ty CP Vận tải & Thương mại Quốc Tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Đơn vị tư vấn thực hiện ĐTM - Trung tâm Tư vấn Công nghệ và Môi trường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.4. Phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện ĐTM 

0.4.1. Các phương pháp ĐTM

Phương pháp đánh giá nhanh: Là phương pháp dùng để xác định nhanh tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải, nước thải, mức độ gây ồn, rung động phát sinh từ hoạt động của dự án. Việc tính tải lượng chất ô nhiễm được dựa trên các hệ số ô nhiễm sử dụng để có thể thực hiện tương đối chính xác việc tính tải lượng và nồng độ ô nhiễm trung bình cho từng ngành công nghiệp mà không cần đến thiết bị đo đạc - phân tích. Trong báo cáo này sử dụng các hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thiết lập. Hiện nay phương pháp này đã được chấp nhận và sử dụng ở nhiều quốc gia trong lập báo cáo ĐTM.

Phương pháp danh mục:  Phương pháp danh mục dùng để nhận dạng các tác động theo từng hành động và được sử dụng trong việc nhận dạng, dự báo cáo đánh giá tác động ở Chương 3.

Phương pháp ma trận: Là phương pháp phối hợp liệt kê các hành động của hoạt động phát triển với những nhân tố môi trường có thể bị tác động vào ma trận để đánh giá mức độ tác động đến môi trường của dự án, phương pháp được áp dụng trong chương 3 để đánh giá tác động môi trường.

Phương pháp mô hình toán: Được sử dụng để dự báo mức độ và phạm vi ô nhiễm môi trường không khí: Gifford & Hanna, Gilbert M. Masters và tiếng ồn: ASJ Model – 2003, các phương pháp được áp dụng trong chương 3 của báo cáo.

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng mô hình GNOME để dự báo tràn dầu trên sông theo các kịch bản khác nhau và kết quả được thể hiện ở chương 3 của báo cáo.

Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp sử dụng đội ngũ các chuyên gia có trình độ chuyên môn phù hợp và kinh nghiệm để thực hiện ĐTM. Giúp xác định, đánh giá và đưa ra các biện pháp giảm thiểu tác động dựa trên kinh nghiệm và sự tư vấn của các chuyên gia trên các lĩnh vực khác nhau liên quan tới dự án và việc thực hiện Dự án.

0.4.2. Các phương pháp khác

Phương pháp thống kê: là phương pháp đơn giản song rất cần thiết trong bước đánh giá sơ bộ tác động môi trường nhằm xác định các đặc trưng của chuỗi số liệu tài nguyên - môi trường.  

Điều tra xã hội học được tiến hành bằng cách phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương khu vực Dự án, lập các phiếu điều tra môi trường nhằm lựa chọn các thông số chủ yếu liên quan đến kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án;

Thống kê, phân tích và đánh giá theo danh mục các hợp phần môi trường sinh thái liên quan đến hoạt động phát triển vùng dự án, chọn ra các thông số cơ bản ảnh hưởng đến đa dạng sinh học theo các phương án đã dự tính.

Phương pháp so sánh: Dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Hiện trạng các thành môi trường xung quanh và nồng độ các chất thải từ các hoạt động của dự án đều được so sánh với các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn hiện hành của Việt Nam nhằm đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên; nguy cơ, mức độ nguy hại tới môi trường từ các hoạt động của dự án.

Phương pháp lấy mẫu và phân tích môi trường: Áp dụng để lấy mẫu và phân tích các thành phần môi trường vật lý, cụ thể được chỉ ra ở dưới đây.

Bảng 0.3.Các phương pháp phân tích

Thành phần/Thông số

Phương pháp

1. Lấy mẫu

Nước mặt

TCVN 6663-6:2008

Nước ngầm

TCVN 6663-11:2011

Đất

TCVN 7538-2:2005

Trầm tích

TCVN 6663-13:2015

2. Xử lý và bảo quản mẫu

Nước

TCVN 6663-8:2008

Đất

TCVN 6647:2007

Trầm tích

TCVN 6663-15:2004

3. Phân tích nước

 

Nhiệt độ

SMEWW2550B:2012

pH

TCVN 6492:2011

Độ đục

TCVN 6184:2008

Oxy hòa tan (DO)

TCVN 7325:2004

Nhu cầu oxy hóa học (COD)

SMEWW5220C:2012

Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5)

TCVN 6001-1:2008

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

TCVN 6625:2000

Đồng (Cu)

SMEWW 3125:2012

Kẽm (Zn)

SMEWW 3125:2012

Sắt (Fe)

TCVN 6177:1996

Cd

SMEWW 3125:2012

Asen (As)

SMEWW 3125:2012

Chì (Pb)

SMEWW 3125:2012

Dầu mỡ

SMEWW 5520B:2012

Coliform

TCVN 6187-1:2009

Độ cứng

SMEWW2340C:2012

Độ dẫn điện

Đo tại hiện trường

TS

SMEWW2540B:2012

Mangan (Mn)

SMEWW3500-MnB:2012

4. Phân tích đất và  trầm tích

Asen

TCVN 8467:2010

Đồng

TCVN 6496:2009

Kẽm

TCVN 6496:2009

Chì

TCVN 6496:2009

Cadimi

TCVN 6496:2009

5. Lấy và phân tích khí

Vi khí hậu

QCVN46:2012/BTNMT

TSP

TCVN 5067:1995

CO

HD-9-5.7

NO2

TCVN 6137:2009

SO2

TCVN 5971:1995

Tiếng ồn

TCVN 7878-2:2010

 

Phương pháp kế thừa: Nhóm thực hiện đã kế thừa các số liệu, dữ liệu công bố của các báo cáo khác nhau để đưa vào chương 2 và 3 của báo cáo ĐTM này.

GỌI NGAY 0907957895
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline:  028 3514 6426 - 0903 649 782 
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
UA-179584089-1