Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Trại chăn nuôi heo thịt theo mô hình trại lạnh
Ngày đăng: 11-06-2024
173 lượt xem
1. Chủ đầu tư: Hộ kinh doanh .........
2. Địa chỉ liên hệ: ..............., ấp Xóm Quạt, xã An Long, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
3. Tên dự án: “Trại chăn nuôi heo thịt theo mô hình trại lạnh, quy mô 5.000 con/lứa (2 lứa/năm)”
4. Địa điểm, phạm vi, quy mô dự án:
Địa điểm: Thửa đất số 52-164, tờ bản đồ số 26, ấp Xóm Quạt, xã An Long, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
Phạm vị, quy mô dự án: Chăn nuôi heo thịt theo mô hình tại lạnh; quy mô chăn nuôi 5.000 con/lứa (2 lứa/năm) với diện tích chuồng trại là 4.940 m2 trên khu đất tổng diện tích 30.664,4 m2.
5. Sơ đồ vị trí dự án:
Vị trí địa lý
Vị trí tiếp giáp của dự án:
Phía Đông : tiếp giáp với đất trống
Phía Tây : tiếp giáp với đất trống
Phía Nam : tiếp giáp với đất trồng cây
Phía Bắc : tiếp giáp với đất trồng cây
Sơ đồ vị trí dự án như hình bên dưới:
Sơ đồ vị trí dự án
6. Các tác động môi trường của dự án
6.1. Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của nước thải
Trong giai đoạn thi công, xây dựng dự án
Nước thải sinh hoạt
- Chủ yếu phát sinh do hoạt động sinh hoạt của công nhân thi công trên công trường. Lưu lượng phát sinh: khoảng 1,2 m3/ngày.
- Thành phần, tính chất nước thải: Nước thải sinh hoạt có tính chất: chứa nhiều chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (như carbohydrat, protêin, mỡ …); hàm lượng chất dinh dưỡng cao (N, P), chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là Coliform, Fecal Streptococci, Salmonella typhosa và một số vi khuẩn gây bệnh khác.
- Trong giai đoạn thi công xây dựng, chủ đầu tư bố trí các nhà vệ sinh di động cho công nhân, và định kỳ bàn giao lại cho đơn vị cho thuê để xử lý, nên không ảnh hưởng đến
nguồn nước ngầm tại khu vực.
Nước thải xây dựng
- Lưu lượng:
+ Nước thải xây dựng phát sinh từ quá trình vệ sinh máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình xây dựng. Thành phần trong nước thải xây dựng chủ yếu là cát, vữa vụn,... khối lượng nước thải xây dựng phát sinh không đáng kể, uớc tính khối lượng phát sinh khoảng 0,65 m3/ngày.
+ Nước rửa xe tải vận chuyển vật liệu xây dựng (đất, đá, bê tông): Lưu lượng nước để rửa xe trong 1 ngày là 0,15 m3/ngày
- Thành phần và tính chất nước thải: Xe tại công trường chủ yếu rửa nhằm làm sạch bụi, đất, vật liệu cát, đá còn sót lại trên xe, chỉ sử dụng nước, không dùng hóa chất tẩy rửa. Do đó, đặc trưng của loại nước thải này là chứa nhiều cặn lơ lửng, các thông số ô nhiễm khác như BOD5, COD thấp, dầu mỡ khoáng cao.
Trong giai đoạn hoạt động của dự án
Nước thải sinh hoạt
- Phát sinh từ các hoạt động vệ sinh cá nhân, sinh hoạt của công nhân viên tại trại. Nhu cầu sử dụng nước là 2,1 m3/ngày cho 15 công nhân viên (tính bằng 100% nước cấp vào).
- Thành phần, tính chất nước thải: Thành phần các chất ô nhiễm chủ yếu trong nước thải sinh hoạt gồm: các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD),
các chất dinh dưỡng (N, P), dầu mỡ và vi sinh gây bệnh (Coliform, E.Coli). Nước thải chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy, chứa hàm lượng lớn các vi khuẩn E. Coli, các vi
khuẩn gây bệnh khác và các chất hoạt động bề mặt nên có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm.
- Nguồn tiếp nhận nước thải: Suối Thôn cách dự án 200m về phía Tây Nam qua thửa đất số 54, tờ bản đồ số 26 (Biên bản thỏa thuận thoát nước được đính kèm ở phụ lục)
Nước thải của quá trình chăn nuôi
- Nước thải chăn nuôi phát sinh 71,75 m3/ngày bao gồm: Nước thải thay hồ vệ sinh (mỗi ngày thay một lần) lưu lượng 39,2 m3 /ngày; Nước thải do vệ sinh chuồng trại lưu lượng 22,4 m3/ngày; Nước tiểu heo phát sinh 6,75 m3/ngày; Nước cấp cho khử trùng bao gồm (khử trùng xe và khử trùng người) lưu lượng khoảng 3,4 m3/ngày.
- Thành phần nước thải chăn nuôi heo chủ yếu có chứa phân của vật nuôi, thức ăn thừa và hóa chất khử trùng. Đặc trưng tính chất nước thải thường chứa thành phần các hợp
chất hữu cơ (BOD5, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh gây bệnh (Coliform, E.Coli), pH cao và độ cứng lớn (do có vôi khử trùng chuồng nuôi). Ngoài ra nước thải
còn chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS) dễ phân hủy,…
- Nguồn tiếp nhận nước thải: Suối Thôn cách dự án 200m về phía Tây Nam qua thửa đất số 54, tờ bản đồ số 26 (Biên bản thỏa thuận thoát nước được đính kèm ở phụ lục)
6.2. Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của khí thải
Trong giai đoạn thi công, xây dựng của dự án
Trong quá trình thi công xây dựng dự án, các hoạt động: từ các phương tiện vận chuyển, tập kết vật liệu xây dựng, vận chuyển xà bần, hoạt động đào đắp, hoạt động của các thiết bị thi công trên công trường sẽ làm phát sinh bụi và khí thải từ quá trình đốt cháy nhiên liệu khi vận hành các phương tiện chủ yếu gồm: CO, SO2, NOx, VOC....
Đây là điều không thể tránh khỏi khi xây dựng các công trình và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân xây dựng, môi trường không khí tại khu vực và dọc theo các tuyến đường vận chuyển trong suốt quá trình xây dựng. Tuy nhiên chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động, bên cạnh đó diện tích thực hiện dự án khá rộng, hiện trạng xung quanh không có nhà dân nên sẽ hạn chế được tối đa các ảnh hưởng.
Trong giai đoạn hoạt động của dự án
- Mùi hôi, khí thải phát sinh từ quá trình phân giải chất thải (phân) tại dãy chuồng nuôi, từ bể chứa nước thải, hố hủy xác của trại như H2S, NH3, Mercaptanl... từ quá trình phân giải các chất như protein, lipit,... trong chất thải chăn nuôi (phân heo) bởi các vi sinh vật kỵ khí.
- Mùi hôi từ quá trình giao nhận, vận chuyển heo và phân heo tại khu vực trang trại và đoạn đường di chuyển từ vị trí chăn nuôi đến nơi tiêu thụ.
- Bụi phát sinh từ quá trình cung cấp thức ăn cho heo, các phương tiện vận chuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu.
- Khí thải máy phát điện sử dụng nhiên liệu DO phát sinh các chất ô nhiễm như: Bụi, SO2, NOx, CO, VOC. Tuy nhiên, hoạt động của máy phát điện là không thường xuyên.
- Hơi hóa chất VirkonS và bestaquam để xịt các dãy chuồng nuôi và để pha nước sát trùng xe và nhân viên ra vào trại. Nồng độ hơi hóa chất khử trùng trong dòng khí để khử trùng xe ra vào trang trại phun khoảng nồng độ 0,1%;
Sẽ ảnh hưởng đến người dân sinh sống lân cận, tuy nhiên các tác động này có tính chất gián đoạn, không thường xuyên và chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp giảm thiểu để hạn chế ảnh hưởng đến người dân.
6.3. Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của chất thải rắn
Trong giai đoạn thi công, xây dựng của dự án
- Chất thải rắn sinh hoạt:
Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân xây dựng. Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân tại công trường: Bao gồm các loại rau, quả, thức ăn thừa, các loại bao bì, giấy, túi nilon, thủy tinh, vỏ lon nước, hộp xốp… Thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ (sử dụng khoảng 60% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt), phần còn lại là chất vô cơ và hợp chất khó phân hủyKhối lượng phát sinh: 16 kg/ngày.
- Chất thải rắn công nghiệp thông thường:
+ Quá trình thi công xây dựng, lắp đặt máy móc, thiết bị sẽ phát sinh chất thải với thành phần chủ yếu từ các loại vật liệu xây dựng như cát, đất, đá, xi măng rơi vãi; sắt, thép vụn; ván gỗ sau khi sử dụng….Khối lượng chất thải rắn thông thường phát sinh tại công trường phụ thuộc vào việc quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng; phụ thuộc vào từng loại vật liệu. Khối lượng ước tính là 276 kg/ngày
+ Trong quá trình lắp ráp thiết bị lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh ước tính dựa trên kinh nghiệm của các hộ kinh doanh khoảng 500 kg cho tổng hết quả trình lắp đặt thiết bị, máy móc (trong 3 tháng, thành phần chủ yếu là giấy carton, ballet gỗ, gây buộc,...)
- Chất thải rắn nguy hại
Trong quá trình thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị phục vụ sản xuất sẽ phát sinh một lượng chất thải nguy hại như: giẻ lau, bóng đèn, dầu mỡ thải,... Đây cũng là một nguồn gây ô nhiễm cần được thu gom và xử lý hợp lý. Tổng khối lượng phát sinh trong suốt thời gian xây dựng là 400 kg/6 tháng.
Trong giai đoạn hoạt động của dự án
- Chất thải rắn sinh hoạt
+ Nguồn phát sinh: hoạt động sống của công nhân viên trại như túi nilong, giấy vụn, hộp đựng thức ăn, một số loại chất thải vệ sinh khác, ...
+ Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh trong quá trình hoạt động của Dự án là 12 kg/ngày.
+ CTR sinh hoạt có hàm lượng hữu cơ cao, dễ phân hủy nếu không được thu gom xử lý tốt, kịp thời gây tác động xấu cho tư vấn môi trường không khí, nước và đất. Vì các chất hữu cơ bị phân hủy trong điều kiện tự nhiên tạo ra các hợp chất có mùi hôi như H2S, mercaptan,… ảnh hưởng đến toàn khu vực. Các loại CTR là môi trường thuận lợi cho vi trùng phát triển, là nguồn phát sinh và lây lan các nguồn bệnh do côn trùng (ruồi, chuột, kiến, gián,…). Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt của con người và mỹ quan khu vực.
- Chất thải rắn thông thường
Chất thải rắn công nghiệp thông thường với tổng khối lượng phát sinh từ hoạt động chăn nuôi là 16.389 kg/ngày, bao gồm: phân heo khoảng 14.400 kg/ngày, bao bì đựng cám khoảng 48 kg/ngày, heo chết không do dịch bệnh khoảng 15 kg/ngày, bùn phát sinh từ hầm biogas khoảng 1.296 kg/ngày; bùn phát sinh từ trạm xử lý nước thải khoảng 630 kg/ngày.
- Chất thải nguy hại
+ Chất thải nguy hại thường phát sinh trong quá trình hoạt động như các loại kim tiêm, bao bì đựng thuốc, vacxin, hóa chất khử trùng, thuốc hết hạn sử dụng, pin ắc quy chì thải…với tổng khối lượng khoảng 8.090,5 kg/năm.
6.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án
6.4.1. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải
Nước thải từ nhà vệ sinh → Bể tự hoại (8 m3) → thu gom bằng đường ống PVC D200 → trạm xử lý nước thải công suất 93 m3/ngày đêm.
Nước thải nhà ăn (sau khi qua tách dầu mỡ tại nhà ăn), nước thải khử trùng (khử trùng xe, khử trùng người) → thu gom bằng đường ống PVC D200 → trạm xử lý nước thải công suất 93 m3/ngày đêm.
Nước thải từ hoạt động trại chăn nuôi → thu gom bằng hệ thống mương BTCT dọc chiều dài mỗi trại kích thước B x H = 200 x 300, i = 3% → hầm biogas → đường ống PVC D200 → trạm xử lý nước thải công suất 93 m3/ngày đêm.
6.4.2. Hệ thống thu gom và xử lý bụi, khí thải, mùi hôi
Giảm thiểu ô nhiễm không khí do mùi hôi từ hoạt động chính trong chăn nuôi
Chủ dự án sẽ lắp đặt hệ thống làm mát cooling pad sử dụng trong chăn nuôi. Đây là hệ thống nhằm quản lý môi trường không khí, nhiệt độ, tốc độ gió trong chuồng nuôi nhằm tạo ra môi trường tốt nhất cho heo sinh trưởng, phát triển và hạn chế dịch bệnh. Hệ thống làm mát cooling pad (kích thước mỗi tấm 0,15 x 0,3 x 1,8m,vận tốc gió khoảng 2-2,5 m/s) sẽ được bố trí đầu mỗi dãy chuồng trại kết hợp với hệ thống quạt hút (cuối trại) để cung cấp đủ lượng oxy cho vật nuôi, phân phối không khí đồng đều trong trại, điều khiển nhiệt độ theo ý muốn, loại thải NH3, H2S, CO2 và bụi bẩn ra ngoài.
>>> XEM THÊM:Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng trại gà thịt
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn