Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng trại gà quy mô 14.488,9 m2/4 dãy chuồng trại và 40.000 con gà tương đương với 200 đơn vị vật nuôi.
Ngày đăng: 28-05-2024
289 lượt xem
MỤC LỤC
MỤC LỤC .......................................................................i
DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH............................................................vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..............................................viii
MỞ ĐẦU .....................................................
1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN.......................................36
1.1. Thông tin về dự án............................................................36
1.1.1. Tên dự án ...........................................................36
1.1.2. Chủ dự án..............................................................36
1.1.3. Vị trí địa lý của dự án ...................................36
1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án.................................38
1.1.5. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường ...............43
1.1.6. Mục tiêu, loại hình, quy mô và công nghệ của dự án................................43
1.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án.........................................44
1.2.1. Quy hoạch sử dụng đất ..............................................................44
1.2.2. Đặc tính các hạng mục công trình .............................................45
1.3. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án;
nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án ......................47
1.3.1. Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu ................47
1.3.2. Nhu cầu sử dụng điện ....................................................53
1.3.3. Nhu cầu sử dụng nước.........................................................53
1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành ......................................................55
1.4.1. Quy trình chăn nuôi .......................................................55
1.4.2. Các hoạt động chính trong hoạt động chăn nuôi tại Dự án .......................58
1.4.3. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng
mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường....................61
1.4.4. Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến.................................................................63
1.5. Biện pháp, khối lượng thi công xây dựng các công trình của Dự án.......................64
1.5.1. Biện pháp thi công xây dựng các công trình của dự án.....................................64
1.5.2. Khối lượng thi công...........................................................................................66
1.6. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án ...............................66
1.6.1. Tiến độ thực hiện Dự án ....................................................................................66
1.6.2. Vốn đầu tư của Dự án........................................................................................67
1.6.3. Tổ chức quản lý và thực hiện Dự án..................................................................67
2. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ
KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN ..........................70
2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội.................................................70
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất .............................................................70
2.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng.............................................71
2.1.3. Điều kiện về thủy văn........................................................................................75
2.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí..........76
2.1.5. Hiện trạng tài nguyên sinh vật..........................................79
3. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 80
3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ
môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng...........................80
3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động.................................................80
3.1.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu
tác động tiêu cực khác đến môi trường trong giai đoạn xây dựng.....................102
3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành.................108
3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động..............................108
3.2.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của Dự án trong giai đoạn vận hành.....................131
3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trƣờng..........................151
3.3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án.......................151
3.3.2. Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý
chất thải, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục...........................152
3.3.3. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường...........152
3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo 153
4. PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC...................155
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG..........156
5.1. Chương trình quản lý môi trường................................................................156
5.2. Chương trình giám sát môi trường..................................................161
5.2.1. Giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn xây dựng.............................161
5.2.2. Giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn hoạt động............................161
6. KẾT QUẢ THAM VẤN.............................
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ - CAM KẾT ..........................................................164
1. KẾT LUẬN..........................................................................................164
2. KIẾN NGHỊ ...........................................164
3. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.........................................164
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM
Thông tin về dự án
1.1. Thông tin chung
- Tên dự án: Đầu tư xây dựng trại gà quy mô 14.488,9 m2/ 4 dãy chuồng trại và 40.000 con gà tương đương với 200 đơn vị vật nuôi
- Địa điểm thực hiện dự án: xã Tân Hiệp, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
- Chủ dự án: Hộ kinh doanh ......
+ Địa chỉ liên hệ: xã Tân Hiệp, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. + Điện thoại:
0.5.1.2. Phạm vi, quy mô, công suất
- Phạm vi của dự án:
+ Phía Đông: Giáp vườn cao su của hộ dân, chuồng trại cách ranh đất khoảng 20m.
+ Phía Tây: Giáp vườn cao su của hộ dân, chuồng trại cách ranh đất khoảng 14-16m.
+ Phía Nam: Giáp vườn cao su của hộ dân, chuồng trại cách ranh đất khoảng 8-10m tùy điểm.
+ Phía Bắc: Giáp vườn bưởi của hộ dân, chuồng trại cách ranh đất khoảng 20m.
Khoảng cách ly từ chuồng trại đến ranh đất về phía Nam là 8m, không đảm bảo khoảng cách ly an toàn theo Quyết định số 13/2016/QĐ-UBND ngày 16/06/2016 của UBND tỉnh Bình Dương về việc Ban hành Quy định bảo vệ mẫu báo cáo tác động môi trường tỉnh Bình Dương. Để khắc phục vấn đề này, chủ trại tiến hành thuê thêm đất ở phía Nam dự án với diện tích đất thuê là 1.700 m2 (giáp Dự án về phía Nam và phía Tây) để đảm bảo khoảng cách từ chuồng trại đến ranh đất là 20m.
Chủ Dự án cam kết, trong phần đất thuê này không bố trí các công trình, chỉ trồng cây để tạo vành đai cách ly với khu vực xung quanh theo đúng quy định.
- Quy mô dự án:
+ Quy mô chuồng trại: Diện tích chuồng trại: 5.555,24 m2 với 04 dãy trại lạnh, diện tích mỗi dãy 1.388,81m2 (dài 95,78 m; rộng 14,5 m).
+ Quy mô chăn nuôi: 40.000 con/4 dãy trại (gà được nhập trại xen kẽ sao cho tổng số gà có mặt thường xuyên trong 04 dãy chuồng là 40.000 con nhưng các lứa tuổi gà theo từng đàn trong 04 dãy chuồng khác nhau). Dự án nuôi trung bình: 4,0 lứa/năm ( 160.000 con/năm), mỗi lứa từ khi nhập gà con đến khi xuất chuồng là 63 ngày (9 tuần), thời gian nghỉ (trại trống) trung bình giữa 2 lứa gà là 21 ngày (3 tuần).
- Công nghệ của dự án: dự án nuôi theo công nghệ trại lạnh.
1.3. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án a. Các hạng mục công trình của dự án
Tổng diện tích khu đất Dự án là 14.488,9 m2. Quy hoạch sử dụng đất và các hạng mục công trình xây dựng được trình bày ở bảng 1.2.
b. Các hoạt động của dự án
Tính chất của dự án là trại chăn nuôi gà thịt nên các hoạt động của dự án chủ yếu là hoạt động chăn nuôi gà thịt.
1.4. Các yếu tố nhạy cảm về môi trường
2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường
Các hạng mục công trình và hoạt động kèm theo các tác động xấu đến môi trường theo các giai đoạn của dự án được thể hiện qua bảng sau:
3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án
3.1. Nước thải, khí thải
a. Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của nước thải
a.1. Trong giai đoạn thi công xây dựng dự án
Nước thải sinh hoạt:
- Chủ yếu phát sinh do hoạt động sinh hoạt của công nhân thi công trên công trường. Lưu lượng phát sinh: khoảng 2,25 m3/ngày.
- Thành phần, tính chất nước thải: Nước thải sinh hoạt có tính chất: chứa nhiều chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (như carbohydrat, protêin, mỡ …); hàm lượng chất dinh dưỡng cao (N, P), chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là Coliform, Fecal Streptococci, Salmonella typhosa và một số vi khuẩn gây bệnh khác.
- Trong giai đoạn thi công xây dựng, chủ đầu tư bố trí các nhà vệ sinh di động cho công nhân, và định kỳ bàn giao lại cho đơn vị cho thuê để xử lý, nên không ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm tại khu vực .
Nước thải trong quá trình xây dựng
- Lưu lượng
+ Nước rửa ván khuôn đúc bê tông, nước tưới bê tông, tưới tường, nước làm mát máy móc thiết bị thi công: Lượng nước thải này không nhiều và không thường xuyên, ước tính khoảng 1,0 - 1,5 m3/ngày.
+ Nước rửa xe tải vận chuyển vật liệu xây dựng (đất, đá, bê tông): Lưu lượng nước để rửa xe, máy móc thiết bị trong 1 ngày là 1,6 m3/ngày.
- Thành phần và tính chất nước thải: Xe tại công trường chủ yếu rửa nhằm làm sạch bụi, đất, vật liệu cát, đá còn sót lại trên xe, chỉ sử dụng nước, không dùng hóa chất tẩy rửa. Do đó, đặc trưng của loại nước thải này là chứa nhiều cặn lơ lửng, các thông số ô nhiễm khác như BOD5, COD thấp, dầu mỡ cao.
a.2. Trong giai đoạn hoạt động của dự án
Nước thải sinh hoạt
- Phát sinh từ các hoạt động vệ sinh cá nhân, sinh hoạt của công nhân viên tại trại. Nhu cầu sử dụng nước là 1 m3/ngày thì lượng nước thải ra là 1 m3/ngày (tính bằng 100% nước cấp vào).
- Thành phần, tính chất nước thải: Thành phần các chất ô nhiễm chủ yếu trong nước thải sinh hoạt gồm: các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P), dầu mỡ và vi sinh gây bệnh (Coliform, E.Coli). Nước thải chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy, chứa hàm lượng lớn các vi khuẩn E. Coli, các vi khuẩn gây bệnh khác và các chất hoạt động bề mặt nên có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm.
- Nguồn tiếp nhận nước thải: hồ sinh học tại dự án.
Nước thải sản xuất
- Nước thải vệ sinh chuồng trại
+ Lưu lượng 2,78m3/ngày đêm.
+ Thành phần nước thải chăn nuôi gà chủ yếu có chứa phân của vật nuôi, thức ăn thừa và hóa chất khử trùng. Đặc trưng tính chất nước thải thường chứa thành phần các hợp chất hữu cơ (BOD5, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh gây bệnh (Coliform, E.Coli), pH cao và độ cứng lớn (do có vôi khử trùng chuồng nuôi). Ngoài ra nước thải còn chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS) dễ phân hủy, …
- Nước vệ sinh dụng cụ chăn nuôi, khử trùng, rửa các vật dụng: + lưu lượng phát sinh 0,6 m3/ngày đêm.
+ Tính chất nước thải ít bị ô nhiễm hữu cơ, vi sinh mà chủ yếu chứa các thành phần lơ lửng.
- Nguồn tiếp nhận nước thải: hồ sinh học tại dự án.
b. Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của bụi, khí thải
b.1. Trong giai đoạn thi công xây dựng dự án
Trong quá trình thi công xây dựng dự án, các hoạt động: từ các phương tiện vận chuyển, tập kết vật liệu xây dựng, vận chuyển xà bần, hoạt động đào đắp, hoạt động của các thiết bị thi công trên công trường sẽ làm phát sinh bụi và khí thải từ quá trình đốt cháy nhiên liệu khi vận hành các phương tiện chủ yếu gồm: CO, SO2, NOx, VOC....
Đây là điều không thể tránh khỏi khi xây dựng các công trình và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân xây dựng, môi trường không khí tại khu vực và dọc theo các tuyến đường vận chuyển trong suốt quá trình xây dựng. Tuy nhiên chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động, bên cạnh đó diện tích thực hiện dự án khá rộng, hiện trạng xung quanh không có nhà dân nên sẽ hạn chế được tối đa các ảnh hưởng
b.2. Trong giai đoạn hoạt động của dự án
Khi dự án đi vào hoạt động, bụi và khí thải (NOx, SO2, CO, VOC...) phát sinh chủ yếu từ các phương tiện giao thông, hoạt động của máy phát điện dự phòng, mùi (NH3, H2S, CH4) phát sinh từ trại nuôi gà, quá trình lưu trữ chất thải, mạng lưới thoát nước và hồ sinh học.
Sẽ ảnh hưởng đến người dân sinh sống lân cận, tuy nhiên các tác động này có tính chất gián đoạn, không thường xuyên và chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp giảm thiểu để hạn chế ảnh hưởng đến người dân.
c. Chất thải rắn, chất thải nguy hại
c.1. Trong giai đoạn thi công xây dựng dự án
Chất thải sinh hoạt: từ hoạt động sinh hoạt của công nhân xây dựng, chủ yếu là thức ăn thừa các loại bao bì thực phẩm (giấy, vỏ lon, vỏ chai, túi nilon, vỏ cơm hộp, thức ăn thừa,…). Khối lượng phát sinh: 100 kg/ngày.
c.2. Trong giai đoạn hoạt động của dự án
CTR sinh hoạt
- Nguồn phát sinh: hoạt động sống của công nhân viên trại như túi nilong, giấy vụn, hộp đựng thức ăn, một số loại chất thải vệ sinh khác, ...
- Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh trong quá trình hoạt động của Dự án là 13 kg/ngày.
- CTR sinh hoạt có hàm lượng hữu cơ cao, dễ phân hủy nếu không được thu gom xử lý tốt, kịp thời gây tác động xấu cho môi trường không khí, nước và đất. Vì các chất hữu cơ bị phân hủy trong điều kiện tự nhiên tạo ra các hợp chất có mùi hôi như H2S, mercaptan,… ảnh hưởng đến toàn khu vực. Các loại CTR là môi trường thuận lợi cho vi trùng phát triển, là nguồn phát sinh và lây lan các nguồn bệnh do côn trùng (ruồi, chuột, kiến, gián,…). Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt của con người và mỹ quan khu vực.
Chất thải rắn không nguy hại
CTR không nguy hại phát sinh từ hoạt động của Dự án gồm:
- Phân gà và chất độn chuồng (trấu)
+ Phân gà: Lượng phân gà 1 lứa nuôi: 900 kg/ngày x 63 ngày = 56.700 kg/lứa = 56,7 tấn/lứa
+ Chất độn chuồng (trấu): Khối lượng chất độn chuồng (trấu) phát sinh là 5 tấn/lứa; toàn trại 1 năm 4 lứa là 20 tấn (tính tối đa bằng khối lượng chất độn chuồng ban đầu). Toàn bộ chất độn chuồng có dính phân sẽ được thu gom 01 lần sau khi kết thúc lứa nuôi. Vậy tổng lượng trấu và phân 1 lứa nuôi: 5 + 56,7 = 61,7 tấn/lứa
- Bao bì đựng cám: Khi trại đi vào hoạt động, một lượng lớn thức ăn sẽ cung cấp cho gà làm phát sinh các loại bao bì chứa thức ăn cho gà, lượng bao bì này phát sinh trung bình khoảng 10 kg/ngày.
- Gà chết thông thường không do dịch bệnh: Trong hoạt động chăn nuôi, gà chết là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là gà mới nhập trại. Gà chết chiếm tỉ lệ thấp, khoảng 0,8%/tổng đàn gà nuôi (Nguồn: Công ty TNHH Emivest Feedmill Việt Nam). Như vậy lượng gà chết của Dự án khoảng: 320 con/lứa tương đương 6 con/ngày. Dự kiến khối lượng gà chết khoảng 15 kg/ngày
- Vôi bột sát trùng: Sau khi xuất hết tất cả gà trong một trại, tiến hành làm vệ sinh toàn bộ bao gồm trần, nền, tường, vách ngăn, trang thiết bị, dụng cụ dùng trong chuồng nuôi. Trại sử dụng vôi bột để khử trùng chuồng trại, khối lượng vôi khử trùng phát sinh cho toàn trại 1 năm 4 lứa là 555,52 kg.
- Rèm chuồng nuôi: Sau khi xuất hết tất cả gà trong một trại, tiến hành thay mới rèm che chuồng nuôi. Khối lượng phát sinh cho toàn trại 1 năm 4 lứa khoảng 3 tấn.
Chất thải nguy hại
- Gà chết do dịch bệnh: Dự kiến khối lượng gà chết khoảng 5 kg/ngày. Tuy nhiên đặc biệt là vào các mùa dịch gà chết do dịch bệnh là điều không thể tránh khỏi, nếu không có biện pháp phòng chống dịch bệnh chặc chẽ, hợp lý, kịp thời. Lượng gà chết tại trại tùy thuộc vào mức độ lây lan dịch bệnh và loại bệnh. Gà chết chủ yếu do bệnh nên có chứa mầm bệnh vì vậy cần được xử lý hợp vệ sinh theo quy định và hướng dẫn của cơ quan thú y.
- Ngoài ra hoạt động chăn nuôi của Dự án còn phát sinh một số CTNH khác. Phần lớn CTNH phát sinh do hoạt động thú y như các loại kim tiêm, bao bì đựng thuốc, vacxin, hóa chất khử trùng và một lượng nhỏ thuốc hết hạn sử dụng. Tuy nhiên, lượng thuốc sử dụng được kiểm tra thường xuyên, nhập về số lượng hạn chế khi có nhu cầu vì vậy số lượng thuốc hết hạn sử dụng rất ít, hầu như không có. Các loại hóa chất, bao bì sử dụng cho hoạt động chăn nuôi đa phần không có thành phần nguy hại, vì vậy lượng thải này phát sinh cũng không nhiều. Thành phần, khối lượng, nguồn phát sinh CTNH tại Dự án được ước tính, thống kê quả
>>> XEM THÊM: Giấy phép môi trường trang trại chăn nuôi thí nghiệm heo, gà vịt
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn