Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án Nhà máy thủy điện - Bình Thuận

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (gpmt) Dự án Nhà máy thủy điện - Bình Thuận. Sản phẩm đầu ra của Nhà máy là điện năng với tổng công suất 6 MW. Lượng điện trung bình hàng năm 25,48 triệu kWh.

Ngày đăng: 14-06-2024

230 lượt xem

MỤC LỤC

MỤC LỤC..............................................................................i

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .................................iv

DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................v

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.............................................................vi

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ...............................1

I.1. Tên chủ dự án đầu tư:....................................................................1

I.2. Tên dự án đầu tư.......................................................................1

I.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư ......................5

Công suất của dự án đầu tư ....................................................5

Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư...................................5

Sản phẩm của dự án đầu tư......................................................6

I.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung

cấp điện, nước của dự án đầu tư:...............................................7

Nhu cầu nguyên, nhiên liệu...........................................7

Nhu cầu sử dụng điện..........................................................7

Nhu cầu sử dụng nước........................................................7

I.5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư ..........................8

Hiện trạng sử dụng đất của dự án đầu tư...................................8

Mối quan hệ của dự án với các đối tượng tự nhiên và đối tượng khác trong khu

vực........................................................8

Các hạng mục công trình của dự án đầu tư...................................10

Phương án vận hành công trình, khai thác sử dụng nước .......................15

Vốn đầu tư.................................................17

Tổ chức quản lý và thực hiện dự án .....................17

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG

CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG................................18

II.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch

tỉnh, phân vùng môi trường....................................................18

II.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường..............20

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN

ĐẦU TƯ...................................................21

III.1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật...................21

Hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật.....................................21

Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực

thực hiện dự án .............................................22

III.2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án .......................23

III.3. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện

dự án............................................................26

Hiện trạng môi trường không khí ................................................26

Hiện trạng môi trường nước mặt ....................................27

Hiện trạng nước dưới đất.....................................................27

Hiện trạng môi trường đất...............................................28

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU

TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ...30

IV.1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong

giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư..................................30

IV.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong

giai đoạn dự án đi vào vận hành...................................................33

Đánh giá, dự báo cáo tác động ..............................................33

A. Đánh giá, dự báo các tác động của các nguồn phát sinh chất thải.......................33

B. Đánh giá các nguồn không liên quan đến chất thải .............................................37

Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện trong giai đoạn

vận hành dự án.........................................................................41

IV.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường........................53

Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường....................................53

Kế hoạch xây lắp các công trình chất thải, bảo vệ môi trường, thiết bị quan

trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục............................................................................53

Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác............5

IV.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá, dự báo ......................54

PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN

BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC ...................................................55

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP............................56

VI.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải........................................56

VI.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải......................................57

VI.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung..............................57

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ

CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN59

VII.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án................59

VII.2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quyđịnh pháp

luật........................................................59

 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ..............................59

Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải....................60

VII.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm...........................60

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ......................61

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

I.1. Tên chủ dự án đầu tư:

- Tên tổ chức: Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh điện

- Địa chỉ văn phòng: ......., phường 24, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:

+ Đại diện: ..........                          

+ Chức vụ: Chủ tịch HĐQT.

+ Đại diện được ủy quyền: Ông ..........

+ Chức vụ: Giám đốc

(Theo Giấy ủy quyền số 01/2023/UQ-TĐĐS ngày 09 tháng 10 năm 2023)

- Giấy chứng đăng ký kinh doanh số: ...... do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp ngày ngày 03/8/2007, thay đổi lần thứ nhất ngày 07/5/2008.

- Giấy chứng nhận đầu tư số ........ do UBND tỉnh Bình Thuận cấp chứng nhận lần đầu ngày 10/02/2015, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 4774475351 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận cấp chứng nhận thay đổi lần thứ 1 ngày 13/9/2016.

I.2. Tên dự án đầu tư

- Dự án: Nhà máy thủy điện .......

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: ........, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.

- Nhà máy thủy điện .... có diện tích 240.000 m2 thuộc địa phận xã Đông Tiến và xã Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc.

Công trình đầu mối thủy điện Đan Sách nằm trên Kênh thủy lợi dẫn nước từ đập thủy lợi ..... sang suối Tỵ có cao trình khoảng 430 m, cách trung tâm huyện Hàm Thuận Bắc khoảng 70 km về phía Bắc, diện tích lưu vực tính đến tuyến đập thủy lợi Đan Sách là 130 km2. Thủy điện..... xây dựng cuối Kênh thủy lợi điểm nhập lưu vào suối Tỵ. Sau cửa xả nhà máy thủy điện ..... là Công trình thủy điện ......

- Vị trí cụ thể các hạng mục chính của dự án:

+ Cụm công trình đầu mối thuộc địa phận xã Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.

+ Tuyến đường ống dẫn nước từ công trình đầu mối về nhà máy nằm trên địa phận xã Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.

+ Nhà máy thủy điện ....... đặt ở bờ trái suối Tỵthuộc xã Đông Tiến,huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Nhà máy thủy điện xả nước ra suối Tỵ thuộc địa phận xã Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.

+ Tuyến đường dây đấu nối khoảng 22,36 km đi qua 02 xã Đông Giang và xã Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.

Công trình đầu mối

Hình 1. Vị trí thực hiện dự án

- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến báo cáo môi trường của dự án đầu tư:

+ Dự án đã được UBND tỉnh Bình Thuận thống nhất cơ bản nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi theo Văn bản số 1741/UBBT-XDCB ngày 10/8/2001 về việc ý kiến về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi công trình thủy điện Đan Sách – Sông Quao.

+ Quyết định số 4126/KTCN ngày 01/11/2001 của Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 5 về việc Phê duyệt dự án tiền khả thi nhà máy thủy điện Đan Sách – Sông Quao.

+ Quyết định số 2823/HĐQT ngày 29/7/2002 của Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 5 về việc Phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi nhà máy thủy điện Đan Sách – Sông Quao.

+ Công văn số 1528 ĐL2/ĐLBT ngày 04/10/2002 của Điện lực Bình Thuận về việc Thỏa thuận phương thức và điểm đấu nối NMTĐ Đan Sách – Sông Quao.

+ Quyết định số 41296/HĐQT ngày 22/11/2002 của Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 5 về việc Phê duyệt báo cáo điều chỉnh nghiên cứu khả thi nhà máy thủy điện Đan Sách – Sông Quao.

+ Quyết định số 2715/ĐL ngày 18/8/2003 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 5 về việc Phê duyệt Thiết kế kỹ thuật – Tổng dự toán giai đoạn 1 công trình thủy điện Đan Sách, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.

+ Quyết định số 20/CTY-QĐ ngày 20/05/2008 của Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh điện 586 về việc Phê duyệt thiết kế kỹ thuật bản vẽ thi công và Tổng dự toán công trình Thủy điện Đan Sách – tỉnh Bình Thuận.

+ Văn bản số 3388/SXD-QLXD ngày 03/22/2016 của Sở Xây dựng Bình Thuận về việc có ý kiến về hồ sơ đầu tư dự án thủy điện Đan Sách.

+ Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy số 3012/TD-PCCC ngày 09/11/2016 của Công an tỉnh Bình Thuận và Văn bản số 156/PCCC ngày 18/8/2017 của Công an tỉnh Bình Thuận về việc chấp thuận nghiệm thu về PCCC công trình Nhà máy thủy điện Đan Sách.

+ Giấy phép khai thác sử dụng nước mặt số 455/GP-BTNMT ngày 08/02/2018 của Bộ Tài nguyên và môi trường.

+ Hợp đồng thuê đất số 735/HĐTĐ ngày 25/05/2017 và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ số CH 369776 đến CH 3697784.

+ Các loại Giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư chưa có đến thời điểm lập báo cáo.

- Quy mô của dự án đầu tư:

+ Nhà máy thủy điện Đan Sách có tổng vốn đầu tư: 154.000.000.000 đồng theo Nghị định 40/2020/NĐ-CPngày 06/4/2020 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều luật đầu tư công thì dự án thuộc nhóm B.

+ Dự án thuộc nhóm II căn cứ theo số thứ tự 2 phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ.

+ Nhà máy thủy điện Đan sách được xây dựng từ năm 2015 và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 11/2017. Do dự án chưa có hồ sơ môi trường trong quá trình thực hiện đầu tư và đã được xử lý vi phạm hành chính nên theo văn bản số 3839/STNMT-CCBVMTngày 21/8/2023 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn hồ sơ môi trường Nhà máy thủy điện Đan Sách của Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Điện 586 thì Dự án phải lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường; thẩm quyền cấp phép là UBND tỉnh Bình Thuận.

I.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

Công suất của dự án đầu tư

- Nhà máy thủy điện Đan Sách là công trình năng lượng cấp III, thủy điện kiểu đường ống.

- Công suất lấp máy: 6MW (03 tổ máy, 2MW/tổ máy), với lưu lượng lấy nước thiết kế là 4,5 m3/s.

- Điện lượng bình quân: 25,48 triệu kWh/năm.

Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Công trình Nhà máy thủy điện Đan Sách vận hành với mục đích chính là phát điện và đảm bảo dòng chảy tối thiểu sau cửa xả trên hạ lưu suối Tỵ, đảm bảo hiệu quả phát điện, cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

- Phương thức khai thác, sử dụng nước phát điện: Nhà máy thủy điện Đan Sách là công trình kiểu nhà máy sau đập lấy nước theo đường ống dẫn, xây dựng công trình đầu mối trên kênh thủylợi dâng nước vào cống lấy nước với lưu lượng thiết kế là 4,5m3/s, nước được dẫn từ cống lấy nước qua công trình lắng xả cát tràn xả thừa đầu kênh, tuyến kênh dẫn, bể áp lực, đường ống áp lực dựa vào độ chênh cao tạo áp lực quay cánh tua pin phát điện, công suất lắp máy 6MW. Nước sau khi phát điện được xả trả lại hạ lưu thuộc lưu vực suối Tỵ về hồ Sông Quao; nguồn điện sản xuất được hòa vào lưới điện Tổng Công ty điện lực Việt Nam EVN.

Nguyên lý hoạt động của dự án là chuyển thủy năng thành điện năng.

Hình 3. Sơ đồ công quy trình vận hành nhà máy

- Nhà máy thủy điện đặt bên bờ trái suối Tỵ, ngay nhập lưu kênh thủy lợi vào suối Tỵ. Lắp đặt 3 tổ máy loại tuốc bin Francis trục đứng, công suất lắp máy 3 tổ là 6MW, công suất lắp máy 1 tổ là 2MW. Nước từ đập được dẫn qua cụm Công trình đầu mối (cống điều tiết, cống lấy nước và công trình lắng xả cát, tràn thừa đầu kênh) dẫn về tuyến năng lượng (tuyến kênh dẫn, bể áp lực, đường ống áp lực) về Nhà máy thủy điện để phát điện. Nước theo đường ống áp lực đi tới tổ máy phát điện, tại đây động năng của nước sẽ làm quay tua bin máy phát điện. Nước sau khi phát điện sẽ không bị thay đổi về thành phần vật lý và sinh hóa nên được chuyển tiếp, nhập lưu vào suối Tỵ.

- Nhà máy thủy điện Đan Sách vận hành theo chế độ điều tiết ngày đêm, chủ yếu dựa trên dòng chảy tự nhiên đến tuyến công trình. Lượng nước khai thác, sử dụng của Nhà máy thủy điện Đan Sách sử dụng cho mục đích phát điện với các thông số chính:

+ Tần suất đảm bảo phát điện: 85%

+ Lưu lượng lũ thiết kế (P=1%): 545 m3/s.

+ Lưu lượng lũ kiểm tra (P=0,2%): 699 m3/s. + Lưu lượng lớn nhất: 4,5 m3/s.

+ Lưu lượng phát điện nhỏ nhất qua 1 tổ máy là 0,36 m3/s. + Cột nước tính toán lớn nhất: 174,4 m.

+ Lưu lượng dòng chảy tối thiểu: 0,18 m3/s.

Sản phẩm của dự án đầu tư

- Sản phẩm đầu ra của Nhà máy là điện năng với tổng công suất 6 MW. Lượng điện trung bình hàng năm 25,48 triệu kWh.

- Nguồn điện này sẽ được đấu nối vào Trạm điện lưới quốc gia phục vụ phát triển dân sinh, kinh tế, xã hội. Điện năng được chuyển tải từ nhà máy đến hệ thống điện khu vực bằng đường dây trung áp 22KVAC 95 nối từ trạm điện áp 6,3/22KV vào đường dây 22KV hiện hữu thuộc tuyến đường dây 22KV Đông Tiến – Đông Giang.

I.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư:

Đối với nhà máy thủy điện, nguồn năng lượng chính cho sản xuất là thủy năng.

Nguyên liệu chính vận hành nhà máy thủy điện là nguồn nước từ Kênh thủy lợi dẫn nước từ sông Đan Sách sang suối Tỵ, biến thủy năng thành điện năng trước khi trả lại nước vào hạ lưu suối Tỵ sau nhà máy.

Ngoài ra, sử sụng các loại dầu nhớt, dầu bôi trơn,... để phục vụ cho các hoạt động của máy móc thiết bị trong nhà máy.

Dự án đã hoàn tất xây dựng và đi vào hoạt động cuối năm 2017 nên nhu cầu cung cấp nguyên vật liệu trong giai đoạn thi công xem như đã hoàn thành. Báo cáo sẽ tập trung trình bày nhu cầu nguyên, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư trong gian đoạn vận hành của dự án

Nhu cầu nguyên, nhiên liệu

Nguyên liệu chính vận hành nhà máy thủy điện là nguồn nước từ Đập Đan Sách với dung tích toàn bộ là 208.000m³ theo kênh dẫn đến công trình đầu mối chuyển thủy năng thành điện năng bằng đường ống áp lực, sau khi phát điện nước được xả trả lại ra hạ lưu suối Tỵ. Lưu lượng khai thác, sử dụng nước mặt của nhà máy là 4,5 m³/s.

Các loại dầu nhớt, dầu bôi trơn,... để phục vụ cho các hoạt động của máy moc thiết bị trong nhà máy (tuabine, các ổ trục,...) tuy nhiên số lượng sử dụng không đang kể. Theo nhu cầu sử dụng thực tế của nhà máy từ khi hoạt động (cuối năm 2017) cho đến nay ước tính khoảng 120 - 150 lít/năm.

Nhu cầu sử dụng điện

Sử dụng chủ yếu phục vụ cho chiếu sáng trong quá trình vận hành Nhà máy và sinh hoạt của cán bộ công nhân viên (khoảng 5 người) với nhu cầu sử dụng khoảng 5 kWh/ngay, lấy nguồn điện trực tiếp từ Nhà máy thủy điện Đan Sách để sử dụng.

Nhu cầu sử dụng nước

- Tổng số lao động thực tế làm việc tại dự án là 5 người, trong đó: 02 người làm việc tại khu vực đập và 02 người làm việc tại nhà máy và 01 người quản lý chung. Tiêu chuẩn dùng nước cho sinh hoạt của công nhân là 100 lít/người/ngày (Theo TCXDVN 33:2006). Tổng như cầu dùng nước là: 05 người x 100 lít/người/ngày = 500 lít/ngày = 0,5 m3/ngày.

- Nguồn cung cấp nước: từ nguồn nước mặt tại suối Tỵ bơm lên các bể chứa sử dụng phèn để lắng cặn và sử dụng.

- Nguồn cung cấp nước cho sản xuất: Lấy từ Đập Đan Sách. - Nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất:

+ Lưu lượng phát điện lớn nhất: 4,5 m³/s. + Lưu lượng phát điện nhỏ nhất: 0,36 m³/s.

- Nguồn nước cấp cho phát điện đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép khai thác nước mặt số 455/GP-BTNMT ngày 08/02/2018, thời giạn là 10 năm.

I.5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

Hiện trạng sử dụng đất của dự án đầu tư

- Diện tích sử dụng đất: Theo Quyết định số 827/QĐ-TTg ngày 01/8/2003 của Thủ tướng cho phép chuyển mục đích sử dụng 280.816 m2 đất lâm – nông nghiệp thuộc địa bàn xã Đông Giang và Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc (bao gồm: đất rừng sản xuất là: 134.875 m2; đất rừng phòng hộ là: 125.035 m2; đất nông nghiệp và đất khác thuộc xã Đông Giang là: 20.906 m2) để xây dựng dự án.

- Diện tích đất sử dụng theo Quyết định số 756/QĐ-UBND ngày 22/03/2017 của UBND tỉnh Bình thuận như sau:

+ Diện tích đất chuyển giao lâu dài là: 145.696,8 m2 (đã có Hợp đồng thuê đất số 735/HĐTĐ ngày 25/05/2017 và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ số CH 369776 đến CH 3697784);

+ Diện tích đất giao tạm thời để thi công (sau khi thi công xong đã giao trả diện tích đất này): 133.969,7 m2; trong đó giao cho xã Đông Tiến: 16.328,8m2, xã Đông Giang: 25.714,2m2, Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Quao: 91.926,7m2.

+ Việc khai thác tận thu lâm sản đã được Công ty Lâm nghiệp thực hiện theo Quyết định số 2265/QĐ-CT.UBBT ngày 11/9/2003.

Mối quan hệ của dự án với các đối tượng tự nhiên và đối tượng khác trong khu vực

Nhà máy thủy điện .... đặt ở bờ trái suối Tỵ thuộc xã Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Nhà máy thủy điện xả nước ra suối Tỵ thuộc địa phận xã Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Dự án chuyển nước từ đập thủy lợi Đan Sách đến nhà máy thủy điện Đan Sách chuyển hóa thành điện năng. Lưu lượng qua nhà máy sau khi phát điện lại trả về điểm nhập lưu kênh thủy lợi và suối Tỵ tại vị trí cách tuyến Công trình đầu mối 2,7km.

(1) Hiện trạng Công trình thủy lợi .....

- Đập thủy lợi ....... nằm trên sông Đan Sách thuộc địa bàn xã Đông Tiến, huyên Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Đập được xây dựng từ năm 1992 nhằm mục đích trữ nước tưới cho nông nghiệp. Nước từ sông Đan Sách được chuyển qua kênh thủy lợi dẫn nước về dòng suối Tỵ và bổ sung cho hồ sông Quao được vận hành từ năm 1997.

- Đập thủy lợi Đan Sách gồm phần đập tràn được xây dựng bằng gỗ, đá xếp bọc BTCT dày 50 cm, cao trình ngưỡng tràn 435,5 m. Phần đập không tràn được xây dựng 2 bên đập tràn bằng vật liệu đất có đỉnh rộng 5m ở cao độ 438 m, phần đập bên phai dài 50 m, phần đập bên trái dài 85 m. Tuyến đập tạo thành hồ chứa có MNDBT là 435,5 m, MNC 434,5 m. Lượng nước khai thác chuyển toàn bộ lượng nước từ đập Đan Sách sang hồ Sông Quao qua tuyến kênh thủy lợi vơi lưu lượng phát điện lớn nhất 22m3/s

(2) Hiện trạng mạng lưới sông suối tại khu vực thực hiện dự án.

- Đoạn sông Đan Sách đến tuyến đập có chiều dài 31,4 km, độ rộng lòng sống tư 30 ÷ 50 m, độ dốc lòng sống từ 14‰ ÷ 50‰. Lòng suối có nhiều đá tảng, hai bên bờ la vách đá, cây bụi và rải rác có những đoạn địa hình hơi thoải.

- Đoạn sông Đan Sách phía sau đập thủy lợi Đan Sách đến đoạn nhập lưu với sông La Ngà có chiều dài 2,5 km có 1 nhánh lớn bên bờ phải và nhiều nhánh nhỏ gia nhập cả hai bờ. Độ rộng lòng sông từ 30 ÷ 50 m và mở rộng dần về phía nhập lưu, độ dốc lòng sông từ 14‰ ÷ 50‰. Lòng suối có nhiều đá tảng, hai bên bờ là vách đá, cây bụi và rải rác có những đoạn địa hình hơi thoải.

- Đoạn kênh chuyển nước từ đập thủy lợi Đan Sách đến nhà máy thủy điện Đan Sách có tổng chiều dài 2,7 km, có 2 nhánh suối lớn và nhiều nhánh suối nhỏ gia nhập. Mặt cắt ngang lòng sông hẹp từ 10 m ÷ 20 m, độ dốc lòng suối lớn, nhiều đá tảng. Hai bên bờ là vách núi đá, cây bụi và rải rác có những đoạn địa hình hơi thoải.

Dọc bên đoạn kênh chuyển nước từ tuyến đập thủy lợi Đan Sách đến nhà máy thủy điện Đan Sách không có dân cư sinh sống. Dân cư chủ yếu sinh sống phía hạ du nhà máy thủy điện Đan Sách 3 đoạn gần suối Tỵ nhập lưu với sông Cái Phan Thiết. Hiện không có công trình thủy lợi, thủy điện hay các công trình cấp nước nào khai thác, sử dụng nguồn nước trên đoạn kênh này.

Do địa hình lòng kênh và hai bên bờ suối là dốc, nước chảy xiết nên hệ sinh thái thủy sinh rất nghèo nàn, chủ yếu là các loài sinh vật đáy và cá nhỏ, không có những loại thủy sinh quý hiếm có giá trị kinh tế cao.

- Suối Tỵ: Đoạn thượng lưu nhà máy thủy điện Đan Sách có chiều dài khoảng 9,7km có 02 nhánh suối lớn bên bờ trái và nhiều khe suối nhỏ gia nhập, đoạn gần nhà máy thủy điện Đan Sách có nhiều cây bụi, địa hình thoải. Suối Tỵ đoạn sau nhà máy thủy điện Đan Sách đến đập thủy điện Đan Sách 2 dài khoảng 0,7km. Đoạn suối này ngắn thuộc lòng hồ thủy điện Đan Sách 2, chỉ có các khe suối nhỏ gia nhập, địa hình thoải

(3) Hiện trạng các công trình thủy điện trong khu vực.

Hiện nay, trên dòng chính suối Tỵ đã xây dựng 3 công trình thủy điện. Phía sau nhà máy thủy điện Đan Sách là công trình thủy điện Đan Sách 2 và Đan Sách 3.

- Thủy điện Đan Sách 2: xâydựng trên dòng chính suối Tỵ thuộc xã Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.

Quy mô: công trình cấp III. Dung tích hồ chứa là 253,5x103m3; dung tích hữu ích là 104,06x103m3; Công suất lắp máy là 4,5MW; Sản lượng điện hàng năm là 19,94x106kWh. Công trình đã phát điện từ tháng 2 năm 2015. Công trình thủy điện Đan Sách 2 vận hành theo chế độ điều tiết ngày đêm. Lưu lượng phát điện lớn nhất qua tuabin 7,5 m3/s, lưu lượng nhỏ nhất qua nhà máy 0,72 m3/s; đảm bảo duy trì lưu lượng xả thường xuyên xuống sau đập thủy điện Đan Sách 2 không nhỏ hơn 0,32 m3/s.

Hình 4. Đập chính và nhà máy thủy điện Đan Sách 2

- Công trình thủy điện Đan Sách 3: xây dựng trên dòng chính Tỵ thuộc xã Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.

Quy mô: công trình cấp III. Dung tích hồ chứa là 139x103m3; dung tích hữu ích là 64x103m3; Công suất lắp máy là 1MW; Sản lượng điện hàng năm là 4,78x106kWh. Công trình đi vào vận hành từ tháng 6/2015. Công trình thủy điện Đan Sách 3 vận hành theo chế độ điều tiết ngày đêm.

Hình 5. Đập chính và nhà máy thủy điện Đan Sách 3

Các hạng mục công trình của dự án đầu tư

Công trình cụm đầu mối:

Do công trình xây dựng trên kênh thủy lợi nên vị trí chỉ đủ bố trí cống điều tiết, cống lấy nước, công trình lắng, xả cát và tràn xả thừa đầu kênh.

- Công trình gồm 3 khoang 5 cửa chiều rộng mỗi khoang là 2 m, một khoang lấynước vào nhà máy thủy điện, 2 khoang xả thừa và xả cát. Tại 2 khoang xả thừa và xả cát bố trí 2 cửa xả mặt và 2 cửa xả cát. Bố trí như vậy để giảm nhẹ công tác vận hành cửa. Về mùa lũ tùy theo lượng nước đến mà mở 1 hay 4 cửa.

- Bể lắng cát là công trình dẫn nước không có áp có mặt cắt ướt lớn hơn nhiều đường dẫn nước vào nhà máy thủy điện. Bể có cao trình đáy cao hơn đáy suối khoảng 4 m, nên khả năng tháo rửa cát là thuận lợi. Bể có chiều rông 8 m, chiều dài 51 m, chiều sâu 3,4 5m được làm bằng bê tông cốt thép. Đáy bể có cống xả cát kích thước 0,6 x 0,6 m.

Tuyến năng lượng:

Tuyến năng lượng gồm các công trình

- Tuyến kênh dẫn thiết kế đi theo đường đồng mức đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. Kết cấu kênh bằng BTCT nối từ công trình lắng cát vào tràn xả thừa bể áp lực có kích thước 2x2m có tổng chiều dài 1917 m, dạng kênh hình hộp, độ dốc 10%. Dọc tuyến kênh có bố trí các công tiêu bằng BTCT có chiều dài 6m.

- Tràn xả thừa bể áp lực có kết cấu BTCT được bố trí cách bể áp lực 215m về phía thượng lưu, chiều rộng 35m, chiều dài dốc xả tràn 83,3m, lưu lượng thiết kế 4,5 m³/s.

- Bể áp lực được đắt ngay sau tràn xả thừa tại vị trí cuối kênh dẫn, lưu lượng thiết kế 4,5 m³/s, bể áp lực có kết cấu BTCT, kích thước mặt cắt B x H xL là 4,8 x 5,5 x 38m. Cao trình đáy bể 428,5m.

- Đường ống áp lực bên trái suối Tỵ, bố trí tiếp nối giữa Bể áp lực và nhà máy. Đường ống bằng thép có đường kính 1,2m, chiều dày thành ống 0,017mm, chiều dài 385m, lưu lượng thiết kế 4,5 m³/s. Dọc tuyến có bố trí 5 mố néo và 35 mố đỡ bằng BTCT.

Nhà máy

Nhà máy thủy điện diện tích 576 m². Lắp đặt 3 tổ máy loại tuốc bin Francis trục đứng, công suất lắp máy 3 tổ là 6MW, công suất lắp máy 1 tổ là 2MW. Nhà máy thuỷ điện được chia làm hai khối chính: Khối nhà máy và khối nhà điều khiển vận hành.

- Kênh xả: có chiều rộng 30m, chiều dài 15 m, nối tiếp từ bể xả ra suối Tỵ. Cửa kênh xả có các rãnh phai để điều chỉnh mực nước thấp nhất. Cuối kênh xả là điểm nhập lưu của kênh thủy lợi và suối Tỵ.

- Hệ thống tải điện: Gồm trạm biến áp ngoài trời diện tích 75 m² dung lượng trạm 7,5MVA bố trí 3 máy biến áp 6,3/22KV x 2,5MVA. Chuyển tải điện năng từ nhà máy đến hệ thống điện khu vực bằng đường dây trung áp 22KVAC95 nối từ trạm biến áp 6,3/22KV vào đường dây 22KV hiện hữu thuộc tuyến đường dây 22KV Đông Tiến – Đông Giang. Đường dây tải điện đấu nối dài 2.974m.

ðTât cả các hoạt động của Nhà máy thủy điện Đan Sách đều được tự động hóa, nhân viên vận hành nhà máy giám sát hoạt động phát điện, xả nước qua tuabin thông qua màn hình máy tính đặt tại Phòng điều hành.

Bảng I-2: Các thông chính dự án thủy điện Đan Sách

- Nhà quản lý vận hành: Bố trí ở đầu đường vào nhà máy có diện tích 300 m². Nhà cấp 4, 01 trệt, kết cấu gạch xây và BTCT.

- Đường quản lý vận hành:

+ Đường vào nhà máy có chiều dài 3.019 m, rộng 5,5m. Kết cấu đường đất.

+ Đường vào khu đầu mối có chiều dài 5.528m, rộng 6,5m. Kết cấu đá cấp phối.

Nhà máy thủy điện Đan Sách đã đi vào hoạt động từ tháng 11/2017 cho đến nay. Trong quá trình hoạt động, công ty đã thực hiện các biện pháp, công trình bảo vê môi trường gồm:

- Về thu gom và thoát nước mưa tại khu vực nhà máy: Nước mưa mái của nhà máy được thu gom và máng inox chảy vào ống uPVC D90 cập dọc theo chiều cao của nhà may, sau đó đổ vào dòng suối ỵ phía sau cửa xả nhà máy.

- Về thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các cán bộ nhân viên khoảng 5 người (nhà tắm, nhà vệ sinh) được thu gom và xử lý bằng hầm tự hoại 3 ngăn (01 ngăn chứa, 02 ngăn lắng) sau đó tự thấm ra môi trường đất, bùn và phân thuê đơn vị dịch vụ hút hầm đưa đi nơi khác xử lý định kỳ.

- Về khí thải, độ ồn: tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ các tổ máy phát điện; tuy nhiên, 03 tuabin tổ máy được đặt trong khu nhà máy riêng biệt và cách lý với khu nhà điều hành nên tiếng ồn chỉ ảnh hưởng trong không gian đặt máy mang tính cục bộ; ngoài ra, khu vực nhà máy ở cách xa khu dân cư, nằm trong khu vực bao quanh là rừng núi nên không ảnh hưởng, đối tượng chịu tác động chính là công nhân viên vận hành tại nhà máy.

- Về thu gom, xử lý chất thải rắn: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ công nhân viên vận hành (bao bì, hộp đựng thức ăn, chai nhựa,…) đều được thu gom và tập trung về hố đốt rác và đốt vào cuối ngày trong phạm vi khuôn viên nhà máy, chất thải có khả năng tái chế bán phế liệu, không phát thải ra môi trường.

- Về thu gom, xử lý chất thải nguy hại (CTNH): Hàng năm Nhà máy chỉ thải ra 120 lít đến 150 lít nhớt làm mát tuabin. Số nhớt này được chứa vào thùng phi, lưu trong kho và định kỳ bàn giao cho đơn vị chức năng. Ngoài ra, bố trí thùng chuyên dụng đặt tại kho lưu trữ CTNH để thu gom lưu trữ: giẻ lau dính dầu thải, linh kiện điện trong quá trình sửa chữa, bảo trì các tổ máy, phát sinh khối lượng không đáng kể khoảng 20 kg/năm được Hợp đồng và bàn giao cho đơn vị có chức năng thu gom và xử lý CTNH theo quy định. Kho lưu chưa CTNH được bố trí với diện tích 20 m², với kết cấu vách và mái bằng tôn, nền bê tông chống thấm, có bảng dấu hiệu cảnh báo. Ngoài ra, trong kho có bố trí thiết bị và bình xịt PCCC.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở Bệnh viện y học cổ truyền – Phục hồi chức năng

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha