Lập dự án đầu tư trồng rừng phủ xanh đồi trọc kết hợp khu du lịch sinh thái dưới tán rừng

Đầu tư trồng rừng phủ xanh đồi trọc kết hợp khu du lịch sinh thái dưới tán rừng bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn, rửa trôi, thoái hóa đất, từng bước làm giàu đất và làm giàu rừng, phục vụ tốt nhu cầu của du khách, phù hợp với phát triển du lịch tổng thể của vùng với tiêu chuẩn khu du lịch sinh thái.

Ngày đăng: 16-05-2022

988 lượt xem

Dự án đầu tư trồng rừng phủ xanh đồi trọc kết hợp khu du lịch sinh thái dưới tán rừng

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU DỰ ÁN
I.1. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình
Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thiết kế Xây dựng Minh Phương
- Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.
- Điện thoại: (028) 22142126     ;  Fax:  (08) 39118579
I.2. Mô tả sơ bộ dự án
- Tên dự án: Trồng rừng phủ xanh đồi trọc kết hợp khu du lịch sinh thái dưới tán rừng.
- Địa điểm:  tỉnh Khánh Hòa.
- Quỹ đất của dự án: 933,94 Ha thuộc đất rừng sản xuất được sử dụng vào việc trồng cây bảo vệ sinh thái môi trường.
 Mục tiêu đầu tư:
Trồng rừng để khai thác các loại gỗ từ các loại cây thông caribe, cây đàn hương, cây sưa đỏ,…Cụ thể như sau:
   + Diện tích trồng cây thông caribe: 616.4 ha.
   + Diện tích trồng cây dàn hương: 168.9 ha.
   +  Diện tích trồng cây sưa đỏ: 122 ha.
Trồng rừng cây gỗ lớn như cây thông caribe, cây đàn hương, cây sưa đỏ, cây dược liệu phủ xanh đất trống; bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn, rửa trôi, thoái hóa đất, từng bước làm giàu đất và làm giàu rừng, kết hợp mô hình một khu du lịch dưới tán rừng tổng hợp nhiều loại hình du lịch sinh thái - văn hóa, các công trình và cảnh quan sẽ được bố trí hài hoà tự nhiên phục vụ tốt nhu cầu của du khách, phù hợp với phát triển du lịch tổng thể của vùng với tiêu chuẩn khu du lịch sinh thái.
Sản lượng từ cây Sưa đỏ 550 cây/ha
Sản lượng từ cây Đàn Hương  550 cây/ha
Sản lượng từ cây Thông Caribe 550 cây/ha
Sản lượng từ trồng cây gừng, cây dược liệu 300 tấn/năm
- Tổng vốn đầu tư khoảng: 200.000.000.000 đồng (Bằng Chữ: Hai trăm tỷ đồng).
I.3. Tiến độ thực hiện dự án
- Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới
- Hình thức quản lý:
Công Ty TNHH T trực tiếp quản lý dự án. Quá trình hoạt động của dự án được sự tư vấn của các chuyên gia trong nước và nước ngoài.
I.4. Thời hạn đầu tư
- Thời hạn đầu tư của dự án là 50 năm và khả năng xin gia hạn thêm.
I.5. Cơ sở pháp lý triển khai dự án
- Các Luật, Bộ Luật của Quốc hội: Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và các Nghị định; Luật Đầu tư số 61/2020/QH13 ngày 17/06/2020; Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 16/2017/QH14; Luật nông nghiệp số 09/2017/QH14; Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14; Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/06/2020; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020; Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12;
-  Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Căn cứ Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
- Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày 18 tháng 06 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14 tháng 3 năm 2017 quy định tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp.
- Nghị quyết số 1210/2016/QH13 ngày 25/05/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị;
-  Nghị định 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
- Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo thông tư số 12/TT-BXD ngày 31/08/2021 của Bộ Xây dựng;
- Thông tư số 329/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;
- Thông tư 18/2016/TT-BXD ngày 30/06/2016 quy định chi tiết về hướng dẫn một số nội dung về thẩm định phê duyệt thiết kế và dự toán xây dựng công trình.
- Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình.
I.6. Tính pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng
Việc thực hiện dự án “Trồng rừng phủ xanh đồi trọc kết hợp khu du lịch sinh thái dưới tán rừng” phải tuân thủ các quy định pháp lý sau:
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);
- Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);
- TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCXD 229-1999  : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió 
- TCVN 375-2006  : Thiết kế công trình chống động đất;
- TCXD 45-1978  : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;
- TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy- YC chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;
- TCVN 6160– 996 : YC chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;
- TCVN 6305.1-1997 (ISO 6182.1-92) và TCVN 6305.2-1997 (ISO 6182.2-93);
- TCVN 7,660-1993 : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;
- TCXD 33-1985  : Cấp nước mạng lưới bên ngoài, Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;
- TCXD 51-1984   : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCXD 27-1991  : TC đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng;
- TCVN-46-89  : Chống sét cho các công trình xây dựng;
- EVN     : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of VN).
- TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;
- TCXD 51-1984  : Thoát nước- mạng lưới bên trong và ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 6772   : Tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt;
- TCXDVN 175:2005 : Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép.

CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN XÃ HỘI
II.1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam 2021

- Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2021 diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, năng suất cây trồng và chăn nuôi đạt khá. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đặc biệt trong quý III/2021, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội kéo dài làm ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng sản xuất - chế biến - tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản. Trước những thuận lợi và khó khăn đan xen, ngành Nông nghiệp có nhiều giải pháp ứng phó kịp thời cùng với việc thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ để ổn định và phát triển sản xuất, đạt mức tăng trưởng cao. Kết quả hoạt động năm 2021 của ngành Nông nghiệp đã thể hiện rõ vai trò bệ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, là cơ sở quan trọng để thực hiện an sinh, an dân trong đại dịch.
- Sản xuất công nghiệp: Sản xuất công nghiệp trong quý IV/2021 khởi sắc ngay sau khi các địa phương trên cả nước thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 với tốc độ tăng giá trị tăng thêm đạt 6,52% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4,82% so với năm 2020, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,37%.
II.1.1. Kết cấu dân số
II.1.2. Vị trí địa lý
Khánh Hòa nằm ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, có vị trí địa lý:
Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên
Phía Tây giáp tỉnh Đắk Lắk
Phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận
Phía Tây Nam giáp tỉnh Lâm Đồng
Phía Đông giáp Biển Đông.
Tỉnh lỵ của Khánh Hòa là thành phố Nha Trang, cách Thành phố Hồ Chí Minh 443 km về phía Nam, cách Đà Nẵng 531 km về phía Bắc và cách thủ đô Hà Nội 1.280 km về phía Bắc theo đường Quốc lộ 1.
  Địa hình:
Khánh Hòa là một tỉnh có địa hình tương đối cao ở Việt Nam, độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 60 m. Núi ở Khánh Hòa tuy hiếm những đỉnh cao chót vót, phần lớn chỉ trên dưới một ngàn mét nhưng gắn với dãy Trường Sơn, lại là phần cuối phía cực Nam nên địa hình núi khá đa dạng.
II.1.3. Tình hình phát triển du lịch
Việt Nam là một quốc gia có nền khí hậu nhiệt đới gió mùa được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp với hơn 3000 km bờ biển chạy dọc theo chiều dài của lãnh thổ cùng với các bãi biển đẹp là điều kiện để phát triển ngành du lịch. Bên cạnh đó Việt Nam là nước có trên 54 dân tộc cùng sinh sống và phát triển do vậy có một nền văn hoá đa dạng và phong phú.
Hàng năm ngành du lịch Việt Nam đã đón hàng triệu lượt khách nước ngoài đến tham quan và nghỉ dưỡng, mang về một nguồn ngoại tệ to lớn cho đất nước, đặc biệt trong những năm gần đây khi nền kinh tế mở cửa đẩy mạnh quan hệ, hợp tác với các nước trên thế giới thì lượng du khách quốc tế đến với nước ta ngày càng tăng cao. Việt Nam có đủ các yếu tố để phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. 
II.1.3.1  Thị trường gỗ và các sản phẩm từ cây rừng trồng sản xuất
Sản lượng các loại gỗ được sử dụng chính trên toàn cầu đã tăng mạnh từ năm 2016 cho đến nay với tốc độ tăng trưởng từ 3% đến 6% mỗi năm. Các loại gỗ chính được sử dụng rộng rãi trên thế giới phải kể đến các loại gỗ như gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ tấm và các loại viên gỗ nén. Những khu vực phát triển ngành công nghiệp gỗ là những quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và châu Âu, đặc biệt là khu vực Đông Âu với tốc độ tăng trưởng kinh tế tích cực và năng lực sản xuất vượt trội trong lĩnh vực sản xuất năng lượng sinh học.
Theo tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), năng lực sản xuất trong ngành công nghiệp gỗ đã dần hồi phục trong giai đoạn năm 2010 - 2016 sau khi chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm 2008. Tốc độ tăng trưởng của ngành gỗ bắt đầu xu hướng tăng trưởng bền vững kể từ sau năm 2016 và xu hướng tích cực này vẫn tiếp tục được duy trì do sự phát triển của kinh tế toàn cầu nói chung cũng như nhu cầu về năng lượng tái tạo gia tăng.
Các loại sản phẩm gỗ rất đa dạng và được tận dụng để sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực. Có thể phân loại các sản phẩm từ gỗ như sau:
- Gỗ tròn công nghiệp (industrial roundwood): là tất cả các loại gỗ được lấy từ cây không sử dụng cho mục đích lấy năng lượng. Loại gỗ này có thể kể đến như gỗ để làm giấy, gỗ xẻ và gỗ dán veneer, và các loại gỗ lấy từ cây khác. Loại gỗ này cũng có thể phân loại thành hai loại gỗ riêng biệt là cây gỗ tròn họ lá kim và cây gỗ tròn không phải họ lá kim.
- Gỗ xẻ (sawnwood): là các loại gỗ bao gồm các tấm ván gỗ, gỗ dầm…có độ dày hơn 5mm nhưng không bao gồm các miếng gỗ để lót sàn. Gỗ xẻ cũng có thể được phân loại dựa trên hai loại riêng biệt là gỗ xẻ họ lá kim và gỗ xẻ không thuộc họ lá kim.
- Gỗ tấm (wood-based pannels): là các loại gỗ bao gồm gỗ veneer, gỗ ván ép, gỗ ván dăm, gỗ ván sợi.
- Sợi gỗ (fibre furnish): là loại sợi được sử dụng để sản xuất giấy, bao gồm các loại sợi gỗ lấy từ giấy thải, bột gỗ để làm giấy.
- Gỗ nhiên liệu (wood fuel, charcoal and pellets): Gỗ nhiên liệu là loại gỗ tròn được sử dụng làm nhiên liệu để nấu ăn, sưởi ấm hoặc sản xuất điện, làm thành viên than hoặc viên nén.
Sản phẩm gỗ viên nén trở thành loại gỗ được sử dụng rộng rãi trong những năm gần đây đáp ứng các mục tiêu năng lượng sinh học do liên minh châu Âu đặt ra cũng như yêu cầu về các loại nhiên liệu giảm tác hại khí thải của các loại nguyên liệu khác ra môi trường. Châu Âu và Bắc Mỹ là hai khu vực chiếm gần như toàn bộ sản lượng gỗ viên nén toàn cầu với sản lượng 58% tại châu Âu và 32% tại Bắc Mỹ, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng loại gỗ này là 81% và 8% tương ứng.
Châu Á đang gia tăng nhu cầu sử dụng viên gỗ nén trong những năm gần đây với tốc độ tăng lên đến 17% mỗi năm. Hàn Quốc là quốc gia nhập khẩu viên gỗ nén lớn thứ ba thế giới chỉ sau Anh và Đan Mạch. Điều này đã thúc đẩy các quốc gia có năng lực sản xuất tiềm năng như Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Thái Lan đẩy mạnh khả năng sản xuất của mình.
II.1.3.2 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng dưới tán rừng
Quan điểm phát triển du lịch ở Việt Nam là:”Phát triển nhanh và bền vững”. Phải phát huy các lợi thế, khai thác tốt mọi nguồn lực để phát triển nhanh, có hiệu quả du lịch, đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng, thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, văn hóa - xã hội của nước ta". Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển của du lịch Việt Nam là đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp trong khu vực; ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hiện đại, có chất lượng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc văn hóa Viêṭ Nam và thân thiện môi trường. Đến năm 2020 đón 7-8 triệu lượt khách quốc tế; 32-35 triệu lượt khách nội địa; thu nhâp trực tiếp du lịch đạt 10-11 tỷ USD, đóng góp 5,5-6% GDP, tạo ra 2,2 triệu việc làm trong đó 620.000 việc làm trực tiếp; đến năm 2020 phấn đấu đón 11-12 triệu lượt khách quốc tế; 45-48 triệu lượt khách nội địa; thu nhập trực tiếp du lịch đạt 18-19 tỷ USD, đóng góp 6,5- 7% GDP, tạo ra 3 triệu việc làm, trong đó 870.000 việc làm trực tiếp. Định hướng thị trường và phát triển sản phẩm: "Đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch sinh thái và văn hóa lịch sử; chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc mang bản sắc văn hóa Việt Nam, có sức cạnh tranh cao như du lịch làng nghề, du lịch đồng quê, du lịch sinh thái ở những khu vực có hệ sinh thái đặc trưng". Về đầu tư phát triển du lịch: tăng cường "đầu tư phát triển các khu du lịch, đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái, du lịch văn hóa,...".

CHƯƠNG III: MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
III.1. Mục tiêu đầu tư Khu du lịch dưới tán rừng

CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG
IV.1.  Mô tả địa điểm xây dựng và lựa chọn địa điểm

Vị trí thực hiện dự án xem bản đồ vị trí khu đất đính kèm.


 

IV.2.   Hiện trạng sử dụng đất
IV.3. Nhận xét chung về hiện trạng
IV.3.1. Phân tích địa điểm xây dựng dự án
IV.3.2. Nhận xét địa điểm xây dựng dự án
IV.3.3. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng
IV.3.3.1. Chính sách bồi thường - Mô tả hiện trạng khu đất
IV.4. Nhận xét chung về hiện trạng


CHƯƠNG V: QUY MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG
V.1.  Hình thức đầu tư 

Đầu tư xây dựng mới Trồng rừng phủ xanh đồi trọc kết hợp khu du lịch sinh thái dưới tán rừng là cơ sở du lịch sinh thái nghỉ dưỡng được đầu tư xây dựng mới kết hợp trồng và quản lý rừng phòng hộ phù hợp với các tiêu chuẩn về du lịch, môi trường...
- Đầu tư xây dựng Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái trên khu đất 933,94 Ha. Áp dụng giải pháp xây dựng công trình kiến trúc thân thiện môi trường, sinh thái, mang đặc sắc văn hóa nhưng không làm mất đi tính trang nhã, tiện dụng và bảo tồn các loại cây rừng.
V.2. Lựa chọn mô hình đầu tư
Trồng rừng để khai thác các loại gỗ từ các loại cây thông caribe, cây đàn hương, cây sưa đỏ,…Cụ thể như sau:
    + Diện tích trồng cây thông caribe: 616.4 ha.
    + Diện tích trồng cây dàn hương: 169 ha.
    + Diện tích trồng cây sưa đỏ: 122 ha.
Phân chia thành nhiều khu vực trồng cây xen kẽ nhau giữa cây Đàn Hương và cây Sưa đỏ, cây thông Caribe bên dưới tàn rừng trồng cây gừng và các cây dược liệu như cây gừng và các loại cây thảo dược.       
Quy hoạch xây dựng dự án trồng rừng kết hợp khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái dưới tán rừng, mang tính đặc trưng riêng biệt, tận hưởng tối đa cảnh quan thiên nhiên xung quanh gồm đồi núi, cây xanh…, có tiếp giáp rừng, sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng dịch vụ cao, xác định Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái nằm trong tổng thể các khu du lịch Khánh Hòa, sự kết hợp hài hòa giữa các khu vực nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí, không gian liên hoàn, độc đáo, gắn liền với thiên nhiên, mang tính đặc trưng riêng, phục vụ mọi đối tượng khách. Các hoạt động du lịch khai thác triệt để cảnh quan rừng, biển liền kề gần nhau, các hình khối kiến trúc được thiết kế hết sức độc đáo và ấn tượng mang phong cách truyền thống để tạo các điểm nhấn cho toàn khu du lịch.
Xây dựng một khu du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ cho nhu cầu cắm trại dã ngoại, khu sinh hoạt ngoài trời,… phục vụ cho nhu cầu ăn uống, giải khát, tham quan, bơi thuyền, các dịch vụ vui chơi,…
Thời gian thực hiện từ năm 2023 đến năm 2024 đầu tư các hạng mục sau:
 Đầu tư khu vui chơi giải trí:
   * Khu vui chơi giải trí gồm các dịch vụ: xe đạp địa hình, xe điện, khám phá rừng nhiệt đới….
   * Đầu tư đường giao thông nội bộ;
Khu du lịch có các tính chất là khu du lịch dã ngoại sinh thái da dạng, một không gian du lịch ấn tượng mang tính đặc trưng để thu hút du khách.

V.2.1. Mô hình các hạng mục đầu tư
- Không gian cảnh quan tiếp cận trục đường hình thành khoảng xanh, các khu chức năng tạo ra một tổ hợp có thể cung cấp đầy đủ các dịch vụ chòi nghỉ, vườn hoa, đường đi dạo, đi xe đạp địa hình, khu hồ bơi, khu cắm trại dã ngoại,… làm phong phú, sinh động thêm không gian tạo cảm giác mạnh và thư giãn cho du khách khi tham quan và nghỉ dưỡng.
V.2.2. Các trò chơi cho du khách
1. Tham quan dã ngoại từng khu vực, du khách chỉ cần bắt đầu đi từ cổng vào đến điểm cuối của khu du lịch, du khách đã có thể:
+ Cắm trại, dã ngoại, đi bộ, xe điện,... trong khu rừng dưới những hàng cây thông caribe có đường kính 80-100cm, cao 30-40m.
+ Chiêm ngưỡng một rừng hoa lan đa dạng chủng loài, nhiều màu sắc sặc sỡ, nằm lừng lững trên các thân cây.
+ Nhìn thấy những cánh đồng hoa, cỏ, bụi cỏ, trải dài, phủ kín mặt đất
+ Khu hồ nước nhân tạo có dịch vụ câu cá giải trí.
 2. Quãng đường đi trong khu du lịch, du khách có thể đi bộ, đi ngựa, đi xe điện, du khách sẽ tọa lạc ở một nơi đầy hoa, cỏ.. một môi trường thiên nhiên thật sự lý tưởng cho bất kỳ du khách nào,
 3. Ngoài ra còn rất nhiều các hoạt động đặc biệt khác sẽ được mô tả chi tiết sâu hơn. Toàn bộ khu vực này thiết kế làm điểm nhấn của khu du lịch.
V.2.3.   Giải pháp xây dựng khu nghỉ dưỡng dã ngoại
Khám phá phong cảnh trong khu du lịch mô hình gắn kết với thiên nhiên

CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP TRỒNG RỪNG QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG
CHƯƠNG VII: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
CHƯƠNG VIII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, AT-PCCN
CHƯƠNG IX: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ
CHƯƠNG X: VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN
CHƯƠNG XI: HIỆU QUẢ KINH TẾ - TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN
CHƯƠNG XII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Xem thêm dự án đầu tư:   http://lapduan.com/moi-truong-dau-tu/du-an-dau-tu/bao-cao-danh-gia-tac-dong-moi-truong-dtm-cua-du-an-xay-dung-khu-du-lich-sinh-thai-tong-hop-dao-phu-quoc.html

Tại sao nên chọn Công Ty CP Tư Vấn Đầu Tư & Thiết Kế Xây Dựng Minh Phương ?

- Là Đơn vị chuyên tư vấn cung cấp các dự án đầu tư trên Toàn Quốc.

- Tư vấn nhiệt tình, giá thành thấp, mang tính cạnh tranh cao.

- Chất lượng dịch vụ được khách hàng tin tưởng và ưu tiên đặt khách hàng lên hàng đầu.

Quy trình làm việc đảm bảo tiến độ nhanh chóng, hiệu quả cao nhất:

- Lắng nghe nhu cầu, yêu cầu của khách hàng.

- Triển khai thực hiện ngay khi khách hàng duyệt kí kết hợp đồng.

- Đúng thời gian hoàn thành quy định dự án theo yêu cầu của khách hàng

GỌI NGAY 0907957895
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline:  028 3514 6426 - 0903 649 782 
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
UA-179584089-1