Thuyết minh dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng tăng hiệu quả kinh tế trên đất trồng cao su kém phát triển

Thuyết minh dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng tăng hiệu quả kinh tế trên đất trồng cao su kém phát triển sang tập trung vào trồng các loại cây nông sản như: mía, dứa, chuối,… đem lại hiệu quả kinh tế cao, gia tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, gia tăng khả năng cạnh tranh nông sản đồng thời góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh nhà

Thuyết minh dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng tăng hiệu quả kinh tế trên đất trồng cao su kém phát triển

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN................................................. 7

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư........................................................................................ 7

I.2. Lí do triển khai đầu tư dự án...................................................................... 7

I.3. Mô tả sơ bộ dự án................................................................................................. 8

I.4. Quy mô đầu tư........................................................................................................ 9

I.4.1. Khu nông nghiệp công nghệ cao........................................................................... 9

I.4.2. Quy mô kiến trúc xây dựng.................................................................................. 10

I.5. Tiến độ thực hiện dự án................................................................................ 10

I.6. Thời hạn đầu tư................................................................................................... 11

I.7. Cơ sở pháp lý triển khai dự án................................................................. 11

I.7.1. Cấp Trung Ương................................................................................................... 11

I.7.2. Cấp địa phương..................................................................................................... 14

CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN XÃ HỘI KHU VỰC TRIỂN KHAI DỰ ÁN.. 18

II.1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam 2023.................................................. 18

II.2. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng hiệu quả kinh tế 19

II.3. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo phân vùng chuyên môn hóa của huyện Chư Prông tỉnh Gia Lai................ 20

II.4. Sản xuất phát triển nhờ ứng dụng công nghệ cao................ 21

II.5. Những vấn đề lý luận về nông nghiệp công nghệ cao........ 22

II.5.1. Công nghệ cao và nông nghiệp công nghệ cao............................................... 22

II.5.2. Tiêu chí xây dựng nông nghiệp công nghệ cao phù hợp với nội dung hướng dẫn tại văn bản của cơ quan nhà nước ban hành........... 26

II.5.3. Tiêu chí xây dựng nông nghiệp công nghệ cao................................................ 27

II.5.4. Các giải pháp thực hiện liên quan đến quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên

đất trồng cây cao su kém hiệu quả sang trồng nông sản ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh Gia Lai           28

II.6. Thực trạng sản xuất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả trên địa bàn tỉnh Gia Lai............ 29

II.7. Thực trạng sản xuất một số cây trồng có tiềm năng, lợi thế của tỉnh và định hướng chuyển đổi

cơ cấu loại cây trồng của nhà đầu tư Công ty TNHH Kinh doanh hàng xuất khẩu ............... 31

II.8. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển

kinh tế-xã hội tỉnh Gia Lai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030............ 34

II.9. Hạn chế của nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Gia Lai, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra... 36

II.10. Thuận lợi, khó khăn, hạn chế trong sản xuất trồng trọt và chuyển đổi cơ cấu cây trồng........... 37

II.11. Ban hành và thực thi các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Gia Lai......... 39

II.12. Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng dự án........... 40

II.12.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án........................................................ 40

II.12.2. Đặc điểm địa hình.............................................................................................. 42

II.12.3. Đặc điểm khí hậu............................................................................................... 42

II.12.4. Sự ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết đến quá trình trồng trọt nông sản..... 45

II.13. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Chư Prông.... 46

II.13.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế, xã hội.............................................. 46

II.13.2. Tình hình kinh tế xã hội.................................................................................... 47

II.13.3. Thực trạng các nguồn lực cho chuyển dịch cơ cấu cây trồng..................... 47

II.13.4. Đặc điểm địa hình.............................................................................................. 47

II.13.5. Các nguồn tài nguyên........................................................................................ 47

II.14. Báo cáo khảo sát đánh giá đất và đề xuất giải pháp chuyển đổi đất trồng cao su kém phát triển

sang trồng cây nông nghiệp của Công ty TNHH Kinh doanh hàng xuất khẩu ........ 51

II.14.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên vùng khảo sát........................................... 51

II.14.2. Kết quả khảo sát................................................................................................ 51

II.14.3. Kết luận............................................................................................................... 52

II.14.4. Kết quả kiểm tra diện tích cao su chết và kém phát triển tại khu vực Ia Ga............ 53

II.14.5. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án............................................................. 53

CHƯƠNG III: MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ............................ 55

III.1. Sự cần thiết phải đầu tư dự án............................................................. 55

III.2. Mục tiêu đầu tư................................................................................................ 57

III.2.1. Mục tiêu chung................................................................................................... 57

III.2.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................................... 58

III.2.3. Khu trồng các loại nông sản ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao.......... 61

III.3. Báo cáo kết quả trồng thử nghiệm cây mía nguyên liệu trên diện tích đất dự án trồng cây cao su

bị chết và kém phát triển của Công ty TNHH Kinh doanh hàng xuất khẩu ............. 61

III.4. Nhiệm vụ và giải pháp ứng dụng công nghệ cao trong canh tác                73

III.4.1. Lợi thế của công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật....................................... 73

III.4.2. Kết quả nổi bật trong công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật..................... 74

CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG............................................... 75

IV.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp từ công nghệ cao.............. 75

IV.2. Tình hình sản xuất các loại trái cây nông sản mía, chuối, dứa trên địa bàn tỉnh Gia Lai............... 76

IV.3. Tình hình xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao............... 77

IV.4. Thực trạng ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Gia Lai nói chung và Việt Nam hiện nay............. 80

IV.5. Kế hoạch thị trường cho các sản phẩm cây ăn trái từ nông nghiệp công nghệ cao của nhà đầu tư............ 82

IV.6. Giải pháp thị trường tiêu thụ................................................................ 84

IV.7. Kế hoạch kinh doanh và phương án tiêu thụ cây ăn trái trồng dưới công nghệ cao.......... 84

IV.7.1. Bán buôn.............................................................................................................. 84

IV.7.2. Hoạt động xuất khẩu.......................................................................................... 84

IV.8. Mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trái cây 85

CHƯƠNG V: ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DỰ ÁN........................................ 87

V.1. Mô tả địa điểm đầu tư phát triển dự án nông nghiệp........... 87

V.2. Địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng dự án.......................... 88

V.2.1. Địa điểm xây dựng............................................................................................... 88

V.2.2. Hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho dự án.................................................................. 89

V.2.3. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải............................................................ 91

V.3. Phân tích địa điểm xây dựng dự án.................................................... 95

V.4. Nhận xét địa điểm xây dựng dự án..................................................... 95

V.5. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng.......................................... 95

V.6. Nhận xét chung về hiện trạng.............................................................. 96

V.6.1. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án............. 96

CHƯƠNG VI: QUY MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN............ 97

VI.1. Hình thức đầu tư............................................................................................ 97

VI.2. Nhu cầu sử dụng đất.................................................................................... 97

VI.3. Quy mô đầu tư dự án.................................................................................... 97

VI.4. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ.......... 98

VI.4.1. Quy trình trồng và chăm sóc chuối trong cơ cấu chuyển đổi của dự án............ 98

VI.4.2. Quy trình trồng và chăm sóc dứa trong cơ cấu chuyển đổi của dự án.......... 110

VI.4.3. Các giống mía dự án đã áp dụng trồng thử nghiệm và phân bố trồng trong dự án chuyển đổi..... 121

VI.4.4. Công nghệ sản xuất USDA lựa chọn để áp dụng với một số loại cây trong dự án 127

VI.4.5. Công nghệ dán nhãn, đóng gói sản phẩm bằng mã vạch........................... 129

VI.4.6. Máy nông nghiệp dự kiến đầu tư thêm áp dụng trong dự án...................... 131

VI.5. Phân tích các công nghệ cao ứng dụng lĩnh vực nông nghiệp trồng cây ăn quả trong

dự án và hiệu quả đem lại so với phương pháp ứng dụng công nghệ cũ....... 132

CHƯƠNG VII: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG............ 135

VII.1. Sơ đồ tổ chức công ty - Mô hình tổ chức.................................. 135

VII.2. Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành......................... 135

VII.3. Nhu cầu và phương án sử dụng lao động................................ 136

VII.4. Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành......................... 137

VII.5. Phương án thi công xây dựng.......................................................... 138

VII.6. Giải pháp thi công xây dựng............................................................... 138

VII.7. Giải pháp về chính sách của dự án................................................. 138

VII.8. Giải pháp thị trường................................................................................. 138

VII.9. Giải pháp công nghệ.................................................................................. 139

VII.10. Hình thức quản lý dự án..................................................................... 139

CHƯƠNG VIII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ..... 140

VIII.1. Đánh giá tác động môi trường....................................................... 140

VIII.1.1. Giới thiệu chung........................................................................ 140

VIII.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường......................................... 140

VIII.2. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng............................................... 144

VIII.2.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................................... 144

VIII.3. Địa hình............................................................................................................. 144

VIII.4. Tác động của dự án tới môi trường............................................ 144

VIII.5. Giải pháp phòng chống cháy nổ...................................................... 152

VIII.5.1. Phương châm và yêu cầu phòng cháy chữa cháy tại khu vực thực hiện dự án 152

VIII.5.2. Những biện pháp chủ yếu phòng cháy chữa cháy..................................... 152

VIII.5.3. Biện pháp lâm sinh trong phòng cháy chữa cháy..................................... 154

VIII.5.4. Hệ thống hồ đập, đê bao, kênh mương giữ ẩm và phục vụ chữa cháy... 155

VIII.5.5. Giảm khối lượng vật liệu cháy..................................................................... 155

VIII.5.6. Hệ thống chòi canh phát hiện cháy............................................................. 156

VIII.5.7. Biện pháp phòng cháy chữa cháy chủ đầu tư đề ra trong quá trình thực hiện dự án 156

CHƯƠNG IX: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ........................................................................... 158

IX.1. Cơ sở lập Tổng mức đầu tư.................................................................... 158

IX.2. Nội dung Tổng mức đầu tư.................................................................... 158

IX.3. Chi phí xây dựng và trồng cây.......................................................... 158

IX.4. Chi phí thiết bị phục vụ trồng và chăm sóc cây.................... 159

IX.5. Chi phí quản lý dự án................................................................................. 159

IX.6. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng......................................................... 159

IX.7. Chi phí khác....................................................................................................... 160

IX.8. Dự phòng chi..................................................................................................... 160

IX.9. Lãi vay của dự án......................................................................................... 160

IX.10. Tổng mức đầu tư......................................................................................... 160

CHƯƠNG X: VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN.................................................................. 164

X.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án................................................................ 164

X.2. Tiến độ sử dụng vốn..................................................................................... 164

X.3. Bảng tính lãi vay........................................................................................... 164

X.4. Phương án trả nợ ngân hàng............................................................... 165

CHƯƠNG XI: HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN.......................... 166

XI.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán...................................... 166

XI.2. Các chỉ tiêu tài chính - kinh tế của dự án.................................. 166

XI.3. Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hội............................ 166

XI.4. Hiệu quả kinh tế................................................................... 167

XI.5. Hiệu quả xã hội......................................................................... 167

CHƯƠNG XII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................... 169

XII.1. Kết luận.............................................................................................. 169

XII.2. Kiến nghị............................................................................ 169

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư

Tên Công ty: CÔNG TY TNHH KINH DOANH HÀNG XUẤT KHẨU .............

- Hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: .......... do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai cấp đăng ký lần đầu ngày 23/11/2000 - Đăng ký thay đổi lần thứ 27 ngày 19/04/2024.

- Địa chỉ trụ sở: .......Trường Chinh, phường Phù Đổng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

- Mã số thuế:...........

- Vốn điều lệ công ty: 1.200.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Một nghìn hai trăm tỷ đồng).

- Điện thoại:...........

Ngành nghề kinh doanh: Trồng các loại cây ăn quả vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch. Sản phẩm nhân và chăm sóc giống cây hàng năm. Sản phẩm cây hàng năm khác chưa được phân vào đâu. Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu. Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống.

Thông tin về người đại diện theo pháp luật, gồm:

Họ tên:...........  ; Chức danh: Tổng Giám đốc

Giới tính: Nam

Ngày sinh: ...............

Dân tộc: Kinh ;  Quốc tịch: Việt Nam

Thẻ căn cước công dân số: ...........   ; Ngày cấp: 13/04/2021

Nơi cấp: Cục cảnh sát QLHC về TTXH.

Địa chỉ thường trú: ...........Trường Chinh, phường Phù Đổng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Chỗ ở hiện tại: .......... Trường Chinh, phường Phù Đổng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

I.2. Lí do triển khai đầu tư dự án

Căn cứ vào Văn bản số 1653/SNNPTNT-CCKL ngày 6/9/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích cao su bị chết, kém phát triển; Quyết định số 111/QĐ-UBND ngày 14/3/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai phê duyệt đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao và thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030; Thông báo số 34/TB-VP ngày 29/02/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai thông báo ý kiến kết luận và chỉ đạo của đồng chí Dương Mah Tiệp – Phó Chủ tịch UBND tỉnh sau khi đi khảo sát thực địa việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng các dự án trồng cao su trên đất rừng nghèo bị chết, kém phát triển; Văn bản số 2120/SNNPTNT-CCKL ngày 11/6/2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông về việc triển khai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích cây cao su trồng trên đất rừng nghèo bị chết, kém phát triển; Quyết định số 1750/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời trước thực trạng trong những năm gần đây diện mạo ngành nông nghiệp nói chung và nông nghiệp công nghệ cao nói riêng đã có nhiều sự thay đổi. Bởi thế, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao được coi là chìa khóa để tái cơ cấu nông nghiệp, là lời giải cho bài toán về an toàn thực phẩm, chất lượng nông sản ở Việt Nam hiện nay. Nông nghiệp công nghệ cao (CNC) là một nền nông nghiệp được ứng dụng kết hợp những công nghệ mới, tiên tiến để sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và bảo đảm sự phát triển nông nghiệp bền vững. Phát triển nông nghiệp CNC là xu thế tất yếu nhằm tạo ra những đột phá mới, bảo đảm nông nghiệp tăng trưởng ổn định với năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng cao. Chư Prông là một trong ba huyện biên giới của tỉnh Gia Lai, đây là nơi trao đổi, mua bán hàng hóa giữa hai nước Việt Nam và Campuchia, đặc biệt là mặt hàng nông sản. Với dòng đất đỏ BaJan, cộng với khí hậu hai mùa mưa nắng rõ rệt, nên rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt lĩnh vực trồng trọt. Tuy nhiên có một thực tế là diện tích khu vực trồng trọt phát triển chưa đồng đều, bên cạnh đó là vấn đề một số diện tích trồng các loại cây có năng suất và độ bền vững chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của vùng, chưa khai thác được tối đa quỹ đất nhà đầu tư thuê trên một diện tích rộng lớn, xuất phát từ tình hình đó việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả (cao su chết) sang trồng các loại cây nông sản như: mía, dứa, chuối và minh chứng thực tế cho thấy Công ty TNHH Kinh doanh hàng xuất khẩu ......... đã trồng thử nghiệm các giống mía trên khu đất trồng cao su kém phát triển mang lại hiệu quả và năng suất rất khả quan. Trồng cây nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng được nhiều khu vực trong địa bàn tỉnh Gia Lai nhân rộng, vì những yếu tố trên Công ty TNHH Kinh doanh hàng xuất khẩu ....... tiến hành triển khai thực hiện Dự án Chuyển đổi cơ cấu cây trồng diện tích cao su chết và kém phát triển tại tiểu khu 959A, xã Ia Ga, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai  với giai đoạn hiện nay là vô cùng thích hợp với thực tế chung tại địa phương, mang lại tiềm năng giá trị lớn cho nhà đầu tư, nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng cây trồng đồng thời để nâng cao giá trị và đưa sản phẩm vươn xa đến các thị trường khó tính là một lĩnh vực tiềm năng để phát triển lâu dài và bền vững sẽ góp phần mang lại nhiều lợi ích cho môi trường và cải thiện kinh tế cho nhà đầu tư, đóng góp trong công cuộc chuyển dịch cơ cấu cây trồng của địa phương mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời sử dụng một cách  hiệu quả quỹ đất hiện có.

I.3. Mô tả sơ bộ dự án

Tên dự án: Dự án Chuyển đổi cơ cấu cây trồng diện tích cao su chết và kém phát triển tại tiểu khu 959A, xã Ia Ga, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.

I.3.1. Địa điểm thực hiện dự án

Khoảnh 1,2 - tiểu khu 959A, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.

I.4. Quy mô đầu tư

Bảng 1. Cơ cấu sử dụng đất của dự án

- Sản phẩm, dịch vụ cung cấp: Chúng tôi hướng đến cung cấp các loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế và phù hợp với thổ nhưỡng địa phương khu vực huyện Chư Prông như: mía, dứa, chuối,…và mục tiêu đề ra cho từng loại nông sản trong dự án chuyển dịch cơ cấu cây trồng của chúng tôi đó là:

+ Cung cấp đến người tiêu dùng các loại trái cây đạt tiêu chuẩn sạch, được trồng dưới công nghệ cao và hiện đại đảm bảo an toàn thực phẩm, trên quy tắc sản xuất được sản lượng tối ưu, sao cho vừa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng vừa bảo vệ được môi trường. Canh tác trong môi trường tự nhiên với quy trình kĩ thuật trồng trọt ứng dụng công nghệ cao, vì mục đích làm giàu, bảo vệ cho môi trường. Tạo ra những sản phẩm chất lượng góp phần nhân rộng hệ thống nông nghiệp hữu cơ ứng dụng công nghệ cao, dựa trên kĩ thuật trồng cơ giới hóa hiện đại đem lại sản phẩm chất lượng, giá trị, thời gian thu hoạch nhanh, năng suất hiệu quả kinh tế cao, nâng cao giá trị sản phẩm, định vị đúng giá trị thương hiệu trên địa bàn huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.

+ Cung ứng sản phẩm đủ điều kiện vào các siêu thị hệ thống bán lẻ trên toàn quốc và xuất khẩu sang các thị trường truyền thống.

+ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ các loại cây kém hiệu quả (cao su chết) sang tập trung vào trồng các loại cây nông sản như: mía, dứa, chuối,… đem lại hiệu quả kinh tế cao, gia tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, gia tăng khả năng cạnh tranh nông sản đồng thời góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh nhà, thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2023-2025, phù hợp với nhu cầu thị trường tiêu dùng.

+ Góp phần nâng tầm nông sản địa phương, hình thành vùng chuyên canh trồng nông sản dưới công nghệ cao mang lại hiệu quả và bền vững.

I.4.1. Khu nông nghiệp công nghệ cao

Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 200.14 ha.

I.4.2. Quy mô kiến trúc xây dựng

 

Bảng 2. Quy mô kiến trúc xây dựng dự án

I.5. Tiến độ thực hiện dự án

Bảng 3. Tiến độ thực hiện dự án

Stt

Nội dung công việc

Thời gian

1

Hoàn thiện các thủ tục pháp lý của dự án chuyển đổi cơ cấu loại cây trồng

Quý III/2024 - Quý I/2025

2

Hoàn thành thi công nghiệm thu các hạng mục công trình phục vụ nông nghiệp công nghệ cao

Quý I/2025-Quý IV/2025

3

Hoàn thành trồng trọt, đưa toàn bộ dự án đi vào hoạt động

Quý I/2026

 

- Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới

- Hình thức quản lý:

+ Công ty TNHH Kinh doanh hàng xuất khẩu......... trực tiếp quản lý dự án. Quá trình hoạt động dự án được sự tư vấn của các chuyên gia về giống cây trồng và các kĩ sư nông nghiệp trong nước.

Nguồn vốn đầu tư :

Tổng vốn đầu tư: 64.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Sáu mươi bốn tỷ đồng), tương đương 2.537.970 USD (Bằng chữ: Hai triệu, năm trăm ba mươi bảy nghìn, chín trăm bảy mươi đô la Mỹ). Tỷ giá ngoại tệ USD bán ra là 25.217 VNĐ/USD của ngân hàng Vietcombank ngày 29/08/2024, trong đó:

+ Vốn cố định: 62.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Sáu mươi hai tỷ đồng), tương đương 2.458.659 USD (Bằng chữ: Hai triệu, bốn trăm năm mươi tám nghìn, sáu trăm năm mươi chín đô la Mỹ).

+ Vốn lưu động: 2.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Hai tỷ đồng), tương đương 79.312 USD (Bằng chữ: Bảy mươi chín nghìn, ba trăm mười hai đô la Mỹ).

+ Vốn góp của nhà đầu tư: Vốn tự có (30%): 19.200.000.000 đồng (Bằng chữ:  Mười chín tỷ, hai trăm triệu đồng), tương đương 761.391 USD  (Bằng chữ: Bảy trăm sáu mươi mốt nghìn, ba trăm chín mươi mốt đô la Mỹ).

+ Vốn vay (70%): 44.800.000.000 đồng (Bằng chữ: Bốn mươi bốn tỷ, tám trăm triệu đồng), tương đương 1.776.579 USD (Bằng chữ: Một triệu, bảy trăm bảy mươi sáu nghìn, năm trăm bảy mươi chín đô la Mỹ).

Chủ đầu tư sẽ thu xếp với các ngân hàng thương mại để vay dài hạn. Lãi suất cho vay các ngân hàng thương mại theo lãi suất hiện hành.

I.6. Thời hạn đầu tư

-    Thời hạn đầu tư của dự án là: 50 năm và có khả năng xin gia hạn thêm thời hạn thuê đất khi được các Cơ quan ban ngành cho phép đúng theo quy định.

I.7. Cơ sở pháp lý triển khai dự án

Việc thực hiện “Dự án đầu tư Chuyển đổi cơ cấu cây trồng diện tích cao su chết và kém phát triển tại tiểu khu 959A, xã Ia Ga, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai” tuân thủ các quy định pháp lý sau:

I.7.1. Cấp Trung Ương

-  Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày 19/11/2018 của Quốc hội;

-  Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội; 

-  Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/06/2020 của Quốc hội;

-  Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc hội;

-  Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội;

-  Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội;

-  Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/06/2020 của Quốc hội;

-  Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 ngày 23/06/2023 của Quốc hội;

-  Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội;

-  Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội;

-  Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất có hiệu lực từ ngày 01/07/2014;

-   Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất có hiệu lực từ ngày 01/07/2014;

-   Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy định thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;

-  Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

-  Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

-  Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật trồng trọt về giống cây trồng và canh tác;

-  Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

-  Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường;

-  Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp;

-  Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính ban hành;

-  Thông tư số 50/2022/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng và Nghị định 20/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;

-  Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết về hướng dẫn một số nội dung về thẩm định phê duyệt thiết kế và dự toán xây dựng công trình;

-  Thông tư số 329/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;

-  Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ nông nghiệp và PTNT Quy định về các biện pháp lâm sinh;

-  Thông tư số 22/2021/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2021 của Bộ nông nghiệp và PTNT Quy định Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính;

-  Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

-  Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

-  Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 18 tháng 06 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;

-  Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 18 tháng 06 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;

-    Quyết định số 813/QĐ-NHNN ngày 24/4/2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 07/3/2017;

-    Quyết định 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14 tháng 3 năm 2017 quy định tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp;

-  Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14 tháng 3 năm 2017 quy định tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp;

-    Quyết định số 855/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030;

-  Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 27/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình quốc gia về phát triển công nghệ cao đến năm 2030;

-    Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn  2021-2025; 

-    Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

-    Quyết định số 1750/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

-  Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 27/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình quốc gia về phát triển công nghệ cao đến năm 2030;

-  Văn bản số 10922/BNN-VP ngày 29/12/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kiểm tra diện tích cao su chết và kém phát triển trên địa bàn tỉnh Gia Lai;

-  Văn bản số 10922/BNN-VP ngày 29/12/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc tại tỉnh Gia Lai về kiểm tra diện tích cao su chết và kém phát triển;

-  Văn bản số 3586/BNN-TCLN ngày 14/5/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kết quả kiểm tra diện tích cao su chết và kém phát triển trên địa bàn tỉnh Gia Lai;

-  Văn bản số 6927/BNN-TCLN ngày 06/9/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuyển đổi cây trồng trên diện tích cao su chết và kém phát triển;

-  Văn bản số 5683/VPCP-NN ngày 15/6/2018 của Văn phòng Chính phủ vể kết quả kiểm tra diện tích cao su chết và kém phát triển trên địa bàn tỉnh Gia Lai;

-  Văn bản số 474/TB-VPCP ngày 25/12/2018 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Gia Lai;

-  Văn bản số 89/TCLN-KL ngày 20/01/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời kiến nghị của Công ty .....

-  Văn bản số 2515/BNN-TCLN ngày 10/3/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc trả lời kiến nghị của tỉnh Gia Lai;

-  Văn bản số 5320/TB-BNN-VP ngày 03/8/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về ý kiến kết luận của Thứ tưởng Phùng Đức Tiến tại buổi làm việc với đoàn công tác của UBND tỉnh Gia Lai;

-  Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo thông tư số 12/TT-BXD ngày 31/08/2021 của Bộ Xây dựng;

Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình.

I.7.2. Cấp địa phương

-    Quyết định số 56/QĐ-UBND ngày 31/3/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc cho Công ty Kinh doanh hàng xuất khẩu ....... thuê đất để trồng cao su tại xã Ia Ga, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai;

-    Chương trình số 15-CTr/TU ngày 30/6/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai (Khóa XV) về tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học chất lượng cao và sản xuất trong điều kiện biến đổi khí hậu;

-    Quyết định số 2027/UBND-NL ngày 12/9/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai triển khai thực hiện Văn bản số 6927/BNN-TCLN về chuyển đổi cây trồng trên diện tích cao su chết và kém phát triển;

-    Kế hoạch số 2932/KH-UBND ngày 24/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 11/11/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai (Khóa XV) về phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030, định hướng đến năm 2040;

-    Nghị quyết số 102/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai về việc quy định một số chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Gia Lai;

-    Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 11/11/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai (Khóa XV) về phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030, định hướng đến năm 2040;

-    Nghị quyết số 103/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai về việc quy định một số chính sách đặc thù khuyến khích phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai;

-    Nghị quyết số 03-NQ/ĐH ngày 01/10/2020 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025;

-    Quyết định số 874/QĐ-UBND ngày 09/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025;

-    Quyết định số 107/QĐ-UBND ngày 26/02/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về phê duyệt đề án phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030, định hướng đến năm 2040;

-    Quyết định số 79/QĐ-UBND ngày 28/02/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Gia Lai;

-    Quyết định số 111/QĐ-UBND ngày 14/3/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai phê duyệt đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao và thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030;

-    Thông báo số 34/TB-VP ngày 29/02/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ý kiến kết luận và chỉ đạo của đồng chí Dương Mah Tiệp – Phó Chủ tịch UBND tỉnh sau khi đi khảo sát thực địa việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng các dự án trồng cao su trên đất rừng nghèo bị chết, kém phát triển;

-    Văn bản số 424/UBND-NL ngày 06/3/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai đề xuất xử lý diện tích cây cao su trồng trên đất rừng nghèo bị chết, kém phát triển trên địa bàn tỉnh Gia Lai;

-    Văn bản số 1653/SNNPTNT-CCKL ngày 6/9/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích cao su bị chết, kém phát triển;

-    Văn bản số 99/CtyQĐ ngày 26/5/2018 của Công ty Kinh doanh hàng xuất khẩu ..... đề nghị chuyển đổi cây cao su sang trồng cây nông nghiệp trên diện tích cao su kém phát triển;

-    Văn bản số 148/CtyQĐ-BQL ngày 30/9/2020 của Công ty Kinh doanh hàng xuất khẩu ........ đề nghị chấp thuận chủ trương chuyển đổi diện tích cao su bị chết, kém phát triển sang thực hiện Dự án Điện mặt trời tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai;

-    Văn bản số 17/CtyQĐ ngày 08/02/2021 của Công ty Kinh doanh hàng xuất khẩu ........ về việc đề nghị hướng dẫn trồng lại rừng thay thế cho phần diện tích đất dự án trồng cao su trên đất rừng nghèo kiệt khi được chuyển đổi sang thực hiện Dự án Điện mặt trời;

-    Văn bản số 52/CtyQĐ-BQL ngày 03/5/2021 của Công ty Kinh doanh hàng xuất khẩu .... đề nghị trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung Dự án điện mặt trời thực hiện trên diện tích trồng cao su kém phát triển vào Quy hoạch điện lực Quốc gia;

-    Văn bản số 30/2022/BC-CtyQĐ ngày 25/7/2022 của Công ty Kinh doanh hàng xuất khẩu ...... về tình hình thực hiện thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng của các Dự án trồng cao su trên đất lâm nghiệp tại xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ và xã Ia Ga, huyện Chư Prông của Công ty KD hàng Xk .....;

-    Văn bản số 2120/SNNPTNT-CCKL ngày 11/06/2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc triển khai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích cây cao su trồng trên đất rừng nghèo bị chết, kém phát triển;

-    Dự thảo tháng 01/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai báo cáo tình hình thực hiện các dự án chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cây cao su theo chương trình phát triển 50.000 ha cao su trên địa bàn tỉnh Gia Lai;

-    Hợp đồng thuê đất số 26/HĐTĐ ngày 06/4/2011 giữa Bên cho thuê đất là Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai và Bên thuê đất là Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu........

-    Biên bản làm việc ngày 15/01/2018 về việc kiểm tra diện tích cao su chết và kém phát triển tại Công ty Kinh doanh hàng xuất khẩu .......;

-    Biên bản họp thống nhất triển khai Văn bản 6927/BNN-TCLN của Bộ Nông nghiệp và PTNT về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích cao su bị chết, kém phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai;

-    Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo thông tư số 12/TT-BXD ngày 31/08/2021 của Bộ Xây dựng;

v Các tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng

-    TCVN 2737-1995: Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;

-    TCXD 229-1999: Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 2737:1995;

-    TCVN 375-2006: Thiết kế công trình chống động đất;

-    TCXD 33-1985: Cấp nước mạng lưới bên ngoài và công trình, Tiêu chuẩn thiết kế;

-    TCVN 5576-1991: Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;

-    TCXD 9206:2012: Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế;

-    TCVN-46-89: Chống sét cho các công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;

-    EVN: Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of VN).

-    TCVN 7161-1:2009: Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 1: Yêu cầu chung;

-    TCVN 7336:2003: Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống Sprinkler tự động –Yêu cầu thiết kế và lắp đặt;

-    TCVN 5760-1993: Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;

-    QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

-    TCXDVN 175:2005: Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép.

v Các Quy chuẩn dự án cần đặc biệt chú ý khi đi vào triển khai như sau:

a)  An toàn – Môi trường

-  QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

-  QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

-  QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng CTNH;

-  QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

-  QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;

-  QCVN 50:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước;

-   QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

b)  Xây dựng

- QCVN 18:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng;

- QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;

- QCVN 07:2016/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật;

- QCVN 18:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng;

- TCVN 5576:1991: Hệ thống cấp thoát nước-Quy phạm quản lý kỹ thuật;

- TCXDVN 33:2006: Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế;

- TCVN 5040:1990: Thiết bị phòng cháy và chữa cháy-Ký hiệu hình vẽ dùng trên sơ đồ phòng cháy-Yêu cầu kỹ thuật;

- TCVN 5760:1993: Hệ thống chữa cháy-Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng;

- TCVN 5738:2000: Hệ thống báo cháy tự động-Yêu cầu kỹ thuật;

- TCXDVN 46:2007: Thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống chống sét.

CHƯƠNG I: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN XÃ HỘI KHU VỰC TRIỂN KHAI DỰ ÁN

I.1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam 2023

Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 tăng trưởng tích cực, tiếp tục là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế. Cụ thể, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ hợp lý cùng với thời tiết thuận lợi nên sản xuất trồng trọt được mùa ở hầu hết các địa phương, sản phẩm lúa gạo và rau quả xuất khẩu được giá; sản lượng một số cây lâu năm chủ yếu tăng so với năm trước, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được kiểm soát. Thủy sản phát triển khá, tập trung chuyển đổi theo hướng bền vững, khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi, áp dụng rộng rãi nuôi trồng ứng dụng công nghệ cao, tuy nhiên xuất khẩu thủy sản gặp khó khăn do ảnh hưởng chung của thị trường thế giới. Hoạt động lâm nghiệp không thuận lợi, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ giảm so với năm trước.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, diện tích lúa cả năm 2023 ước đạt 7,12 triệu ha, tăng 10,1 nghìn ha so với năm trước; năng suất lúa ước đạt 61 tạ/ha, tăng 1 tạ/ha; sản lượng lúa đạt 43,5 triệu tấn, tăng 0,8 triệu tấn. Sản lượng lương thực có hạt năm 2023 đạt 47,9 triệu tấn, tăng 790 nghìn tấn so với năm 2022, trong đó sản lượng ngô đạt 4,4 triệu tấn, giảm 4,7 nghìn tấn.

Diện tích gieo trồng một số cây hoa màu như ngô, khoai lang, lạc, đậu tương giảm so với năm trước do hiệu quả kinh tế không cao, nông dân thu hẹp sản xuất để tập trung vào trồng rau hoặc chuyển sang trồng cây ăn quả, cây làm thức ăn chăn nuôi, thực hiện kinh tế nông nghiệp tuần hoàn.

Năm 2023, diện tích trồng cây lâu năm đạt 3.760,3 nghìn ha, tăng 1,1% so với năm 2022, trong đó nhóm cây công nghiệp đạt 2.161,4 nghìn ha, giảm 0,9%; nhóm cây ăn quả đạt 1.267,3 nghìn ha, tăng 4,1%.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát. Chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên ngành cần tiếp tục triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, tổ chức tốt việc tiêm vắc xin.

Trong lĩnh vực lâm nghiệp, diện tích rừng trồng mới tập trung trong quý IV/2023 cả nước ước đạt 103,5 nghìn ha, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước do thời tiết không thuận lợi làm ảnh hưởng đến tiến độ trồng rừng mới; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 46,5 triệu cây, tăng 7%; sản lượng gỗ khai thác đạt 6.365,1 nghìn m3, tăng 2,6%.

Tính chung năm 2023, diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 298,2 nghìn ha, giảm 2,7% so với năm trước, số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 116,3 triệu cây, tăng 5,2%, sản lượng gỗ khai thác đạt 20,8 triệu m3, tăng 2,8%.

Diện tích rừng bị thiệt hại quý IV/2023 là 130.5 ha, giảm 41% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích rừng bị chặt, phá 117,8 ha, giảm 42,8%, diện tích rừng bị cháy là 12,7 ha, giảm 17,1%.

Tính chung năm 2023, cả nước có 1.722,3 ha rừng bị thiệt hại, tăng 53,5% so với năm trước, trong đó diện tích rừng bị chặt, phá là 1.047,8 ha, giảm 3%, diện tích rừng bị cháy là 674,5 ha, gấp 16,3 lần chủ yếu tập trung vào những tháng hè do thời tiết nắng nóng kéo dài.

Về những điểm sáng, thành tích nổi bật năm 2023, tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp 3,83%, cao nhất trong nhiều năm gần đây, đóng góp lớn vào mức tăng trưởng 5,05% của nền kinh tế.

Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng và là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Nhận định về sự đóng góp của khoa học công nghệ đối với sự phát triển của nông nghiệp nước ta, nhiều chuyên gia, nhà khoa học chung nhận định, khoa học và công nghệ thực sự là một trong các giải pháp quan trọng đóng góp có hiệu quả, tạo ra chuyển biến mang tính đột phá trong phát triển sản xuất nông nghiệp, phục vụ tái cơ cấu nền nông nghiệp, nâng cao đời sống của người dân.

I.2. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng hiệu quả kinh tế

Với mục tiêu nâng cao năng suất, cải thiện kinh tế việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương, thích ứng với biến đổi khí hậu là một việc làm tất yếu và cần thiết. Gia Lai là tỉnh thuần nông, sản xuất trồng trọt được xem là ngành kinh tế mũi nhọn giúp Gia Lai đẩy mạnh phát triển kinh tế. Tuy nhiên, những năm qua, biến đổi khí hậu không còn là “nguy cơ”, không chỉ là “hiện tượng đơn lẻ” mà đã là “thực tế hiện hữu”, tác động toàn diện, rộng khắp ở các địa phương trong tỉnh.

Biến đổi khí hậu những năm gần đây tại Gia Lai diễn ra theo chiều hướng ngày càng cực đoan, khó lường, gây tổn thất nặng nề cho nông dân trong tỉnh. Tính riêng vụ Đông Xuân 2015 - 2016, diện tích cây trồng bị thiệt hại do hạn hán gây ra trên 30.500ha, với tổng thiệt hại trên 841 tỷ đồng. Vụ Đông Xuân 2019 - 2020, hạn hán đã gây thiệt hại cho 9.115,7ha, với tổng thiệt hại gần 188 tỷ đồng.

Trong bối cảnh sản xuất trồng trọt gặp nhiều khó khăn do tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng là yêu cầu cấp thiết giúp địa phương ổn định sản xuất, nâng cao thu nhập, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Chư Prông là huyện thành công trong thực hiện chuyển đổi cây trồng trên diện tích thường xuyên bị hạn. Giai đoạn 2016 - 2020, Chư Prông đã chuyển đổi được hơn 10ha đất trồng lúa nước kém hiệu quả sang trồng cây trồng khác như: thanh long ruột đỏ, chuối tiêu hồng,…Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã giúp địa phương giải quyết được vấn đề nước tưới, hạn chế thiệt hại, nâng cao hiệu quả kinh tế. Các hộ gia đình tham gia mô hình chuyển đổi cây trồng được tiếp cận giống mới năng suất, chất lượng cao, được đảm bảo đầu ra ổn định.

Bên cạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng hạn, kém hiệu quả, tỉnh Gia Lai đã hỗ trợ và hướng dẫn các địa phương tổ chức sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn theo hình thức liên kết chuỗi giá trị bền vững, sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên 32.719,8 ha cây trồng.

Cùng với đó, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích bị hạn cũng gặp một số khó khăn, hiệu quả thấp như: diện tích đất do đồng bào dân tộc thiểu số sở hữu ít được quan tâm đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, diện tích này bỏ hoang không sử dụng gây bạc màu và hoang hóa đất.

Do đó, để khắc phục hạn chế, tạo sức bật mới từ lợi thế, tiềm năng sẵn có của địa phương, tổ chức lại sản suất thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đem lại nguồn lợi cao nhất cho nông dân, tỉnh Gia Lai đã xây dựng Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao và thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

“Dự kiến giai đoạn 2021 - 2030, Gia Lai sẽ phấn đấu thực hiện chuyển đổi khoảng 83.500ha cây trồng kém hiệu quả gồm: 8.000ha đất trồng lúa thường xuyên bị hạn và khoảng 75.500ha đất trồng mía, sắn, điều, hồ tiêu, cao su kém hiệu quả sang phát triển hoa, cây ăn quả, cây dược liệu, cây làm thức ăn cho chăn nuôi, cây trồng khác và dành quỹ đất phát triển các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”. Căn cứ vào phương án hỗ trợ của chính quyền địa phương và những lợi ích đem lại điều đó có thể thấy được thực tế của việc chuyển đối cơ cấu cây trồng hiện nay của dự án là điều cấp bách và cần thiết.

I.3. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo phân vùng chuyên môn hóa của huyện Chư Prông tỉnh Gia Lai

Bảng 4. Thực trạng về cơ cấu cây trồng của huyện Chư Prông chia theo vùng sản xuất năm 2022

ĐVT : %

Loại cây trồng

Xã Ia Lang

Xã Ia Din

Xã Ia Krêl

Xã Ia Dơk

Xã Ia Kriêng

Xã Ia Kla

Xã Ia Pnôn

Xã Ia Nan

Xã Ia Dom

Thị trấn Chư Ty

Cây lương thực

10,5

14,61

17,85

20,71

9,01

10,36

4,06

6,17

5,81

0,89

Cây thực phẩm

3,78

20,37

4,63

6,95

1,95

11,83

10,85

26,10

3,66

9,88

Cây lấy củ

5,55

7,86

1,68

1,39

14,58

5,44

11,46

17,30

34,39

0,36

Cây CN ngắn ngày

15,28

46,30

0,00

0,00

0,00

4,17

7,87

23,15

3,24

0,00

Cây CN dài ngày

8,99

9,77

10,16

11,65

12,88

9,23

12,12

12,38

10,97

1,85

 

(Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê năm 2022 của huyện Chư Prông)

Nhìn chung, cơ cấu diện tích cây trồng theo vùng của huyện tuy đã có sự thay đổi nhất định, nhưng cơ bản không nhiều. Những thay đổi chủ yếu vẫn theo hướng diện tích của một số xã tăng nhanh trong khi các xã giảm không nhiều.

I.4. Sản xuất phát triển nhờ ứng dụng công nghệ cao

Trồng trọt là một trong những lĩnh vực chủ chốt của ngành nông nghiệp. Giá trị sản xuất của ngành trồng trọt chiếm từ 64-68% giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp. Năm 2022, thời tiết khá thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, năng suất nên hầu hết các loại cây trồng đều đạt khá, thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nhưng lĩnh vực trồng trọt vẫn tăng trưởng ổn định.

Thời tiết khá thuận lợi cùng với sự quan tâm của Chính phủ và chỉ đạo chặt chẽ của các cấp, các ngành chuyên môn, sự chung sức, vượt khó và sáng tạo của bà con nông dân trên cả nước nên năng suất phần lớn các cây trồng đạt khá so với năm trước, sản lượng sản phẩm trồng trọt đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Cơ cấu cây trồng tiếp tục chuyển đổi từ diện tích cây trồng hàng năm không hiệu quả sang cây trồng khác cho giá trị kinh tế cao hơn như chuyển đổi diện tích trồng lúa bị hạn hán, nhiễm mặn hoặc kém hiệu quả sang trồng rau, màu, cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả  tạo ra những sản phẩm có thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước với giá trị thu được cao hơn trồng lúa. Đối với từng loại cây, vừa cơ cấu lại diện tích vừa thay đổi giống cây trồng phù hợp cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đổi mới khoa học công nghệ được coi là một trong những giải pháp then chốt, trọng tâm. Xác định tầm quan trọng của nông nghiệp ứng dụng công nghệ giúp thay đổi bức tranh nông nghiệp nước nhà, đưa nền nông nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nhấn mạnh những định hướng về phát triển nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao như: “Hiện đại hóa, thương mại hóa nông nghiệp, chuyển mạnh sang phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, sản xuất lớn, dựa vào khoa học - công nghệ, có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao. Chuyển nền nông nghiệp từ sản xuất lương thực là chủ yếu sang phát triển nền nông nghiệp đa dạng phù hợp với lợi thế của từng vùng”…

Định hướng này cùng với những chính sách được ban hành trước đó về nông nghiệp công nghệ cao như phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đã tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta về phát triển nông nghiệp, trong đó có nông nghiệp công nghệ cao. Qua đó, góp phần tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đạt được những thành tựu đáng tự hào.

Theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ nhờ ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, cơ cấu sản xuất nông nghiệp tiếp tục được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương, vùng, miền và cả nước, gắn với nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào các khu sản xuất tập trung quy mô lớn với công nghệ hiện đại gắn với các nhà máy, cơ sở bảo quản, chế biến nông sản có giá trị xuất khẩu cao.

Trong lĩnh vực trồng trọt đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến, do làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh nên sản lượng và chất lượng nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế tăng. Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 80% gạo xuất khẩu, giúp nâng giá gạo xuất khẩu bình quân tăng từ 502 USD/tấn năm 2018 lên 510 USD/tấn năm 2019. Đặc biệt, giống gạo ST25 được công nhận là “gạo ngon nhất thế giới năm 2019” tại Hội nghị Thương mại gạo thế giới lần thứ 11 tổ chức tại Phi-lip-pin. 

Việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) ngày càng mở rộng và hiệu quả mang lại sản phẩm an toàn, chất lượng tốt, năng suất cao. Bên cạnh đó, việc mở rộng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất cùng với kết quả nghiên cứu, đánh giá, triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị,…

Ngành nông nghiệp có sự phát triển đáng kể với tốc độ tăng trưởng ổn định, đã làm chủ nhiều công nghệ tiên tiến, tạo ra các dây chuyền chế biến, bảo quản có chất lượng tương đương với sản phẩm nhập khẩu đáp ứng các yêu cầu của thị trường quốc tế.

Với sự giúp sức của khoa học công nghệ được ứng dụng trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp từ nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, canh tác; thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, kỹ thuật chế biến, bảo quản sau thu hoạch,… đã tạo ra giá trị mới cho nông sản, giúp sản phẩm tươi, an toàn, nâng cao năng suất, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.,.. Các kết quả này góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam tăng nhanh qua các năm, năm 2019 tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản ước đạt 41,3 tỷ USD, thặng dư thương mại toàn ngành ước đạt mức 10,4 tỷ USD.

Để khoa học công nghệ thực sự thúc đẩy sự phát triển ngành nông nghiệp, trong thời gian tới, tiếp tục cần sự quan tâm của các bộ, ngành, địa phương hoàn thiện chính sách khuyến khích, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cùng với đó cần sự đồng bộ trong toàn hệ thống để đưa các chính sách vào thực tiễn một cách thực sự để thực thi hiệu quả, góp phần đưa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững.

Công nghệ cao – con đường phát triển bền vững của nông nghiệp Việt Nam. Trên thế giới có nhiều nước đã ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp và đã gặt hái được nhiều thành công. Thực tiễn Việt Nam với hơn 70% dân số gắn bó với nông nghiệp, nông nghiệp đóng góp 20% GDP nhưng nền nông nghiệp Việt Nam vẫn phát triển lạc hậu, manh mún, nhỏ lẻ, quy hoạch còn bất cập, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Khó khăn lớn nhất và cơ bản nhất của nông nghiệp nước ta là sản xuất phân tán, quy mô nhỏ, lại chia thành nhiều mảnh, khó tích tụ ruộng đất để sản xuất tập trung,…Do vậy, cách duy nhất là đưa công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp thì mới có thể thay đổi bức tranh nông nghiệp lạc hậu và lối tư duy cũ.

I.5. Những vấn đề lý luận về nông nghiệp công nghệ cao

I.5.1. Công nghệ cao và nông nghiệp công nghệ cao

* Quan niệm về công nghệ cao

Thuật ngữ công nghệ cao (High Tech) hiện đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới không chỉ trong ngành nông nghiệp mà còn ở các ngành khoa học công nghệ khác. Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm này nhưng nhìn chung, phần lớn cho rằng thuật ngữ công nghệ cao dùng để chỉ một công nghệ (technology) hay một kỹ thuật (technique) hiện đại, tiên tiến được áp dụng vào quy trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng cao, giá thành hạ.

Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.

* Quan niệm về nông nghiệp công nghệ cao

Tại Ấn Độ, thuật ngữ “Nông nghiệp công nghệ cao” đã ra đời từ tháng 2 năm 1999 với định nghĩa: Nông nghiệp công nghệ cao là “Tất cả các kỹ thuật nông nghiệp hiện đại, tiên tiến, ít phụ thuộc vào môi trường, tập trung vốn cao và có khả năng làm gia tăng năng suất và chất lượng nông sản”. Các kỹ thuật hiện đại được ứng dụng trong nông nghiệp bao gồm: giống cây trồng biến đổi gen, vi nhân giống, sản xuất giống lai, phương pháp tưới và bón phân nhỏ giọt, quản lý dịch hại tổng hợp, canh tác hữu cơ, trồng cây không cần đất, trồng cây trong nhà kín, kỹ thuật chẩn đoán nhanh bệnh virus, phương pháp phun tiên tiến, công nghệ cao sau thu hoạch và bảo quản.

Một quan niệm khác cho rằng: Nông nghiệp công nghệ cao là nông nghiệp có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, được tích hợp từ các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại như công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tin học, công nghệ tự động, ngoài ra còn thể hiện ở công tác quản lý và phát triển nhân lực.

Trung tâm Nghiên cứu phân bón và Dinh dưỡng cây trồng (Viện Thổ nhưỡng Nông hoá) cho rằng: Nông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệp áp dụng công nghệ hiện đại, trong đó tạo mọi điều kiện thuận lợi để cây trồng phát triển tốt, tiến tới năng suất tiềm năng, đảm bảo chất lượng sản phẩm, thêm vào đó là bảo quản nông sản tốt và tổ chức sản xuất hợp lý để đạt hiệu quả kinh tế cao. Quan niệm này đề cập đến nông nghiệp phạm vi hẹp là trồng trọt, chưa phản ánh tính toàn diện của nền nông nghiệp theo hướng hiện đại.

Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra quan niệm: Nông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất bao gồm công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hoá các khâu của quá trình sản xuất), tự động hoá, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở hữu cơ.

Để đưa công nghệ cao vào nông nghiệp cần thiết phải xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao,...Đó là nơi trình diễn, vườn thực nghiệm nông nghiệp hiện đại hóa, là vườn ươm xí nghiệp chuyển hóa thành quả nghiên cứu khoa học công nghệ thành sức sản xuất, là nguồn lan tỏa công nghệ cao mới, là trung tâm ứng dụng mở rộng, trung tâm phục vụ, trung  tâm tập huấn các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ, là nơi thu hút một khối lượng sức lao động lớn của nông thôn, làm cho nông thôn được thành thị hóa, nông dân được công nhân hóa, thích ứng hóa với chức năng kinh doanh để các lĩnh vực từ trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng chế biến thủy sản cho đến thương mại, cung ứng tiêu thụ được thống nhất, làm cho sản xuất nông nghiệp thực hiện được khoa học hóa, thâm canh hóa và trở thành đầu tàu của việc phát triển nông nghiệp kỹ thuật cao, góp phần phát triển nhân lực công nghệ cao - đội ngũ những người có trình độ và kỹ năng đáp ứng được yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao, dịch vụ công nghệ cao, quản lý hoạt động công nghệ cao, vận hành các thiết bị, dây chuyền sản xuất sản phẩm công nghệ cao và góp phần nâng cao năng lực của người nông dân, trang bị cho họ có được những tri thức khoa học hiện đại nhằm tạo ra sản phẩm công nghệ cao, có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường.

* Quan niệm về nông nghiệp tại tỉnh Gia Lai trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy thoái kinh tế thị trường như hiện nay

Dựa trên cơ sở phân tích quan niệm về công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao nói chung, chủ đầu tư Công ty TNHH kinh doanh hàng xuất khẩu ....... cũng có đi sâu nghiên cứu và đưa ra khái niệm về nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Gia Lai như sau: Nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Gia Lai với chủ thể là lãnh đạo và chính quyền Tỉnh, các cơ quan, doanh nghiệp và nông dân, là nền nông nghiệp được quy hoạch phù hợp với lợi thế vùng, đang công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có hàm lượng tri thức cao, ứng dụng công nghệ tiến tiến hiện đại được tích hợp từ các lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tin học, công nghệ tự động, cơ giới hóa,...trong tất cả các khâu của sản xuất nông nghiệp kết hợp với kỹ năng quản lý và tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp, nông dân để sản xuất ra sản phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Khái niệm trên đã thể hiện rõ những nội dung căn bản của nông nghiệp và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Gia Lai theo nội dung của Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao và thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030 như sau:

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp Gia Lai có bước phát triển khá toàn diện cả về nông nghiệp, nông dân và nông thôn theo hướng bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và thích ứng với biến đổi khí hậu, cơ cấu ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực, giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản. Giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp trung bình hàng năm đạt 5,18%/năm. Năm 2020, giá trị sản xuất đạt 30.186 tỷ đồng. Trồng trọt là một trong những lĩnh vực chủ chốt của ngành nông nghiệp, giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2020 đạt 25.129 tỷ đồng, chiếm 83,2% giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp, phương thức sản xuất có sự chuyển biến tích cực từ khâu giống, ứng dụng công nghệ cao, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất theo hình thức liên kết chuỗi giá trị bền vững và thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn nông nghiệp tốt, nông nghiệp hữu cơ, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản. Toàn tỉnh hiện có 115 mã số vùng trồng, 28 mã số cơ sở đóng gói nông sản xuất khẩu, khoảng 233.522,98 ha cây trồng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, 4C, GlobalGAP, Organic, Rainforest Alliance, khoảng 42.458,6 ha cây trồng ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, đã hình thành 10 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản, với diện tích khoảng 237.346,49 ha cây trồng giữa nông dân với 81 hợp tác xã, 78 tổ hợp tác và 42 doanh nghiệp, điển hình là: Công ty TNHH Vĩnh Hiệp đầu tư phát triển chuỗi giá trị sản phẩm cà phê, sản xuất theo tiêu chuẩn 4C, Organic, Rainforest Alliance, Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Trường Thịnh đầu tư phát triển chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu, sản xuất theo tiêu chuẩn Rainforest Alliance, Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao - Chi nhánh Gia Lai đã đầu tư phát triển chuỗi giá trị sản phẩm chanh dây, dứa, chuối,… sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Điểm sáng trong tổ chức sản xuất trồng trọt những năm qua là kết quả chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả, bước đầu đã mang lại những kết quả thiết thực, đóng góp tích cực vào kết quả tăng trưởng khá của ngành nông nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất hiệu quả và bền vững, từng bước thực hiện thành công mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn từng địa phương trong tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hiệu quả kinh tế ngành trồng trọt hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, còn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém như: Nhiều địa phương sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chưa hiệu quả, chưa ứng dụng rộng rãi cơ giới hóa vào sản xuất. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng hạn ở một số địa phương triển khai chưa hiệu quả, thiệt hại do khô hạn còn xảy ra. Sự tham gia và đầu tư của doanh nghiệp còn hạn chế, sự gắn kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm chưa bền vững, năng lực tiếp cận thị trường, tiếp cận công nghệ của doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân chưa như kỳ vọng, khâu thu hoạch, bảo quản, chế biến và vấn đề về an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế, việc xúc tiến thương mại, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý gặp nhiều khó khăn; hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển sản xuất; năng lực thích ứng biến đổi khí hậu và ứng phó với thiên tai chưa cải thiện nhiều,...

Để khai thác, phát huy lợi thế về điều kiện đất đai, khí hậu, tận dụng tiềm năng, cơ hội thị trường, khắc phục những tồn tại hạn chế, tổ chức lại sản xuất trồng trọt thích ứng với biến đổi khí hậu, theo hướng phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh các sản phẩm cây trồng hàng hóa có thế mạnh của tỉnh, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho bà con nông dân các dân tộc trong tỉnh, thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, thực hiện thành công mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn từng địa phương trong tỉnh thì việc xây dựng “Dự án Chuyển đổi cơ cấu cây trồng diện tích cao su chết và kém phát triển tại tiểu khu 959A, xã Ia Ga, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai ” dựa trên nội dung của Đề án đã được phê duyệt với giai đoạn hiện nay là một việc làm hết sức cần thiết và phù hợp.

Nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Gia Lai là nền nông nghiệp mở ra những ngành nông nghiệp mới, tổng hợp khoa học không gian và khoa học nông nghiệp thúc đẩy phát triển “nông nghiệp không gian”. Đó chính là nền nông nghiệp phát triển theo vùng, dựa vào sự phân hóa theo không gian của các yếu tố tự nhiên và quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nền nông nghiệp được định hướng phát triển một cách bền vững. Nông nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Gia Lai được phát triển trên cơ sở khuyến khích phát triển mạnh các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, thu hút các tổ chức khoa học công nghệ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản, thu hút đầu tư nước ngoài nhất là thu hút đông đảo nông dân và tạo điều kiện cho nông dân áp dụng công nghệ cao. Để phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao phải hội tụ đủ các điều kiện tập trung đất đai, đủ các nguồn lực đầu tư,…

>>> XEM THÊM: Lập dự án đầu tư trang trại sản xuất điện năng lượng mặt trời

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha