Các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM được mô tả tóm tắt như sau
Ngày đăng: 03-03-2020
2,146 lượt xem
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT iii
CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 8
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 8
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án 11
1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án 11
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án 11
1.4.3. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án 14
1.4.4. Các hoạt động chính trong giai đoạn vận hành 18
1.4.5. Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến 18
1.4.6. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các sản phẩm (đầu ra) của dự án 19
1.4.7. Tiến độ thực hiện dự án 21
1.4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 22
CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 26
2.1. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 26
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất 26
2.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng 27
2.1.4 Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí 32
2.1.5. Hiện trạng tài nguyên sinh vật 36
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 36
2.1.3.Về Quốc phòng – An ninh: 39
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 41
3.1. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG 41
3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án 41
3.1.2. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án 44
3.1.2. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn hoạt động của dự án 61
3.1.3. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án 67
3.2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo 71
4.1. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN 74
4.1.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn chuẩn bị 74
4.1.3. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn vận hành 83
4.2. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN 90
4.2.1. Giai đoạn phá dỡ và thi công xây dựng công trình 90
4.2.2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn vận hành 94
4.3. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 96
CHƯƠNG 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 99
5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 99
5.1.1. Chương trình quản lý môi trường trong các giai đoạn của dự án 99
5.1.2. Giáo dục đào tạo môi trường 109
5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 109
5.2.1. Giám sát môi trường trong giai đoạn tiền thi công 109
5.2.2. Giám sát môi trường trong giai đoạn xây dựng 109
5.2.3 Giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành 110
CHƯƠNG 6 THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 112
6.1. TÓM TẮT VỀ QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 112
6.2. KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 112
6.2.1. Ý kiến của UBND Phường 17 112
6.2.2. Ý kiến của người dân nơi ảnh hưởng trực tiếp tới dự án 113
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 114
BHYT BHXH BOD5 BQL BOT BTCT BVMT CEPT
COD CTR CTNH ĐBSCL DO ĐTM ĐT GPMB GTVT KCN KT – XH N – NH4+ PCCC QCVN TCVN TCXDVN TĐC TP.HCM TSS TT SKHĐT STNMT QĐ VPTKTTĐPN UBND
|
: Bảo hiểm y tế : Bảo hiểm xã hội : Nhu cầu oxi sinh học : Ban quản lý : Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao công nghệ : Bê tông cốt thép : Bảo vệ môi trường : Trung tâm Khoa học công nghệ và Bảo vệ môi trường giao thông vận tải : Nhu cầu oxi hóa học : Chất thải rắn : Chất thải nguy hại : Đồng bằng sông Cửu Long : Oxy hòa tan : Đánh giá tác động môi trường : Đường tỉnh : Giải phóng mặt bằng : Giao thông vận tải : Khu công nghiệp : Kinh tế - Xã hội : Hàm lượng amoni : Phòng cháy chữa cháy : Qui chuẩn Việt Nam : Tiêu chuẩn Việt Nam : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam : Tái định cư : Thành phố Hồ Chí Minh : Tổng chất rắn lơ lửng : Thông tư :Sở Kế hoạch Đầu tư : Sở Tài Nguyên và Môi Trường : Quyết định : Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam : Uỷ Ban nhân dân
|
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 0.1: Danh sách thành viên tham dự thực hiện báo cáo ĐTM của Dự án 4
Bảng 1.1: Thống kê diện tích theo phân khu chức năng 17
Bảng 1.2:Các loại phương tiện, máy móc thiết bị thi công chính 18
Bảng 1.3: Máy móc, thiết bị sử dụng trong giai đoạn hoạt động 19
Bảng 1.4: Tổng hợp khối lượng vật liệu xây dựng 19
Bảng 1.5: Nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn thi công xây dựng 20
Bảng 1.6:Bảng dự báo nhu cầu dùng nước 21
Bảng 1.7: Nhu cấu dùng điện 21
Bảng 2.1. Diễn biến nhiệt độ qua các năm 28
Bảng 2.2: Diễn biến độ ẩm tương đối trung bình qua các năm 29
Bảng 2.3. Gió - hướng gió từng tháng trong năm 30
Bảng 2.4: Diễn biến lượng mưa trung bình tháng qua các năm 30
Bảng 2.5: Diễn biến số giờ nắng qua các năm 31
Bảng 2.6. Vị trí các điểm đo đạc và lấy mẫu 33
Bảng 2.7. Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng không khí xung quanh 34
Bảng 2.8. Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng nước mặt 35
Bảng 2.9. Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất 35
Bảng 3.2:Mức ồn điển hình của các thiết bị, phương tiện thi công ở khoảng cách 1m 43
Bảng 3.4: Tóm lược các tác động trong giai đoạn xây dựng của dự án 45
Bảng 3.5: Hệ số phát thải khí do 1 phương tiện tham gia giao thông 48
Bảng 3.6: Tải lượng các chất khí ô nhiễm phát sinh từ hoạt động vận chuyển 48
Bảng 3.7:Nồng độ bụi từ hoạt động vật chuyển 49
Bảng 3.8: Lượng dầu tiêu thụ của các máy móc thiết bị thi công 51
Bảng 3.9:Tải lượng khí thải tại khu vực thi công 51
Bảng 3.10: Nồng độ các khí ô nhiễm khí thải của phương tiện thi công 52
Bảng 3.11: Thành phần bụi khói một số loại que hàn 53
Bảng 3.12: Tỷ trọng các chất ô nhiễm trong hàn điện kim loại (mg/que hàn) 53
Bảng 3.13: Nồng độ ô nhiễm do hàn điện 53
Bảng 3.14: Tải lượng ô nhiễm bụi do quá trình chà nhám hoàn thiện công trình 54
Bảng 3.15: Nồng độ ô nhiễm bụi do quá trình chà nhám hoàn thiện công trình 54
Bảng 3.16: Kết quả tính toán và dự báo độ ồn cho khu vực dự án 59
Bảng 3.17: Tổng hợp các tác động môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng 61
Bảng 3.18: Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 61
Bảng 3.19: Đối tượng, quy mô bị tác động giai đoạn dự án đi vào hoạt động 62
Bảng 3.20: Tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý). 64
Bảng 3.21:Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 64
Bảng 3.22: Nhận xét mức độ chi tiết và độ tin cậy của các đánh giá đã áp dụng 71
Bảng 5.1: Chương trình quản lý môi trường trong các giai đoạn của dự án 100
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Bản đồ minh họa phạm vi Dự án 9
Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức, quản lý Dự án trong giai đoạn xây dựng 23
Hình 1.4: Sơ đồ tổ chức quản lý giai đoạn vận hành tòa nhà 23
Hình 4.1: Sơ đồ thoát nước thải thi công và nước mưa chảy tràn trong quá trình thi công 79
Hình 4.2: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hồ lắng 79
Hình 4.3. Sơ đồ quản lý chất thải rắn 81
Hình 4.4: Sơ đồ thu gom và xử lý nước mưa 84
Hình 4.5: Phương án thu gom nước thải của các hộ chung cư 85
Hình 4.6: Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn 86
Hình 4.7: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải tòa nhà 87
Hình 4.8: Sơ đồ thu gom rác thải của dự án 89
Hình 4.9: Sơ đồ quản lý môi trường cho Dự án 97
Các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM được mô tả tóm tắt như sau
MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
1.1. Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án
Với những điều kiện về thiên nhiên sẵn có và vị trí chiến lược, khu vực Quận Bình Thạnh nói chung và khu vực dự án nói riêng có điều kiện thuận lợi để phát triển khu lưu trú cụ thể là trong việc xây dựng các tòa nhà sử dụng làm Khách sạn, văn phòng cho thuê phục vụ nhu cầu của thị trường hiện nay.
Vị trí khu đất nghiên cứu dự án tại phường 17, nằm trên trục đường Nguyễn Cửu Vân. Đây là vị trí khá thuận lợi trong giao lưu kinh tế và văn hóa giữa các khu vực nội thành và các khu lân cận, là nơi tập trung rất đông nguời có nhiều điều kiện thuận lợi cả về vị trí địa lý, sự tác động qua lại để dự án thực hiện có hiệu quả về mặt kinh tế và mặt xã hội. Từ những phân tích trên cho thấy khu vực dự án nghiên cứu hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để đầu tư xây dựng Văn phòng - khách sạn. Khu đất thực hiện dự án thuộc đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lên 1/2000 Khu dân cư phường 17, quận Bình Thạnh đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1815/QĐ/UBND ngày 12/4/2013, vị trí khu đất thuộc ô phố I-39 quy hoạch đất ở hiện hữu kết hợp xây mới.
Dự án đầu tư xây dựng công trình Văn phòng - Khách sạn Long's Tower tại số 101-103 đường Nguyễn Cửu Vân, phường 17, Quận Bình Thạnh, TP.HCM thuộc mục 34 phụ lục II, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. Dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM).
Tuân thủ nghiêm Luật bảo vệ môi trường 2014,Công ty TNHH đầu tư xây dựng Thăng Long Berlin đã phối hợp với đơn vị tư vấn là Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và TKXD Minh Phương tiến hành khảo sát và lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Đầu tư xây dựng Dự án đầu tư xây dựng công trình Văn phòng - Khách sạn Long's Tower tại số 101 đường Nguyễn Cửu Vân, phường 17, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư
Dự án đầu tư xây dựng công trình Văn phòng - Khách sạn Long's Tower tại số 101 -103 đường Nguyễn Cửu Vân, phường 17, Quận Bình Thạnh, TP.HCM do Công ty TNHH đầu tư xây dựng Thăng Long Berlin phê duyệt.
1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án, quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt
Dự án được thiết kế và đầu tư xây dựng phù hợp với yêu cầu và quy hoạch phát triển chung của Thành phố Hồ Chí Minh và quận Bình Thạnh, cụ thể:Quyết định số 1815/QĐ/UBND ngày 12/4/2013, vị trí khu đất thuộc ô phố I-39 quy hoạch đất ở hiện hữu kết hợp xây mới.
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM
2.1. Liệt kê các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án.
2.1.1 Luật, Nghị định, thông tư
- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/06/2006;
- Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2008;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2013;
- Luật Luật Đất đai năm số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013.
- Luật PCCC số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 thông qua ngày 23 tháng 06 năm 2014.
- Luật đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ: Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 về quản lý chất thải rắn và phế liệu;
- Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Thủ tướng Chính Phủ qui định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 quy định về quản lý chất thải nguy hại.
- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 05 năm 2015 của Bộ Tài nguyên Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 16/2014/QĐ-UBND ngày 06/05/2014 của UBND Tp. HCM về phân vùng các nguồn tiếp nhận nước thải trên địa bàn Tp. HCM;
- Quyết định 44/2015/QĐ-UBND ngày 21/12/2015 của UBND Tp. HCM về quy định quản lý bùn thải trên địa bàn Tp. HCM.
2.2.2 Các quy chuẩn Việt Nam
a. Quy chuẩn chất lượng nước
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
- QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
- QCVN 38:2011/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh
- QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt.
b. Quy chuẩn chất lượng không khí
- QCVN 06:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh
- QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ
- QCVN 20:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ
- QCVN 05:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh
c. Quy chuẩnvề chất lượng đất
- QCVN 03-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép về kim loại nặng trong đất.
d. Quy chuẩn về tiếng ồn và độ rung:
- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
- QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung
e. Quy chuẩn kỹ thuật cho quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại
- TCVN 6705:2009 Chất thải rắn thông thường – phân loại
- TCVN 6706:2009 Chất thải nguy hại – phân loại
- TCVN 6707:2009 Chất thải nguy hại – dấu hiệu cảnh báo
- QCVN 07:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại
2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định của các cấp có thẩm quyền về dự án
- Văn bản số 4072/SQHKT v/v cung cấp thông tin quy hoạch đô thị tại điểm số 101-103 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.
2.3. Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường
− Hồ sơ Đề xuất xây dựng Dự án “Dự án đầu tư xây dựng công trình Văn phòng - Khách sạn Long's Tower tại số 101 đường Nguyễn Cửu Vân, phường 17, Quận Bình Thạnh, TP.HCM”.
− Thuyết minh thiết kế cơ sở Dự án “Dự án đầu tư xây dựng công trình Văn phòng - Khách sạn Long's Tower tại số 101 đường Nguyễn Cửu Vân, phường 17, Quận Bình Thạnh, TP.HCM”.
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.1. Tóm tắt về tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Dự án đầu tư xây dựng công trình Văn phòng - Khách sạn Long's Tower tại số 101-103 đường Nguyễn Cửu Vân, phường 17, Quận Bình Thạnh, TP.HCM” thực hiện dưới sự tư vấn của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thiết Kế Xây Dựng Minh Phương.
Thông tin về Chủ đầu tư
· Nhà đầu tư: Công ty TNHH đầu tư xây dựng Thăng Long Berlin
− Địa chỉ liên hệ: 101 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
− Đại diện: Ông Võ Văn Quân Chức vụ: Giám đốc
− Điện thoại: 08.38273083Fax: 08. 38274754
− Email:
Thông tin về đơn vị tư vấn
· Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thiết Kế Xây Dựng Minh Phương
− Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. ĐaKao, Quận 1. TP. HCM
− Đại diện đơn vị tư vấn: Ông Nguyễn Văn Thanh Chức vụ: Giám đốc
− Điện thoại: 08. 22 142 126
− Email: ctyminhphuongpmc2@gmail.com
3.2. Danh sách những người tham gia thực hiện đánh giá tác động môi trường
Danh sách các thành viên tham gia thực hiện báo các ĐTM tại Bảng 0.1:
Bảng 0.1: Danh sách thành viên tham dự thực hiện báo cáo ĐTM của Dự án
STT |
Họ và tên |
Chức danh/ Tổ chức |
Học hàm, học vị và chuyên ngành đào tạo |
Nội dung phụ trách trong quá trình ĐTM |
Chữ ký của người trực tiếp tham gia ĐTM |
A |
Thành viên của Chủ dự án |
||||
1 |
Võ Văn Quân |
Giám đốc |
|
Chịu trách nhiệm về nội dung ĐTM |
|
B |
Danh sách của những người trực tiếp tham gia ĐTM và lập báo cáo ĐTM |
||||
1 |
Nguyễn Văn Thanh |
Giám đốc |
Quản lý dự án |
Phụ trách chung việc tổ chức khảo sát, lập báo cáo ĐTM |
|
2 |
Lê Thị Thùy Duyên |
TP. QLMT |
Th.s Kỹ Thuật môi trường |
- Chịu trách nhiệm chung về chất lượng báo cáo ĐTM. - Phụ trách nội dung hiện trạng thủy văn và tác động đến chế độ thủy văn, thủy lực. |
|
4 |
Võ Thị Bích Ty |
Chuyên viên |
Kỹ sư môi trường |
Chuyên gia lập báo cáo chuyên đề |
|
5 |
Hoàng Lê Minh Hằng |
Chuyên viên |
Kỹ sư môi trường |
Chuyên gia lập báo cáo chuyên đề |
|
6 |
Vũ Thị Là |
Chuyên viên |
Kỹ sư môi trường |
Chuyên gia lập báo cáo chuyên đề |
|
7 |
Trương Nhật Tân |
Chuyên viên |
Kỹ sư môi trường |
Chuyên gia lập báo cáo chuyên đề |
|
8 |
Phạm Thị Thanh Nga |
Chuyên viên |
Kỹ sư môi trường |
Chuyên gia lập báo cáo chuyên đề |
|
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM được mô tả tóm tắt như sau:
4.1. Các phương pháp Đánh giá tác động môi trường
4.1.1. Phương pháp thống kê
Nhằm thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực xây dựng Dự án.
4.1.2. Phương pháp lập bảng liệt kê (Check list)
Phương pháp này dựa trên việc lập bảng thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án với các thông số môi trường có khả năng chịu tác động bởi dự án nhằm mục tiêu nhận dạng tác động môi trường. Một bảng kiểm tra được xây dựng tốt sẽ bao quát được tất cả các vấn đề môi trường của dự án, cho phép đánh giá sơ bộ mức độ tác động và định hướng các tác động cơ bản nhất cần được đánh giá chi tiết.
Đối với phương pháp này, có 2 loại bảng liệt kê phổ biến nhất gồm bảng liệt kê đơn giản và bảng liệt đánh giá sơ bộ mức độ tác động.
− Bảng liệt kê đơn giản: được trình bày dưới dạng các câu hỏi với việc liệt kê đầy đủ các vấn đề môi trường liên quan đến dự án. Trên cơ sở các câu hỏi này, các chuyên gia nghiên cứu ĐTM với khả năng, kiến thức của mình cần trả lời các câu hỏi này ở mức độ nhận định, nêu vấn đề. Bảng liệt kê này là một công cụ tốt để sàng lọc các loại tác động môi trường của dự án từ đó định hướng cho việc tập trung nghiên cứu các tác động chính.
− Bảng liệt kê đánh giá sơ bộ mức độ tác động: nguyên tắc lập bảng cũng tương tự như bảng liệt kê đơn giản, song việc đánh giá tác động được xác định theo các mức độ khác nhau, thông thường là tác động không rõ rệt, tác động rõ rệt và tác động mạnh. Việc xác định này tuy vậy vẫn chỉ có tính chất phán đoán dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của chuyên gia, chưa sử dụng các phương pháp tính toán định lượng.
Như vậy, lập bảng liệt kê là một phương pháp đơn giản, nhưng hiệu quả không chỉ cho việc nhận dạng các tác động mà còn là một bảng tổng hợp tài liệu đã có, đồng thời giúp cho việc định hướng bổ sung tài liệu cần thiết cho nghiên cứu ĐTM. Như vậy, phải thấy rằng, hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn chuyên gia và trình độ, kinh nghiệm của các chuyên gia đó.
4.1.3.Phương pháp đánh giá nhanh (rapid Assessment)
Phương pháp đánh giá nhanh dùng để xác định nhanh tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải, nước thải, mức độ gây ồn, rung động phát sinh từ hoạt động của dự án. Việc tính tải lượng chất ô nhiễm được dựa trên các hệ số ô nhiễm. Thông thường và phổ biến hơn cả là việc sử dụng các hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và của Cơ quan Môi trường Mỹ (USEPA) thiết lập.
4.1.4.Phương pháp chuyên gia
Phương pháp sử dụng đội ngũ các chuyên gia có trình độ chuyên môn phù hợp và kinh nghiệm để ĐTM.
4.1.5. Phương pháp dự báo
Dựa vào các số liệu đã tính toán, khảo sát, dự báo về các tác động liên quan tới môi trường của dự án: dự báo cường độ xe chạy; dự báo về hàm lượng bụi phát sinh, dự báo về ảnh hưởng của độ ồn, độ rung và các tác động liên quan đến kinh tế, xã hội khác.
Phương pháp này được sử dụng trong Chương 3 của Báo cáo.
4.1.6. Phương pháp ma trận
Các số liệu tính toán được sắp xếp theo ma trận để dễ cho việc tính toán và so sánh. Sắp xếp mức độ ô nhiễm về khí thải của các dòng xe chạy; nước thải sinh hoạt…Phương pháp này được sử dụng trong Chương 3 của Báo cáo.
4.1.7. Phương pháp mô hình hóa
Một số thông tin được mô hình hóa để biểu thị rõ hơn, như mô hình mô phỏng độ ồn ảnh hưởng theo khoảng cách, từ đó nhận định, đánh giá chính xác hơn. Mô hình này được sử dụng trong chương 3 của Báo cáo.
4.2.Các phương pháp khác
4.2.1 Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát các yếu tố khí tượng thuỷ văn và trầm tích.
Khảo sát nguồn cung cấp vật liệu, đường giao thông, đường thuỷ khu vực để có cơ sở nghiên cứu đánh giá.
4.2.2 Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập thông tin về dự án, môi trường tự nhiên và xã hội khu vực thực hiện từ chủ đầu tư, UBND xã, huyện và các cơ quan quản lý nhà nước.
4.2.3 Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu
Việc lấy mẫu và phân tích các mẫu của các thành phần môi trường là không thể thiếu trong việc xác định và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực triển khai dự án.
Sau khi khảo sát hiện trường, chương trình lấy mẫu và phân tích mẫu sẽ được lấy ra với các nội dung chính như: vị trí lấy mẫu, thông số đo đạc và phân tích, nhân lực, thiết bị và dụng cụ cần thiết, thời gian thực hiện, kế hoạch bảo quản mẫu, kế hoạch phân tích…
4.2.4. Phương pháp tham vấn
Phương pháp này sử dụng trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương tại nơi thực hiện Dự án để thu thập các thông tin cần thiết cho công tác ĐTM.
4.2.5. Phương pháp so sánh
Dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. TÊN DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VĂN PHÒNG - KHÁCH SẠN LONG'S TOWER TẠI 101-103 NGUYỄN CỬU VÂN, PHƯỜNG 17, QUẬN BÌNH THẠNH ( Quy mô:120 phòng khách sạn)
1.2. CHỦ DỰ ÁN
· Nhà đầu tư: Công ty TNHH đầu tư xây dựng Thăng Long Berlin
− Địa chỉ liên hệ: 101 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
− Đại diện: Ông Võ Văn Quân Chức vụ: Giám đốc
− Điện thoại: 08.38273083Fax: 08. 38274754
− Email:
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
Vị trí khu đất quy hoạch xây dựng Dự án đầu tư xây dựng công trình Văn phòng - Khách sạn Long's Tower tại số 101-103 đường Nguyễn Cửu Vân, phường 17, Quận Bình Thạnh, TP.HCM trên tổng diện tích 919,1m2, ranh giới khu đất quy hoạch như sau:
· Vị trí khu đất tiếp giáp
Phía Đông Bắc giáp: đường Nguyễn Cửu Vân
Phía Tây giáp: giáp nhà dân
Phía Đông Nam: giáp nhà dân
Phía Tây Nam: Giáp nhà dân
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn