Thuyết minh đề án khu du lịch sinh thái trong rừng tràm. Nhu cầu phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong thời gian tới: Phát triển mô hình vừa khai thác tiềm năng du lịch sinh thái vừa bảo tồn phát triển hệ sinh thái tràm, tre, bộ sưu tập sen, súng,…giữ vững giá trị làm du lịch theo hướng bền vững và cung cấp một địa điểm tham quan trải nghiệm, nghỉ dưỡng cho du khách.
MỤC LỤC THUYẾT MINH
1.2 Hiện trạng và lợi thế liên quan đến tiềm năng phát triển du lịch sinh thái 3
1.3 Bối cảnh, sự cần thiết của việc phát triển du lịch sinh thái 4
2. Nguyên tắc phát triển du lịch. 4
CHƯƠNG I. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI RỪNG TRÀM .. 6
I.1. Điệu kiện tự nhiên và tiềm năng du lịch tự nhiên. 6
I.1.1. Vị trí địa lí, ranh giới và diện tích. 6
I.1.3. Khí hậu và mùa vụ du lịch. 9
I.1.5. Hiện trạng sử dụng đất 13
I.1.8. Cảnh quan thiên nhiên. 23
I.2. Dân sinh, kinh tế - xã hội và tiềm năng du lịch văn hóa. 24
I.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 24
I.2.3. Tiềm năng du lịch văn hóa. 25
I.4. Hiện trạng hoạt động du lịch. 26
I.4.1. Công tác tổ chức quản lý và nguôn nhân lực. 27
I.4.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. 28
I.4.3. Hiện trạng loại hình và sản phẩm du lịch. 29
I.4.4. Hiện trạng các điểm, tuyến và chương trình du lịch. 29
I.4.6. Các bên liên quan và hợp tác trong phát triển du lịch. 30
I.4.7. Hiện trạng hoạt động xúc tiến, quảng bá. 30
I.4.8. Hiện trạng sự tham gia của cộng đồng. 31
I.4.9. Hiện trạng công tác bảo vệ môi trường du lịch. 31
I.4.10. Hiện trạng hoạt động diễn giải thông qua du lịch. 31
I.4.11. Kết quả hoạt động kinh doanh. 31
II.1. Căn cứ xây dựng đề án. 33
II.1.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn. 35
II.2. Định hướng phát triển. 38
II.3. Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển. 40
II.3.2. Các chỉ tiêu phát triển. 40
II.4.2. Từ các cộng đồng và các công ty du lịch. 42
II.4.3. Từ nội tại Ban quản lý. 42
II.5.1. Định hướng và thuyết minh phương án lựa chọn các điểm du lịch. 42
II.5.2. Định hướng và thuyết minh phương án lựa chọn các tuyến du lịch. 68
II.6. Đề xuất các danh mục dự án ưu tiên đầu tư, kinh phí thực hiện. 71
II.6.1. Khái toán đầu tưu, nguồn vốn, phân kỳ đầu tư (giai đoạn 2023-2025). 71
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI, NGHỈ DƯỠNG, GIẢI TRÍ KHU RỪNG TRÀM.. 79
III.1. Nhóm giải pháp bảo vệ phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học………. 79
III.1.1. Giải pháp bảo vệ rừng. 79
III.1.2. Giải pháp phát triển rừng. 80
III.1.3. Giải pháp bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. 83
III.2. Nhóm các giải pháp về cơ chế, chính sách và quản lý. 85
III.3. Nhóm các giải pháp giảm thiểu các tác động của môi trường. 85
III.3.1. Giai đoạn xây dựng Đề án. 85
III.3.2. Giai đoạn đưa Đề án vào khai thác sử dụng. 89
III.4. Nhóm các giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch………. 91
III.5. Nhóm giải pháp phát triển loại hình, sản phẩm du lịch. 92
III.6. Nhóm các giải pháp phát triển của Đề án. 92
III.7. Nhóm các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực. 93
III.8. Nhóm các giải pháp về xúc tiến, quảng bá. 94
III.9. Nhóm các giải pháp về duy trì chức năng phòng hộ của rừng. 95
III.10. Nhóm các giải pháp liên kết phát triển du lịch. 95
CHƯƠNG IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN, QUẢN LÝ GIÁM SÁT VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN 96
IV.1.1. Ban quản lý rừng tràm. 96
IV.1.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 96
IV.1.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư. 96
IV.1.5. Sở Văn hóa thể thao và Du lịch. 97
IV.1.6. Sở Tài nguyên và Môi trường. 97
IV.1.8. Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh. 97
IV.1.9. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh liên quan. 97
IV.1.10. Ủy ban Nhân dân huyện Cao Lãnh. 97
IV.1.11. Trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển DLST…………. 98
IV.2. Tổ chức đánh giá, giám sát 98
IV.3.2. Hiệu quả về văn hóa xã hội 99
IV.3.3. Hiệu quả bảo vệ môi trường. 99
IV.3.4. Hiệu quả an ninh quốc phòng. 99
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100
TÓM TẮT ĐỀ ÁN
Nhu cầu phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong thời gian tới: Phát triển mô hình vừa khai thác tiềm năng du lịch sinh thái vừa bảo tồn phát triển hệ sinh thái tràm, tre, bộ sưu tập sen, súng,…giữ vững giá trị làm du lịch theo hướng bền vững và cung cấp một địa điểm tham quan trải nghiệm, nghỉ dưỡng cho du khách.
Các mục tiêu phát triển chính:
- Thu hút được thêm nhà đầu tư để liên doanh, và thuê môi trường rừng để phát triển du lịch trong Rừng tràm;
- Mở rộng, phát triển các hạng mục, nâng cấp các công trình phục vụ khai thác du lịch tại các điểm, tuyến du lịch.
- Mở rộng và nâng cấp tuyến đường bộ nối liền quốc lộ 30 với Khu du lịch để thuận tiện cho việc đi lại của du khách, đồng thời rút ngắn được thời gian di chuyển.
- Năng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng đối với môi trường, đa dạng sinh học.
- Tạo việc làm thường xuyên và thu nhập cao hơn cho người lao động tại địa phương
- Thu hút được nguồn lao động địa phương, góp phần tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, ổn định đời sống nhân dân ở các Xã Vùng đệm và giảm áp lực phụ thuộc vào rừng.
Dự án ưu tiên phát triển của Đề án: Khu du lịch sinh thái gắn với bảo tồn phát triển cây tràm, cây tre.
Tổng mức đầu tư: 646.826.000.000 đồng (Bằng chữ: Sáu trăm bốn mươi sáu tỷ, tám trăm hai mươi sáu triệu đồng), tương đương 26.623.832 USD (Bằng chữ: Hai mươi sáu triệu, sáu trăm hai mươi ba nghìn, tám trăm ba mươi hai đô la Mỹ). Trên cơ sở quy mô đầu tư, hạng mục đầu tư, các hạng mục về chi phí đầu tư và các cơ sở tính toán nêu trên, kết quả tính toán tổng mức đầu tư của Đề án (được lập thành bảng tổng hợp chi tiết mô tả ở phần sau của Đề án)
Các giải pháp chính để triển khai, thực hiện đề án
- Giải pháp bảo vệ phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học
- Giải pháp về cơ chế, chính sách quản lý
- Giải pháp giảm thiểu tác động của môi trường
- Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuạt du lịch
- Giải pháp phát triển loại hình, sản phẩm du lịch
- Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
- Giải pháp về xúc tiến, quảng bá
- Giải pháp liên kết phát triển du lịch
MỞ ĐẦU
- Ngày 17 tháng 4 năm 2013, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ra Quyết định số 369/QĐ-UBND.HC về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Đồng Tháp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Trong đó đã đề ra nhiều chương trình Đề án hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, với tổng kinh phí thực hiện hơn 80 tỷ đồng. Trong đó có nội dung điều tra, đánh giá ĐDSH khu rừng tràm. Việc thực hiện Đề án điều tra tổng thể đa dạng sinh học tại Ban quản lý rừng Tràm sẽ tạo cơ sở khoa học cần thiết cho việc theo dõi, đánh giá, dự báo xu thế biến động về đa dạng sinh học, đặc biệt là các loài quý, hiếm trong những năm tiếp theo, lựa chọn giải pháp khôi phục và phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên của Rừng tràm. Ngoài ra, sẽ đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học cho sự phát triển bền vững về kinh tế-xã hội của huyện Cao Lãnh nói riêng, tỉnh Đồng Tháp nói chung, đồng thời góp phần cải thiện sinh kế và thu nhập cho người dân địa phương, thu hút họ tham gia cung ứng các dịch vụ môi trường và hệ sinh thái.
Trên cơ sở kết quả khảo sát, điều tra thực địa và kế thừa báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học “Đề án Điều tra hiện trạng đa dạng sinh học và đề xuất các giải pháp bảo tồn, sử dụng bền vững khu rừng Tràm, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cao Lãnh năm 2015, danh mục thực vật rừng có 51 loài thực vật thân thảo. Loài thân gỗ chủ yếu là Tràm ta.
Trong đó, khu vực còn có 250 ha rừng nguyên sinh, với những bưng trấp, lung, bàu đầy sen, súng, lau sậy, cà na, gáo,…
a) Nhóm thú
Hệ động vật ở rừng ngập phèn ghi nhận được 06 loài thú thuộc 04 họ, 02 bộ. Gồm: Chuột lắt, Chuột Hươu bé, Chuột Cống, Chuột Chù, Sóc chân vàng, Khỉ đuôi dài.
b) Nhóm Chim
Tại khu vực lập phương án có 69 loài chim, thuộc 31 họ, 11 bộ. Trong đó, có 03 loài chim quý hiếm, quan trọng bảo tồn có tên trong Sách đỏ Việt Nam 2007 và trong danh lục các loài bị đe dọa của IUCN 2014 là Cổ rắn (Anhinga melanogaster) (SĐVN 2007 VU; IUCN 2015 NT), Cò nhạn (Anastomus oscitans) (SĐVN 2007 VU; IUCN 2015 LC) và Cốc đế (Phalacrocorax carbo) (SĐVN 2007 EN; IUCN 2015 LC).
c) Nhóm bò sát
Tại khu vực lập phương án đã ghi nhận được 13 loài bò sát thuộc 04 họ, 01 bộ. Trong 13 loài ghi nhận, có 2 loài bắt gặp (Rắn bồng voi Enhydris bocourti; Rắn sọc dưa Coelognathus radiatus) có trong trong danh lục của IUCN, cấp VU (Sắp nguy cấp) và 1 loài (Trăn gấm Python reticulatus) nằm trong Nghị định 32.
d) Nhóm lưỡng cư
Tại khu vực điều tra có 05 loài lưỡng cư thuộc 02 họ, 01 bộ. Gồm các loài như: Chàng xanh, Cóc nhà, Ngóe, Cóc nước sần, Ếch đồng
Theo báo cáo Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Đồng Tháp (Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Tháp 2011) cho thấy trong Rừng tràm đã ghi nhận được 19 loài lưỡng cư thuộc 05 họ, 02 bộ.
e) Nhóm cá
- Gồm 2 nhóm:
+ Nhóm di cư lên thượng lưu: các đối tượng thuộc nhóm này thường di cư lên thượng nguồn để sinh sản, sau đó cá con trôi dạt xuống vùng hạ lưu để sinh trưởng và phát triển. Đặc trưng cho nhóm này là: cá linh (Henicorhynchus lobatus) ở các 4A, điểm 5 và điểm 6; cá dảnh (Puntioplites proctozysron) ở các điểm 3, điểm 5 và điểm 6; cá lăng (Hemibagrus cf. nemurus) ở các điểm 5 và điểm 6; cá chốt sọc (Mystus mysticetus) ở các 4A, điểm 5 và điểm 6.
+ Nhóm ít di cư: các đối tượng trong nhóm này có khuynh hướng tại chỗ hay di cư đến những vùng đầm lầy để sinh sản. Một số loài đặc trưng như cá lóc 6 (Channa striata), cá rô đồng (Anabas testudineus), cá thát lát (Notopterus notopterus), cá sặc (Trichogaster trichopterus), cá trê (Clarias macrocephalus/batratrus).
Trong những năm qua công tác quản lý của đơn vị rất tốt, có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác kiểm tra QLBVR mang lại hiệu quả đáng khích lệ, hạn chế tối đa các vụ vi phạm pháp luật, vụ cháy rừng. Tuy nhiên vẫn còn xảy ra tình trạng vi phạm lâm luật. Từ năm 2011 đến nay, các vụ vi phạm manh mún, nhỏ lẻ. Chủ yếu là lấy mật ong, bắt cá, chim, cò, … vào rừng săn bắt động vật, đánh bắt cá nhưng số lượng rất ít không đáng kể. Công tác vận động tuyên truyền khó tiếp cận các đối tượng thường xuyên vi phạm vào rừng, mức xử phạt trong quy định còn thấp, đối tượng vi phạm có trình độ thấp, mù chữ.
- Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí ở rừng Tràm là vị trí địa lý; đa dạng sinh học; cảnh quan thiên nhiên.
- Là nơi có đa dạng sinh học cao. Tổng ghi nhận có 51 loài thực vật thân thảo. Hệ động vật gồm có: 06 loài thú thuộc 04 họ và 02 bộ; có 69 loài chim, thuộc 31 họ và 11 bộ, có 03 loài thuộc loài nguy cấp quý hiếm; có 13 loài bò sát thuộc 04 họ và 01 bộ (trong đó có 02 loài thuộc loài nguy cấp quý hiếm; có 05 loài lưỡng cư thuộc 02 họ và 01 bộ; có 86 loài cá thuộc 26 họ (trong đó có 5 loài thuộc nguy cấp quý hiếm).
- Có cảnh thiên nhiên đặc sắc và nổi bật: Trên các tuyến đường thuỷ xung quanh là nét đẹp của hoa Súng, hoa Sen. Ngoài ra, còn có khu vực sinh sống của các loài chim, sinh cảnh đồng cỏ nhấp nhô trên mặt nước, … đã tạo nên cảnh quan hùng vĩ, yên bình, ẩn chứa nhiều điều kỳ bí của thiên nhiên rất hấp dẫn du khách.
- Phần lớn 68% khách tham quan là dân cư tỉnh Đồng Tháp, 22% là khách du lịch đến từ TP.Hồ Chí Minh, 7% là du khách đến từ Vĩnh Long, số còn lại là du khách đến từ khắp các tỉnh thành trong cả nước và một số ít là khách nước ngoài. Trong số du khách nước ngoài đến khu du lịch sinh thái đa số đến tư Châu Âu (Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan,…), còn lại đến từ Nhật, Mỹ, Costa Rica, Mexico. Như vậy, khu du lịch được biết tới ở cấp địa phương, còn cấp quốc gia thì ít. Vì vậy, việc đầu tư mô hình du lịch sinh thái gắn với bảo tồn là một định hướng phát triển gia tăng thị trường khách hàng quốc tế.
Ngành du lịch Việt Nam đang ngày càng mở ra những triển vọng to lớn, lượt khách du lịch không ngừng tăng lên và nguồn thu nhập xã hội từ du lịch cũng không ngừng phát triển. Trong đó, Đồng Tháp là tỉnh có tiềm năng về nhiều mặt phát triển du lịch với nhiều di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng, nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Một trong những địa điểm du lịch được du khách trong và ngoài nước biết đến là khu du lịch sinh thái, nằm trong khu vực rừng tràm thuộc ấp 6, xã, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Với tiềm năng tự nhiên về cảnh quan, môi trường dự kiến các nhóm sản phẩm du lịch chính ở Ban quản lý rừng Tràm gồm có:
- Du lịch sinh thái rừng: Nhóm sản phẩm này tiếp cận những khách hàng ưa thích tìm kiếm thiên nhiên và phiêu lưu, có động lực mạnh mẽ gần gũi với thiên nhiên, vui vẻ, trải nghiệm, khám phá những điều chưa biết, xây dựng ký ức đẹp, thoát khỏi thói quen, tránh xa căng thẳng hàng ngày và thích các hoạt động thử thách: Sản phẩm du lịch chủ yếu là trải nghiệm các hoạt động ngoài trời như đi bộ hoặc đạp xe đạp dọc tuyến đường trục chính của BQL; đi xuồng ba lá dọc tuyến kênh mương ngắm chim trời, sen, súng; bơi xuồng ba lá trên dọc kênh; câu cá trên thuyền, …
- Du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng: Các sản phẩm chủ yếu là tìm hiểu về hệ sinh thái rừng; quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu các loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm; thăm khu chưng bày mẫu vật, tiêu bản của BQL.
- Du lịch nghỉ dưỡng: Sản phẩm tập trung chủ yếu vào nghỉ dưỡng và tận hưởng không gian yên tĩnh với các khu nghỉ dưỡng kết hợp những nét sinh thái, hài hòa với thiên nhiên trong rừng cây, nép mình bên bờ hồ.
- Du lịch giáo dục về môi trường: Hướng đến đối tượng chủ yếu là học sinh, sinh viên hoặc các nhóm quan tâm đến thăm quan học tập và nghiên cứu, sinh thái rừng
- Du lịch ẩm thực: Chủ yếu là nhà hàng, dịch vụ ăn uống
- Du lịch mua sắm: Tại các cửa hàng, quầy lưu niệm
- Ngoài ra, các loại hình khác bao gồm các dịch vụ giải trí cung cấp các môn thể thao ngoài trời: cho thuê xe đạp, tham quan bằng xe đạp, chèo thuyền và các giải thể thao phù hợp khác.
- Tuân thủ các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam.
- Phù hợp với các chính sách, định hướng, chiến lược quốc gia, ngành và địa phương về phát triển du lịch, lâm nghiệp, đa dạng sinh học và phát triển kinh tế xã hội.
- Đảm bảo phù hợp với phương án quản lý rừng bền vững của khu rừng tràm; đầy đủ nội dung theo quy định của Điều 14,15,23,24 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy điịnh chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
- Góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học của rừng tràm.
- Góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các bên liên quan khuyến khích các bên liên quan tham gia vào các hoạt động bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan và các loại động, thực vật hoang dã.
- Góp phần vào việc phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng và giúp phát triển kinh tế và tạo việc làm cho cộng đồng sống trong rừng và ở vùng đệm từ các hoạt động du lịch sinh thái để khuyến khích người dân tham gia vào hoạt động bảo tồn thiên nhiên, phát triển rừng.
- Mang lại nguồn tài chính phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển các điểm du lịch.
Vị trí: nằm trên địa bàn ......, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp với các mặt giáp giới như sau:
+ Phía Đông giáp kênh;
+ Phía Tây giáp kênh Đường Gạo xã Bình Tấn (huyện Thanh Bình) và kênh Thuỷ lợi xã Phong Mỹ (huyện Cao Lãnh);
+ Phía Nam giáp kênh Bảy Thước và xã Phong Mỹ;
+ Phía Bắc giáp kênh An Phong - Mỹ Hòa xã.Nghị định của Chính phủ
Tọa độ vị trí khu đất (tọa độ VN 2.000) như sau:
Số hiệu điểm |
Tọa độ |
|
---|---|---|
X (m) |
Y (m) |
|
1 |
1170410.015 |
569018.758 |
2 |
1170400.257 |
569005.483 |
3 |
1170481.841 |
568686.162 |
4 |
1169714.767 |
568720.902 |
5 |
1169702.669 |
568709.193 |
6 |
1169697.2 |
568532.353 |
7 |
1169700.72 |
568458.965 |
8 |
1169681.193 |
568275.099 |
9 |
1169673.385 |
568229.037 |
10 |
1169663.627 |
568046.73 |
11 |
1169672.605 |
568036.588 |
12 |
1169711.647 |
568011.603 |
13 |
1169736.622 |
567992.868 |
14 |
1169746.195 |
567977.553 |
15 |
169558.618 |
567546.282 |
16 |
1169543.012 |
567540.031 |
17 |
1169432.144 |
567583.759 |
18 |
1169413.408 |
567588.443 |
19 |
1169394.662 |
567582.192 |
20 |
1169358.666 |
567552.409 |
21 |
1168806.758 |
566810.035 |
22 |
1169775.633 |
566747.214 |
23 |
1170940.029 |
566667.522 |
24 |
1171271.946 |
566654.772 |
25 |
1171495.894 |
566651.182 |
26 |
1173063.258 |
568218.629 |
27 |
1172989.98 |
569042.96 |
28 |
1172495.771 |
569012.508 |
29 |
1172484.063 |
568987.531 |
30 |
1171538.585 |
568912.577 |
31 |
1171218.481 |
568910.235 |
32 |
1170945.216 |
568944.587 |
1 |
1170410.015 |
569018.758 |
Bảng 1: BẢNG KÊ TỌA ĐỘ GÓC RANH
Theo hệ tọa độ VN-2000 Hệ tọa độ VN2000. Kinh tuyến trục 105o00’, múi chiếu 3o
- Vị trí của rừng Tràm nằm tiếp giáp những con kênh lớn như kênh An Phong – Mỹ Hòa; kênh Nguyễn Văn Tiếp và giáp đường ĐT 857 đang thi công. Ngoài ra còn kết nối ĐT 846, ĐT 856 đã kết nối với VQG Tràm Chim, Khu di tích Gò Tháp thuận lợi trong phát triển DLST nghỉ dưỡng, giải trí. Bên cạnh đó, một số tuyến đường giao thông nông thôn chính đã được nhựa hoá và đưa vào sử dụng góp phần tạo nên sức bật mới trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
- Khoảng cách từ Thành phố Cao Lãnh đến khu vực thực hiện Đề án rừng tràm khoảng 22km.
+ Quốc lộ 30 - Phương Trà - Tân Nghĩa - Rừng Tràm (lưu thông xe có trọng tải 5 tấn, tuyến ĐT 856 - ĐT 846)
+ Đường Thét - Ba Sao - Phương Trà - Rừng Tràm (lưu thông xe có trọng tải 10 tấn, tuyến ĐT 846)
+ Quốc lộ 30 - Tân Nghĩa - Rừng Tràm (lưu thông xe có trọng tải 5 tấn, tuyến ĐT 856 - ĐT 846).
Trên cơ sở kết quả kiểm kê rừng năm 2016, hàng năm Ban quản lý rừng Tràm đã cập nhật diễn biến rừng và đất lâm nghiệp, theo đó đến 31/12/2021, diện tích do Ban quản lý rừng Tràm là 1.489,33 ha. Trong đó, Ban quản lý rừng Tràm đã được cấp 13 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (các AP 115811, AP 115812, AP 115813, AP 115814, AP 115815, AP 115816, AP 115817, AP 115818, AP 115819, AP 115821, AP 115822, AP 115824, AP 115840 ngày 31/7/2009 của UBND tỉnh Đồng Tháp cấp) với tổng diện tích là 1.473,78 ha (tương đương 14.737.821 m2).
Hình 1: Bản đồ kết nối khu vực với các điểm đến xung quanh
a) Địa hình
Đồng Tháp Mười là một vùng đồng bằng trũng. Phía Bắc là những dãy đồi phù sa cổ kéo dài từ phía Nam Campuchia, độ cao từ 2m – 4m. Phía Tây và Tây Nam do phù sa sông Tiền bồi lấp tạo thành dải đất có độ cao từ 1,5m – 2m. Trung tâm Đồng Tháp Mười là một lòng máng trũng, thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, độ cao từ 0,4m – 0,75m. Kế đến là lòng máng trũng kẹp giữa hai sông Vàm Cỏ, cao trình mặt đất 0,3m – 0,4m.
Để có cái nhìn tổng quát về vùng đất trũng này, tạm chia Đồng Tháp Mười ra 3 vùng:
- Vùng đất giồng ven biển: Bao gồm vùng đất phù sa cổ Ba Giồng và vùng đất phù sa ven sông Tiền, từ Cái Bè (Tiền Giang) đến Hồng Ngự (Đồng Tháp).
- Vùng trũng trung tâm: Vùng này chiếm phần lớn diện tích Đồng Tháp Mười, vào mùa nước, thường bị ngập từ 2 - 3m, có năm ngập sâu hơn. Rải rác trong quá trình khai thác Đồng Tháp Mười, dân cư thường tập trung ở đây vào mùa nước. Vào mùa nước kiệt ở đây thiếu nước ngọt, phèn “lừng” lên, nước chỉ còn động lại ở các lung trấp, đìa, bàu… không dùng được, cây cỏ bắt đầu khi rụi.
- Vùng giữa hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây: thuộc huyện Đức Huệ và một phần huyện Thủ Thừa của Long An. Phía Bắc (huyện Đức Huệ) đất cao; phía nam, đất thấp, nhưng nằm giữa hai sông lớn nên ít khi ngập sâu và lâu.
- Xã..... địa hình tương đối bằng phẳng, dốc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, cao từ 1,0 - 1,4 m so với mực nước biển. Càng đi sâu vào nội đồng địa hình càng thấp, cục bộ có nơi chỉ cao từ 0,8 m – 0,9 m, hình thành những vùng trũng ngập nước thời gian từ 4-5 tháng/năm.
b) Địa chất và thổ nhưỡng
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất của Phân viện Thiết kế Nông nghiệp miền Nam tỉnh Đồng Tháp, tỷ lệ 1/50.000 năm 2003 và kết quả điều tra khảo sát bổ sung của Trung tâm Nghiên cứu Rừng và Đất ngập nước năm 2014, Khu Rừng Tràm có 01 nhóm đất: Nhóm đất phèn (Thionic Fluvisols).
Phân loại và đặc điểm hình thành: Qua kết quả phân tích 07 phẫu diện, cho thấy đất có đất phèn có tầng sinh phèn (pyrite FeS2) đã bị ôxy hoá một phần hay hoàn toàn tạo thành tầng jarosite (Bj) có màu vàng rơm. Tầng phèn hoạt động (Bj) dày và xuất hiện ở nông (0 – 50cm) (Sj1).
- Đặc điểm hình thái phẫu diện:
Hình thái phẫu diện chung của đất Phèn hoạt động nông có dạng ABj hoặc ABjCp khá rõ. Tầng mặt có màu nâu đen, nâu xám hoặc nâu nhạt tùy theo mức độ ẩm ướt và hàm lượng chất hữu cơ trong đất, dày trung bình 20 – 45cm, có cấu trúc yếu. Tầng Bj phân biệt khá rõ với nhiều đốm ổ nâu vàng rơm. Bề dày và độ sâu xuất hiện của tầng phèn hoạt động rất thay đổi, tùy thuộc vào mức độ ngâm chiết và oxy hoá tầng sinh phèn (pyrite). Trong quá trình ôxy hoá từ phèn tiềm tàng sang phèn hoạt động, phẫu diện đất thường xuất hiện những ống vệt jarosite dọc theo các xác rễ cây hay các kẽ nứt nhỏ chạy từ mặt đất sâu xuống tầng sinh phèn (Cp).
- Đặc tính lý hoá học:
Đất rất chua, pH (H20) ở các tầng đất của 07 phẫu diện đa số <4 và có xu hướng giảm dần theo độ sâu, chênh lệch giữa pH (H20) pH (KCl) từ 0,12 – 0,84.
Hàm lượng cacbon hữu cơ luôn cao ở tầng mặt (OC = 3,04 – 6,34%), ở các tầng bên dưới tỷ lệ OC thay đổi giảm dần nhưng vẫn giữ mức giàu. Đạm tổng số ở các tầng mặt giàu (N >0,2%), có xu hướng giảm dần theo độ sâu nhưng vẫn ở mức giàu Lân tổng số ở các tầng mặt ở mức nghèo đến tung bình (P2O5 >0,2 – 0,8%) bao gồm 06 phẫu diện, ngoại trừ phẫu diện số PD-5-GG15 là ở mức giàu. Kali tổng số ở các tầng mặt ở mức Trung bình – Giàu (K2O >0,66 – 1,11%) bao gồm 07 phẫu diện. Kali dễ tiêu ở mức Nghèo – Trung bình (K = 4-20mg/100g).
Hàm lượng các độc tố Al3+, Fe3+ và lưu huỳnh (SO2- 4) đều rất cao trong đất phèn hoạt động, đây là yếu tố hạn chế lớn của các loại đất này. Thành phần cơ giới của đất Phèn hoạt động từ trung bình đến nặng (Phân loại đất theo thành phần cơ giới của Soil Taxonomy (Mỹ), tỷ lệ hạt sét vật lý từ 25 đến 32%, hàm lượng cát mịn dưới 3,5%, hàm lượng thịt từ 65-75%.
c) Cách khách du lịch tiếp cận với các dạng địa hình
- Du khách có thể tiếp cận với các dạng đại hình thông qua các loại hình dịch vụ giải trí thể thao ngoài trời như: đi bộ, tham quan bằng xe đạp, chèo thuyền và các giải thể thao phù hợp khác.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nóng ẩm, mưa nhiều, có sự phân hoá theo mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Theo Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2021, điều kiện khí hậu tại khu vực như sau:
a) Nhiệt độ và không khí
Nhiệt độ không khí là một trong những tác nhân vật lý ảnh hưởng đến quá trình phát tán và chuyển hoá các chất ô nhiễm không khí trong khí quyển.
Năm |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
---|---|---|---|---|---|---|
Trung bình năm |
26,73 |
27,81 |
27,43 |
27,65 |
27,85 |
27,94 |
Tháng 1 |
24,50 |
27,20 |
26,60 |
26,03 |
26,49 |
26,79 |
Tháng 2 |
24,90 |
26,40 |
26,63 |
26,09 |
26,86 |
27,30 |
Tháng 3 |
27,50 |
27,50 |
27,50 |
27,79 |
28,54 |
28,98 |
Tháng 4 |
28,70 |
29,50 |
28,50 |
28,82 |
29,94 |
29,49 |
Tháng 5 |
29,60 |
29,30 |
28,00 |
28,48 |
29,40 |
30,39 |
Tháng 6 |
28,60 |
28,10 |
28,30 |
27,97 |
28,41 |
28,14 |
Tháng 7 |
28,40 |
27,70 |
27,50 |
27,46 |
28,29 |
28,30 |
Tháng 8 |
28,20 |
28,60 |
27,40 |
27,75 |
27,30 |
28,15 |
Tháng 9 |
28,10 |
27,90 |
28,10 |
27,50 |
27,72 |
27,41 |
Tháng 10 |
28,00 |
27,20 |
27,70 |
28,21 |
28,16 |
26,75 |
Tháng 11 |
28,00 |
27,70 |
27,20 |
27,90 |
27,34 |
27,37 |
Tháng 12 |
27,10 |
26,60 |
25,70 |
27,65 |
25,80 |
26,17 |
Bảng 2: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (oC)
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp, 2021)
Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm là 2.710 giờ, nhiệt độ cao đều trong năm, trung bình từ 26ºC – 27ºC. Thống kê số liệu trong vòng 5 năm (2015-2020).
b) Số giờ nắng
Năm |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
Cả năm |
221,1 |
200,8 |
207,8 |
225,7 |
219,6 |
Tháng 1 |
279,9 |
221,0 |
187,8 |
239,1 |
268,9 |
Tháng 2 |
261,4 |
218,0 |
232,4 |
248,6 |
266,2 |
Tháng 3 |
289,1 |
252,0 |
246,8 |
281,9 |
272,8 |
Tháng 4 |
299,2 |
263,0 |
257,7 |
253,3 |
244,3 |
Tháng 5 |
220,3 |
168,0 |
211,0 |
249,6 |
254,6 |
Tháng 6 |
189,3 |
182,0 |
173,9 |
182,7 |
183,7 |
Tháng 7 |
217,3 |
148,0 |
183,0 |
196,8 |
212,4 |
Tháng 8 |
210,9 |
206,0 |
172,9 |
170,7 |
201,0 |
Tháng 9 |
191,1 |
198,0 |
182,9 |
147,8 |
184,5 |
Tháng 10 |
121,0 |
178,0 |
239,1 |
244,9 |
134,1 |
Tháng 11 |
218,4 |
179,0 |
206,4 |
220,7 |
207,3 |
Tháng 12 |
155,7 |
179,0 |
199,3 |
271,9 |
205,1 |
Bảng 3: Số giờ nắng các tháng trong năm (giờ)
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp, 2021)
Dựa vào bảng số liệu ta thấy: Số giờ nắng trung bình các năm tại khu vực Đề án là 219,12 giờ.
c) Mưa
Lượng mưa sẽ ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Khi rơi, mưa sẽ cuốn theo lượng bụi và các chất ô nhiễm có trong khí quyển cũng như các chất ô nhiễm trên mặt đất nơi mà nước mưa chảy qua. Chất lượng nước mưa tùy thuộc vào chất lượng khí quyển và môi trường khu vực.
Lượng mưa trung bình năm tại khu vực Đề án là 1.199 mm so với lượng nước bốc hơi trung bình năm là 1.383 mm. Thống kê số liệu trong vòng 5 năm (2016-2020):
Năm |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
---|---|---|---|---|---|
Cả năm |
189,8 |
130,2 |
118,0 |
138,7 |
147,8 |
Tháng 1 |
0,5 |
56,3 |
50,8 |
19,1 |
- |
Tháng 2 |
- |
38,1 |
3,3 |
0,0 |
2,4 |
Tháng 3 |
- |
81,5 |
26,6 |
71,7 |
- |
Tháng 4 |
- |
65,1 |
48,9 |
20,6 |
112,3 |
Tháng 5 |
154,6 |
153,7 |
216,8 |
148,9 |
70,9 |
Tháng 6 |
300,8 |
216,9 |
149,9 |
287,9 |
337,9 |
Tháng 7 |
253,3 |
199,0 |
121,9 |
163,7 |
58,1 |
Tháng 8 |
56,0 |
142,0 |
70,0 |
210,7 |
185,1 |
Tháng 9 |
360,4 |
128,3 |
234,0 |
148,1 |
523,4 |
Tháng 10 |
348,3 |
319,2 |
285,8 |
205,8 |
263,9 |
Tháng 11 |
107,4 |
101,2 |
34,7 |
279,5 |
78,6 |
Tháng 12 |
145,1 |
61,0 |
100,7 |
108,1 |
40,2 |
Bảng 4: Lượng mưa các tháng trong năm (mm)
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp, 2021)
d) Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí cũng như nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình chuyển hoá và phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển, đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe người lao động.
Độ ẩm không khí là yếu tố ảnh hưởng lên quá trình chuyển hoá các chất ô nhiễm trong không khí và là yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng lên sức khỏe công nhân. Độ ẩm trung bình tại khu vực Đề án khoảng 85%.
Năm |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
Cả năm |
82,7 |
86,0 |
82,5 |
81,1 |
80,9 |
Tháng 1 |
82,0 |
81,0 |
83,4 |
78,9 |
77,5 |
Tháng 2 |
79,0 |
89,0 |
80,2 |
78,4 |
77,5 |
Tháng 3 |
80,0 |
80,0 |
78,5 |
78,3 |
75,1 |
Tháng 4 |
79,0 |
89,0 |
80,0 |
77,5 |
78,2 |
Tháng 5 |
83,0 |
87,0 |
85,0 |
81,2 |
77,5 |
Tháng 6 |
84,0 |
90,0 |
83,1 |
83,4 |
82,3 |
Tháng 7 |
83,0 |
94,0 |
83,5 |
82,5 |
81,4 |
Tháng 8 |
82,0 |
93,0 |
84,5 |
84,9 |
82,0 |
Tháng 9 |
84,0 |
83,0 |
85,1 |
84,4 |
86,4 |
Tháng 10 |
87,0 |
82,0 |
81,6 |
82,3 |
86,6 |
Tháng 11 |
84,0 |
84,0 |
81,2 |
81,3 |
83,0 |
Tháng 12 |
85,0 |
80,0 |
83,4 |
80,2 |
83,1 |
Bảng 5: Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm – (%)
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp,2021)
e) Gió và hướng gió
Gió là yếu tố khí tượng cơ bản nhất có ảnh hưởng đến sự lan truyền các chất ô nhiễm trong không khí. Khi vận tốc gió càng lớn, thì chất ô nhiễm lan tỏa càng xa nguồn ô nhiễm, khả năng pha loãng không khí sạch càng nhanh chóng. Ngược lại, khi tốc độ gió càng yếu hoặc lặng gió thì chất ô nhiễm bao trùm xuống mặt đất tại chân các nguồn thải, làm cho nồng độ chất ô nhiễm trong không khí xung quanh khu vực nguồn thải đạt giá trị lớn nhất, tức gây nên tình trạng ô nhiễm. Hướng gió thay đổi làm cho khu vực ô nhiễm thay đổi.
Vào đầu mùa khô, hướng gió chủ đạo là hướng Đông Bắc sau đó chuyển sang Đông – Đông Nam. Vào mùa mưa, gió thổi theo hướng Tây Nam. Tốc độ gió trung bình tháng 1,7 – 5,0 m/s, tốc độ gió trung bình 2,5 m/s. Khu vực Đề án không bị ảnh hưởng trực tiếp của gió bão nhưng đôi khi vẫn có gió xoáy.
Nhìn chung khí hậu ở khu vực tương đối mát mẻ, rất thuận lợi cho triển khai các hoạt động của BQL, đặc biệt là các hoạt động trồng và khai thác rừng, phát triển DLST nghỉ dưỡng, giải trí.
f) Thời gian thích hợp cho du khách thăm quan và trải nghiệm các hoạt động
Thời gian thích hợp cho du khách thăm quan và trải nghiệm các hoạt động là từ khoảng tháng 09 đến tháng 05 năm sau. Thời gian này ít mưa, khí hậu tương đối mát mẻ thích hợp để tổ chức các hoạt động ngoài trời như đi bộ hoặc đạp xe đạp dọc tuyến đường trục chính của BQL; đi xuồng ba lá dọc tuyến kênh mương ngắm chim trời, sen, súng; bơi xuồng ba lá trên dọc kênh; câu cá trên thuyền, hoạt động đờn ca tài tử,…
Chế độ thủy văn đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái đất ngập nước, thủy văn có mối quan hệ tương tác với các yếu tố khác của hệ sinh thái như: Đất, nước, thực vật, động vật, lửa và sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái. Vì vậy, việc quản lý chế độ thủy văn phù hợp là yếu tố quyết định đến “sức khỏe” của toàn bộ hệ sinh thái. Chế độ thủy văn nguyên thủy của khu vực và của Đồng Tháp Mười chịu ảnh hưởng bởi chế độ thủy văn theo mùa của sông Mê Kông (mùa nắng và mùa mưa). Chế độ thủy văn này đã bị thay đổi bởi việc xây dựng các đập thủy điện ở thượng nguồn và xây dựng kênh và đê cho việc phát triển kinh tế, xã hội. Trong điều kiện thay đổi nhanh chóng như vậy, để duy trì các chức năng hệ sinh thái đất ngập nước, Ban quản lý Rừng Tràm cũng đã xây dựng hệ thống cống để điều tiết nước bên trong gần giống nhịp thủy văn của Đồng Tháp Mười nguyên thủy.
Thời gian mở cống: Từ tháng 7 năm này đến tháng 11 năm sau. Trong thời gian này chế độ thủy văn trong khu Rừng Tràm chịu sự chi phối chung của dòng chảy sông Mê Công, nước được ra vào một cách tự nhiên, theo đó một lượng cá di cư sẽ theo con nước vào trong khu Rừng Tràm cư trú;
Thời gian đóng cống: Khi lượng cá di cư từ dòng chảy sông Mê Công vào trong Rừng Tràm , khoảng cuối tháng 11 năm này đến tháng 7 năm sau các cống sẽ được đóng lại để lưu trữ nước phục vụ cho công tác phòng cháy và nuôi dưỡng các loài thủy sản và cho đến khoảng tháng 02 năm sau mực nước rút xuống dần cách mặt đất khoảng 30cm ở khu vực sử dụng cho mục đích bảo tồn (do thẩm thấu và thoát hơi nước), Ban quản lý Rừng Tràm bắt đầu bơm nước từ kênh ngoài đưa vào bên trong cho đến khi mực nước lên cao cách mặt đất khoảng 10cm thì ngừng bơm. Việc làm này nhằm để giữ mức thủy cấp bảo đảm công tác phòng cháy chữa cháy.
Du lịch sông nước miền Tây vào mùa nước nổi tháng 9 -11 là tuyệt vời nhất. Đây là lúc hoa điên điển nở rộ vàng rực hòa với sắc tím của hoa súng nên thơ. Rừng tràm nổi lên như một ốc đảo xinh đẹp tràn ngập sắc màu, là bức tranh thiên nhiên đẹp ngoạn mục và mang cả hơi thở, tâm hồn của con người vùng đồng bằng yên ả. Thời gian này ít mưa, khí hậu tương đối mát mẻ thích hợp để tổ chức các hoạt động ngoài trời như đi bộ hoặc đạp xe đạp dọc tuyến đường trục chính của BQL; đi xuồng ba lá dọc tuyến kênh mương ngắm chim trời, sen, súng; bơi xuồng ba lá trên dọc kênh; câu cá trên thuyền, hoạt động đờn ca tài tử,…
a) Thống kê hiện trạng sử dụng đất của đơn vị chủ rừng
Tại thời điểm tháng 12 năm 2022, hiện trạng sử dụng đất của thuộc lâm phần do Ban quản lý rừng Tràm quản lý như sau:
Bảng 6: Hiện trạng sử dụng đất của Ban quản lý rừng Tràm
Số liệu từ bảng trên cho thấy:
- Phân theo địa bàn hành chính: Lâm phần do Ban quản lý rừng Tràm quản lý phân bố trên địa bàn hành chính 01 đơn vị hành chính cấp xã (.... với diện tích là 1.489,33 ha) đất rừng sản xuất.
b) Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất
- Trong nhiều năm qua Ban quản lý rừng Tràm đã tập trung bảo vệ tốt toàn bộ diện tích được giao quản lý thông qua một số hoạt động như: Bố trí đầy đủ lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách trực 24/24 giờ trong ngày để tăng cường bảo vệ, tuyên truyền vận động với các hộ dân về bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng, không lấn chiếm đất lâm nghiệp; Thực hiện công tác phát triển rừng như: trồng rừng, chăm sóc, ... Do vậy, đến nay toàn bộ diện tích lâm phần được đơn vị quản lý tốt.
- Hệ thống kênh rạch xung quanh tạo điều kiện thuân lợi cho công tác phòng chống cháy rừng, tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Diện tích mặt nước dưới tán rừng là môi trường thuận lợi cho các loài thủy sản sinh sản, phát triển. Đây cũng là nguồn lợi trong sản xuất của đơn vị.
- Thời gian qua, việc đầu tư trồng rừng còn một số hạn chế nhất định, nguồn vốn đầu tư phát triển rừng còn thấp nên chưa phát huy hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp, hiệu quả sản xuất chưa cao, chưa khai thác hết tiềm năng đất đai hiện có.
Ngoài ra, Ban quản lý rừng Tràm có khu vực sưu tập tre gắn với phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại lô 5, 6, 7 – khoảnh I – Khu A – Đội II với diện tích là 66 ha. Gồm các nội dung như:
- Khu vực sưu tập tre: Gắn liền giải quyết các vấn đề và nâng cao các giá trị môi trường;
- Phát triển kinh tế: Đặc biệt là lĩnh vực kinh tế du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương;
- Phát triển du lịch: Thông qua đó phát triển giáo dục, nâng cao nhận thức cho du khách và cộng đồng.
a) Tổng diện tích rừng và diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp
Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp do Ban quản lý rừng Tràm quản lý tại thời điểm tháng 12 năm 2022 như sau:
Bảng 7: Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp năm 2022
Số liệu từ bảng trên cho thấy, tổng diện tích của Ban quản lý rừng Tràm quản lý là 1.487,88 ha, toàn bộ là thuộc đối tượng là rừng sản xuất (Trong đó, rừng trồng là 1.040,40 ha; Diện tích chưa thành rừng là 448,93 ha).
b) Hiện trạng theo các phân khu chức năng, phân chia theo kiểu rừng
Bảng 8: Trữ lượng gỗ các loại rừng
(Nguồn: Diễn biến rừng năm 2021)
Số liệu từ bảng trên cho thấy, tổng trữ lượng của Ban quản lý rừng Tràm quản lý là 95.978 m3, toàn bộ là thuộc đối tượng là rừng sản xuất (Trong đó, rừng trồng là 95.978 m3).
c) Hiện trạng phân bố lâm sản ngoài gỗ
Hiện tại khu vực lập phương án trên sinh cảnh chủ yếu là rừng trồng tràm, tràm tái sinh, mặt nước, … Vì vậy, khu vực có một số loài lâm sản ngoài gỗ đặc trưng cho hệ sinh thái ngập phèn như rau choại và các loài rau khác, mật ong…. Tuy nhiên, trữ lượng các loài lâm sản ngoài gỗ rất ít. Quá trình khảo sát thấy được, tiềm năng phát triển lâm sản ngoài gỗ (chủ yếu là cây dược liệu) trên các bờ kênh, rạch ở khu vực này là rất tốt, cần được xem xét trong kế hoạch tới.
d) Các khu vực, phân khu sử dụng cho mục đích tổ chức du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của Đề án
- Khu B dịch vụ du lịch diện tích 1.097.300m2
- Khu B1 hồ nước dự trữ diện tích 595.700m2
- Khu C Khu trung tâm dịch vụ du lịch diện tích 321.000m2
- Khu F bảo tồn Gáo Tràm – Năng – Chim Trách diện tích 75.800m2 sẽ được Đề án giữ nguyên để bảo tồn phát triển và cho du khách tham quan
- Khu G Bộ sưu tập tre – sen – súng (khu bản đồ Việt Nam) diện tích 665.500m2 sẽ được Đề án giữ nguyên để bảo tồn phát triển và cho du lịch sinh thái
- Khu H Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề diện tích 473.300m2
- Khu I dịch vụ du lịch nghỉ du lịch nghỉ dưỡng diện tích 618.000m2
- Khu K1,K2 nghiên cứu, sản xuất
1) Đa dạng thực vật
Trên cơ sở kết quả khảo sát, điều tra thực địa và kế thừa báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học “Dự án Điều tra hiện trạng đa dạng sinh học và đề xuất các giải pháp bảo tồn, sử dụng bền vững khu rừng Tràm huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cao Lãnh năm 2015, danh mục thực vật rừng có 51 loài thực vật thân thảo. Loài thân gỗ chủ yếu là Tràm ta.
2) Đa dạng động vật rừng
a) Nhóm thú
Hệ động vật ở rừng ngập phèn ghi nhận được 06 loài thú thuộc 04 họ, 02 bộ. Gồm: Chuột lắt, Chuột Hươu bé, Chuột Cống, Chuột Chù, Sóc chân vàng, Khỉ đuôi dài.
Trong đó, Chuột lắt (Rattus eluxans) là nhóm loài có mật độ phong phú cao nhất (0,52 trong sinh cảnh rừng tràm và 0,67 trong sinh cảnh đồng cỏ). Loài có mật độ thấp nhất trong khu vực khảo sát chính là loài Sóc chân vàng (Callosciurus erythraeus flavimanus) (chỉ số độ phong phú là 0,06 trong sinh cảnh rừng tràm) loài này chỉ ghi nhận được 1 lần duy nhất trong 02 đợt khảo sát. Sinh cảnh kênh bàu không ghi nhận được loài thú nào vì đây không phải là sinh cảnh sống ưa thích của các loài thú.
- Độ phong phú và chỉ số đa dạng theo các sinh cảnh
Dựa vào kết quả thu được, cho thấy loài chuột lắt (Rattus eluxans) là nhóm loài có mật độ phong phú cao nhất (0,52 trong sinh cảnh rừng tràm và 0,67 trong sinh cảnh đồng cỏ). Loài có mật độ thấp nhất trong khu vực khảo sát chính là loài Sóc chân vàng (Callosciurus erythraeus flavimanus) (chỉ số độ phong phú là 0,06 trong sinh cảnh rừng tràm). Sinh cảnh kênh bàu không có loài thú nào vì đây không phải là sinh cảnh sống ưa thích của các loài thú.
Trong sinh cảnh đất nông nghiệp, do tác tộng của con người là rất nhiều nên chỉ ghi nhận được 01 loài thú duy nhất trong sinh cảnh này là Chuột chù (Suncus murinus), tuy số lượng cá thể ghi nhận là không nhiều nhưng trong sinh cảnh đất nông nghiệp thì quãng đường khảo sát ngắn, do đó chỉ số độ phong phú tương đối là 0,5 và chỉ số này cao thứ 2 sau loài chuột lắt (Rattus eluxans).
b) Nhóm Chim
- Thành phần các loài chim
Tại khu vực lập phương án có 69 loài chim, thuộc 31 họ, 11 bộ. Trong đó, có 03 loài chim quý hiếm, quan trọng bảo tồn có tên trong Sách đỏ Việt Nam 2007 và trong danh lục các loài bị đe dọa của IUCN 2014 là Cổ rắn (Anhinga melanogaster) (SĐVN 2007 VU; IUCN 2015 NT), Cò nhạn (Anastomus oscitans) (SĐVN 2007 VU; IUCN 2015 LC) và Cốc đế (Phalacrocorax carbo) (SĐVN 2007 EN; IUCN 2015 LC).
Với diện tích 1.489,33 ha, Rừng tràm chiếm khoảng 28% (69/247 loài) tổng số loài chim hiện có ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. So với các nghiên cứu thành phần loài khu hệ chim gần đây tại các khu vực có diện tích tương tự như Rừng tràm tại vùng đồng bằng sông Cửu Long như Sân chim Bạc Liêu với 70 loài chim (Diệp Đình Phong và nnk. 2011); Lung Ngọc Hoàng với 50 loài (Buckton và nnk. 1999), Đồng cỏ Bàng Phú Mỹ với 96 loài (Nguyễn Phúc Bảo Hòa và nnk. 2007), cho thấy Rừng tràm có một khu hệ chim khá đa dạng, phong phú thành phần loài, trong đó có sự đa dạng các loài chim có đời sống gắn liền với môi trường nước, với 23 loài được ghi nhận trong nghiên cứu này.
>>> XEM THÊM: Các mẫu dự án đầu tư đã được công ty Minh Phương hoàn thành
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com
60,000,000 vnđ
Dự án chăn nuôi heo hậu bị và trang trại trồng chuối cấy mô
70,000,000 vnđ
60,000,000 vnđ
Dự án trang trai chăn nuôi bò thịt và bò sinh sản
80,000,000 vnđ
75,000,000 vnđ
Dự án khu du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn rừng tự nhiên
75,000,000 vnđ
70,000,000 vnđ
Factory producing aluminum raw materials and aluminum profiles
80,000,000 vnđ
75,000,000 vnđ
Dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp trồng cây cảnh quan
65,000,000 vnđ
60,000,000 vnđ
Thuyết minh dự án đầu tư trang trại chăn nuôi 24000 con heo thịt
66,000,000 vnđ
55,000,000 vnđ
Lập dự án đầu tư khu du lịch sinh thái trồng cây nông nghiệp công nghệ cao
55,000,000 vnđ
50,000,000 vnđ
Dự án đầu tư xây dựng Bến phao nổi ITC Cái Mép
150,000,000 vnđ
1,450,000,000 vnđ
Dự án trang trại chăn nuôi gà công nghiệp và gà siêu trứng
45,000,000 vnđ
42,000,000 vnđ
Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi heo
60,000,000 vnđ
50,000,000 vnđ
HOTLINE
0903 649 782
Công ty Cổ Phần Tư vấn Đầu tư & Thiết kế Xây dựng Minh Phương nỗ lực hướng tới mục tiêu phát triển ổn định và trở thành một tập đoàn vững mạnh trong các lĩnh vực hoạt động của mình.
Hướng dẫn mua hàng
Chính sách bảo mật thông tin
Chính sách đổi trả và hoàn tiền
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com
© Bản quyền thuộc về Minh Phương Corp
- Powered by IM Group
Gửi bình luận của bạn