Mục tiêu đầu tư: Trồng rừng, phủ xanh đất trống; bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn, rửa trôi, thoái hóa đất, từng bước làm giàu đất và làm giàu rừng, kết hợp mô hình một khu du lịch tổng hợp nhiều loại hình du lịch sinh thái - văn hóa với các loại hình khai thác
Ngày đăng: 14-04-2021
4,204 lượt xem
Dự án Khu du lịch sinh thái dưới tán rừng
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN.. 4
I.1. Giới thiệu chủ đầu tư. 4
I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình. 4
I.3. Mô tả sơ bộ dự án. 4
I.4. Thời hạn đầu tư: 5
I.5. Cơ sở pháp lý triển khai dự án. 5
I.6. Tính pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng. 6
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG.. 7
II.1. Phân tích thị trường đầu tư và phát triển du lịch. 7
II.1.1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam 2020. 7
II.1.2. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020. 7
II.1.3. Kết cấu dân số. 9
II.2. Tổng quan về dân số và kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang . 9
II.2.1. Vị trí địa lý và thuận lợi 10
II.2.2. Văn Hóa - Du lịch. 15
II.3. Nhận định và phân tích tình hình thị trường phát triển du lịch. 17
II.3.1 Tình hình phát triển du lịch và những định hướng phát triển triển du lịch trong tương lai. 17
II.3.2 Thị trường gỗ và các sản phẩm từ cây rừng trồng sản xuất 21
II.3.1. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. 25
CHƯƠNG III: MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ.. 26
III.1. Khái quát chung và sự cần thiết phải đầu tư dự án. 26
III.2. Mục tiêu đầu tư Khu du lịch. 29
CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG.. 31
IV.1. Mô tả địa điểm xây dựng và lựa chọn địa điểm.. 31
IV.1.1. Khí hậu thời tiết 32
IV.1.2. Điều kiện về địa chất 37
IV.2. Hệ thống thoát nước mặt. 40
IV.3. Hệ thống thoát nước bẩn, vệ sinh môi trường. 40
IV.4. Hệ thống cấp điện, chiếu sáng công cộng. 40
IV.5. Nhận xét chung về hiện trạng. 42
IV.5.1. Phân tích địa điểm xây dựng dự án. 43
IV.5.2. Nhận xét địa điểm xây dựng dự án. 43
IV.5.3. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng. 44
IV.6 Nhận xét chung về hiện trạng. 44
CHƯƠNG V: QUY MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG.. 45
V.1 Hình thức đầu tư. 45
V.2 Lựa chọn mô hình đầu tư. 45
V.1.1 Mô hình các hạng mục đầu tư Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái 46
V.1.2 Giải pháp xây dựng khu biệt thự nghỉ dưỡng. 49
CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP QUY HOẠCH THIẾT KẾ CƠ SỞ.. 54
VI.1. Sơ đồ cơ cấu phân khu chức năng. 54
VI.2. Quy hoạch sử dụng đất. 54
VI.3. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan. 54
VI.4. Giải pháp thiết kế công trình. 55
VI.4.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dự án. 55
VI.4.2. Giải pháp quy hoạch. 55
VI.4.3. Giải pháp kiến trúc. 55
VI.4.4. Giải pháp kỹ thuật 55
CHƯƠNG VII: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG.. 57
VII.1. Quy hoạch trồng rừng và bảo tồn hệ động thực vật rừng. 57
VII.1.1. Tiến hành đo diện tích, xác định địa hình thực tế và đưa ra giải pháp cụ thể cho vấn đề bảo vệ rừng 57
VII.1.2. Pháp luật Việt Nam - Quy định quản lý. 57
VII.2. Thiết kế hệ thống đường ranh cản lửa: 59
VII.3. Giải pháp khai thác, tỉa thưa rừng trồng xen cây sim rừng tại vùng đất trồng và dưới tán rừng phòng hộ, bảo quản chăm sóc rừng đặc dụng. 60
VII.4. Giải pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng đặc dụng. 61
CHƯƠNG VIII: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG.. 73
VIII.1 Sơ đồ tổ chức công ty - Mô hình tổ chức. 73
VIII.2 Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành. 73
VIII.3 Nhu cầu và phương án sử dụng lao động. 73
CHƯƠNG IX: PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CÔNG TRÌNH.. 75
IX.1. Giải pháp thi công xây dựng. 75
IX.2. Hình thức quản lý dự án. 75
CHƯƠNG X: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, AT-PCCN.. 76
X.1. Đánh giá tác động môi trường. 76
X.1.1. Giới thiệu chung. 76
X.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường. 76
X.1.3. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng. 78
X.1.4. Mức độ ảnh hưởng tới môi trường. 81
X.2. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường. 83
X.3. Kết luận. 84
CHƯƠNG XI: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ.. 86
XI.1. Cơ sở lập Tổng mức đầu tư. 86
XI.2. Nội dung Tổng mức đầu tư. 86
XI.2.1. Chi phí xây dựng và lắp đặt 86
XI.2.2. Chi phí thiết bị 87
XI.2.3. Chi phí quản lý dự án. 87
XI.2.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: bao gồm.. 87
XI.2.5. Chi phí khác. 88
XI.2.6. Dự phòng chi 88
XI.2.7. Lãi vay của dự án. 88
XI.3. Tổng mức đầu tư. 89
CHƯƠNG XII: VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN.. 93
XII.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án. 93
XII.2. Tiến độ sử dụng vốn. 94
XII.3. Phương án hoàn trả vốn vay. 96
CHƯƠNG XIII: HIỆU QUẢ KINH TẾ - TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN.. 97
XIII.1 Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán. 97
XIII.2 Các chỉ tiêu tài chính - kinh tế của dự án. 107
XIII.3 Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hội 107
CHƯƠNG XIV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 108
XIV.1 Kết luận. 108
XIV.2 Kiến nghị 108
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
I.1 Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình
I.2 Mô tả sơ bộ dự án
Bằng Chữ: Hai trăm bảy mươi tỷ đồng.
Công ty G trực tiếp quản lý dự án. Quá trình hoạt động của dự án được sự tư vấn của các chuyên gia trong nước và nước ngoài.
I.3 Thời hạn đầu tư:
I.4 Cơ sở pháp lý triển khai dự án
I.5 Tính pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng
Việc thực hiện dự án “Khu du lịch sinh thái ” phải tuân thủ các quy định pháp lý sau:
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
II.1 Phân tích thị trường đầu tư và phát triển du lịch
II.1.1 Tổng quan nền kinh tế Việt Nam 2020
Việt Nam là quốc gia nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á. Với dân số ước tính 96,5 triệu dân vào năm 2019, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới và là quốc gia đông dân thứ 8 của châu Á. Thủ đô là thành phố Hà Nội kể từ năm 1976, với Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất. Diện tích Việt Nam là 331.698 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.500 km² vùng nước nội thủy (hồ nước ngọt lớn, mặt sông lớn, biển nội thủy ven biển). Phía Bắc Việt Nam tiếp giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan, phía Đông và phía Nam giáp Biển Đông và có hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định khoảng gấp 3 lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km²).
+ Các chỉ tiêu kinh tế của năm 2020 như sau:
Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng khoảng 45-47%.
GDP năm 2020 tăng 2,91% (Quý I tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng 2,69%; quý IV tăng 4,48%), tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68%, đóng góp 13,5% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,98%, đóng góp 53%; khu vực dịch vụ tăng 2,34%, đóng góp 33,5%.
II.1.2 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2020 ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của quý IV các năm trong giai đoạn 2011-2020. Dịch Covid-19 được kiểm soát chặt chẽ, nền kinh tế từng bước hoạt động trở lại trong điều kiện bình thường mới, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và EU có hiệu lực từ ngày 01/8/2020 đã tạo động lực cho nền kinh tế nên GDP quý IV/2020 tăng trưởng khởi sắc so với quý III/2020, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,69% so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,60%; khu vực dịch vụ tăng 4,29%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 1,07%. Về sử dụng GDP quý IV/2020, tiêu dùng cuối cùng tăng 1,48% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 5,29%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 15,25%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,83%.
GDP năm 2020 tăng 2,91% (Quý I tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng 2,69%; quý IV tăng 4,48%), tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020, nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới. Điều này cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng chống dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự nỗ lực, cố gắng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68%, đóng góp 13,5% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,98%, đóng góp 53%; khu vực dịch vụ tăng 2,34%, đóng góp 33,5%. Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, sản lượng của một số cây lâu năm, sản phẩm chăn nuôi chủ yếu và sản lượng tôm năm 2020 tăng khá nên tốc độ tăng của khu vực này đạt cao hơn năm 2019. Trong đó, ngành nông nghiệp tăng 2,55%, chỉ thấp hơn mức tăng của các năm 2011, năm 2012 và năm 2018 trong giai đoạn 2011-2020, đóng góp 0,29 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 2,82% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,02 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 3,08%, cao hơn mức tăng 2,8% của năm 2015 và năm 2016 trong giai đoạn 2011-2020, đóng góp 0,1 điểm phần trăm. Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp năm 2020 tăng 3,36% so với năm trước, đóng góp 1,12 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 5,82%, đóng góp 1,25 điểm phần trăm; sản xuất và phân phối điện tăng 3,92%, đóng góp 0,19 điểm phần trăm; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,51%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm; khai khoáng giảm 5,62% (do sản lượng khai thác dầu thô giảm 12,6% và khí đốt tự nhiên giảm 11,5%), làm giảm 0,36 điểm phần trăm trong mức tăng chung. Ngành xây dựng tăng 6,76%, cao hơn tốc độ tăng của các năm 2011, năm 2012 và năm 2013 trong giai đoạn 2011-2020, đóng góp 0,5 điểm phần trăm.
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại, dịch vụ. Khu vực dịch vụ trong năm 2020 đạt mức tăng thấp nhất của các năm 2011-2020. Đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của năm 2020 như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 5,53% so với năm trước, đóng góp 0,61 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,87%, đóng góp 0,46 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi giảm 1,88%, làm giảm 0,06 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 14,68%, làm giảm 0,62 điểm phần trăm.
Về cơ cấu nền kinh tế năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,85%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,72%; khu vực dịch vụ chiếm 41,63%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,8% (Cơ cấu tương ứng của năm 2019 là: 13,96%; 34,49%; 41,64%; 9,91%).
Về sử dụng GDP năm 2020, tiêu dùng cuối cùng tăng 1,06% so với năm 2019; tích lũy tài sản tăng 4,12%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,97%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 3,33%..
II.1.3 Kết cấu dân số
Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 14% tổng số dân của cả nước. Dân tộc Việt (còn gọi là người Kinh) chiếm gần 86%, tập trung ở những miền châu thổ và đồng bằng ven biển. Những dân tộc thiểu số, trừ người Hoa, người Chăm và người Khmer, phần lớn đều tập trung ở các vùng miền núi và cao nguyên. Trong số các dân tộc thiểu số, đông dân nhất là các dân tộc Tày, Thái, Mường, Hoa, Khmer, Nùng,... mỗi dân tộc có dân số khoảng 1 triệu người. Các dân tộc Brâu, Rơ Măm, Ơ Đu có số dân ít nhất, với khoảng vài trăm cho mỗi nhóm. Có một số dân tộc thiểu số đã định cư trên lãnh thổ Việt Nam từ rất lâu đời.
Cơ cấu tuổi của Việt Nam
+ |
Năm 2020: |
|
- |
0-14 tuổi |
: 25.2%(12.536.210 nam / 11.406.317 nữ) |
- |
15-64 tuổi |
: 69.3%(32.850.534 nam / 32.974.072 nữ) |
- |
65 tuổi trở lên |
: 5.5%(2.016.513 nam / 3.245.236 nữ) |
Dự tính lực lượng lao động trẻ vẫn có thể tăng trưởng mạnh trong 10 đến 15 năm tới kéo theo là một thị trường tiêu thụ tiềm năng của Việt Nam.
II.2 Tổng quan về dân số và kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang .
II.2.1 Vị trí địa lý và thuận lợi
Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam Việt Nam, với phần lớn diện tích của tỉnh thuộc địa bàn tỉnh Rạch Giá trước đó. Tuy nhiên, cũng có thời kỳ toàn bộ diện tích tỉnh Kiên Giang ngày nay đều thuộc tỉnh Rạch Giá, bao gồm cả các vùng Hà Tiên và Phú Quốc. Trung tâm tỉnh là thành phố Rạch Giá, cách thành phố Hồ Chí Minh 250 km về phía Tây. Kiên Giang tiếp giáp Campuchia ở phía Bắc với đường biên giới dài 54 km và vịnh Thái Lan ở phía Tây có đường bờ biển dài hơn 200 km. Ngoài ra Kiên Giang có hơn 100 đảo lớn nhỏ ngoài biển.
Kiên Giang nằm ven biển thuộc phía Tây Nam của Việt Nam, là vùng đất thuộc trấn Hà Tiên cũ do Mạc Cửu khai phá vào thế kỷ XVII. Đầu thế kỷ XVIII, Mạc Cửu được chúa Nguyễn thuần phục. Thời vua Minh Mạng, Hà Tiên là 1 trong 6 tỉnh Nam Kỳ. Sau năm 1975 thành lập tỉnh Kiên Giang cho đến ngày nay. Kiên Giang được nhiều người biết đến là vùng đất văn hoá và du lịch nổi tiếng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cảnh đẹp của Kiên Giang ngày xưa từng được ca ngợi qua "Hà Tiên thập vịnh". Đến ngày nay Kiên Giang được nhiều người biết đến qua danh thắng du lịch nổi tiếng là Hòn Phụ Tử và đảo Phú Quốc. Ngoài ra, Kiên Giang còn có tiềm năng kinh tế với nguồn lợi vô cùng to lớn về thuỷ sản. Tỉnh lỵ của Kiên Giang là Thành phố Rạch Giá, một thành phố biển duy nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Kiên Giang có vị trí chiến lược quan trọng, nằm trong vùng vịnh Thái Lan, gần với các nước thuộc Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapo, Chính vì vậy Kiên Giang có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực, đồng thời đóng vai trò cầu nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ với bên ngoài.
Nằm trong vùng ĐBSCL có vị trí thuận lợi và tiềm năng kinh tế rất lớn. Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 6296 km² với 200 km bờ biển, có 105 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là đảo Phú Quốc. Dân số Kiên Giang có 1.688.228 người phân bố trên 15 đơn vị hành chính huyện, thị và thành phố. Nằm trong vùng vịnh Thái Lan, Kiên Giang có vị thế địa lý, chính trị quan trọng, là điểm tựa của Việt Nam trong vịnh Thái Lan, cách vùng phát triển công nghiệp và du lịch nổi tiếng Đông Nam Thái Lan khoảng 500 km, cách vùng phát triển phía Đông Malaysia khoảng 700 km, cách Singapore 1.000 km, gần kề với cửa ngõ Campuchia phía Tây Nam. Với thời gian khoảng 2 giờ bay của hàng không dân dụng, từ Kiên Giang có thể bay tới thủ đô tất cả 10 nước Đông Nam Á và miền Nam Trung Quốc; có vị trí thuận lợi để mở các tuyến đường hàng hải và hàng không quan trọng của thế giới đi qua khu vực Đông Nam Á và Bắc Á; Là tỉnh đồng bằng nhưng có rừng, núi, biển, đảo với nguồn tài nguyên phong phú đa dạng. Tiềm năng về quỹ đất để phát triển nông nghiệp còn khá lớn, thuận lợi phát triển các loại cây trồng như: lúa, khóm, mía, tiêu, tràm... Nguồn lợi biển rất phong phú, bờ biển dài, bãi triều rộng có điều kiện thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thủy sản đa dạng. Là tỉnh duy nhất ở ĐBSCL có trữ lượng đá vôi khá lớn, trữ lượng đá xây dựng cũng khá phong phú. Kiên Giang là tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hóa với các địa danh như: Phú Quốc, Hà tiên, Hòn Đất, U Minh,… tạo nên cảnh quan phong phú đa dạng, thuận lợi cho phát triển du lịch. Vị trí địa lý trên tạo điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực, là cầu nối các tỉnh miền Tây Nam bộ với bên ngoài và thuận lợi để phát triển một nền kinh tế đa dạng.
Vị trí địa lý
Kiên Giang nằm tận cùng phía tây nam của Việt Nam, trong đó lãnh thổ bao gồm đất liền và hải đảo. Phần đất liền nằm trong tọa độ từ 9°23'50 - 10°32'30 vĩ Bắc và từ 104°26'40 - 105°32'40 kinh Đông. Phía Bắc giáp Campuchia, đường biên giới dài 56,8 km, phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, phía Tây giáp vịnh Thái Lan với đường bờ biển dài 200 km, phía Đông lần lượt tiếp giáp với các tỉnh là An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang. Phần hải đảo nằm trong vịnh Thái Lan bao gồm hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là đảo Phú Quốc và xa nhất là quần đảo Thổ Chu, tập trung thành 5 quần đảo là quần đảo Hải Tặc, quần đảo Bà Lụa, quần đảo An Thới, quần đảo Nam Du và quần đảo Thổ Chu. Điểm cực Bắc thuộc địa phận xã Tân Khánh Hoà, huyệnGiang Thành. Cực Nam nằm ở xã Vinh Phong, huyện Vĩnh Thuận. Cực Tây tại xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên và điểm cực Đông nằm ở xã Hoà Lợi thuộc địa phận huyện Giồng Riềng.
Điều kiện về địa lí thành phố Phú Quốc
- Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất nước ta, nằm trong khu vực Vịnh Thái Lan thuộc Tỉnh Kiên Giang, cách TP. Rạch Giá khoảng 115 km về phía Tây Nam, có toạ độ địa lý như sau:
103o29’ – 104o9’ kinh độ Đông
9o48’ – 10o20’ vĩ độ Bắc
- Quanh đảo Phú Quốc là hàng chục hòn đảo nhỏ, đại bộ phận đã có tên, nhưng cũng có một ít chưa có tên gọi. Ở phía tây Bắc Đảo có Hòn Nước, hòn Đồi Mồi, hòn Bần, hòn Thầy Bối... Phía Nam có nhóm đảo An Thới gồm có hòn Đũa, hòn Roi, hòn Thơm, hòn Móng Tay, Mây Rút...
Thành phố Phú Quốc, như tên gọi của nó là “miền đất giàu có” nằm ở phía Tây Nam của Tổ Quốc trong vùng vịnh Thái Lan, trải dài từ vĩ độ 9°53′N đến 10°28′N và kinh độ 103°49′E đến 104°05′E, cách Hà Tiên 40km về phía Tây và 12km từ bờ biển Campuchia. Chiều dài 50 km từ Bắc xuống Nam và rộng 25km từ Đông sang Tây làm cho Phú Quốc trở thành hòn đảo lớn nhất trong vịnh Thái Lan với diện tích 574km². Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành thành phố Phú Quốc, trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Phú Quốc gồm 2 thị trấn và 8 xã, thị trấn lớn nhất của đảo Phú Quốc là Dương Đông, tọa lạc phía Tây của đảo. Hơn một nửa diện tích của đảo được bao phủ bởi rừng. Với hơn 12km bờ biển và sự thu hút về lịch sử cũng như văn hóa, Phú Quốc trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất Việt Nam.
Hiện nay để đến Phú Quốc chỉ cần gần một giờ bay từ Tp.HCM thông qua cảng hàng không quốc tế Phú Quốc hoặc ba tiếng tàu thủy cao tốc từ cảng Rạch Giá (Kiên Giang).
- Thành phố Phú Quốc có tổng diện tích tự nhiên là 589,19 km² bao gồm: Đảo Phú Quốc 557,84 km²; Quần đảo An Thới 5 km² và đảo Thổ Châu 26,35 km². Đảo Phú Quốc có hình tam giác, đáy ở phía Bắc và nhỏ dần về phía Nam. Chiều dài theo hướng bắc nam là 49 km, chỗ rộng nhất là ở bắc Đảo khoảng 27 km. Mõm Bắc đảo Phú Quốc cách Campuchia 4 km, cách Hà Tiên 46 km. Nhìn ra các nước trong khu vực vịnh Thái Lan, Phú Quốc có vị trí gần với vùng phát triển kinh tế Đông Nam Á: cách Malaysia khoảng 700 km; cách Singapore 1.000km; Gần kề với cửa ngõ Tây Nam Campuchia rất thuận lợi cho việc mua bán, trao đổi hàng hoá với Campuchia.
- Đặc điểm chung của địa hình Phú Quốc là núi rừng chiếm phần lớn diện tích đảo, gồm 99 ngọn núi tập trung chủ yếu ở phía Bắc đảo, rải rác thấp dần về phía Nam. Phần lớn các dãy núi đều dốc về phía Đông và thoải về phía Tây.
- Khu vực Bãi Trường có núi Dương Tơ, núi Mắt Quỷ và núi Vu Hương, có biển với độ dốc thoải; dọc theo bờ biển có dải cồn cát thấp và khu vực bên trong cồn là con suối lớn bắt nguồn từ núi Bảy Rồng chảy dài theo hướng Bắc – Nam của khu Bãi Trường rồi thoát ra biển theo rạch Cầu Sấu và khe Tàu Rũ.
Chính sách phát triển Phú Quốc của Chính phủ:
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) đến năm 2030. Mục tiêu của việc điều chỉnh nhằm xây dựng đảo phát triển bền vững; hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng biển và hải đảo. Theo quy hoạch điều chỉnh, mô hình phát triển thành phố du lịch sinh thái biển đảo Phú Quốc sẽ là cấu trúc chuỗi tập trung, đa trung tâm.
Cụ thể: cấu trúc không gian theo trục chính Bắc - Nam An Thới - Cầu Trắng, trục giao thông vòng quanh đảo Bãi Vòng - Bãi Thơm - Rạch Tràm - Rạch Vẹm... kết nối cảng biển quốc tế An Thới, Bãi Đất Đó, sân bay quốc tế Phú Quốc. Khu đô thị Dương Đông sẽ là trung tâm của thành phố du lịch đảo Phú Quốc. Đây là trung tâm hành chính, dịch vụ công cộng, thương mại, tài chính quốc tế, dịch vụ du lịch và khu dân cư tập trung của đảo. Du lịch là một trong những định hướng phát triển chính của đảo Phú Quốc. Trong hệ thống các khu du lịch, quy hoạch có 15 khu du lịch sinh thái. Các công trình xây dựng được khống chế thấp tầng, các khách sạn không được vượt quá 8 tầng. Các khu nghỉ dưỡng hỗn hợp tùy theo vị trí mà bố trí một hoặc nhiều khách sạn.
Theo quy hoạch, trong tương lai, đảo Phú Quốc sẽ trở thành đô thị trực thuộc trung ương - trung tâm giao thương quốc tế và là cực tăng trưởng động lực vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc điều chỉnh bao gồm 2 thị trấn (Dương Đông, An Thới) và 8 xã (Cửa Cạn, Gành Dầu, Bãi Thơm, Hàm Ninh, Cửa Dương, Dương Tơ, Thổ Châu và Hòn Thơm). Bộ Xây dựng cho biết, điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng sẽ góp phần giải quyết những bất cập trước đây để đảo Phú Quốc có thể phát huy tối đa lợi thế, đáp ứng yêu cầu phát triển. Do đó, ngoài việc tuân thủ định hướng phát triển về cả an ninh, quốc phòng, kinh tế, xã hội, quy hoạch được điều chỉnh phải có tầm nhìn chiến lược lâu dài.
Với lợi thế về vị trí, giàu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái rừng, biển và dịch vụ du lịch cao cấp, Việt Nam đang hướng tới mục tiêu xây dựng Phú Quốc thành một hòn đảo có tên trên bản đồ các đảo nổi tiếng thế giới.
Đơn vị hành chính
Tỉnh Kiên Giang có 634.833,32,82 Ha diện tích tự nhiên và 1.726.026 nhân khẩu, có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các huyện: Kiên Lương, Hòn Đất, Châu Thành, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng, Kiên Hải, Phú Quốc, Giang Thành, thị xã Hà Tiên và thành phố Rạch Giá.
Tên |
Diện tích (km²) |
Dân số (người) |
Thành Phố |
||
Thành phố Rạch Giá |
97.74 |
226.365 |
Thị xã |
||
Thị xã Hà Tiên |
98.9 |
44.721 |
Huyện |
||
Huyện An Biên |
400.3 |
122.068 |
Huyện An Minh |
590.4 |
115.062 |
Huyện Châu Thành |
285.4 |
148.313 |
Huyện Giồng Riềng |
639.2 |
211.496 |
Huyện Giang Thành |
407.4 |
28.910 |
Huyện Gò Quao |
439.5 |
138.547 |
Huyện Hòn Đất |
1046.7 |
1046.7 |
Huyện U Minh Thượng |
432.7 |
67.764 |
Huyện Kiên Lương |
472.9 |
74.750 |
Huyện Tân Hiệp |
419.3 |
142.405 |
Huyện Vĩnh Thuận |
394.8 |
89.789 |
Huyện Kiên Hải |
26.2 |
26.2 |
Thành phố Phú Quốc |
589.4 |
91.241 |
II.2.2 Văn Hóa - Du lịch
Kiên Giang nằm tận cùng về phía tây nam của Việt Nam, nơi giao thoa văn hóa của nhiều vùng miền cả nước, bản sắc văn hoá tỉnh nhà cũng vì thế mà rất phong phú, đa dạng, thể hiện qua các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, ẩm thực, lễ hội, làng nghề truyền thống... Văn hóa ẩm thực ở đây cũng rất phong phú, đa dạng với hàng trăm món ăn các loại với các đặc sản như Cá nhồng, Nước mắm Phú Quốc, Cháo môn, Sò huyết Hà Tiên, Bún cá Kiên Giang...
Hằng năm trên địa bàn tỉnh diễn ra nhiều lễ hội, nhưng đặc sắc nhất là lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực diễn ra vào tháng tháng Tám âm lịch thu hút hàng ngàn lượt khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia. các làng nghề truyền thống rất đặc sắc như đan đệm bàng, dệt chiếu Tà Niên, nắn nồi Hòn Đất, làm hàng thủ công mỹ nghệ bằng đồi mồi, làm huyền phách ở Hà Tiên… Du lịch Kiên giang tiềm tàng nhiều tài năng chưa được khai thác hoặc khai thác chưa đúng mức.
Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Khu DTSQ Kiên Giang chứa đựng sự phong phú, đa dạng và đặc sắc về cảnh quan và hệ sinh thái như rừng tràm trên đất ngập nước, rừng trên núi đá, hệ sinh thái biển mà trong đó tiêu biểu là thảm cỏ biển gắn liền với loài động vật quý hiếm là bò biển. Khu DTSQ Kiên Giang trùm lên địa phận các thành phố Phú Quốc, An Minh, Vĩnh Thuận, Kiên Lương và Kiên Hải, có ba vùng lõi thuộc các Vườn quốc gia U Minh Thượng, VQG Phú Quốc, và Rừng phòng hộ ven biển Kiên Lương - Kiên Hải. Thắng cảnh chùa Hang (Kiên Lương) với hòn Phụ Tử nổi tiếng. Tháng 8 năm 2006, một bên của hòn Phụ Tử (hòn Phụ) đã bị đổ xuống biển. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do những tác động tự nhiên của gió, sóng và nước biển. Hiện nay các ngành chức năng ở địa phương đang họp bàn về cách phục dựng. Thạch Động: Cách biên giới Campuchia chưa được 3 km đường chim bay, từ xa hình giống như nón của người lính kỵ binh Anh thời xưa. Được hình thành từ đá vôi bị xâm thực, bên trong Thạch Động đủ rộng để du khách có thể viếng chùa, ngắm nhìn biên giới bên tay gió biển thổi lộng vào (xem thêm Hà Tiên thập vịnh).
Đảo Phú Quốc, hòn đảo lớn nhất Việt Nam, là hòn đảo ngọc hiện đang được chú ý bởi những ai thích vẻ hoang sơ của nó. Hiện nay tốc độ tăng trưởng du lịch của Phú Quốc được coi như là cao nhất với mức tăng luôn từ 100% trở lên so với năm trước đó. Phú Quốc là huyện đảo nằm trong vịnh Thái Lan, thuộc tỉnh Kiên Giang, cách Hà Tiên 45 km, cách Rạch Giá 115 km, diện tích tự nhiên 593 km², dân số trên 85.000 người, mật độ dân số trung bình 145 người/km². Đảo Phú Quốc có hình tam giác, cạnh lớn nhất ở phía Bắc, nhỏ dần về ở phía Nam. Nếu tính theo đường chim bay theo hướng Bắc-Nam thì chiều dài lớn nhất của đảo là 49 km. Nơi rộng nhất trên đảo theo hướng Đông-Tây nằm ở khu vực Bắc đảo với chiều dài là 27 km. Chu vi của đảo Phú Quốc tổng cộng khoảng 130 km, từ Bắc xuống Nam có 99 ngọn đồi núi nhấp nhô tạo cảnh quan hấp dẫn. Tổng diện tích toàn đảo Phú Quốc là 56.500 ha. Phú Quốc còn được thiên nhiên ưu đãi tạo nên nhiều cảnh quan đẹp và hài hòa, khí hậu trong lành, có núi cao, sông suối, bãi biển sạch đẹp và cả khu rừng nguyên sinh được bảo tồn. Tất cả đã tạo nên thế mạnh của Phú Quốc trong lĩnh vực kinh tế nhất là kinh tế du lịch, hàng năm thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến du lịch, tham quan đảo Phú Quốc.
Thành phố Phú Quốc rất thuận lợi cho phát triển du lịch trong vùng Đông Nam Á, có cửa khẩu đường biển ở An Thới và cảng hàng không tại sân bay Phú Quốc, thuận lợi cho việc giao lưu liên hệ với các nước lân cận như: Campuchia, Thái Lan, Singapore, Indonesia…
Phú Quốc rất giàu tiềm năng về kinh tế biển và du lịch, đồng thời là huyện đảo lớn nhất Việt Nam, được mệnh danh là “ Viên ngọc bích ” vùng biển phía Nam Việt Nam. Phú Quốc là nơi du lịch hấp dẫn và mới lạ, tất cả còn nguyên sơ, thơ mộng và trong lành với rừng và biển. Phú Quốc thực sự là một điểm du lịch độc đáo mà không một nơi nào khác có được.
Theo định hướng phát triển tổng thể đảo Phú Quốc đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2004 và đã được cụ thể hóa tại Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030 góp phần đưa Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch lớn trong cả nước và khu vực.
II.3 Nhận định và phân tích tình hình thị trường phát triển du lịch
II.3.1 Tình hình phát triển du lịch và những định hướng phát triển triển du lịch trong tương lai.
Trong những năm gần đây tình hình phát triển kinh tế xã hội của nước ta có nhiều khởi sắc tốc độ phát triển kinh tế luôn đạt trên 7% năm, đời sống người dân từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng cao. Nền kinh tế hội nhập theo thị trường, đẩy mạnh hợp tác đầu tư với các nước trong khu vực và thế giới, cùng với những chính sách mở cửa, Việt Nam đã trở thành điểm thu hút nguồn đầu tư nước ngoài, cơ cấu nền kinh tế đã có nhiều thay đổi các ngành công nghiệp, ngành thương mại, ngành dịch vụ ngày càng phát triển đặc biệt phải nói đến ngành du lịch đây có thể coi là một ngành mới phát triển ở nước ta nhưng nó đã tạo ra một diện mạo mới cho đất nước trên trường quốc tế, góp phần phát triển nền kinh tế xã hội giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và khai thác nguồn tài nguyên du lịch tiềm năng trên diện rộng của các vùng trên lãnh thổ từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi và kể cả những vùng hải đảo xa xôi.
Việt Nam là một quốc gia có nền khí hậu nhiệt đới gió mùa được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp với hơn 3000 km bờ biển chạy dọc theo chiều dài của lãnh thổ cùng với các bãi biển đẹp là điều kiện để phát triển ngành du lịch. Bên cạnh đó Việt Nam là nước có trên 54 dân tộc cùng sinh sống và phát triển do vậy có một nền văn hoá đa dạng và phong phú.
Hàng năm ngành du lịch Việt Nam đã đón hàng triệu lượt khách nước ngoài đến tham quan và nghỉ dưỡng, mang về một nguồn ngoại tệ to lớn cho đất nước, đặc biệt trong những năm gần đây khi nền kinh tế mở cửa đẩy mạnh quan hệ, hợp tác với các nước trên thế giới thì lượng du khách quốc tế đến với nước ta ngày càng tăng cao. Việt Nam có đủ các yếu tố để phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú.
Cập nhập số liệu khách du lịch nội địa như sau:
ĐVT: 1000 người
Chỉ tiêu |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
Khách nội địa |
28.000 |
30.000 |
32.500 |
35.000 |
38.500 |
52.000 |
62.000 |
75.000 |
Tốc độ tăng trưởng (%) |
12,0 |
7,1 |
8,3 |
7,7 |
10,0 |
20,0 |
28,0 |
31,0 |
Tuy nhiên, ngành du lịch Việt Nam từ nhiều năm nay, cũng đang bị báo động về nạn "chặt chém", bắt nạt du khách, hạ tầng cơ sở yếu kém và chất lượng dịch vụ kém, quản lý kém, tạo ấn tượng xấu với du khách. Từ hơn 20 năm phát triển du lịch, Việt Nam chỉ chú trọng khai thác thiên nhiên và thiếu định hướng chiến lược phát triển, đầu tư một cách bài bản cho du lịch, và kém xa các nước khác trong khu vực. Vẫn chưa có được một sân khấu, nhà hát biểu diễn nghệ thuật dân tộc nào đủ tầm mức để giới thiệu đến du khách quốc tế, để đa dạng hóa sản phẩm du lịch.
Hiệu quả chiều sâu về nhiều mặt của du lịch ngày càng rõ nét, ở đâu du lịch phát triển, ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hoạt động du lịch đã thúc đẩy các ngành khác phát triển, tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hoá và dịch vụ; mỗi năm, hàng chục lễ hội truyền thống được khôi phục, tổ chức dần đi vào nền nếp và lành mạnh, phát huy được thuần phong mỹ tục. Nhiều làng nghề thủ công truyền thống được khôi phục và phát triển, tạo thêm các điểm tham quan du lịch, sản xuất hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ bán cho khách, nhân dân có thêm việc làm và thu nhập; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo và nhiều hộ dân ở không ít địa phương đã giàu lên nhờ làm du lịch. Du lịch phát triển đã tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích và nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư giữ gìn, phát triển di sản văn hoá. Tuyên truyền, quảng bá du lịch ở nước ngoài và tại chỗ trong nước đã truyền tải được giá trị văn hoá dân tộc đến bạn bè quốc tế, khách du lịch và nhân dân.
Điều quan trọng hơn cả là du lịch đã góp phần phát triển yếu tố con người trong công cuộc đổi mới. Hoạt động du lịch đã tạo ra trên 80 vạn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho các tầng lớp dân cư, góp phần nâng cao dân trí, đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền trong nước và với nước ngoài; đã thực hiện tốt vai trò ngoại giao nhân dân với chức năng “sứ giả’’ của hoà bình, góp phần hình thành, củng cố môi trường cho nền kinh tế mở, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ quốc tế đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Du lịch Việt Nam đã vươn lên, tham gia chủ động dần trong hội nhập du lịch quốc tế; thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch nhiều mặt với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và thế giới; ký 29 Hiệp định hợp tác du lịch song phương với những nước là thị trường du lịch trọng điểm và đầu mối giao lưu quốc tế và Hợp tác du lịch đa phương 10 nước ASEAN; đã có quan hệ bạn hàng với trên 1.000 hãng, trong đó có nhiều hãng lớn, của hơn 60 nước và vùng lãnh thổ. Du lịch nước ta là thành viên của Tổ chức Du lịch thế giới, của Hiệp hội Du lịch Châu Á - Thái Bình Dương, của Hiệp hội Du lịch Đông Nam Á và phát huy được vai trò, khai thác tốt quyền lợi hội viên. Tham gia chủ động hơn trong hợp tác du lịch tiểu vùng, khu vực, liên khu vực và thế giới. Nhờ thế đã tranh thủ được vốn, kinh nghiệm, công nghệ, nguồn khách để phát triển, chủ động gắn kết với du lịch khu vực và thế giới. Tính chủ động hội nhập cũng được thể hiện rõ trong việc thực hiện chủ trương dựa vào lợi thế so sánh (như văn hoá, ẩm thực, nguyên liệu, lao động trẻ...) đầu tư ra nước ngoài, chủ yếu là kinh doanh ăn uống ở các nước láng giềng, Nhật Bản, Đức và Hoa Kỳ.
Du lịch ngày càng có vai trò quan trọng tại Việt Nam. Đối với khách du lịch ba-lô, những người du lịch khám phá văn hóa và thiên nhiên, bãi biển và các cựu chiến binh Mỹ và Pháp, Việt Nam đang trở thành một địa điểm du lịch mới ở Đông Nam Á. Các dự án đầu tư vào bất động sản du lịch dọc theo bờ biển hơn 3.000 km và tại và các thành phố lớn đang gia tăng nhanh chóng. Dịch vụ du lịch ngày càng đa dạng. Công ty lữ hành địa phương và quốc tế cung cấp các tour du lịch tham quan các bản làng dân tộc thiểu số, đi bộ và tour du lịch xe đạp, đi thuyền kayak và du lịch ra nước ngoài cho du khách Việt Nam, đặc biệt là gắn kết với các quốc gia láng giềng Campuchia, Lào và Thái Lan. Ngoài ra, nhờ vào việc nới lỏng các quy định về đi lại, xuất cảnh, khách du lịch nước ngoài đã có thể đi lại tự do trong nước từ năm 1997.
Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi từ nông nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ. Hơn một phần ba của tổng sản phẩm trong nước được tạo ra bởi các dịch vụ, trong đó bao gồm khách sạn và phục vụ công nghiệp và giao thông vận tải. Nhà sản xuất và xây dựng (28%) nông nghiệp, và thuỷ sản (20%) và khai thác mỏ (10%). Trong khi đó, du lịch đóng góp 4,5% trong tổng sản phẩm quốc nội. Ngày càng có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào ngành du lịch. Sau các ngành công nghiệp nặng và phát triển đô thị, đầu tư nước ngoài hầu hết đã được tập trung vào du lịch, đặc biệt là trong các dự án khách sạn.
Tuy nhiên, xét về giá trị tuyệt đối, quy mô ngành du lịch Việt Nam còn nhỏ. Tốc độ tăng trưởng việc làm trong ngành vẫn tiếp tục ở mức thấp hơn so với mức tăng trung bình của khu vực. Năng lực của các công ty du lịch Việt Nam không tương xứng với tiềm năng.
Nhìn chung, các ngành hỗ trợ du lịch vẫn chưa phát triển cùng nhịp với sự phát triển của ngành du lịch. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông yếu kém, phương tiện vận tải lạc hậu, đường vận chuyển hàng không vẫn chưa được phát triển đúng mức. Công nghệ thông tin chưa được ứng dụng nhiều; ứng dụng thương mại điện tử trong điều hành các tour du lịch và giao dịch giữa các nhà cung cấp dịch vụ du lịch chưa được nhiều, hoạt động xúc tiến du lịch ở nước ngoài còn yếu về số lượng và hiệu quả. Sản phẩm dịch vụ du lịch chưa phong phú, đa dạng. Ta có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp và có bãi biển được xếp hạng tầm quốc tế, nhưng trên phạm vi cả nước, chưa có được một khu du lịch tầm cỡ và có tên tuổi như Pataya, Phuket (Thái Lan), Sentosa (Singapore), Bali (Inđônesia), hay Genting, Langkawi (Malaysia). Đặc điểm này đã ảnh hưởng đến việc thu hút được sự chú ý của khách du lịch, không kéo dài được thời gian nghỉ ngơi của khách tại Việt Nam, không tạo cơ hội để tăng chi tiêu của khách quốc tế tại Việt Nam.
Nguồn nhân lực cho du lịch chưa được đào tạo một cách hệ thống về chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Năng lực ngoại ngữ, kỹ năng công nghệ thông tin và khả năng giao tiếp còn hạn chế. Các cơ sở đào tạo du lịch phân bổ không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Mặc dù có sự bùng nổ về số lượng các công ty du lịch lữ hành trong nước, song các công ty này cạnh tranh thiếu lành mạnh về giá, giảm chất lượng dịch vụ, vi phạm các yêu cầu về giấy phép hành nghề.
Hiện nay sự liên kết, hợp tác giữa các Bộ ngành, địa phương, lãnh thổ tuy gần đây có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn yếu hoặc thiếu (Tổng cục Du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an) đặc biệt là việc quản lý các nguồn lực tự nhiên. Cũng chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành (tài chính, ngân hàng, hàng không, biên phòng, hải quan, điện lực và viễn thông…) trong hỗ trợ phát triển du lịch. Bên cạnh đó, hệ thống thống kê áp dụng trong ngành du lịch Việt Nam cũng chưa được cải tiến nhiều.
Vấn đề cảnh quan môi trường du lịch chưa được chú trọng đúng mức: Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú bao gồm các di sản thế giới, truyền thống lịch sử phong phú, các làng nghề và các lễ hội truyền thống, những cảnh đẹp thiên nhiên phong phú và sự đa dạng của các nền văn hoá dân tộc, thời gian gần đây Việt Nam đã nổi lên và trở thành một điểm đến hấp dẫn, an toàn cho du khách quốc tế. Tuy nhiên, sự gia tăng lớn về khách du lịch, trong khi việc giữ gìn cảnh quan, môi trường tại các khu, điểm du lịch lại chưa được chú trọng đúng mức, cộng thêm sự phát triển của các hoạt động kinh tế khác và nạn chặt phá rừng đã và đang gây ra các tác động không tốt tới môi trường du lịch.
II.3.2 Thị trường gỗ và các sản phẩm từ cây rừng trồng sản xuất
Sản lượng các loại gỗ được sử dụng chính trên toàn cầu đã tăng mạnh từ năm 2016 cho đến nay với tốc độ tăng trưởng từ 3% đến 6% mỗi năm. Các loại gỗ chính được sử dụng rộng rãi trên thế giới phải kể đến các loại gỗ như gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ tấm và các loại viên gỗ nén. Những khu vực phát triển ngành công nghiệp gỗ là những quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và châu Âu, đặc biệt là khu vực Đông Âu với tốc độ tăng trưởng kinh tế tích cực và năng lực sản xuất vượt trội trong lĩnh vực sản xuất năng lượng sinh học.
Theo tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), năng lực sản xuất trong ngành công nghiệp gỗ đã dần hồi phục trong giai đoạn năm 2010 - 2016 sau khi chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm 2008. Tốc độ tăng trưởng của ngành gỗ bắt đầu xu hướng tăng trưởng bền vững kể từ sau năm 2016 và xu hướng tích cực này vẫn tiếp tục được duy trì do sự phát triển của kinh tế toàn cầu nói chung cũng như nhu cầu về năng lượng tái tạo gia tăng.
Các loại sản phẩm gỗ rất đa dạng và được tận dụng để sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực. Có thể phân loại các sản phẩm từ gỗ như sau:
- Gỗ tròn công nghiệp (industrial roundwood): là tất cả các loại gỗ được lấy từ cây không sử dụng cho mục đích lấy năng lượng. Loại gỗ này có thể kể đến như gỗ để làm giấy, gỗ xẻ và gỗ dán veneer, và các loại gỗ lấy từ cây khác. Loại gỗ này cũng có thể phân loại thành hai loại gỗ riêng biệt là cây gỗ tròn họ lá kim và cây gỗ tròn không phải họ lá kim.
- Gỗ xẻ (sawnwood): là các loại gỗ bao gồm các tấm ván gỗ, gỗ dầm…có độ dày hơn 5mm nhưng không bao gồm các miếng gỗ để lót sàn. Gỗ xẻ cũng có thể được phân loại dựa trên hai loại riêng biệt là gỗ xẻ họ lá kim và gỗ xẻ không thuộc họ lá kim.
- Gỗ tấm (wood-based pannels): là các loại gỗ bao gồm gỗ veneer, gỗ ván ép, gỗ ván dăm, gỗ ván sợi.
- Sợi gỗ (fibre furnish): là loại sợi được sử dụng để sản xuất giấy, bao gồm các loại sợi gỗ lấy từ giấy thải, bột gỗ để làm giấy.
- Gỗ nhiên liệu (wood fuel, charcoal and pellets): Gỗ nhiên liệu là loại gỗ tròn được sử dụng làm nhiên liệu để nấu ăn, sưởi ấm hoặc sản xuất điện, làm thành viên than hoặc viên nén.
Các loại gỗ công nghiệp, đặc biệt là gỗ ván dăm và gỗ ván công nghiệp, các loại gỗ thường được sử dụng trong hoạt động sản xuất và thiết kế đồ nội thất, đã và đang tiếp tục có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong số tất cả các loại gỗ do tính chất tiện dụng và dễ dàng tạo hình, sử dụng. Loại hỗ này được sản xuất với tỷ trọng rất lớn tại các nhà máy ở Đông Âu, Liên bang Nga, Bắc Mỹ và Trung Quốc. Trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, Nga đã vượt qua Canada và Đức để trở thành nhà sản xuất và tiêu thụ các loại gỗ tấm lớn thứ ba trên thế giới chỉ sau Trung Quốc và Hoa Kỳ. Canada chứng kiến mức tăng trưởng hai con số trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu gỗ tấm trong khoảng thời gian từ 2014 - 2016 nhờ doanh số xuất khẩu sang thị trường Mỹ lớn kỷ lục phục vụ nhu cầu nhà đất có xu hướng phục hồi tại Mỹ trong giai đoạn này. Trung Quốc cũng khẳng định vị thế là nhà sản xuất lớn khi cũng minh chứng bằng mức tăng lên đến 42% trong sản xuất gỗ tấm tính trong giai đoạn 2012 - 2016 và vẫn tiếp tục giữ vững vị thế cho đến nay.
Sản phẩm gỗ viên nén trở thành loại gỗ được sử dụng rộng rãi trong những năm gần đây đáp ứng các mục tiêu năng lượng sinh học do liên minh châu Âu đặt ra cũng như yêu cầu về các loại nhiên liệu giảm tác hại khí thải của các loại nguyên liệu khác ra môi trường. Châu Âu và Bắc Mỹ là hai khu vực chiếm gần như toàn bộ sản lượng gỗ viên nén toàn cầu với sản lượng 58% tại châu Âu và 32% tại Bắc Mỹ, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng loại gỗ này là 81% và 8% tương ứng.
Châu Á đang gia tăng nhu cầu sử dụng viên gỗ nén trong những năm gần đây với tốc độ tăng lên đến 17% mỗi năm. Hàn Quốc là quốc gia nhập khẩu viên gỗ nén lớn thứ ba thế giới chỉ sau Anh và Đan Mạch. Điều này đã thúc đẩy các quốc gia có năng lực sản xuất tiềm năng như Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Thái Lan đẩy mạnh khả năng sản xuất của mình.
Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2018, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt Nam đạt 9,38 tỷ USD, chiếm hơn 23% kim ngạch xuất khẩu của cả ngành nông nghiệp. Ngành gỗ ghi nhận mức thặng dư thương mại lên tới 7 tỷ USD. Hoạt động chế biến gỗ và xuất khẩu lâm sản của nước ta đã được cải thiện về quy mô, số lượng và chất lượng sản xuất trong những năm gần đây. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 4.500 doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, trong đó doanh nghiệp tư nhân chiếm tới 95%. Các loại gỗ và hàng lâm sản khai thác và chế biến tại Việt Nam được xuất khẩu sang hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ 4 trong các mặt hàng xuất khẩu lớn chỉ sau cà phê, thủy sản và máy móc, thuộc top 10 các quốc gia xuất khẩu sản phẩm gỗ trên thế giới và giữ vững vị trí thứ nhất ở khu vực Đông Nam Á. Với nguồn tài nguyên rừng phong phú, việc phấn đấu để đạt được thị phần cao hơn trên các lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ của nước ta là hoàn toàn có khả năng cao trong thời gian tới. Trong năm 2019 tới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đề ra định hướng đưa năng lực xuất khẩu gỗ vượt qua mức 11 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2018 và đến năm 2030 sẽ đạt kỳ vọng chiếm thị phần từ 30% đến 50% thị trường gỗ toàn cầu. Đây được coi là một tham vọng lớn đối với hoạt động sản xuất và xuất khẩu gỗ của Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á.
Các thị trường xuất khẩu gỗ chủ lực của Việt Nam phải kể đến Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Anh. Đây cũng là những quốc gia có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm gỗ hàng đầu thế giới, do đó, dư địa cho ngành gỗ Việt Nam phát triển vẫn còn rất lớn. Chúng ta có những điểm mạnh nổi trội đưa sản phẩm gỗ và lâm sản của Việt Nam vương lên trên thị trường quốc tế như nguồn tài nguyên xanh và sạch phong phú, các chính sách của Nhà nước hỗ trợ tốt cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển, có định hướng về sự liên kết hợp tác giữa công ty chế biến và người trồng rừng, cũng như những phát triển về tính thẩm mỹ trong sản phẩm, đặc biệt trong các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Những điểm mạnh này giúp gỗ Việt Nam có được chỗ đứng vững chắc tại các thị trường xuất khẩu trên thế giới. Hiện kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản của Việt Nam mới chiếm khoảng 6% thị phần toàn cầu và phấn đấu đặt mục tiêu xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt trên 11 tỷ USD trong năm nay.
Tuy nhiên, những khó khăn mà ngành gỗ Việt Nam còn phải đối mặt, điển hình là tình trạng nguồn gỗ nguyên liệu không “sach”, hay còn gọi là gỗ lậu, gỗ nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam bất hợp pháp. Điều này khiến cho gỗ Việt Nam sẽ gặp phải những rào cản thương mại và tự vệ khi nước ta tham gia ký kết các hiệp định thương mại tư do với các quốc gia và khu vực khác trên thế giới. Những hiệp định thương mại tự do nổi bật như CPTPP và EVFTA, trong đó đã đưa các mức thuế nhập khẩu gỗ từ Việt Nam vào thị trường các nước CPTPP và châu Âu xuống mức 0%, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ tiếp cận các thị trường có nhu cầu gỗ cao nhưng khó tính trong khâu kiểm duyệt. Vì vậy, để tận dụng được những cơ hội này, doanh nghiệp gỗ Việt Nam hơn ai hết phải hiểu rõ các quy định về nguồn cung nguyên liệu, chế biến, sản xuất và đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ trước khi đưa sản phẩm gỗ Việt Nam ra thị trường toàn cầu.
Không chỉ tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do, chiến tranh thương mại bùng nổ hiện nay cũng đang trở thành một cơ hội hiếm có cho cả ngành xuất khẩu của Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp gỗ nói riêng. Theo Hiệp hội Gỗ cứng Trang trí Hoa Kỳ, hoạt động nhập khẩu gỗ ván ép công nghiệp từ Việt Nam và Indonesia đã tăng nhanh trong khi nhập khẩu loại gỗ này từ Trung Quốc đã giảm 50.000 đến 100.000 mét khối mỗi tháng từ khi chiến tranh thương mại nổ ra. Khối lượng gỗ ván ép nhập khẩu từ Trung Quốc đã giảm 55,1% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống chỉ còn 129,3 triệu USD. Khối lượng xuất khẩu gỗ ván ép công nghiệp của Việt Nam đã tăng thêm đến 25.000 mét khối mỗi tháng, tăng 199% lên mức 113.000 mét khối với giá trị nhập khẩu tăng vọt lên mức 70,4 triệu USD, tuy nhiên giá thành sản phẩm lại giảm xuống mức thấp nhất tại thị trường nhập khẩu này. Hiện nay có khoảng 867 công ty có đầu tư nước ngoài trực tiếp hoạt động trong ngành gỗ tại Việt Nam, với tổng số vốn khoảng 5,5 tỷ USD, và hơn 63% trong số các doanh nghiệp này nhận hỗ trợ bởi các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong khi căng thẳng Mỹ - Trung vẫn chưa có hồi kết, các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam vẫn đang tận dụng hết nguồn lực để gia tăng sản xuất và xuất khẩu nhằm bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung trên thị trường gỗ toàn cầu.
Ngày 23/5, Tổng cục Hải quan cho biết 4 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm đạt gần 3,12 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, sản phẩm gỗ chiếm 71,2%, đạt gần 2,2 tỷ USD, tăng 19,6%.
Xét về mức tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 4 tháng đầu năm nay so với 4 tháng đầu năm 2018, đa số các thị trường đều tăng kim ngạch.
Đặc biệt, Hoa Kỳ vẫn là nước dẫn đầu nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, chiếm 45,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 1,42 tỷ USD, tăng 34,7% so với 4 tháng đầu năm 2018.
Đứng sau thị trường Hoa Kỳ là Nhật Bản, đạt 414,15 triệu USD, chiếm 13,3%, tăng 18,1%; Trung Quốc đạt 364,8 triệu USD, chiếm 11,7%, giảm 0,7%; EU chiếm 10%, đạt 313,46 triệu USD, tăng 10,4%; Hàn Quốc đạt 268,81 triệu USD, chiếm 8,6%, giảm 6,9%; Anh đạt 108,03 triệu USD, chiếm 3,5%, tăng 9,5%.
Xem thêm về các dự án Khu du lịch sinh thái khác >>
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn