Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án trang trai chăn nuôi heo tổng hợp với quy môi trang trại 12.000 con heo thịt hàng năm và quy trình xin chấp thuận dự án trại chăn nuôi heo
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG TRANG TRẠI CHĂN NUÔI 1 TẠI, ẤP 12, XÃ XUÂN TÂY, HUYỆN CẨM MỸ, TỈNH ĐỒNG NAI
(QUY MÔ CHUỒNG TRẠI: 6.000 CON HEO THỊT)
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 9
2.1. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật 9
2.2. Tiêu chuẩn, Quy chuẩn áp dụng 11
2.2.1. Các tiêu chuẩn áp dụng 11
2.2.2. Các quy chuẩn áp dụng 11
2.3.1. Tài liệu do Chủ dự án tạo lập 12
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 12
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 15
4.1.2. Phương pháp chuyên gia 15
4.1.4. Phương pháp phân tích hệ thống 15
4.1.5. Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm 15
4.1.6. Phương pháp mô hình hóa 15
4.1.7. Phương pháp tổng hợp 15
4.2.1. Phương pháp lấy mẫu và phân tích môi trường 16
4.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa 16
CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 17
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 17
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 18
1.4.1. Mô tả mục tiêu của Dự án 18
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của Dự án 18
1.4.3. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án 22
1.4.4. Công nghệ sản xuất, vận hành 25
1.4.5. Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến 26
1.4.6. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các sản phẩm (đầu ra) của dự án 26
1.4.7. Tiến độ thực hiện dự án 28
1.4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 28
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 29
2.1. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 29
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất 29
2.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng 29
2.1.3. Điều kiện về thủy văn 32
2.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí 32
2.1.5. Hiện trạng tài nguyên sinh vật 35
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ VIỆT TIẾN, HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG 35
2.2.1. Điều kiện về kinh tế 35
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 39
3.1. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG 39
3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án 39
3.1.2. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án 43
3.1.3. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn hoạt động của dự án 51
3.1.4. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án 57
3.2. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO 59
CHƯƠNG IV: BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN 60
4.1. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN 60
4.1.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn chuẩn bị 60
4.1.3. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn vận hành 64
4.2. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN 71
CHƯƠNG V: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 75
5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 75
5.1.1. Chương trình quản lý môi trường giai đoạn chuẩn bị, xây dựng 75
5.1.2. Quản lý môi trường trong giai đoạn hoạt động của dự án 75
5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 82
CHƯƠNG VI: THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 84
6.1. TÓM TẮT VỀ QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 84
6.2. KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 84
6.2.1. Ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án 84
6.2.2. Ý kiến của Đại diện cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án 85
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 87
Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM cho dự án trang trai chăn nuôi heo tổng hợp với quy môi trang trại 12.000 con heo thịt hàng năm và quy trình xin chấp thuận dự án trại chăn nuôi heo tập trung quy mô công nghiệp và các trang trại chăn nuôi heo gia công cho CP.
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
1.1 Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án
1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư
1.3 Mối quan hệ của dự án với các dự án khác và quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
2.1. Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM
CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1 Thông tin chung về dự án
1.1.1 Tên dự án
1.1.2 Chủ dự án
1.1.3 Vị trí địa lý của dự án
1.1.4 Mục tiêu; quy mô; công suất; công nghệ và loại hình dự án
1.6.1. Tiến độ thực hiện dự án
1.6.2. Vốn đầu tư
1.6.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án
CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.1. Phát triển kinh tế
2.2.2. Công tác quản lý đô thị xây dựng cơ bản
2.2.3. Công tác văn hóa - xã hội.
2.2.4. Công tác an ninh quốc phòng
2.1.3. Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến dự án
2.2. Hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực dự án
2.2.1. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý
2.2.2. Hiện trạng tài nguyên sinh vật
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG,ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án
3.1.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai xây dựng dự án
3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động chăn nuôi
3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động
3.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện
3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo
CHƯƠNG 4 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
4.1. Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án
CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ THAM VẤN
I. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG
5.1. TÓM TẮT VỀ QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN THAM VẤN CỘNG ĐỒNG
5.2. KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG
5.2.1. Ý kiến của UBND cấp xã và tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án
5.2.1.1. Ý kiến của UBND xã Xuân Tây
5.2.2. Ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án
5.2.3. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án đối với các đề xuất, kiến nghị, yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư được tham vấn
II. THAM VẤN CHUYÊN GIA NHÀ KHOA HỌC
III. THAM VẤN TỔ CHỨC CHUYÊN MÔN VỀ TÍNH CHUẨN XÁC CỦA MÔ HÌNH
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
1. Kết luận
2. Kiến nghị
3. Cam kết
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC
Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM cho dự án trang trai chăn nuôi heo tổng hợp với quy môi trang trại 12.000 con heo thịt hàng năm và quy trình xin chấp thuận dự án trại chăn nuôi heo tập trung quy mô công nghiệp và các trang trại chăn nuôi heo gia công cho CP.
(QUY MÔ CHUỒNG TRẠI: 6.000 CON HEO THỊT)
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
1.1. Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án
Chăn nuôi là một ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, không những cung cấp thực phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng hàng ngày của mọi người dân mà còn là nguồn thu nhập quan trọng của hàng triệu người dân hiện nay; đặc biệt là đối với nước ta, đất nước có tới gần 70% dân số sống tại khu vực nông thôn, chiến khoảng 50% lực lượng lao động. Sự gia tăng của các sản phẩm nông nghiệp kết hợp với nhu cầu thực phẩm ngày càng cao của cuộc sống đã thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển mạnh mẽ. Chăn nuôi là một trong những ngành phát triển kinh tế mang tầm chiến lược, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, hàng triệu nông dân, tăng thu nhập, tránh thất nhiệp. Đồng thời chăn nuôi là một trong ba lĩnh vực sản xuất dịch vụ có khả năng gây ô nhiễm môi trường.
Hiện nay, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và các tỉnh khác đang thiếu hụt sản phẩm thịt heo vì vậy thịt heo hiện nay đang trong thời kỳ tăng giá mạnh. Một số trang trại nuôi lớn theo hình thức liên doanh, liên kết với Công ty TNHH Japfa Comfees Việt Nam và Công ty CP chăn nuôi CP Việt Nam đang trong chuỗi quy trình chăn nuôi khép kín cũng không đủ khả năng cung cấp thịt heo vì ngành chăn nuôi vừa trải qua đợt dịch tả lợn Châu Phi hồi cuối tháng 3 năm 2019, đã làm cho thị trường thịt heo tươi, sạch trở nên khan hiếm.
Nắm bắt được cơ hội và thực hiện chủ trương, chính sách của Trung ương và địa phương, nền kinh tế nông nghiệp đang có sự chuyển biến vững chắc từ nền kinh tế nông nghiệp thuần nông sang nền kinh tế đa dạng với nhiều loại cây trồng, con vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Sự kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt là hướng mũi nhọn, làm tiền đề thúc đẩy nền kinh tế Nông nghiệp, Nông thôn. Hiện nay, ngành chăn nuôi ngày càng có vị trí quan trọng trong sản xuất Nông nghiệp, đặc biệt khi vấn đề lương thực đã được giải quyết cơ bản.
Nắm bắt được thực tế đó Công ty TNHH Chăn nuôi Thiên Thuận Phát triển khai dự án Trang trại chăn nuôi 1 tại Ấp 12, xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai với quy mô chuồng trại: 6.000 con heo thịt; dự án nuôi gia công cho Công ty TNHH Chăn nuôi CP Việt Nam và Công ty TNHH Japfa Comfees Việt Nam để cung cấp thương phẩm giải quyết việc thiếu sản phẩm thịt heo trên địa bàn như hiện nay, đồng thời mở rộng phát triển kinh doanh của Công ty.
Theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 18 của Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014 và mục số 71, cột 3, Phụ lục II, Mục I của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ, dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình nộp cho Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường để thẩm định, phê duyệt.
Nhằm tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 2014 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn kèm theo, cùng mục đích đảm bảo chất lượng môi trường trong suốt quá trình hoạt động chăn nuôi của dự án, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, Công ty TNHH Chăn nuôi Thiên Thuận Phát đã phối hợp với Công ty CP tư vấn đầu tư và TKXD Minh Phương tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho dự án “ Xây dựng trang trại chăn nuôi 1 tại Ấp 12, xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai”- Quy mô chuồng trại: 6.000 con heo thịt.
Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo và đề xuất những giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường. Nội dung và trình tự các bước thực hiện ĐTM theo hướng dẫn tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ.
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư
Dự án đầu tư “ Xây dựng trang trại chăn nuôi 1 tại Ấp 12, xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai”- Quy mô chuồng trại: 6.000 con heo thịt” do Công ty TNHH Chăn nuôi Thiên Thuận Phát phê duyệt.
1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án khác và quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
Lĩnh vực chăn nuôi thuộc đối tượng khuyến khích đầu tư đã được Chính phủ ban hành tại Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về việc chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi 1 tại Ấp 12, xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai (Quy mô 6.000 heo thịt) phù hợp với quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phê duyệt tại Quyết định số 4227/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2014 phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Nai;
Hiện tại, khu vực xung quanh đã được quy hoạch các đối tượng dự án tương tự. Các đối tượng xung quanh có thể bị tác động bởi dự án nếu như không thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường. Dự án đã hoàn thiện đầy đủ về thủ tục đất đai, đã ký hợp đồng thuê đất với chủ đất vì vậy Quyền sử dụng đất đã hợp lệ. Cho nên, không xảy ra tranh chấp hay đền bù đất đai khi thực hiện dự án.
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
2.1. Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM
- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2001;
- Luật Thương mại số 36/2005/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14/06/2005;
- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2006;
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/11/2007;
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/06/2010;
- Bộ Luật lao động số 10/2012/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18/06/2012;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 22/11/2013;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2013;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18/06/2014;
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014;
- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2014;
- Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 25/06/2015;
- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 19/06/2017;
- Luật Hóa chất số 10/VPHN-VPQH đã được Văn phòng Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2018.
- Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 19/11/2018
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;
- Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường;
- Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ quy định về Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của một số nghị định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ Môi trường;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
- Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc;
- Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;
- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2019 Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ Môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;
- Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29/09/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường;
- Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30/06/2016 của Bộ Y tế về hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động;
- Thông tư số 53/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
- Thông tư số 04/2017/TT-BXD ngày 30/03/2017 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;
- Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/05/2017 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng;
- Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/09/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường;
- Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công thương quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;
- Thông tư số 36/2018/TT-BCA ngày 05/12/2018 của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Quyết định số 1329/2016/QĐ-BXD ngày 19/12/2016 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức sử dụng vật liệu trong xây dựng;
- Quyết định sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2, điều 1 của quyết định số 35/2015/QĐ-UBND ngày 19/10/2015 của UBND tỉnh về việc phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Quyết định số 3892/QĐ-UBND ngày 9/12/2014 quy định phân công trách nhiệm trong quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- TCVN 4513:1988 - Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 2622:1995 - Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế;
- TCVN 6160:1996 - Phòng cháy chữa cháy - Nhà cao tầng - Yêu cầu thiết kế;
- TCVN 4519:1998 - Hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình - Quy phạm thi công và nghiệm thu;
- TCVN 7336:2003 - Quy định về các yêu cầu đối với thiết kế, lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt (sprinkler);
- TCVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;
- QCVN 01:2008/BXD - Quy hoạch xây dựng;
- TCVN 7957:2008 - Tiêu chuẩn Thiết kế thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình;
- TCVN 6705:2009 - Chất thải rắn thông thường - Phân loại;
- TCVN 6706:2009 - Chất thải nguy hại - Phân loại;
- TCVN 6707:2009 - Chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo;
- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;
- QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;
- QCVN 62-MT:2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải chăn nuôi;
- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;
- QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước;
- QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất;
- QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;
- QCVN 26:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu - Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc;
- QCVN 09-MT:2015/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước dưới đất.
- QCVN08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt.
- Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động;
- Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/06/2015;
- Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Thú y;
- Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 26/04/2018 của Chính phủ về việc chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý thức ăn chăn nuôi;
- Nghị định 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ về Hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.
- Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;
- Thông tư 22/2009/TT-BNN ngày 28/4/2009 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn yêu cầu về giống vật nuôi, kiểm dịch vận chuyển giống vật nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh phát triển chăn nuôi;
- Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/01/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện trại chăn nuôi lợn, trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học;
- Thông tư số 33/2011/TT-BNNPTNT ngày 16/5/2011 của Bộ NN&PTNT - Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện vệ sinh thú y;
- Thông tư 14/2016/BBNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ NN&PTNT - Ban hành quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.
- Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2011 của Bộ NN&PTNT về Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực Thú y;
- Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;
- Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật;
- Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 Hướng dẫn một số điều của Luật chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi.
- Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/06/2016 của Bộ NN&PTNT về Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn;
- Các QCVN liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi, thú ý.
2.2. Các văn bản pháp lý của dự án
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3603720684, đăng ký lần đầu ngày 07/5/2020 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GCN:CH 2931/QĐ 753.
2.3. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập
- Thuyết minh dự án đầu tư “ Xây dựng trang trại chăn nuôi 1 tại Ấp 12, xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai (Quy mô chuồng trại: 6.000 con heo thịt)” của Công ty TNHH Chăn nuôi Thiên Thuận Phát;
- Các bản vẽ, sơ đồ thiết kế mặt bằng tổng thể trang trại, thoát nước mưa, nước thải liên quan đến dự án;
- Kết quả phân tích hiện trạng chất lượng môi trường không khí, đất, nước ngầm, nước mặt khu vực thực hiện dự án.
Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM cho dự án trang trai chăn nuôi heo tổng hợp với quy môi trang trại 12.000 con heo thịt hàng năm và quy trình xin chấp thuận dự án trại chăn nuôi heo tập trung quy mô công nghiệp và các trang trại chăn nuôi heo gia công cho CP.
Xem thêm các dự án liên quan >>
Nước thải phát sinh trong quá trình chăn nuôi:
Nước thải phát sinh từ quá trình rửa chuồng trại, nước tắm cho lợn, nước tiểu của lợn, nước rỉ từ các bao chứa phân trong quá trình lưu giữ, nước rỉ từ quá trình phơi phân tại sân phơi phân, nước rửa, vệ sinh sân phơi phân... Lượng phát sinh khoảng 16m3/ngày (Chiếm khoảng 80% lượng nước đầu vào phục vụ cho quá trình chăn nuôi của dự án).
Thành phần chính chứa nhiều chất hữu cơ có nguồn gốc từ động thực vật và các loại phụ gia được bổ sung trong quá trình chế biến thức ăn: Các chất tăng trọng, chất kháng sinh, chất khoáng vitamin.
Đặc trưng của nước thải từ các chuồng nuôi lợn là lượng BOD5, nitơ và photpho rất cao. Do nước thải chứa lượng lớn các chất hữu cơ nên khi phân hủy thường gây mùi hôi thối khó chịu, gây ô nhiễm môi trường nước và không khí.
- Nước tiểu của lợn: Có các thành phần ure, các loại axit amin, các loại axit hữu cơ, axit uric, các thành phần NH4+, SO42-,... đặc tính của nguồn thải này có mùi hôi thối khó chịu, chứa nhiều chất cặn lắng và thành phần dễ tan.
- Nước thải trong việc rửa chuồng trại chăn nuôi: Chứa nhiều cặn lơ lửng, thức ăn thừa, phân và nước tiểu lợn.
- Nước thải từ quá trình vệ sinh tắm cho lợn, đặc biệt là vào mùa hè, thành phần có chứa nhiều bụi bẩn, phân và nước tiểu trên da lợn...
a4. Chất thải nguy hại:
Phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án bao gồm: Giẻ lau dính dầu mỡ từ quá trình lau chùi, tu sửa, bảo dưỡng máy móc, bóng đèn huỳnh quang hỏng, mực in văn phòng, dầu mỡ thải... với lượng phát sinh ước tính khoảng 3,5kg/tháng. Chất thải này nếu không được xử lý hợp lý gây ra các tác động lớn đối với môi trường và sức khoẻ con người.
Bảng 3.23: Các loại CTNH phát sinh trong giai đoạn hoạt động của dự án
Stt |
Tên CTNH |
Khối lượng (kg) |
1 |
Giẻ lau, găng tay dính dầu |
1 |
2 |
Bóng đèn huỳnh quang hỏng |
0,5 |
3 |
Hộp đựng dầu, mỡ |
1,5 |
4 |
Mực in |
0,5 |
Riêng đối với xác vật nuôi chết (do dịch bệnh) có lượng phát sinh không xác định. Loại chất thải này nếu không được quản lý và xử lý kịp thời thì sẽ làm lây lan phát tán dịch bệnh ra môi trường xung quanh làm ảnh hưởng tới việc chăn nuôi của người dân trong địa phương và môi trường của khu vực.
b. Các tác động không liên quan tới chất thải
b1. Tác động do tiếng ồn, độ rung: Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ:
- Hoạt động của máy phát điện trong những trường hợp điện lưới quốc gia bị mất.
- Hoạt động của các phương tiện giao thông ra vào dự án và các loại máy móc phục vụ cho chăn nuôi. Tuy nhiên tác động của tiếng ồn và độ rung của các loại máy móc, thiết bị với mức độ không lớn.
- Tiếng ồn phát sinh từ tiếng kêu của những con lợn.
b2. Ảnh hưởng tới giao thông: Hoạt động của các phương tiện giao thông ra vào Dự án làm mật độ xe cộ đi lại trên đường tăng cao, có thể gây ảnh hưởng tới việc đi lại của người dân xung quanh, tăng nguy cơ tai nạn hay làm tăng nồng độ bụi trong không khí khu vực xung quanh…
b3. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng:
Hiện nay sản phẩm đầu ra trong quá trình chăn nuôi của một số cơ sở có sử dụng các loại chất kích thích sinh trưởng, các loại hóa chất cấm trong quá trình chăn nuôi gây ra các ảnh hưởng trực tiếp lên sức khỏe của người tiêu dùng.
3.1.4.1. Trong giai đoạn chuẩn bị
Trong quá trình thực hiện dự án sẽ khó lường trước được các sự cố bất thường xảy ra như:
- Sự cố tai nạn lao động trong quá trình thi công.
- Sự cố cháy nổ từ các máy móc, điện, phương tiện thi công.
- Sự cố sụt lở đất trong quá trình thi công.
3.1.4.2. Trong giai đoạn xây dựng
a1. Sự cố tai nạn giao thông và tai nạn lao động:
* Tai nạn lao động: Các tai nạn lao động có thể xảy ra trên công trường xây dựng thường là trượt ngã, bị thương do các vật nặng hoặc sắc nhọn, điện giật,... mà nguyên nhân thường là do công nhân không tuân thủ kỉ luật và nội quy lao động, chưa thành thạo nghề, ít kinh nghiệm hoặc do phương tiện, công cụ và trang bị lao động chưa đầy đủ hoặc không đảm bảo an toàn.
* Tai nạn giao thông: Tai nạn giao thông có thể xảy ra trên quãng đường vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc trang thiết bị về tới dự án.
a2. Sự cố cháy nổ, chập điện:
Sự cố cháy nổ, chập điện có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển và lưu giữ nhiên liệu hoặc do sự thiếu an toàn về hệ thống cấp điện tạm thời, gây nên các thiệt hại về người và của trong quá trình thi công. Có thể xác định các nguyên nhân cụ thể như sau:
- Hệ thống cấp điện tạm thời cho các máy móc, thiết bị thi công có thể gây ra sự cố giật, chập, cháy nổ…, gây thiệt hại về kinh tế hay tai nạn lao động cho công nhân.
- Việc sử dụng các thiết bị gia nhiệt trong thi công gây ra cháy, nổ, hỏa hoạn hay tai nạn lao động nếu như không có các biện pháp phòng ngừa.
Nhìn chung, sự cố cháy nổ thường ít khi xảy ra trong quá trình thi công. Tuy nhiên nếu sự cố này xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến con người, tài sản và môi trường khu vực.
a3. Các sự cố do khí hậu:
Người lao động làm việc lâu trong điều kiện nắng nóng hoặc do tình trạng sức khoẻ của người lao động không tốt, có thể bị cảm hoặc bất tỉnh,... Mưa, bão lớn có thể gây hư hại, sập đổ hố móng hoặc các công trình đang xây dựng chưa cố kết, gây thiệt hại đến tính mạng con người và tài sản.
3.1.4.3. Trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động
a1. Sự cố cháy nổ, chập điện: Nguyên nhân do:
- Bất cẩn khi nấu nướng, sửa chữa điện.
- Dây trần, dây điện, động cơ, … bị quá tải trong quá trình sử dụng, phát sinh nhiệt dẫn đến cháy hoặc do chập mạch khi mưa dông to.
- Các tác động có thể có của sự cố cháy nổ:
+ Thiệt hại tài sản, tính mạng con người.
+ Ô nhiễm môi trường không khí do các sản phẩm cháy.
+ Ảnh hưởng tới tâm lý của cán bộ, công nhân viên.
a2. Sự cố ngộ độc thực phẩm: Có thể do nguồn nước cấp bị ô nhiễm, do thực phẩm không an toàn bị nhiễm các hóa chất độc hại.
a3. Dịch bệnh: Quá trình nuôi dễ phát sinh các dịch bệnh: Lở mồn long móng, H1N1,… Nguyên nhân gây ra dịch bệnh do lây nhiễm trực tiếp từ con nhiễm bệnh sang con khỏe hoặc gián tiếp thông qua không khí, dụng cụ chăn nuôi, xe cộ, phân rác, thức ăn, nước uống có chứa mầm bệnh.
a4. Sự cố sạt lở, sụt lún đất
Dự án nằm gần khu vực ngòi Cầu Sim và có địa hình tương đối cao nên khi gặp mưa to kéo dài dễ xảy ra hiện tượng sạt lở do đất đá và sụt lún đất gây đổ sập các công trình. Ngoài ra sự cố sạt lở, sụt lún xảy ra sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới dòng chảy của ngòi Cầu Sim như: gây bồi lắng tắc ngẽn dòng chảy, ảnh hưởng tới chất lượng nước trong ngòi.
Báo cáo đánh tác động môi trường của dự án đã nêu chi tiết và đánh giá đầy đủ về các tác động môi trường, các rủi ro về sự cố môi trường có khả năng xảy ra trong quá trình chuẩn bị, xây dựng và hoạt động của dự án. Các phương pháp sử dụng trong báo cáo gồm:
- Phương pháp khảo sát thực địa..
- Phương pháp lấy mẫu và phân tích môi trường.
- Phương pháp kế thừa.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp dự báo.
- Phương pháp phân tích hệ thống.
- Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm.
- Phương pháp mô hình hóa.
- Phương pháp tổng hợp.
Đây là các phương pháp được sử dụng phổ biến trong và ngoài nước, có mức độ tin cậy cao, đánh giá và nhận dạng chi tiết được các nguồn phát thải và mức độ ảnh hưởng của các tác động này đến môi trường và xã hội hoặc những tác động tích lũy do hoạt động xây dựng và vận hành dự án gây ra.
Trong quá trình thực hiện báo cáo ĐTM không tránh khỏi những thiếu sót do kỹ thuật biên soạn, lỗi chính tả, thiếu một số số liệu có liên quan đến dự án. Tuy nhiên, báo cáo ĐTM này đáng tin cậy với những kết luận đưa ra. Thông tin được sử dụng trong quá trình lập ĐTM là thông tin chính xác, mới cập nhật và chi tiết. Các tác động đều đánh giá ở mức giả định tối đa lượng và chất, mang tính hợp lý.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com
Bảng báo giá dịch vụ tư vấn báo cáo ĐTM dự án Khu Trung tâm dịch vụ thương mại
953,000,000 vnđ
Giấy phép môi trường cho dự án khu dân cư tập trung và khu đô thị mới
250,000,000 vnđ
240,000,000 vnđ
Dự án nhà máy cung cấp nước sạch hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường
250,000,000 vnđ
240,000,000 vnđ
Hồ sơ giấy phép môi trường và báo cáo Đánh giá tác đông môi trường cho dự án
175,000,000 vnđ
170,000,000 vnđ
REPORT PRELIMINARY ENVIRONMENTAL IMPACT ASSESSMENT VNU HCMC INTERNATIONAL HOSPITAL PROJECT
180,000,000 vnđ
170,000,000 vnđ
Thuyết minh báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trang trại nuôi heo thit chất lượng cao
175,000,000 vnđ
155,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy sản xuất ống thép
550,000,000 vnđ
500,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trang trại diện mặt trời
150,000,000 vnđ
145,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trang trại nuôi bò thịt
150,000,000 vnđ
145,000,000 vnđ
Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM dự án hút cát nạo vét sông
150,000,000 vnđ
125,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường nâng cấp cảng Đông Xuyên
170,000,000 vnđ
165,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất thang máy Shindler Việt Nam
150,000,000 vnđ
135,000,000 vnđ
HOTLINE
0903 649 782
Công ty Cổ Phần Tư vấn Đầu tư & Thiết kế Xây dựng Minh Phương nỗ lực hướng tới mục tiêu phát triển ổn định và trở thành một tập đoàn vững mạnh trong các lĩnh vực hoạt động của mình.
Hướng dẫn mua hàng
Chính sách bảo mật thông tin
Chính sách đổi trả và hoàn tiền
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com
© Bản quyền thuộc về Minh Phương Corp
- Powered by IM Group
Gửi bình luận của bạn