Những thách thức quản lý và xử lý chất thải trong đại dịch COVID-19

Những thách thức quản lý và xử lý chất thải đại dịch COVID-19 nhìn chung, đều tập trung tìm hiểu về những tác động của COVID-19 đối với chất thải, những thách thức mà chính quyền cũng như người dân đang gặp phải và chỉ ra những hướng cần thực hiện trong tương lai để việc quản lý chất thải trở nên tốt hơn tuy nhiên đặt vấn đề này trong mối quan hệ với lý thuyết kinh tế tuần hoàn thì còn ít.

Ngày đăng: 04-05-2022

584 lượt xem

Những thách thức quản lý và xử lý chất thải trong đại dịch COVID-19

1. Tổng quan tài liệu:

    Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là vi rút SARS-CoV-2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Khởi nguồn vào 29 tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc. Các nghiên cứu y khoa và khuyến cáo của các tổ chức Y tế cho biết Vi rút COVID-19 gây ra bệnh viêm phổi và có thể lây lan trong thời gian ủ bệnh khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch tiết của người bệnh thông qua các bề mặt tiếp xúc. Cơ bản nó có thể lây lan qua giọt bắn, đường hô hấp, đường miệng, và phân của người nhiễm vi rút có hoặc không có triệu trứng nhiễm bệnh. Do đó, nó có khả năng lây lan nhanh chóng và trở thành đại dịch toàn cầu (xem bảng 1). Chỉ khoảng 2 tháng sau khi có những ca mắc đầu tiên Vũ Hán tiến hành phong tỏa toàn thành phố (23/01/2020). Dịch bệnh tiếp tục lây lan nhanh sang các quốc gia châu Á khác và sang Châu Âu cũng như trên toàn thế giới. Đến 1/2/2020 WHO tuyên bố là tình trạng khẩn cấp.

     Nhìn chung, các nghiên cứu về quản lý chất thải sau đại dịch COVID-19 đều tập trung tìm hiểu về những tác động của COVID-19 đối với chất thải, những thách thức mà chính quyền cũng như người dân đang gặp phải và chỉ ra những hướng cần thực hiện trong tương lai để việc quản lý chất thải trở nên tốt hơn tuy nhiên đặt vấn đề này trong mối quan hệ với lý thuyết kinh tế tuần hoàn thì còn ít.

2. Kết quả nghiên cứu

2.1. Tình hình Covid-19 và biện pháp phòng chống

Bảng số ca nhiễm Covid - 19 và số lượng các quốc gia khu vực theo tháng

 

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Tháng 6

Tháng 7

Tháng 8

Tháng 9

Số người mắc

85,212

72,133

3,216,353

6,058,922

10,402,389

17,211,195

25,187,740

33,832,711

Số quốc gia

61

200

210

213

215

215

215

215

 

      Để đối phó với tốc độ lây lan của dịch bệnh truyền nhiễm, các biện pháp bảo vệ đã được thực hiện bao gồm: sử dụng đồ bảo hộ cá nhân và giãn cách xã hội.

     Đồ bảo hộ cá nhân dành cho nhân viên y tế, người bệnh và người có nguy cơ lây nhiễm trong khu vực có dịch. Đồ bảo hộ cá nhân gồm: khẩu trang, kính, tấm nhựa chắn giọt bắn, áo bảo hộ, găng tay, ủng. Để đảm bảo ngăn chặn sự tiếp xúc, các đồ bảo hộ đều được sản xuất từ nhựa và phần lớn được sử dụng 1 lần. Do sự thiếu thốn trang thiết bị bảo hộ cá nhân mà một số ý kiến đưa ra quy trình hướng dẫn sử dụng và tái sử dụng các đồ bảo hcũng như sáng kiến sử dụng tấm chắn nhựa thay cho kính (Khan, M.M. and Parab, S.R., 2020) sử dụng hiệu quả hơn đồ bảo hộ trong phòng chống dịch.

     Quyết định giãn cách xã hội yêu cầu người dân hạn chế ra khỏi nhà khi không cần thiết. Lệnh phong tỏa thành phố, cụm dân cư bắt buộc đóng cửa đối với gần như mọi hoạt động kinh doanh dịch vụ. Người dân được yêu cầu ở nhà, không được ra xa khỏi nhà. Một số trường hợp ra ngoài phải có lí do. Các chính sách này phụ thuộc vào chính quyền thành phố. Tuy nhiên, giãn cách xã hội khiến người dân ở nhà nhiều hơn, tiêu dùng online nhiều hơn, sử dụng dịch vụ giao hàng nhiều hơn và xả rác nhiều hơn. Ngoài ra, việc giãn cách xã hội, gia tăng nhu cầu sử dụng đồ nhựa một lần do nhu cầu ăn uống tiêu dùng đồ ăn nhanh, hơn thế nữa, các quán hàng đóng cửa việc sử dụng các dịch vụ đều thông qua chuyển phát, sử dụng thực phẩm tại nhà tăng lượng chất nhựa dùng trong đóng gói.

2.2. Ảnh hưởng của COVID-19 đối với quản lý chất thải

     Đại dịch COVID có tác động lớn đối với quản lý chất thải nhựa, làm thay đổi toàn bộ đường đi của chất thải nhựa bao gồm: thời gian và tần suất thải bỏ; thành phần chất thải; lượng chất thải; rủi ro an toàn và truyền nhiễm của chất thải; phân loại chất thải (Fan, Y.V. và cộng sự, 2020). Phần này sẽ xem xét 2 ảnh hưởng nổi bật bao gồm gia tăng lượng rác thải chứa nhựa và xu hướng giảm tái chế tái sử dụng.

2.3. Gia tăng rác thải nhựa y tế

Do sự bùng phát của bệnh truyền nhiễm COVID-19 mà lượng chất nhựa bảo hộ cá nhân sử dụng 1 lần tăng đáng kể do: tăng lên về số lượng thiết bị bảo hộ; và được sử dụng nhiều hơn trong các cơ sở y tế và lĩnh vực khác. Sự gia tăng đáng kể việc sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân như găng tay, khẩu trang và áo choàng của các nhân viên y tế tạo ra một lượng lớn rác thải nhựa (WHO, 2016). Trong đợt bùng phát COVID-19 ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, rác thải y tế (có tỷ lệ đáng kể là nhựa) đã tăng 340% từ 40 tấn mỗi ngày lên 240 tấn mỗi ngày (Klemes và cộng sự, 2020); tại Vũ Hán rác thải y tế đầu người tăng từ 3,64 kg/ngày lên 27,32 kg/ngày (Yang và cộng sự, 2020).

      Hơn nữa, để đối mặt với đại dịch Covid, ngoài các trang thiết bị thông thường trước đây còn xuất hiện thêm tấm chắn nhựa trong. Các vật dụng này không chỉ được dùng chủ yếu cho y tá và bác sỹ như trước kia mà còn được sử dụng cho bệnh nhân và người nghi nhiễm cũng như những người chuyên trở và phục vụ người bệnh và người nghi nghiễm COVID-19 như: lái xe cấp cứu, nhân viên hàng không, người phục vụ hậu sự cho các trường hợp tử vong.

     Không chỉ thế, đối với các quốc gia thực hiện truy vết và giãn cách xã hội nghiêm ngặt như Việt Nam, đồ bảo hộ còn dùng nhiều trong chuyên trở người hồi hương và tại các cơ sở cách ly tập trung. Ước tính, COVID-19 đã khiến toàn cầu sử dụng 129 tỷ mặt nạ và 65 tỷ găng tay mỗi tháng (Ford, D. 2020).

      Bên cạnh đó, các thiết bị bảo hộ được sử dụng bởi nhân viên y tế và bệnh nhân nhiễm bệnh trong xe cấp cứu bao gồm mũ trùm đầu, khẩu trang, găng tay, áo choàng, trong quá trình chuyển đến cơ sở y tế là mối quy hại thường được thải bỏ sau vận chuyển (Higginson và cộng sự, 2020) hoặc nếu không, phải được khử trùng đúng cách (Shah và cộng sự, 2020). Đây là nguồn chất thải lớn cho môi trường cần có giải pháp hợp lý hơn. Báo cáo của Italy WWF (2020), cho biết, “nếu chỉ 1% khẩu trang được xử lý không đúng cách và phân tán trong tự nhiên, điều này sẽ dẫn đến việc ô nhiễm môi trường lên tới 10 triệu khẩu trang mỗi tháng”.

     Cuối cùng là việc bệnh nhân sử dụng thuốc ngày càng nhiều, mua thuốc tự do (theo thống kê đơn thuốc), nhu cầu tăng cao đối với các loại thuốc tăng cường miễn dịch phổ biến cũng có thể làm tăng phát sinh chất thải bao bì dược phẩm như vỉ thuốc, chai lọ, v.v. từ bệnh viện và hộ gia đình. Điều này được hiểu ở đây là những chất thải nhựa lây nhiễm được tạo ra từ bệnh viện và các cơ sở chăm sóc gia đình cần được thu gom, xử lý và thải bỏ theo các quy tắc quản lý chất thải y sinh, thường là quy định của quốc gia (WHO, 2020).

2.4. Gia tăng rác thải nhựa ở các ngành dịch vụ khác

     Ngoài chất thải được tạo ra do việc tăng cường sử dụng các thiết bị bảo hộ thông thường, sự gia tăng nhu cầu đối với các sản phẩm đóng gói bằng nhựa bao gồm dược phẩm, dịch vụ giao hàng trực tuyến thực phẩm và hàng tạp hóa có thể được coi là những nguồn chất thải nhựa chính trong đại dịch.

Bảng Ảnh hưởng của COVID-19 đến quản lý nhựa tuần hoàn

Stt

Quản lý nhựa tuần hoàn

Ảnh hưởng của Covid-19

1

Giảm thiểu các sản phẩm nhựa

Tăng sử dụng sản phẩm có nhựa trong y tế, sinh hoạt, bảo hộ cá nhân

2

Tái thiết kế sản phẩm nhựa có thể tái sử dụng, tái chế một cách an toàn

Giảm tái chế, tái sử dụng

3

Tuần hoàn vật chất và năng lượng có thể giữ lại trong nền kinh tế

Tăng lượng chất thải trôn lấp, đốt không qua quá trình phân loại và thu hồi vật chất và năng lượng

                                                                          Nguồn: Nhóm tác giả.

3. Quản lý và xử lý chất thải trong đại dịch COVID-19

Để duy trì vệ sinh công cộng, các trung tâm thu gom xử lí chất thải sẽ vẫn mở cửa để xử lí rác thải sinh hoạt cho người dân.

Covid-19 đồng thời là một cuộc khủng hoảng y tế, kinh tế và xã hội, đặt ra những thách thức lớn đối với các thành phố bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Mặc dù hoạt động kinh tế suy giảm, tỷ lệ lây nhiễm cao và thường không đủ nguồn lực, chính quyền đô thị đã đi đầu trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng COVID-19, cố gắng ngăn chặn sự lây lan của coronavirus và quản lý tác động của nó trên mặt đất.

Các Tỉnh thành phải tham gia với tư cách là đối tác chính trong việc phục hồi sau cuộc khủng hoảng COVID-19 và con đường hướng tới môi trường xanh – sạch – đẹp toàn diện, bền vững và tự cường. Các nỗ lực phục hồi phải tìm cách giải quyết các lỗ hổng lâu dài mà các thành phố phải đối mặt và vượt ra ngoài các tác động sức khỏe của COVID-19 để giảm sự ô nhiễm môi trường.

Với dân số đô thị thế giới nói chung và nước ta nói riêng dự kiến sẽ tăng lên tới ba tỉ người vào năm 2050, do đó phát triển đô thị toàn diện là cần thiết, điều này cũng đòi hỏi phải giảm phát thải khí nhà kính và hạn chế sự nóng lên toàn cầu. Một chiến lược đồng bộ phải được thực hiện để ứng phó với cả COVID-19 và khủng hoảng khí hậu để các đại dịch tiềm năng không có tác động tiêu cực của cả hai.

Các khu vực đô thị và thành phố lớn chịu trách nhiệm về tỷ lệ tiêu thụ năng lượng và phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, chúng cũng đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và sẽ rất quan trọng cho quá trình chuyển đổi sang một xã hội trung lập về khí hậu. Chúng ta cần ưu tiên các phương pháp tiếp cận thông tư, di chuyển đô thị bền vững và đẩy nhanh đầu tư vào cơ sở hạ tầng xanh và năng lượng tái tạo ở cấp đô thị và tôn trọng nguyên tắc phòng chống tác hại.

Sau nhiều tháng phong tỏa và các biện pháp cách ly, không gian mở để giải trí và tập thể dục là rất quan trọng.

Trong số nhiều bất bình đẳng bị phơi bày bởi đại dịch COVID-19, sự phân chia kỹ thuật số cần được giải quyết để đảm bảo chuyển đổi kỹ thuật số công bằng là một khía cạnh nghiêm trọng. Phần lớn giáo dục dạy học, lao động và xã hội đã được chuyển qua thực hiện trực tuyến đại khái như việc dạy học các cấp và đại học được triển khai dạy và học online toàn bộ trong suốt thời gian dài. Điều này ảnh hưởng rất nhiều về kinh tế nói chung và sự bất tiện về mọi mặt nói riêng. Tránh tập trung đông mức độ lây lan dịch nhiều công ty được phân bổ làm việc tại nhà trong thời gian giãn cách xã hội.

Điều quan trọng là nước ta và các nước trên thế giới phải thích nghi và phục hồi mọi thứ về mặt kinh tế nói chung và mặt tinh thần người dân nói riêng với tình hình mới sau đại dịch COVID-19 và suy nghĩ về một mô hình cho các khu vực đô thị mới. Nhiều sáng kiến của các ban ngành đã có tác động đến các thành phố lớn và nhỏ và các khu vực đô thị chức năng. Cần có thêm cơ hội tài trợ cho các thành phố để thực hiện môi trường đô thị mới.

Cuối cùng, Nhà nước ta phải đảm bảo cơ hội cho người dân phục hồi kinh tế từ từ sau khi đại dịch covid như thế nào?

4. Xử lý chất thải trong cuộc khủng hoảng Corona

​4.1. Phòng rác trong khu dân cư

Hiện nay, các nhân viên của ban quản lý thu gom xử lí chất thải liên tục bắt gặp các phòng rác tại các khu dân cư quá tải và chưa kịp thời xử lí. Sau khi tham khảo ý kiến, việc sơ tán các phòng rác quá tải có thể được thực hiện chống lại việc hoàn trả chi phí (theo nguồn lực nhân sự sẵn có). Để đảm bảo rằng công suất của thùng rác cũng được sử dụng hợp lý, thùng carton, chai nhựa và lon nước giải khát nên được gấp lại hoặc nén lại. Điều này tiết kiệm không gian trong thùng rác. Để đảm bảo rằng lượng chất thải còn lại, việc xử lý phải chịu thêm phí, cũng có thể quản lý bằng cách tách chất thải thích hợp là hợp lí. Chai nhựa, lon và đồ uống sẽ tiếp tục bỏ trong các túi đựng rác hoặc thùng rác màu vàng. Chỉ nên tách chất thải nếu cá nhân bạn bị nhiễm virut corona, trong trường hợp đó túi rác bằng cách thắt nút chắc chắn và bỏ nó vào thùng rác. Vui lòng không ném bất kỳ chất có vấn đề hoặc chất thải thiết bị điện và điện tử vào chất thải còn sót lại! Khi nhấn vào xe rác, điều này tạo ra một mối nguy hiểm rất lớn và một rủi ro lớn cho các nhân viên quản lý chất thải. Đặc biệt là các thiết bị có chứa pin lithium có thể gây ra vụ nổ hoặc hỏa hoạn dưới áp lực cơ học (nén).

4.2. Đổ chất thải trái phép

Việc đổ rác bừa bãi cũng là một vấn đề vào lúc này. Đặc biệt là trong tình hình hiện nay, các ban ngành và các bộ phận quản lí khu đô thị xử lí môi trường triển khai đã thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa để tất cả rác có thể được xử lý đúng cách ngay cả trong cuộc khủng hoảng corona.

Khu đô thị quản lí môi trường áp dụng các biện pháp an toàn nhưng phải giữ gìn phòng chống dịch bệnh corona trong thời điểm mới bắt đầu bùng phát:

  • Chỉ có 1 người được phép ra ngoài (hoặc tối đa 2 người) khi ra ngoài đổ rác nơi công cộng tránh trường hợp tập trung đông người nhất là dưới sảnh khu dân cư, công viên hay nơi công cộng…
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài đổ rác và thực hiện nghiêm quy tắc 5k của Bộ Y tế đưa ra.
  • Các chất thải phải được bỏ vào thùng rác phân loại đúng.
  • Những người cảm thấy bị bệnh hoặc bị sốt phải tránh xa ASZ hoàn toàn.
  • Những người từ các nhóm nguy cơ như F0 chưa khỏi bệnh hay F1, F2 không được ra khỏi nhà khi chưa có công văn khỏi bệnh của trung tâm y tế Huyện xã, phường.
  • Tuân thủ các biện pháp bảo vệ áp dụng chung (giữ khoảng cách tối thiểu, khai báo y tế khi có vấn đề liên quan dịch bệnh corona)

5. Kết luận

   COVID-19 có tác động to lớn đến mọi mặt, trong đó có quản lý chất thải theo vòng tuần hoàn của lý thuyết nền kinh tế tuần hoàn hay chính là kinh tế nhựa mới còn non trẻ. COVID-19 đặt ra một số vấn đề cho việc quản lý nhựa bền vững do: lượng nhựa được sử dụng tăng lên nhanh chóng; quá trình tái chế, tái sử dụng bị thu hẹp. Đối với quản lý nhựa bền vững trước việc gia tăng nhanh chóng đồ bảo hộ cá nhân và đồ bảo hộ y tế cần phải:

 Thứ nhất, nghiên cứu về sự tồn tại của vi rút và các khuyến cáo mới nhất về việc xử lý, phân loại đồ bảo hộ cá nhân dựa trên bằng chứng khoa học để có thể: tái sử dụng nhiều nhất, phân loại tối đa, xử lý tốt nhất, tái chế nhiều nhất.

  Thứ hai, tăng cường trao đổi hàng hóa là nguyên liệu tái chế bằng cách: tăng thời gian lưu kho của hàng hóa xuất nhập khẩu dựa trên bằng chứng nghiên cứu khoa học về thời gian tồn tại của vi rút trên các bề mặt và giữa các môi trường khác nhau.

   Các rủi ro về dịch bệnh, khí hậu, môi trường trong tương lai là khó có thể lường trước. Cú sốc từ đại dịch COVID-19 vẫn còn đang hiển hiện và cần có phương án thích ứng cho hiện tại và chuẩn bị cho những cú sốc trong tương lại. Tài nguyên hay mối nguy hiểm phụ thuộc vào giới hạn nhận thức và hiểu biết của con người ở thời điểm hiện tại. Mô hình quản lý ưu việt nhất là mô hình gần nhất với quy luật vận động vật chất của tự nhiên.

GỌI NGAY 0907957895
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline:  028 3514 6426 - 0903 649 782 
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
UA-179584089-1