Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Nâng cấp, mở rộng trạm cấp nước

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Nâng cấp, mở rộng trạm cấp nước. Mục tiêu thực hiện dự án là nhằm nâng cấp, cải tạo các hạng mục công trình hiện hữu và lắp đặt thêm hệ thống xử lý, khoan thêm giếng khoan mới, đảm bảo nâng công suất trạm từ 30m3/h lên 40m3/h. Mở rộng mạng lưới cấp nước cho 686 hộ dân, đảm bảo về trữ lượng và chất lượng cấp nước.

Ngày đăng: 13-09-2024

11 lượt xem

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................4

DANH MỤC HÌNH........................................................5

DANH MỤC BẢNG...........................................6

MỞ ĐẦU......................................................7

1. Xuất xứ của dự án ..........................................7

1.1. Thông tin chung về dự án..........................................7

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư................8

1.3. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy

hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối

quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp

luật có liên quan............................8

2. Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM)....10

2.1. Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi

trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM......................10

2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm

quyền về dự án.................................................13

2.3. Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình thực

hiện đánh giá tác động môi trường...................................................13

3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường .................................13

4. Phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường.....16

4.1. Các phương pháp ĐTM.........................................................16

4.2. Các phương pháp khác..............................................................16

CHƯƠNG 1. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN .............................................18

1.1. Thông tin về dự án..............................................................18

1.1.1. Tên dự án..........................................................................18

1.1.2. Chủ dự án.................................................................................18

1.1.3. Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án..................................18

1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án..........22

1.1.5. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường .....22

1.1.6. Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ của dự án..........22

1.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án....................................23

1.3. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện nước

và các sản phẩm của dự án..................................................................29

1.3.1. Giai đoạn thi công xây dựng ..................................................29

1.3.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động...........................................30

1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành............................................32

1.5. Biện pháp tổ chức thi công ........................................................34

1.6. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án ......36

CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG

MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN.....................................38

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.............................................38

2.1.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................38

2.1.2. Mô tả nguồn tiếp nhận nước thải của dự án.................................45

2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội..........................................................45

2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án......50

2.2.1. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường ................................50

2.2.2. Hiện trạng thành phần môi trường .....................................................54

2.2.2.1. Hiện trạng thành phần môi trường không khí..........................................54

2.2.2.2. Hiện trạng thành phần môi trường nước dưới đất....................................55

2.2.3. Hiện trạng tài nguyên sinh vật.............................................................57

2.3. Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực

thực hiện dự án....................................................................57

2.4. Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án.............57

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆMÔI TRƯỜNG,ỨNG

PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG......................................................59

3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường

trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án..................................59

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động....................................................59

3.1.2. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện............79

3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường

trong giai đoạn dự án đi vào vận hành.....................................................86

3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động......................................................86

3.2.2. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện.............86

4.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường ..............86

4.3.1. Dự toán kinh phí các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường..................86

4.3.2. Tổ chức, bố máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường......87

4.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá dự báo.......87

CHƯƠNG 4. PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG

ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC ...............................................89

CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG...90

5.1. Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án.....................90

5.2. Chương trình giám sát môi trường của chủ dự án.........................93

5.2.1. Giai đoạn xây dựng .....................................................................93

5.2.2. Giai đoạn vận hành..................................................................93

CHƯƠNG 6. KẾT QUẢ THAM VẤN.....................................................94

6.1. Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng.........................94

6.1.1. Tham vấn đăng tải trên trang thông tin điện tử...........................94

6.1.2. Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến..............................94

6.1.3. Tham vấn bằng văn bản theo quy định.....................................95

6.2. Kết quả tham vấn .......................................................96

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT.............................98

1. Kết luận ..................................................................98

2. Kiến nghị ................................................................98

3. Cam kết........................................................................98

MỞ ĐẦU

1. Xuất xứ của dự án

1.1. Thông tin chung về dự án

Phú Quốc là thành phố đảo thuộc tỉnh Kiên Giang với dân số đạt 177.560 người và diện tích là 590,27 km2. Trong những năm gần đây, Phú Quốc đang chuyển mình phát triển mạnh mẽ hơn về kinh tế, xã hội, đặc biệt là loại hình du lịch đang thu hút du khách tại các nơi trong và ngoài nước do lợi thế có những cảnh đẹp được trải dài khắp đảo. Tuy nhiên, Phú Quốc cũng đối diện với vấn đề đảm bảo an ninh nguồn nước nhằm đáp ứng sự phát triển ổn định và lâu dài.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Phú Quốc có 02 nhà máy nước (NMN) tập trung lớn nhất là Nhà máy nước Dương Đông và Nhà máy nước Vinpeal. Đối với các điểm cấp nước quy mô nhỏ thì chủ yếu dựa vào nước ngầm với trên 720 giếng, khoan sâu từ 10 - 50m, cho hơn 75.000 người. Trong đó, trạm cấp nước xã Cửa Cạn hiện cấp cho khoảng 1.100 người tại khu vực trung tâm xã. Tuy nhiên, với nhu cầu sử dụng nước hiện nay, Phú Quốc vẫn cần có thêm những phương án nhằm tăng quy mô, công suất và chất lượng nước cấp.

Trạm cấp nước xã Cửa Cạn (diện tích 300m2) được đặt tại ấp Lê Bát, xã Cửa Cạn, thành phố Phú Quốc, có chủ đầu tư là Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Kiên Giang (trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang).

Ngày 04/4/2019, trạm được Ủy ban nhân dân huyện Phú Quốc (nay là thành phố Phú Quốc) cấp Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường số 48/GXN-UBND. Quy mô hiện hữu là 03 giếng khoan, công suất 30m3/h, phục vụ 276 hộ.

Đến ngày 22/11/2022, trạm được Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang cấp Quyết định số 2922/QĐ-UBND về việc phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình Nâng cấp, mở rộng Trạm cấp nước xã Cửa Cạn, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Quy mô nâng cấp, mở rộng thêm 01 giếng, công suất 10m3/h, phục vụ thêm 410 hộ với tổng chiều dài đường ống lắp đặt mở rộng là 10.075m.

Ngoài ra, theo Biên bản bàn giao mặt bằng thi công về việc UBND xã Cửa Cạn và Trạm Y tế xã Cửa Cạn thống nhất bàn giao vị trí, mặt bằng thi công 01 giếng khoan mới và 01 giếng khoan hiện hữu (dự phòng) cho Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Kiên Giang.

Như vậy, tổng công suất của dự án ”Nâng cấp, mở rộng trạm cấp nước xã” là 05 giếng khoan, công suất trạm là 40m3/h, phục vụ 686 hộ với tổng chiều dài đường ống lắp đặt mở rộng là 10.075m.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 của Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 thì dự án thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Kiên Giang phối hợp với đơn vị tư vấn tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Nâng cấp, mở rộng trạm cấp nước xã Cửa Cạn” trình Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang thẩm định và UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt để dự án sớm hoàn thành.

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư

Cơ quan phê duyệt báo cáo kinh tế, kỹ thuật: Ủy ban nhân dân tỉnh.

1.3. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

a. Sự phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường

Vấn đề lập, thẩm định, phê duyệt “Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia” được quy định tại Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 18/02/2020 của Thủ tướng chính phủ về việc “Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo vệ môi trường thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Hiện nay, “Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050” vẫn đang trong quá trình xây dựng và chưa hoàn tất, do đó, việc đánh giá sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch của vùng, quy hoạch của tỉnh là rất cần thiết.

Đối với dự án, sự phù hợp với quy hoạch của vùng, tỉnh đã được phê duyệt thông qua các quyết định sau:

+ Theo Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030, mô hình phát triển thành phố du lịch sinh thái biển đảo Phú Quốc sẽ là cấu trúc chuỗi tập trung, đa trung tâm. Trong đó, định hướng phát triển như sau:

- Mô hình phát triển: Cấu trúc các vùng đô thị - du lịch bao gồm: khu đô thị Cửa Cạn, khu đô thị Dương Đông, khu đô thị An Thới; các vùng du lịch sinh thái: Bắc đảo, du lịch sinh thái Nam đảo,du lịch hỗn hợp Bãi Trường - Bãi Vòng; các làng nghề truyền thống.

- Phân vùng chức năng: vùng phát triển đô thị: diện tích 3.852 ha, bao gồm: khu đô thị Cửa Cạn, chức năng là trung tâm nghiên cứu khoa học chuyên ngành, giáo dục – đào tạo; khu đô thị trung tâm Dương Đông, chức năng là trung tâm hành chính - dịch vụ công cộng, trung tâm thương mại - tài chính quốc tế, trung tâm văn hoá - dịch vụ du lịch; khu đô thị An Thới, chức năng cảng biển, thương mại, dịch vụ.

+ Căn cứ theo Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ nhằm: kiểm soát, hạn chế cơ bản mức gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; tiếp tục cải thiện môi trường sống; nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

+ Theo Quyết số 388/QĐ-TTg ngày 10/04/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã nhấn mạnh tập trung phát triển kinh tế biển, đảo. Trong đó, ưu tiên các dự án xây dựng phát triển ngành, lĩnh vực, kết cấu hạ tầng các đô thị ven biển và bảo vệ nghiêm ngặt các loại hình rừng, môi trường biển và ven biển, khắc phục ô nhiễm, cải thiện vệ sinh môi trường.

+ Quyết định số 1289/QĐ-TTg ngày 03/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Như vậy, khi dự án hình thành hoàn toàn phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường. Ngoài ra, khi dự án đi vào hoạt động chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường tránh gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh.

b. Sự phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh

Dự án thực hiện tại xã Cửa Cạn, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, được xây dựng và triển khai hoàn toàn phù hợp với các quy hoạch của Chính phủ và tỉnh Kiên Giang tại các quyết định sau:

+ Quyết định 806/QĐ-UBND ngày 07/4/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt kết quả rà soát quy hoạch và kế hoạch triển khai thực hiện theo Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc đến năm 2030.

+ Quyết định số 441/QĐ-UBND ngày 29/02/2012 của Uỷ ban Nhân dân về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể pháttriển du lịch Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

+ Quyết định số 868/QĐ-TTg ngày 17/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh cục bộ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030.

+ Quyết định số 3018/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị đảo Phú Quốc.

+ Quyết định số 486/QĐ-TTg ngày 30/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh cục bộ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030.

+ Ngoài ra, dự án được triển khai góp phần phục vụ nhu cầu cấp nước nông thôn cho người dân theo Nghị quyết số 542/NQ-HĐND ngày 14/01/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang về quyết định chủ trương đầu tư chương trình nước sạch nông thôn và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025.

c. Sự phù hợp với quy hoạch ngành nghề và phân khu chức năng

Dự án “Nâng cấp, mở rộng trạm cấp nước xã Cửa Cạn” được thực hiện trên diện tích đất của trạm hiện hữu, phần diện tích này đã được UBND tỉnh Kiên Giang cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ..... với mục đích sử dụng công cộng. Ngoài ra, dự án cũng được UBND tỉnh Kiên Giang cấp Quyết định số 2922/QĐ-UBND ngày 22/11/2022 về việc phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình Nâng cấp, mở rộng Trạm cấp nước xã Cửa Cạn, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Do đó, khi dự án được triển khai sẽ hoàn toàn phù hợp với quy hoạch phân khu chức năng tại địa phương.

d. Mối quan hệ của dự án với các dự án khác

+ Dự án có tổng diện tích 300m2 được quy hoạch trong khu vực có tứ cận tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc: giáp nhà dân;

- Phía Nam và Tây Nam: giáp nhà dân;

- Phía Đông và Đông Nam: giáp đường bê tông rộng 8m.

+ Dự án được đánh giá là có vị trí thuận lợi về giao thông, nguồn cung cấp điện và đảm bảo được nguồn nước khai thác từ mạch nước ngầm, góp phần hình thành trạm cấp nước đạt tiêu chuẩn chất lượng cũng như phát triển phù hợp quy hoạch của khu vực.

Như vậy, với vị trí, tính chất và quy mô được trình bày thì dự án “Nâng cấp, mở rộng trạm cấp nước xã Cửa Cạn” hoàn toàn phù hợp với định hướng quy hoạch trong các Quyết định của Chính phủ và UBND tỉnh Kiên Giang. Đồng thời, dự án được hoàn thiện sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu về cấp nước, cơ sở hạ tầng; góp phần đảm bảo an sinh xã hội, đẩy nhanh tiến độ phát triển của thành phố Phú Quốc nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung.

CHƯƠNG 1. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1.1. Thông tin về dự án

1.1.1. Tên dự án

“NÂNG CẤP, MỞ RỘNG TRẠM CẤP NƯỚC” (sau đây gọi tắt là Dự án)

1.1.2. Chủ dự án

+ Chủ dự án: Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh.

+ Đại diện:........ Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ liên lạc: .........., đường Ngô Quyền, phường Vĩnh Lạc, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

+ Điện thoại: 0773.811.564

+ Vốn đầu tư: 12.681.685.329 đồng (Bằng chữ: Mười hai tỷ sáu trăm tám mươi mốt triệu sáu trăm tám mươi lăm nghìn ba trăm hai mươi chín đồng) được cơ cấu từ ngân sách tỉnh.

+ Tiến độ thực hiện dự án: Theo Quyết định số 2922/QĐ-UBND ngày 22/11/2022, tiến độ thực hiện dự án từ năm 2022 đến năm 2024.

1.1.3. Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án

1.1.3.1. Vị trí thực hiện dự án

Dự án được triển khai tại xã Cửa Cạn, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, có tổng diện tích là 300m2. Có tứ cận tiếp giáp như sau:

+ Phía Bắc: giáp nhà dân;

+ Phía Nam và Tây Nam: giáp nhà dân;

+ Phía Đông và Đông Nam: giáp đường bê tông rộng 8m.

Tọa độ địa lý (hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 105000’, múi chiếu 30) của khu đất dự án được thể hiện như sau:

Bảng 2. Tọa độ giới hạn vị trí dự án

Hình 1. Sơ đồ vị trí và phạm vi khu vực thực hiện dự án

Bên cạnh đó, các giếng khoan phục vụ cấp nước cho quá trình xử lý tại trạm (giếng hiện hữu và giếng thăm dò) được đặt tại các vị trí như sau:

Bảng 3. Vị trí các giếng khoan thuộc dự án

Hình 2. Vị trí các giếng khoan phục vụ nước cho quá trình xử lý tại dự án

Các giếng khoan tại trạm kiểm lâm và trạm y tế được UBND xã Cửa Cạn bàn giao mặt bằng thông qua Biên bản bàn giao ngày 14/7/2016.

1.1.3.2. Các đối tượng tự nhiên

+ Trong khu vực thực hiện dự án, hiện trạng phần lớn diện tích đã được xây dựng hạng mục công trình hoặc láng nền bê tông.

+ Hiện trạng xung quanh khu vực thực hiện dự án ngoài các hộ dân sống cạnh 2 bên tuyến bê tông 8m thì đa phần diện tích đất là đất trống.

+ Dự án hiện không tiếp giáp biển, cách dự án về hướng Đông khoảng 200m là sông Cửa Cạn. Kết quả chất lượng nước dưới đất tại các giếng khoan hiện hữu phục vụ cấp nước làkhá tốt, phù hợp cho hoạt động của dự án (kết quả được trình bày tại Chương 2 của báo cáo này).

1.1.3.3. Các đối tượng kinh tế - xã hội

+ Tiếp cận dự án về hướng Đông là đường bê tông rộng 8m. Tuyến đường này cách đường Cửa Cạn – Gành Dầu khoảng 350m về hướng Đông Bắc, đây là điều kiện thuận lợi cho công tác vận chuyển nguyên vật liệu trong quá trình triển khai và hoạt động lâu dài của dự án.

+ Trên tuyến đường bê tông 8m có mật độ dân cư trung bình, sinh sống bằng nghề buôn bán kinh doanh nhỏ lẻ.

Hình 3. Giao thông tiếp cận dự án

+ Dự án có vị trí nằm cách xa các khu vực nhạy cảm như vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, các công trình văn hóa,….

+ Trong bán kính 1km tính từ dự án có các đối tượng như: Trường mầm non Cửa Cạn; Trường mầm non Happy Kids – Cửa Cạn; Trạm kiểm lâm Cửa Cạn; Trạm Y tế; UBND xã Cửa Cạn,….

=> Do dự án có tiếp giáp nhiều đối tượng và dự án đang hoạt động nên công tác triển khai xây dựng, nâng cấp dự án cần có những biện pháp giảm thiểu tác động phù hợp để hạn chế các tác động môi trường được gây ra.

1.1.3.4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật

a. Giao thông

Thông qua đường Cửa Cạn – Gành Dầu nối với đường bê tông rộng 8m là đường dẫn vào dự án. Đây là tuyến đường chính được sử dụng trong quá trình xây dựng, nâng cấp và hoạt động của dự án.

b. Cấp điện

Hiện trạng, khu vực dự án đã có lưới điện quốc gia đi qua. Do đó, dự án sử dụng nguồn điện này cho quá trình triển khai nâng cấp, xây dựng cũng như hoạt động hiện hữu và lâu dài của dự án.

c. Cấp, thoát nước và vệ sinh môi trường

+ Hiện tại, trạm cấp nước giữ vai trò là nguồn cung cấp nước cho 01 phần khu vực xã Cửa Cạn nói chung và dự án nói riêng. Có thể nói, trong khu vực đã có hệ thống cấp nước thuỷ cục đi qua.

+ Trong khu vực dự án hiện chưa được đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước thải. Do đó, phần lớn nước từ quá trình sinh hoạt của các hộ dân được xử lý thông qua nhà vệ sinh có bể tự hoại trước khi thoát vào môi trường bằng hình thức tự thấm hoặc chảy tràn. Bên cạnh đó, đối với trạm cấp nước hiện hữu, nước thải sinh hoạt phát sinh hiện được thu gom thông qua nhà vệ sinh, xử lý bằng bể tự hoại trước khi thải môi trường.

+ Hiện tại, dọc tuyến đường tiếp cận dự án (đường bê tông 8m) đã có hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt cho dân cư.

d. Thông tin liên lạc

Khu vực hiện tại đã có tuyến thông tin liên lạc.

e. San nền và thoát nước mưa

Dự án thuộc đối tượng nâng cấp, cải tạo 01 số hạng mục hiện hữu và lắp đặt, xây dựng thêm cụm xử lý mới, do đó, dự án không diễn ra hoạt động san nền tại trạm. Nền sân hiện hữu có kết cấu là nền bê tông M75 dày 2cm, bê tông đá 4x6 mác 200 dày 5cm, cát san lấp đầm chặt.

Tuy nhiên, dự án cũng tiến hành mở rộng mạng lưới cấp nước đến 410 hộ dân, nên sẽ diễn ra hoạt động đào đắp cho việc lặp đặt ống.

Hiện khu vực dự án đã có hệ thống thoát nước mưa dọc theo tuyến đường bê tông 8m. Trong dự án nước mưa một phần tự thấm xuống nền tự nhiên và một phần theo tuyến mương thoát đã được hoàn thiện theo hướng dốc địa hình thoát ra cống thoát nước chung của khu vực.

1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án

Hiện trạng sử dụng đất khu vực dự án là đất có mục đích công cộng được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất. Dự án có tổng diện tích là 300m2, được UBND tỉnh Kiêng Giang cấp Chứng nhận quyền sử dụng đất số T00313 ngày 22/8/2005.

Ngoài ra, đối với vị trí đặt các giếng khoan hiện hữu (Trạm kiểm lâm) và giếng khoan thăm dò, dự phòng (Trạm Y tế) phục vụ cấp nước cho quá trình xử lý tại trạm đã được UBND xã bàn giao đất thông qua Biên bản ngày 14/7/2016.

1.1.5. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

Dự án được thực hiện tại xã Cửa Cạn, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Trong bán kính 1km từ khu vực dự án không có các công trình kiến trúc có giá trị văn hoá lịch sử.

Xung quanh dự án, trên tuyến đường bê tông 8m có nhiều hộ dân đang sinh sống. Do đó, trong quá trình triển khai dự án sẽ tác động đến người dân cũng như nhu cầu cung cấp nước có sự gián đoạn. Chủ dự án sẽ có những phương án phù hợp nhằm giảm thiểu các tác động trong quá trình triển khai và hoạt động của dự án.

1.1.6. Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ của dự án

1.1.6.1. Mục tiêu

Mục tiêu thực hiện dự án là nhằm nâng cấp, cải tạo các hạng mục công trình hiện hữu và lắp đặt thêm hệ thống xử lý, khoan thêm giếng khoan mới, đảm bảo nâng công suất trạm từ 30m3/h lên 40m3/h. Mở rộng mạng lưới cấp nước cho 686 hộ dân, đảm bảo về trữ lượng và chất lượng cấp nước.

1.1.6.2. Quy mô, công suất của dự án

+ Tổng diện tích khu đất thực hiện dự án là 300m2, công suất xử lý của trạm sau khi nâng cấp đạt 40 m3/h tương đương 960 m3/ngày đêm (hoạt động 24h), đảm bảo cung cấp nước cho 686 hộ dân (tương đương 4.755 người); mạng lưới đường ống cấp nước là 10.075m.

+ Các giếng khoan phục vụ cấp nước cho quá trình xử lý tại trạm được sử dụng như sau:

- 03 giếng khoan hiện hữu (02 giếng tại Trạm Kiểm lâm và 01 giếng tại Trạm cấp nước) sẽ được tiếp tục sử dụng;

- 01 giếng khoan bổ sung dự kiến được thực hiện thăm dò trong quá trình triển khai dự án (đặt tại Trạm Y tế); các thủ tục pháp lý về quá trình xin cấp giấp phép thăm dò đã được chủ dự án thực hiện và trình Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang thẩm định.

- Ngoài ra, có 01 giếng khoan hiện hữu (đặt tại Trạm Y tế) được Trạm Y tế xã Cửa Cạn đồng ý bàn giao để Trung tâm cải tạo bổ sung thêm nguồn đảm bảo lưu lượng khai thác. Tuy nhiên, tại thời điểm lập báo cáo, chủ dự án sẽ sử dụng giếng này với vai trò là giếng dự phòng cho trường hợp giếng khoan thăm dò chưa hiệu quả. Trong trường hợp giếng khoan thăm dò đáp ứng nhu cầu cung cấp nước theo kế hoạch, chủ dự án sẽ thực hiện các thủ tục pháp lý có liên quan để vận hành và sử dụng giếng hiện hữu được bàn giao theo quy định của pháp luật.

- Mỗi giếng khoan có công suất là 10 m3/h.

+ Số lượng cán bộ trực trạm và quản lý trạm là 01 người.

1.1.6.3. Công nghệ và loại hình dự án

+ Dự án là trạm cấp nước được đầu tư các hạng mục phục vụ khai thác, xử lý và cấp nước cho 686 hộ dân trên địa bàn xã Cửa Cạn. Trạm cấp nước xã Cửa Cạn là công trình góp phần đảm bảo an sinh xã hội, từng bước thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Cửa Cạn và thành phố Phú Quốc.

+ Trạm cấp nước vận hành bằng cách khai thác nguồn nước giếng khoan theo sự cho phép của cơ quan có chức năng, sau đó thông qua công nghệ xử lý được lựa chọn đầu tư, phù hợp với đặc tính nguồn nước và mang lại hiệu quả xử lý cao. Người dân sẽ được sử dụng nguồn nước đã qua xử lý bằng mạng lưới ống chuyển nước vào các mục đích cá nhân và đóng phí theo quy định.

+ Loại hình dự án: Nâng cấp, cải tạo công trình hạ tầng kỹ thuật, cấp III, nhóm C.

1.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

Tổng diện tích dự án là 300m2, thuộc loại hình dự án nâng cấp, cải tạo từ công trình hiện hữu với các hạng mục như sau:

Bảng 4. Các hạng mục công trình của dự án

1.2.1. Hạng mục công trình chính

1.2.1.1. Công trình thu nước ngầm

+ Các giếng khoan trong trạm sẽ được tiếp tục khai thác.

+ Sử dụng cả 03 giếng hiện hữu có công suất mỗi giếng là 10m3/h.

+ Khoan thăm dò bổ sung 01 giếng có công suất là 10m3/h.

+ Tất cả 04 giếng sẽ hoạt động để cấp nước thô cho cụm xử lý hiện hữu và cụm xử lý mới.

+ Sử dụng 01 giếng khoan hiện hữu được bàn giao từ Trạm Y tế xã là phương án phòng ngừa trong trường hợp giếng khoan thăm dò chưa đạt theo kế hoạch.

+ Giếng được thiết kế có công suất 10m3/h, khai thác nước ngầm tầng sâu, độ sâu giếng khoan 62m.

+ Giếng được lắp đặt với các cấp đường kính ống như sau: - Khoan tạo lỗ D146: từ 0m đến -62m.

- Đo carotaz 62m.

- Kết cấu lắp đặt ống:Ống chống PVC D114 dày 5mm, áp lực 9Kgf/cm2: từ +0,5m đến -20m.

. Ống lọc PVC D114 dày 5mm, áp lực 9Kgf/cm2: đục lỗ 3mm quấn lưới inox từ -20m đến -60m.

Ống lắng PVC D114 dày 5mm, áp lực 9Kgf/cm2: từ -60m đến -62m. + Trạm bơm giếng:

- Lắp đặt bơm chìm khai thác giếng có thông số kỹ thuật: Q=10m3/h, H=52m, N=3kW và trạm bơm giếng để cấp nước tho cho cụm xử lý mới, ống đẩy bơm giếng D114 PVC.

- Đường ống đầy: Lắp đặt ống HDPE D160.

- Có lắp dây cáp để treo bơm chìm trong giếng.

-Bệgiếng và miệng giếng thiết kếcao hơn nền sàn khu vực trạm cấp nước ≥0,3m.

1.2.1.2. Nhà trạm

+ Cao độ hiện trạng là -0,1m, sau khi cải tạo nền sân sẽ nâng cao độ lên +0,00m.

+ Tháo dỡ cửa sổ hiện hữu trục B, đục tường để lắp cửa đi, cửa số mới.

+ Xử lý bề mặt tường cũ, mái hắt, mặt ngoài sê nô bã bằng bột bả và sơn mới lại toàn bộ 1 nước lót 2 nước phủ.

+ Vệ sinh đánh sạch rong rêu bám trên mặt trong sê nô quét flinkote chống thấm.

+ Vệ sinh cửa đi, cửa sổ và sơn lại bằng sơn 1 nước lót, 2 nước phủ.

+ Phá dỡ bệ đỡ bơm hiện hữu.

+ Làm mới bệ đỡ bồn hóa chất BT đá 1x2 M200.

+ Làm mới bệ bơm hóa chất xây gạch, bơm cấp 2 bằng BT đá 1x2 M200.

+ Làm mới mái che bệ đỡ bồn hóa chất bằng khung thép hình.

+ Tháo dỡ và lát lại nền nhà bằng gạch ceramic 400x400, nền vệ sinh lát gạch nhám 250x250.

+ Thay mới hệ xà gỗ bằng thép hộp 40x80x1,2m.

+ Thay mới trần bằng trần tấm nhựa KT: 600x600, khung nhôm nổi.

1.2.2. Các hạng mục công trình phụ trợ

1.2.2.1. Cụm xử lý

a. Cải tạo cụm xử lý inox hiện hữu

+ Cụm xử lý hiện hữu có công suất 15 m3/h, được tiếp tục sử dụng và tiến hành cải tạo như sau:

+ Đánh sạch rong rêu, quét xi măng 02 nước bệ đỡ.

+ Lắp đặt thiết bị làm thoáng tải trọng cao cho bể lắng.

+ Làm cầu thang và sàn công tác lên cụm xử lý.

+ Sơn cầu thang và sàn công tác bằng sơn 01 nước lót, 02 nước phủ.

b. Cụm xử lý xây mới

Xây mới 01 cụm xử lý 25m3/h bằng inox gồm các ngăn xử lý như sau:

+ Tháp làm thoáng vật liệu inox hình lăng trụ tròn có kích thước DxH = 0,45m x 2,6m.

+ 01 ngăn lắng có kích thước: 2,4m x 4,65m.

+ 02 ngăn lọc có kích thước: 2,0m x 4,35m, chiều cao lớp vật liệ lọc gồm có 0,3m sỏi lọc và 0,8m cát lọc.

1.2.2.2. Cải tạo nhà trạm bơm + nhà hóa chất

+ Cao độ ±0,0 là cao độ nền sân cải tạo.

+ Tháo dỡ cửa sổ hiện hữu trục B, đục tường để lắp cửa đi, cửa sổ mới.

+ Xử lý bề mặt tường cũ, mái hắt, mặt ngoài sê nô bã bằng bột bã và sơn mới lại toàn bộ 01 nước lót, 02 nước phủ.

+ Vệ sinh đánh sạch rong rêu bám trên bề mặt trong sê nô, quét flinkote chống thấm.

+ Phá dỡ bệ đỡ bơm hiện hữu.

+ Làm mới bệ đỡ bồn hóa chất bê tông đá 1x2 M200.

+ Làm mới bệ bơm hóa chất, bơm gió, bơm cấp 2 bằng bê thông đá 1x2 M200.

+ Làm mới mái che bệ đỡ bồn hóa chất bằng khung thép hình.

+ Tháo dỡ và lát lại nền nhà bằng gạch ceramic 400x400, nền nhà vệ sinh lát gạch nhám 250x250.

+ Thay mới mái tole đã cũ bằng tole lạnh sóng vuông dày 0,45mm.

+ Thay mới hệ xà gồ bằng thép hộp 40x80x1,2mm.

+ Thay mới trần bằng tấm nhựa KT: 600x600, khung nhôm nổi.

+ Thay mới cửa đi vệ sinh và thiết bị vệ sinh, ốp lại gạch mới cho nhà vệ sinh bằng gạch ceramic 250x400.

+ Bên trong nhà trạm bơm thiết kế lắp đặt thay mới 03 bơm cấp 02 dạng LTTN, các bơm có thông số: Q=42m3/h, H=35m, N=7,5kW, 02 hoạt động, 01 dự phòng.

+ Cải tạo thay mới đường ống kỹ thuật công nghệ bên trong nhà trạm bơm.

+ Thay mới toàn bộ các thiết bị bơm định lượng và đường ống công nghệ châm hóa chất.

- Lắp 02 bồn nhựa 300lit và 01 motor khuấy 0,25kW để pha dung dịch Clo.

- Dùng 02 bơm định lượng: Q=50L/h, H=10bar, N=0,25kW, bơm dung dịch Clo vào bể chứa.

1.2.2.3. Cải tạo bể chứa 100m3

Bể chứa nước hiện hữu có dung tích 100m3 sẽ được tiếp tục sử dụng và tiến hành cải tạo như sau:

+ Vệ sinh đánh sạch rong rêu ở bản thành, bản nắp của bể chứa.

+ Quét nước xi măng 02 nước cho bản thành và bản nắp của bể chứa.

+ Quét Flinkote chống thấm mặt trong bản thành và bản đáy bể chứa. + Làm mới nắp thăm inox.

Ngoài ra, sẽ lắp mới 01 BU D200 cho ống hút bơm cấp 2 mới và 01 BU D150 cho ống thu nước lọc từ cụm xử lý mới.

1.2.2.4. Hệ thống đường ống công nghệ

Do có thiết kế xây dựng mới 01 cụm xử lý nên cải tạo lắp mới một số đoạn ống công nghệ nối với đường ống công nghệ hiện hữu.

1.2.2.5. Đài nước

Tiếp tục sử dụng lại đài nước BTCT để rửa lọc cho cụm xử lý. Ngoài ra, sẽ tiến hành cải tạo, làm mới lại hạng mục này, cụ thể như sau:

+ Vệ sinh, đánh nhám bề mặt của đài nước.

+ Quét 02 nước xi măng cho bề mặt bệ chân đài nước.

+ Sơn lại nắp thăm đài nước.

+ Sơn lại lan can đài nước.

1.2.2.6. Hàng rào – cửa cổng

+ Cạo bỏ lớp sơn cũ trên tường, cột hàng rào.

+ Sơn lại tường, cột hàng rào đã bã bằng sơn 01 nước lót, 02 nước phủ.

+ Cạo bỏ lớp rỉ sét trên khung lưới B40 và cổng rào, sơn lại bằng sơn tổng hợp 02 nước.

+ Làm mới bản tên trạm cấp nước.

1.2.2.7. Hệ thống điện điều khiển

+ Nguồn cấp điện: Hiện tại, trong khu vực dự án có đường dây điện trung thế 03 pha đi ngang phần diện tích của trạm. Do đó, lắp đặt hạ 01 trạm biến áp 3x15 kVA để cấp điện cho công trình.

+ Thiết kế lắp đặt 01 thiết bị biến tần 11kw điều khiển bơm cấp 1&2.

+ Thiết kế lắp đặt 01 bộ PLC điều khiển bơm cấp 2.

+ Thiết kế điện điều khiển và chiếu sáng khu vực nhà trạm và cụm xử lý.

1.2.2.8. Hệ thống mạng lưới đường ống phân phối nước

Toàn bộ tuyến ống được bố trí bên lề đường, cách mép đường 1-5m tùy theo vị trí, bao gồm các tuyến lắp đặt dọc theo đường giao thông nông thông thuộc địa bàn các ấp: ấp Lê Bát, ấp 2 và ấp 3 thuộc xã Cửa Cạn, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

>>> XEM THÊM: THIẾT KẾ XÂY DỰNG HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha