Thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư, phát triển trường cao đẳng. Đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, mua sắm mới trang thiết bị phục vụ giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
PHẦN 1: NHỮNG CƠ SỞ LẬP BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA DỰ ÁN.
- Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020 và Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 11/10/2019 Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án Phát triển trường cao đẳng chất lượng cao đến năm 2025;
- Quyết định số 1769/QĐ-BLĐTBXH ngày 25/11/2019 của Bộ Lao động-Thương Binh và Xã hội về việc phê duyệt nghề trọng điểm; trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025;
- Thông tư 38/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2018 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội về việc quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích công trình sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp;
- Thông tư số 26/2019/TT-BLĐTBXH ngày 25/12/2019 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội Ban hành Danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho một số nghề thuộc nhóm nghề điện, điện tử;
- Thông tư số 27/2019/TT-BLĐTBXH ngày 25/12/2019 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho một số nghề thuộc nhóm nghề công nghệ, kỹ thuật (Danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu nghề Cắt gọt kim loại đào tạo trình độ cao đẳng được quy định tại Phụ lục 3b; Danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu nghề Công nghệ ô tô đào tạo trình độ cao đẳng được quy định tại Phụ lục 9b);
- Điều lệ trường Cao đẳng, ban hành kèm theo Thông tư số 15/2021/TT-BLĐTBXH ngày 21/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Công văn số 450/TTg-KTTH ngày 20 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc thông báo danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội;
- Căn cứ Quyết định số 91/QĐ-UBND ngày 11/01/2007 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh chi tiết xây dựng trường Công nhân kỹ thuật tỉnh HD.
- Căn cứ Văn bản số 1552/UBND-VP ngày 02/06/2022 của UBND tỉnh Hải Dương về việc giao lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư và chủ đầu tư dự án: Đầu tư, phát triển Trường Cao đẳng nghề.
- Căn cứ Văn bản số 282/Tr-CĐN ngày 09/06/2022 của Trường cao đẳng nghề về việc Xây dựng dự án Đầu tư phát triển Trường Cao Đẳng nghề
- Căn cứ Nghị Quyết số 14/NQ-HĐND ngày 24/6/2022 về việc quyết định chủ trương đầu tư dự án: Đầu tư, phát triển Trường Cao đẳng nghề
- Các văn bản tài liệu khác có liên quan…
II. HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP QUY QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG.
- Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13, ngày 24/11/2015 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa XIII, thông qua tại kỳ họp thứ 10;
- Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy ngày 22/11/2013;
- Luật Quy hoạch Đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009;
- Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 26/11/2013;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội; Luật bổ sung, sửa đổi số 62/2020/QH14, ngày 17/6/2020 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghia Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng;
- Luật Bảo vệ Môi trường ngày 17/11/2020;
- Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 13/6/2019;
- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, ngày 26/6/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
- Nghị định số 37/2015/NĐ-CP, ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng;
- Nghị định số 119/2015/NĐ-CP, ngày 13/11/2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 152/2017/NĐ-CP, ngày 27/12/2017 của Chính phủ về việc quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, ngày 10/01/2022 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 40/2020/NĐ-CP, ngày 06/4/2020 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, ngày 24/11/2020 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Nghị định 06/2021/NĐ-CP, ngày 26/01/2021 của Chính Phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP, ngày 09/02/2021 của Chính Phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, ngày 03/3/2021 của Chính Phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Thông tư số 209/2016/TT-BTC, ngày 10/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định
dự án đầu tư xây dựng, phí thẩm định thiết kế cơ sở;
- Thông tư số 210/2016/TT-BTC, ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí thẩm tra thiết kế công trình xây dựng;
- Thông tư số 258/2016/TT-BTC, ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
- Thông tư số 329/2016/TT-BTC, ngày 26/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP, ngày 13/11/2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;
- Thông tư số 149/2020/TT-BCA, ngày 31/12/2020 của Bộ Công An quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy;
- Thông tư số 01/2021/TT-BXD, ngày 19/5/2021 của Bộ Xây dựng về việc ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng”;
- Thông tư số 06/2021/TT-BXD, ngày 30/6/2021 của Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng;
- Thông tư số 10/2021/TT-BXD, ngày 25/8/2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 16/6/2016 của Chính phủ;
- Thông tư số 11/2021/TT-BXD, ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Thông tư số 12/2021/TT-BXD, ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng ban hành bộ định mức xây dựng công trình;
- Thông tư số 13/2021/TT-BXD, ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình;
- Thông tư số 14/2021/TT-BXD, ngày 08/9/2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng;
- Quyết định số 1264/QĐ-BXD, ngày 18/12/2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức dự toán xây dựng công trình Phần xây dựng (sửa đổi và bổ sung)– Công tác sử dụng vật liệu không nung;
- Quyết định số 610/QĐ-BXD ngày 13/7/2022 của Bộ Xây dựng về Công bố suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình xây dựng năm 2021;
Và các văn bản pháp quy khác có liên quan…
PHẦN 2: SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ VÀ CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ, MỤC TIÊU DẦU TƯ XÂY DỰNG, ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG VÀ DIỆN TÍCH SỬ DỤNG ĐẤT, QUY MÔ CÔNG SUẤT VÀ HÌNH THỨC ĐÀU TƯ XÂY DỰNG
I. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ VÀ CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ
I.1 Sự cần thiết đầu tư
1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển:
Trường Cao đẳng nghề, tiền thân là trường Công nhân kỹ thuật tỉnh Hải Dương, được thành lập theo Quyết định số 2018/QĐ-UB ngày 20/6/2000, nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết về nguồn lao động được đào tạo về kiến thức, kỹ năng tay nghề, phục vụ sự phát triển nền kinh tế công nghiệp trong công cuộc thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh.
Ngày 15 tháng 02 năm 2007, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH ký Quyết định số 260/QĐ-BLĐTBXH nâng cấp Trường Công nhân kỹ thuật tỉnh Hải Dương thành Trường Cao đẳng nghề với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương nói riêng, cho khu vực Đồng bằng sông Hồng và của cả nước nói chung.
2. Vị trí chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn:
a) Vị trí, chức năng:
Trường Cao đẳng nghề là đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, chịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh Hải Dương và sự quản lý nhà nước về dạy nghề của Bộ LĐTBXH. Có tư cách pháp nhân, con dấu và được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định;
Trường Cao đẳng nghề có chức năng đào tạo nghề 3 cấp: Cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề. Tổ chức các dịch vụ về tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm và các dịch vụ kinh doanh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của trường theo quy định của pháp luật
b) Nhiệm vụ, quyền hạn:
+ Nhiệm vụ
- Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.
- Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo.
- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh học nghề.
- Tổ chức các hoạt động dạy và học, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ lao động - Thương binh và Xã hội.
- Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, công nhân viên của trường đủ về số lượng; phù hợp với ngành nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học nghề trong hoạt động dạy nghề.
- Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học nghề tham gia các hoạt động xã hội.
- Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào dạy nghề.
- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính của trường theo quy định của pháp luật.
+ Quyền hạn:
- Được chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển dạy nghề và quy hoạch phát triển mạng lưới các trường cao đẳng nghề.
- Được huy động, nhận tài trợ, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động dạy nghề.
- Quyết định thành lập các đơn vị trực thuộc trường theo cơ cấu tổ chức đã được phê duyệt trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường; quyết định bổ nhiệm các chức vụ từ cấp trưởng phòng, khoa và tương đương trở xuống.
- Phối hợp với doanh nghiệp, cơ sở, sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong hoạt động dạy nghề về lập kế hoạch dạy nghề, xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề, tổ chức thực tập nghề. hợp tác, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề, gắn dạy nghề với việc làm và thị trường lao động.
- Sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của trường, chi cho các hoạt động dạy nghề và bổ sung nguồn tài chính của trường.
- Được Nhà nước giao đất và cơ sở vật chất; được hỗ trợ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao theo đơn đặt hàng; được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng theo quy định của pháp luật.
h) Thực hiện các quyền tự chủ khác theo quy định của pháp luật.
3. Cơ cấu tổ chức:
3.1 Tổ chức bộ máy: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Nhà trường hiện nay gồm:
- Hội đồng trường: Chủ tịch, thư ký, các thành viên (theo Quyết định số 1471/QĐ-UBND ngày 18/5/2021 của UBND tỉnh).
- Ban giám hiệu: Hiệu trưởng, 01 Phó Hiệu trưởng.
- Các phòng chức năng: 06 phòng (Phòng Đào tạo; Phòng Khảo thí, kiểm định và Nghiên cứu khoa học; Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Kế hoạch -Tài chính; Phòng Quản trị; Phòng Công tác học sinh - sinh viên).
- Các khoa chuyên môn: 05 khoa (Khoa Điện; Khoa Điện tử - Công nghệ thông tin; Khoa Cơ khí; Khoa May thời trang; Khoa Các môn học chung).
- Các trung tâm, đơn vị trực thuộc: 02 trung tâm đơn vị (Trung tâm Thông tin - Thư viện; Trung tâm Tư vấn, dịch vụ và sản xuất)
- Tổ chức Đảng, đoàn thể gồm: Đảng bộ Trường Cao đẳng nghề; Các tổ chức Đoàn thể: Công đoàn cơ sở, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên
b) Số lượng người làm việc:
Tổng số cán bộ, giảng viên, nhân viên hiện tại của Nhà trường: 83 người, trong đó biên chế 42 người, hợp đồng các loại 41 người.
3.2 Về cán bộ quản lý:
- Tổng cộng có: 15 người (Ban giám hiệu: 02 người; lãnh đạo trưởng phó các phòng 06 người; lãnh đạo các khoa: 07 người; lãnh đạo các trung tâm: 02 người - kiêm nhiệm).
- Về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý:
+ Trình độ chuyên môn: 100% có trình độ Đại học trở lên (Thạc sĩ: 11 người, Đại học: 4 người);
+ Về trình độ lý luận chính trị: 100% có trình độ Trung cấp lý luận chính trị trở lên (Cao cấp: 05 người, Trung cấp: 10 người);
+ Về trình độ tin học/ngoại ngữ: có 09 người (=60%) có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo khung năng lực quốc gia trở lên; 15 người (=100%) có trình độ tin học cơ bản theo Thông tư 03 trở lên;
3.3. Về đội ngũ giảng viên
- Tổng số giảng viên, giáo viên của trường: 58 người (bao gồm giảng viên đang giảng dạy và cán bộ quản lý có tham gia giảng dạy ở các cấp trình độ);
- Trình độ chuyên môn: 100% giáo viên có trình độ Đại học trở lên (Thạc sĩ: 18 người; Đại học: 40 người);
+ Về kỹ năng nghề: Có 35 giáo viên (đạt tỷ lệ 60%) có trình độ kỹ năng nghề Quốc gia bậc 3 trở lên đạt chuẩn giảng viên trường cao đẳng chất lượng cao, số còn lại mới có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 2 trở xuống hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề;
+ Về Nghiệp vụ sư phạm: Có 58/58 giáo viên có chứng chỉ về nghiệp vụ sư phạm hoặc sư phạm dạy nghề, đạt 100%;
+ Về trình độ tin học: 82% giáo viên có trình độ tin học cơ bản trở lên, trong đó có 05 giáo viên trình độ cử nhân (chiếm 9%)
+ Về trình độ ngoại ngữ: Có 21 giáo viên ( đạt tỷ lệ 36%) có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo khung năng lực quốc gia trở lên, đáp ứng chuẩn giảng viên trường cao đẳng chất lượng cao.
4 Về công tác đào tạo:
4.1. Số lượng, cơ cấu ngành nghề đào tạo:
Hiện nay trường Cao đẳng nghề được Tổng cục GDNN, Bộ LĐTBXH cấp phép đào tạo 08 nghề (gồm 08 mã ngành nghề trình độ cao đẳng, 07 mã ngành nghề trình độ trung cấp, tập trung vào lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật và Kỹ thuật: gồm các nghề Cắt gọt kim loại, Hàn, Cơ điện tử, Điện công nghiệp, Vận hành sửa chữa thiết bị lạnh, Điện tử công nghiệp, Công nghệ thông tin, May thời trang
4.2. Hình thức, phương thức tổ chức đào tạo:
- Về hình thức đào tạo: Nhà trường thực hiện đào tạo theo hình thức: Đào tạo tập trung chính quy. Nhằm đáp ứng yêu cầu của người học, Nhà trường đã tổ chức các khóa đào tạo liên thông trình độ trung cấp, cao đẳng; đào tạo kết hợp học văn hóa THPT với đào tạo nghề nghiệp; đào tạo bồi dưỡng, thi nâng bậc thợ cho cán bộ công nhân viên các đơn vị, doanh nghiệp theo đơn đặt hàng;
- Về phương thức tổ chức đào tạo: Hiện nay, trường đang thực hiện phương thức tổ chức đào tạo theo niên chế
4.3. Quy mô tuyển sinh
Quy mô tuyển sinh theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động GDNN được cấp phép năm 2017 và 2018 là 585 HSSV/năm. Trong đó: Trình độ cao đẳng 305 sinh viên; trung cấp 280 học sinh. Ngoài ra, hàng năm trường còn thực hiện các hoạt động tuyển sinh, đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng theo nhu cầu xã hội.
4.4. Quy mô đào tạo
Quy mô đào tạo hàng năm (gồm số học sinh chuyển tiếp từ năm trước sang, tuyển mới và tốt nghiệp trong năm) duy trì từ 1.000 đến 1.200 HSSV/năm ở tất cả các ngành nghề, trình độ đào tạo. Dự kiến đến năm 2025, quy mô đào tạo là 1.500 học sinh, sinh viên. Với kết quả đã đạt được trong công tác tuyển sinh, đào tạo của Nhà trường đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
4.5. Công tác liên kết, phối hợp với doanh nghiệp trong đào tạo
Trong những năm qua, trường Cao đẳng nghề đã phối hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức cho HSSV thực hành thực tế tại doanh nghiệp, thực hành theo hướng làm ra sản phẩm các nghề: Cắt gọt kim loại, Hàn, May thời trang, đồng thời thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm sau đào tạo, nên hàng năm thu hút trên HSSV tham gia học nghề các cấp trình độ đào tạo của trường, như: Công ty TNHH Morita, Công ty Đóng tàu Hồng Hà, Công ty CP Thiết bị Công nghiệp MAXSTEEL, Công ty Canon Việt Nam, Công ty Brother, Nhà máy Thép Hòa Phát, Công ty LILAMA 693, Công ty LG Display Hải Phòng …Ngoài ra, Nhà trường cũng ký hợp đồng, phối hợp với doanh nghiệp trong đào tạo ngắn hạn chuyên đề cho cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp như Công ty ô tô Ford, Công ty TNHH Tự động hóa Armata…
Công tác đào tạo gắn với doanh nghiệp là phương châm được Nhà trường quán triệt thực hiện trong nhiều năm nay. Ngoài việc phối hợp với doanh nghiệp đào tạo cho HSSV, đưa HSSV đến doanh nghiệp thực tế, thực tập sản xuất, còn mời doanh nghiệp tới trường tham gia công tác tập huấn, giảng dạy, góp ý xây dựng chương trình, giáo trình, tham gia hội đồng thi tốt nghiệp, hội đồng kiểm định cơ sở giáo dục nghề nghiệp, kiểm định chương trình. Trường cũng cử giáo viên tham gia thực tế tại các doanh nghiệp theo từng chuyên ngành, từ đó về phổ biến, góp ý trong quá trình giảng dạy, đào tạo.
Từ đó, công tác đào tạo của Nhà trường sát với thực tiễn nhu cầu của doanh nghiệp hơn, HSSV khi tốt nghiệp ra trường được doanh nghiệp đánh giá cao về kỹ năng tay nghề và thái độ làm việc. Các em nhanh chóng khẳng định được tay nghề tại các các doanh nghiệp và được bố trí vào các vị trí quan trọng như tổ trưởng, quản lý có thu nhập cao và ổn định.
Hoạt động liên kết và hợp tác với doanh nghiệp trong tổ chức đào tạo của Trường đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần hiện thực hóa các hoạt động liên kết đào tạo, tiếp cận các chương trình tiên tiến, hướng đến xây dựng thương hiệu, đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn ASEAN và quốc tế.
4.6. Giải quyết việc làm của HSSV sau tốt nghiệp
Những năm qua Nhà trường đã xây dựng được mối liên hệ mật thiết, thường xuyên với trên 60 cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục trong và ngoài Tỉnh đưa người học đi thực tế/thực tập, tiếp cận thị trường lao động, nhu cầu tuyển dụng.
Nhằm hỗ trợ tốt nhất cho người học sau tốt nghiệp, hàng năm Nhà trường phối hợp với Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Hải Dương tổ chức ngày hội giới thiệu việc làm, mời doanh nghiệp đến phỏng vấn tuyển dụng trực tiếp tại trường. Kết quả HSSV sau tốt nghiệp của Trường có trên 95% tìm được việc làm với thu nhập cao và ổn định. Nhiều HSSV tham gia làm việc ở nước ngoài, một số tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn. Số lượng HSSV tốt nghiệp, nhất là các nghề kỹ thuật không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp rất ít.
Trên cơ sở số liệu thu thập được thì tỷ lệ người học sau khi tốt nghiệp từ 1-6 tháng có việc với tỷ lệ cao từ 80% - 90% (ngành: Cắt gọt kim loại, Hàn, Điện công nghiệp) và tỷ lệ khá từ 70% - 80% (các ngành còn lại). Kết quả này cho thấy hoạt động đào tạo của Nhà trường về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu nhân lực cho doanh nghiệp trong và ngoài Tỉnh. Tuy nhiên, việc đánh giá chất lượng đào tạo từ góc độ người sử dụng lao động về tỷ lệ người học tốt nghiệp có việc làm đúng ngành nghề đào tạo, cần đào tạo bổ sung và thu nhập bình quân vẫn chưa được triển khai thường xuyên.
5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện tại
5.1. Cơ sở vật chất:
- Trường Cao đẳng nghề có trụ sở chính tại Khu Tiền Trung, phường Ái Quốc, thành phố Hải Dương. Trường có diện tích 58.548 m2.
- Từ năm 2000, Nhà trường được tiếp quản cơ sở cũ của UBND huyện Nam Thanh với các dãy nhà cấp 4 đã xuống cấp. Sau 20 năm xây dựng, được sự quan tâm của Bộ LĐTBXH, Tổng cục GDNN, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Trường đã được xây dựng thêm các nhà xưởng thực hành, nhà học lý thuyết thông qua các dự án: Tăng cường kỹ năng nghề quốc gia, Chương trình mục tiêu Quốc gia, Đầu tư xây dựng trường chất lượng cao… từ nguồn vốn ODA.
- Nhìn chung, số lượng các hạng mục cơ sở vật chất hiện nay cơ bản đáp ứng cho công tác đào tạo của trường và HSSV. Tuy nhiên qua quá trình khai thác sử dụng một số các hạng mục công trình đã xuông cấp cần được cải tạo, sửa chữa; một số hạng mục không còn phù hợp với quy hoạch chi tiết được duyệt và trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy hoạc tập không còn phù hợp với nhu cầu phát triển xã hội giai đoạn hiện nay.
Bảng liệt kê Hiện trạng cơ sở vật chất và công trình xây dựng
Thực tế trên khu đất hiện có của nhà trường còn một khu đất trong khoảng gần 2,13ha chưa được đầy tư xây dựng. Theo điều chỉnh quy hoạch được duyệt sử dụng để xây dựng khu phục vụ sinh hoạt của trường.
Với cơ sở vật chất hiện có nêu trên hiện tại trường chưa có khu Ký túc xá sinh viên.
Cơ sở vật chất hiện trạng một số hạng mục.
Nhà C (nhà số 4): Hệ thống cửa gỗ đã bị mối mọt gần hết, tường trong và ngoài nhà ẩm mốc, sàn nhà bong tróc gạch lát, khu vệ sinh đã xuống cấp, các trang thiết bị điện có một số đã bị hư hỏng….
Xưởng thực hành cơ khí nhà D (nhà số 5): Hệ thống tường trong và ngoài của xưởng đã bong tróc, nấm mốc. Hệ thống vì kèo mái bị han gỉ, mái tôn không được chống nóng và bị thấm dột. Hệ thống cửa sắt xếp, cửa sổ bằng nhôm kính lâu ngày đã bị kẹt, không mở được dẫn đến trong xưởng thực hành không được thông gió. Khu vực học lý thuyết trong xưởng cũng không được ngăn phòng, gây khó khăn cho việc học lý thuyết khi có học sinh khác đang thực hành máy. Các hệ thống điện cũng đã bị hư hỏng nhiều và không đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
Nhà hiệu bộ: Phần sơn trong và ngoài nhà đã bị bong tróc, có một số mản trường, mái đã bị thấm, khu vệ sinh đã xuống cấp, cửa gỗ đã bị hư hỏng, hệ thống điện một số phòng cũng đã bị xuống cấp.
- Sân đường nội bộ hiện trạng thấp hơn cao độ mặt đường gom hiện có (phía trước) trung bình 60 cm, khi có mưa to thường xuyên bị ngập lụt, mặt sân hiện tại lồi lõm gây mất mỹ quan hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư đồng bộ theo quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt.
Nhà B (nhà học lý thuyết 2 tầng cũ) được xây dựng từ năm 1987, vị trí hiện có không phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt và công trình đã xuống cấp không đủ điều kiện sử dụng.
5.2. Trang thiết bị phục vụ cho đào tạo
- Trang thiết bị đào tạo của trường đã được Trung ương đầu tư từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và an toàn lao động, ngân sách của tỉnh hàng năm. Nhà trường đã tập trung ưu tiên đầu tư mua sắm, nâng cấp trang thiết bị, mô hình, máy móc để đào tạo thực hành cho các nghề theo hướng đồng bộ, từng bước hiện đại, tập trung ưu tiên cho các nghề trọng điểm, các nghề có nhu cầu xã hội cao (Điện công nghiệp, Cắt gọt kim loại, Cơ điện tử, Điện tử công nghiệp, Hàn,...), tuy nhiên mới đạt mức tối thiểu và một số trang thiết bị thực hành kỹ năng nghề còn thiếu; một số trang thiết bị qua quá trình sử dụng đã xuống cấp, hệ thống máy tính cũ, cấu hình thấp được đầu từ lâu, đã hư hỏng nhiều cần được thay thế, bổ sung.
Các trang thiết bị cần được thay thế do đã lỗi thời và không còn phù hợp với nhu cầu giảng dạy, đào tạo học sinh, sinh viên được thể hiện tại bảng tính toán, phân tích lựa chọn thiết bị (Phụ lục I)
6. Quy hoạch xây dựng:
Trường Cao đẳng nghề đã được UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tại Quyết định số 2457/QĐ-UBND ngày 13/7/2006 và số 91/QĐ-UBND ngày 11/01/2007.
7. Sự cần thiết đầu tư:
Với các nội dung nêu trên, Trường Cao đẳng nghề với chức năng đào tạo nguồn lao động có kiến thức, kỹ năng tay nghề đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp phục vụ sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp của tỉnh nói riêng và xã hội nói chung là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai. Hiện tại, cơ sở vật chất của Trường Cao đẳng nghề với các hạng mục hiện có không đáp ứng cơ sở vật chất theo quy định, một số hạng mục công trình xây dựng từ lâu đã xuống cấp, máy móc thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, học tập đã lạc hậu làm ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động đào tạo của nhà trường và gây mất thẩm mỹ về cảnh quan kiến trúc. Vì vậy, để đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, phục vụ nhu cầu đào tạo nghề của nhà trường thì việc cải tạo và xây dựng mới các hạng mục công trình của nhà trường là cần thiết.
I.2 Chủ trương đầu tư:
Dự án đầu tư xây dựng Đầu tư, phát triển Trường Cao đẳng nghề phù hợp với chủ trương đầu tư được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị Quyết số 14/NQ-HĐND ngày 24/6/2022 về việc quyết định chủ trương đầu tư dự án: Đầu tư, phát triển Trường Cao đẳng nghề.
II. MỤC TIÊU DẦU TƯ XÂY DỰNG, ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG VÀ DIỆN TÍCH SỬ DỤNG ĐẤT, QUY MÔ CÔNG SUẤT VÀ HÌNH THỨC ĐÀU TƯ XÂY DỰNG
1. Mục tiêu đầu tư
- Đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, mua sắm mới trang thiết bị phục vụ giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp về nguồn lao động có trình độ tay nghề cao, khả năng thực hành tốt, đồng thời góp phần cải tạo cảnh quan kiến trúc cho nhà trường, bảo đảm về an sinh xã hội, lao động, việc làm góp phần thực hiện mục tiêu Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội.
2. Địa điểm xây dựng: phường Ái Quốc, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
3. Diện tích sử dụng đất:
Dự án được xây mới và cải tạo trên diện tích khoảng 3,95 ha trên tổng diện tích đất theo quy hoạch là 5,855 ha.
4. Quy mô đầu tư:
4.1. Phá dỡ công trình cũ: phá dỡ nhà B (nhà lý thuyết 2 tầng). 4.2 Cải tạo các công trình sau:
- Cải tạo Nhà thực hành 3 tầng (Nhà C);
- Cải tạo xưởng thự hành (nhà số 5);
- Cải tạo sửa chữa khu nhà hiệu bộ.
4.3 Xây dựng khu ký túc xá: quy mô 4 tầng (móng và kết cấu chịu lực 5 tầng), diện tích xây dựng 808 m2; tổng diện tích sàn xây dựng 3.292 m2.
4.4 Xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật bao gồm: điện, cấp thoát nước, điện nhẹ ( viễn thông, truyền hình, camera…), phòng cháy chữa cháy ngoài trời, sân đường nội bộ, cây xanh…
4.5 Mua sắm thiết bị: mua sắm thiết bị phục vụ sinh hoạt của khu ký túc xá và trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập.
5. Hình thức đầu tư: Xây dựng mới và cải tạo sửa chữa.
III. KHẢ NĂNG BẢO ĐẢM YẾU TỐ ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Sử dụng tài nguyên:
Dự án sử dụng các loại vật tư thông thường có sẵn trên thị trường của địa phương, khu vực miền Bắc với khối lượng không lớn và không phải khai thác trực tiếp từ các vùng tài nguyên, khoáng sản.
2. Lựa chọn công nghệ thiết bị
Đầu tư thiết bị, máy móc đáp ứng được yêu cầu đào tạo nghề trước mắt và lâu dài đáp ứng nhu cầu đào tạo ở cấp độ quốc tế đối với các nghề Cơ điện tử, Điện công nghiệp, Điện tử công nghiệp, Cắt gọt kim loại, Hàn, Vận hành sửa chữa thiết bị lạnh, Công nghệ thông tin. Lựa chọn trang thiết bị, máy móc phục vụ hiệu quả cho các lớp học sinh, sinh viên đang học tập ở các nghề và phù hợp với đào tạo trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng. Thiết bị, máy móc đầu tư mới 100%, sản xuất vào những năm 2020 trở lại đây, đồng bộ và tương thích với các thiết bị hiện có, công nghệ tiên tiến, thuận lợi cho chế độ bảo hành, bảo trì thiết bị, máy móc trong quá trình sử dụng. Do thiết bị đòi hỏi công nghệ và độ bền cao khi đưa vào giảng dạy và thực tập nên việc lựa chọn thiết bị có chất lượng tốt theo tiêu chuẩn quốc tế là cần thiết, mặt khác trong công nghiệp thiết bị lựa chọn là khá phổ biến ở Việt Nam và các nước
3. Sử dụng lao động:
Dự án xây dựng là dự án phục vụ đào tạo nghề cho học sinh, sinh viên trên cơ sở Trường cao Đẳng nghề đang hoạt động, do vậy việc sử dụng lao động phục vụ cho dự án chủ yếu là sử dụng các cán bộ công nhân viên đang làm việc tại trường và tùy thuộc theo sự phát triển của trường thực hiện bổ sung nhân lực theo quy định trên cơ sở nguồn nhân lực sẵn có của xã hội.
4. Yêu cầu trong khai thác sử dụng
Dự án không phải là dự án sản xuất kinh doanh mà là dự án phục vụ chủ yếu cho công tác giảng dạy học tập đào tạo nghề và sinh hoạt của của học sinh, sinh viên ở nội trú, do vậy việc khai thác sử dụng dự án thực hiện theo quy trình bảo hành, bảo trì dự án theo quy định tại các bước tiếp theo của dự án và các quy định hiện hành đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
5. Hạ tầng kỹ thuật
Dự án thực hiện tại khu vực hạ tầng kỹ thuật sẵn có đảm bảo kết nối hạ tầng giao thông, điện, cấp thoát nước, thông tin...
6. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2022-2024.
7. Tiêu thụ sản phẩm: Sản phẩm đầu ra của dự án là nguồn nhân lực công nhân kỹ thuật cao, đang rất cần cho tình hình phát triển kinh tế xã hội Viêt Nam giai đoạn này và trong tương lai.
8. Yêu cầu trong khai thác sử dụng và vận hành: dự án có quy mô trung bình và không có gì đặc biệt. Sử dụng bộ máy sẵn có của nhà trường để vận hành và khai thác sử dụng dự án.
9. Phương án giải phóng mặt bằng xây dựng, tái định cư:
Dự án xây dựng trên khuôn viên đất sẵn có của trường và đã được giải phóng mặt bằng và không phải thực hiện tái định cư.
10. Giải pháp tổ chức quản lý thực hiện dự án
10.1. Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương.
10.2. Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư tự tổ chức quản lý dự án.
10.3. Các bước thiết kế và lựa chọn các tổ chức tham gia thực hiện dự án:
- Các bước thiết kế: Thiết kế 2 bước, gồm:
+ Khảo sát xây dựng, lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế cơ sở và tổng mức đầu tư.
+ Khảo sát xây dựng, lập thiết kế bản vẽ thi công, dự toán.
10.4. Lựa chọn tổ chức tham gia thực hiện dự án: Theo quy định hiện hành.
11. Bảo vệ môi trường:
Dự án xây dựng xong về tổng thể có tác dụng tốt với môi trường. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện và khai thác sử dụng có ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường được khắc phục thông qua Giấy phép môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (nội dung chi tiết bảo vệ môi trường củ dự án theo Báo cáo cấp giấy phép môi trường được thẩm định phê duyệt).
IV. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THU HỒI ĐẤT, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ; BẢO VỆ CẢNH QUAN, MÔI TRƯỜNG SINH THÁI, AN TOÀN TRONG XÂY DỰNG, PHÒNG CHỐNG CHẤY NỔ
1. Đánh giá tác động của dự án liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư
Dự án xây dựng trên khuôn viên đất sẵn có của trường và đã được giải phóng mặt bằng và không phải thực hiện tái định cư, do đó dự án không có tác động liên quan việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư.
2. Bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái
Dự án khi đưa vào khai thác sử dụng có tác động tốt đối với cảnh quan và môi trường sinh thái do dự án được đầu tư xây mới, cải tạo trên cơ sở vật chất đã xuống cấp, khắc phục hiện tượng ngập úng đang tồn tại, khắc phục hiện tượng khu đất để trống đang mọc của hoang, nước thải được xử lý trước khi thải vào môi trường xung quanh, tăng diện tích cây xanh...
3. An toàn trong xây dựng và phòng chống cháy nổ:
- An toàn trong xây dựng: Dự án có quy mô trung bình, số tầng cao các hạng mục không lớn hơn 4 tầng, không có tầng hầm và sử dụng công nghệ thi công thông thường sẵn có của thị trường Việt Nam, khi triển khai thực hiện dự án chỉ cần thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn lao động thông thường theo quy định, do đó tác động của dự án đến an toàn xây dựng là không đáng kể.
- Phòng chống cháy nổ: Dự án khi đưa vào khai thác sử dụng sẽ hoàn thiện tốt hơn hệ thống PCCC hiện trạng, được thẩm duyệt PCCC theo pháp luật về PCCC và dự án không có tính đặc thù riêng, do đó tác động của dự án đến phòng chống cháy nổ ngày càng tốt hơn.
IV. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ VÀ HUY ĐỘNG VỐN, PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH RỦI RO, CHI PHÍ KHAI THÁC SỬ DỤNG CÔNG TRÌNH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN; KIẾN NGHỊ CƠ CHẾ PHỐI HỢP, CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Tổng mức đầu tư và huy động vốn, phân tích tài chính, rủi ro, chi phí khai thác sử dụng công trình, đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án
1.1 Tổng mức đầu tư của dự án: 69.999.438.000 đồng (Sáu mươi chín tỷ, chín trăm chín mươi chín triệu, bốn trăm ba mươi tám nghìn đồng) Thuyết minh và dự toán chi tiết xem tại tập Tổng mức đầu tư
2. Huy động vốn, phân tích tài chính, rủi ro, chi phí khai thác sử dụng công trình, đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án
- Huy động vốn, phân tích tài chính, rủi ro: Dự án không phải huy động vốn, không phân tích tài chính, rủi ro do dự án triển khai phù hợp với Văn bản số 450/TTg-KTTH ngày 20 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc thông báo danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và nguồn đầu tư công ngân sách tỉnh.
- Chi phí khai thác sử dụng công trình:
Đây là dự án xây dựng trường dào tạo nghề cho học sinh, sinh viên mà không phải là dự án phục vụ kinh doanh hay sản xuất… với các nội dung phân tích, đánh giá về quy mô công trình được nêu trong dự án thì chi phí khai thác sử dụng chó các công trình thuộc dự án hoàn thành chủ yếu là các chi phí cho việc duy tu, bảo dưỡng bảo trì công trình. Các chi phí này sẽ được xác định trong kế hoạch chi tiêu hàng năm (chi thường xuyên) hoặc nguồn khác của Trường Cao đẳng nghề theo quy định phục vụ cho hoạt động Trường Cao đẳng nghề. Đối với nhân lực phục vụ vận hành và khai thác dự án sử dụng nguồn nhân lực hiện có của Trường Cao dẳng nghề và thực hiện chi trả chi phí theo quy định hiện hành.Do vậy không cần xác định sơ bộ chi phí liên quan trong quá trình vận hành dự án sau khi hoàn thành.
3. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án
Việc đầu tư xây dựng dự án Đầu tư phát triển Trường Cao đẳng nghề từng bước thực hiện hoàn thiện cơ sở vật chất theo quy hoạch điều chỉnh chi tiết xây dựng được duyệt, thay thế các cơ sở vật chất, trang thiết bị đã bị xuống cấp sẽ nâng cao được hơn nữa hiệu quả trong công tác giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh và sinh viên đem lại nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố tích cự phát triển kinh tế xã hội.
Quy mô dự án sẽ sử dụng những loại vật tư, thiết bị công trình phù hợp với thị trường sẵn có và thiết kế dựa trên đúng các quy chuẩn, tiêu chuẩn cho một Trường đào tạo nghề nên không làm lãng phí vốn đầu tư nhà nước.
Qua việc phân tích nêu trên, việc đầu tư dự án Đầu tư phát triển Trường Cao đẳng nghề đảm bảo hiệu quả đầu tư về kinh tế và xã hội.
4. Kiến nghị cơ chế phối hợp, chính sách ứu đãi, hỗ trợ thực hiện dự án
- Đề nghị cơ chế phối hợp: Thực hiện theo quy định hiện hành trong quá trình thẩm định, phê duyệt dựa án và các bước triển khai tiếp theo sau khi dự án được phê duyệt.
- Chính sách ứu đãi, hỗ trợ thực hiện dự án: Thực hiện theo quy định hiện hành.
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Dự án Đầu tư phát triển Trường Cao đẳng nghề được Đầu tư để hoàn thiện cơ sở vật chất, mua sắm mới trang thiết bị phục vụ giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp về nguồn lao động có trình độ tay nghề cao, khả năng thực hành tốt, đồng thời góp phần cải tạo cảnh quan kiến trúc cho nhà trường, bảo đảm về an sinh xã hội, lao động, việc làm góp phần thực hiện mục tiêu Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội.
- Nhà thầu tư vấn kính đề nghị Người Quyết định đầu tư, Chủ đầu tư, các Sở chuyên môn và các đơn vị liên quan xem xét, thẩm định, phê duyệt dự án để làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo./.
GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn