Báo cáo cấp giấy phép môi trường dự án cơ sở trạm dừng chân - Phan Thiết, Bình Thuận

Ngoài kinh doanh xăng, dầu, Cơ sở còn kinh doanh các mặt hàng sản phẩm hải sản khô như: cá, mực, tôm; nước mắm truyền thống; bánh kẹo nhằm phục vụ cho khách hàng đến tham quan cũng như quãng bá ẩm thực của Bình Thuận đến du khách trong và ngoài nước.

Ngày đăng: 10-06-2024

183 lượt xem

MỤC LỤC

MỤC LỤC.......................................................................................................................1

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT.........................................................3

DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................................................................4

CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ ...........................................................5

1. Tên chủ Cơ sở:.............................................................................................................5

2. Tên Cơ sở: ...................................................................................................................5

3. Công suất, quy trình kinh doanh, sản phẩm của Cơ sở:..............................................5

3.1. Quy mô công suất của Cơ sở....................................................................................5

3.2. Quy trình kinh doanh................................................................................................6

3.3. Sản phẩm của Cơ sở.................................................................................................8

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện,

nước của Cơ sở................................................................................................................8

5.Các thông tin khác liên quan đến Cơ sở.....................................................................10

5.1. Hiện trạng thu gom và thoát nước mưa..................................................................10

5.2 Hiện trạng thu gom và thoát nước thải....................................................................10

5.3 Hiện trạng hạ tầng cấp nước....................................................................................10

CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ

NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.....................................................................11

1. Sự phù hợp của Cơ sở đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch

tỉnh, phân vùng môi trường:..........................................................................................11

2. Sự phù hợp của Cơ sở đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường:.................11

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO

VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.................................................................................13

1.Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải..........................13

1.1.Thu gom, thoát nước mưa: ......................................................................................13

1.2.Thu gom, thoát nước thải: .......................................................................................13

1.3. Xử lý nước thải:......................................................................................................14

1.3.1. Công trình xử lý nước thải đã được xây dựng, lắp đặt:.......................................14

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải...................................................................21

3. Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường:...............................................21

4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:...........................................22

5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có): ..................................23

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:.................................................24

6.1. Sự cố do hệ thống xử lý nước thải..........................................................................24

6.1.1.Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hệ thống xử lý nước thải.....................24

6.1.2. Biện pháp ứng phó sự cố môi trường đối với hệ thống xử lý nước thải .............24

6.2. Biện pháp phòng ngừa khi sử dụng hóa chất .........................................................28

CHƯƠNG IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

.......................................................................................................................................29

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải:..........................................................29

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có):...............................................30

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung...............................................30

1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải..........................................32

2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải......................................32

CHƯƠNG VI: CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.......33

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải:.......................................33

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm: ...............................................................33

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị

xử lý chất thải:...............................................................................................................33

2. Chương trình quan trắc chất thải...............................................................................37

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ...........................................................37

2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:................................................37

2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục

khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở. ........37

3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm..................................................37

CHƯƠNG VII: KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

ĐỐI VỚI CƠ SỞ ...........................................................................................................38

CHƯƠNG VIII: CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ..........................................................39

CHƯƠNG I:

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1. Tên chủ Cơ sở:

- Tên chủ Cơ sở: Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xây dựng ....

- Địa chỉ văn phòng: ....., phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận

- Người đại diện: . - Chức vụ: Giá......m đốc

- Điện thoại: ..........

- Giấy đăng ký kinh doanh số: ........ do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận cấp lần đầu ngày 21/07/2009 và thay đổi lần 4 ngày 19/09/2017

2. Tên Cơ sở:

- Tên Cơ sở: Trạm dừng Chân.....

- Địa điểm thực hiện Cơ sở: .........., phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận

- Cơ quan cấp giấy phép môi trường Cơ sở: UBND Thành phố Phan Thiết cấp

- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường: bản cam kết bảo vệ môi trường số 27/UBND-ĐT ngày 10/11/2009 do UBND Thành phố Phan Thiết cấp; Văn bản thay đổi so với nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có): không có

- Quy mô của Cơ sở: Tổng mức đầu tư của Cơ sở là 20 tỷ. Căn cứ phụ lục 1 ban hành kèm Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/04/2020 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Đầu tư công thì Cơ sở thuộc nhóm C theo tiêu chí của Luật Đầu tư công (nhóm C dưới 45 tỷ)

3. Công suất, quy trình kinh doanh, sản phẩm của Cơ sở:

3.1. Quy mô công suất của Cơ sở

a. Quy mô diện tích của Cơ sở

Tổng diện tích 9.299m2 (theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AP 479003 do UBND tỉnh Bình Thuận cấp ngày 17/10/2009). Hiện trạng hiện nay, Cơ sở đã có các hạng mục như sau:

Bảng 1. Quy mô hiện trạng công trình đã xây dựng của Cơ sở 

b. Quy mô công suất của Cơ sở

- Quy mô dung tích có tổng sức chứa là 30 m3 và đầu tư 04 trụ bơm. Trong đó:

+ 02 bồn dầu DO có dung tích 6.000 lít/bồn

+ 02 bồn xăng, Ron 92 có dung tích 9.000 lít và bồn xăng Ron 95 có dung tích 9.000 lít.

- Ngoài kinh doanh xăng, dầu, Cơ sở còn kinh doanh các mặt hàng sản phẩm hải sản khô như: cá, mực, tôm; nước mắm truyền thống; bánh kẹo nhằm phục vụ cho khách hàng đến tham quan cũng như quãng bá ẩm thực của Bình Thuận đến du khách trong và ngoài nước.

c. Quy mô dân số:

Căn cứ quy mô xây dựng của Cơ sở, tính toán được quy mô dân số tại thời điểm cao nhất tại Cơ sở. Cụ thể như sau:

- Khách vãng lai (bao gồm khách ăn uống tại nhà hàng và tham quan mua hải sản, nước mắm, đổ xăng...) thời điểm cao nhất khoảng N1=250 người

- Nhân viên phục vụ: dự kiến sử dụng số nhân viên là N2 = 20 người.

Do đó, tổng số người vào thời điểm cao nhất tại Cơ sở là N = N1+N2 = (250+20) người = 270 người.

3.2. Quy trình kinh doanh

a. Quy trình kinh doanh xăng, dầu

Quy trình hoạt động kinh doanh của Cửa hàng xăng, dầu của Cơ sở được trình bày cụ thể trong sơ đồ dưới đây:

Hình 1. Quy trình hoạt động buôn bán xăng của Cơ sở

Thuyết minh quy trình công nghệ:

Xăng được vận chuyển bằng các xe bồn chuyên dùng, đưa đến Cơ sở và được lưu giữ trong các bồn chứa xăng, dầu. Sau đó xăng, dầu được bán lẻ cho khách hàng có nhu cầu.

b. Quy trình kinh doanh hàng hóa hải sản, nước mắm,...

Quy trình kinh doanh của Cơ sở được trình bày cụ thể theo sơ đồ như sau:

Thuyết minh quy trình kinh doanh

Hàng hóa, sản phẩm của Cơ sở được thu mua thông qua các tổng đại lý cung cấp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận được vận chuyển về Cơ sở. Tại Cơ sở, hàng hóa được lưu trữ trong kho chứa, nhân viên có trách nhiệm kiểm đếm để trưng bày đầy đủ các dòng sản phẩm, hàng hóa tại các khu vực trưng bày để khách hàng lựa chọn, mua sản phẩm.

Quá trình hoạt động, có phát sinh chất thải ra môi trường như nước thải, bụi, khí thải (phương tiện giao thông), chất thải rắn, chất thải nguy hại,…. Tuy nhiên, chất thải này hiện nay Cơ sở đã kiểm soát chặt chẽ và đã có biện pháp quản lý, xử lý đúng quy định pháp luật hiện hành (chi tiết thể hiện ở phần sau của báo cáo).

3.3. Sản phẩm của Cơ sở

Sản phẩm của Cơ sở dịch vụ kinh doanh hàng hóa sản phẩm hải sản khô, nước mắm và xăng dầu bán ra thị trường

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của Cơ sở

a. Nhu cầu cấp điện

Nhu cầu sử dụng điện của Cơ sở chủ yếu phục vụ các công trình thấp sáng và phục vụ các công trình công cộng tại Cơ sở. Nhu cầu điện năng cung cấp cho Cơ sở được trình bày ở bảng sau:

Bảng 2. Nhu cầu điện năng phục vụ Cơ sở

Nguồn cấp điện: Điện sử dụng được lấy từ nguồn điện lưới quốc gia của tỉnh Bình Thuận. Hiện trạng hiện nay, Cơ sở đã đấu nối điện lưới Quốc gia nằm cạnh đường Nguyễn Thông, phường Phú Hài, Thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, quy mô công suất trạm biến áp là 150KVA. Ngoài ra, Cơ sở trang bị 01 máy phát điện dự phòng có quy mô công suất 50 KVA nhằm phòng ngừa sự cố hệ thống điện lưới quốc gia cúp.

Phương án cấp điện: dây dẫn động lực từ trạm biến thế đến tủ điện chính của các hạng mục công trình được luồng vào ống PVC được dán kín bằng keo dán ống PVC tránh thẩm thấu nước ngầm và tác nhân ăn mòn, được chôn ngầm dưới đất theo hệ thống mương cáp.

b. Nhu cầu nhiên liệu

Nhiên liệu phục vụ Cơ sở chủ yếu là dầu DO dùng cho máy phát điện dự phòng. Do máy phát điện dự phòng không hoạt động thường xuyên và chỉ hoạt động khi hệ thống điện lưới quốc gia cúp nên lượng dầu sử dụng không nhiều. Định mức, nhu cầu sử dụng dầu DO dùng cho máy phát điện dự phòng có quy mô 50 KVA khoảng 10 lít/h.

c. Nhu cầu sử dụng nước

Theo Tiêu chuẩn TCVN 4513:1998 – Cấp nước bên trong – tiêu chuẩn thiết kế thì tổng nhu cầu sử dụng nước của Cơ sở được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 3.Tổng hợp lưu lượng nước sử dụng của Cơ sở

Nước dùng để phòng cháy chữa cháy:

Giả sử thời gian diễn ra một đám cháy là 03 giờ và chỉ có 01 đám cháy. Theo mục 9, bảng 14 của TCVN 2644:1995 - Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế:

+ Tiêu chuẩn cấp nước chữa cháy: 20 l/s/vòi phun. + Số vòi phun hoạt là 01 vòi.

Vậy, tổng lượng nước sử dụng cho một đám cháy là 20 lít/giây x 3 giờ x 3.600 x 01 vòi = 216.000 lít = 216 m3.

Vy nhu cầu sử dụng nước cấp lớn nhất của Cơ sở là Q = 5,02 m3/ny.đêm (không bao gồm lượng nước PCCC

Nguồn cung cấp nước

Cơ sở không có sử dụng nước ngầm, mà sử dụng 100% nước thủy cục của địa phương (Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Bình Thuận – Chi nhánh Phan Thiết).

d. Hóa chất sử dụng:

Hóa chất sử dụng tại Cơ sở chủ yếu là hóa chất Chlorine B để xử lý nước thải. Định mức hóa chất Chlorine B để khử trùng cho 01 m3 nước thải dao động khoảng 1-2gram. Tùy theo lưu lượng xả thải thực tế hàng ngày của Cơ sở mà lượng hóa chất tiêu tốn khác nhau.

Nguồn cung cấp: Hóa chất sử dụng tại Cơ sở được mua từ các đại lý hóa chất trên địa bàn Thành phố Phan Thiết.

5.Các thông tin khác liên quan đến Cơ sở

5.1. Hiện trạng thu gom và thoát nước mưa.

Cạnh Cơ sở đã có hệ thống thu gom nước mưa chung của thành phố Phan Thiết nằm bên cạnh đường Nguyễn Thông. Hướng thoát nước mưa của khu vực gần Cơ sở ra sông Cái (đoạn ở phường Phú Hài). Do đó, thuận lợi cho việc thu gom và thoát nước mưa của Cơ sở trong quá trình hoạt động

5.2 Hiện trạng thu gom và thoát nước thải

Thực trạng hiện nay, cạnh Cơ sở chưa có hệ thống thu gom cũng như thoát nước thải. Hầu hết nước thải phát sinh tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh được xử lý bằng bể tự hoại cải tiến 03 ngăn, sau đó cho tự thấm hoặc thoát ra cống thu gom nước mưa chung của Thành phố.

5.3 Hiện trạng hạ tầng cấp nước

Cạnh đường Nguyễn Thông đã có tuyến cấp nước sạch của Chi nhánh Công ty Cổ phần cấp nước Phan Thiết đi ngang qua. Cơ sở đã hợp đồng và đấu nối nguồn nước nêu trên để phục vụ nhu cầu kinh doanh của Cơ sở

CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

1. Sự phù hợp của Cơ sở đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường:

- Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia: Vị trí Cơ sở không nằm trong vùng quy hoạch môi trường quốc gia.

- Đối với quy hoạch tỉnh: hiện nay tỉnh Bình Thuận đang trong giai đoạn lập quy hoạch tỉnh giai đoạn năm 2020-2025 và có xét đến năm 2030, theo đó Cơ sở nêu trên phù hợp với dự thảo báo cáo quy hoạch của tỉnh Bình Thuận.

- Đối với phân vùng môi trường: ngày 21/11/2017, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 37/2017/QĐ-UBND về việc phân vùng các nguồn tiếp nhận nước thải trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và Quyết định số 07/2021/QĐ-UBND ngày 17/02/2021 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc bổ sung điều khoản chuyển tiếp của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 37/2017/QĐ-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành quy định về phân vùng các nguồn tiếp nhận nước thải trên địa bàn tỉnh. Theo đó, quá trình hoạt động sản xuất, có phát sinh nước thải yêu cầu chủ Cơ sở xử lý đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi trường.

- Đối với các quy hoạch khác có liên quan: Vị trí cơ sở phù hợp với kế hoạch sử dụng đất đến năm 2021 của thành phố Phan Thiết và Quy hoạch chung thành phố Phan Thiết đến năm 2040.

2. Sự phù hợp của Cơ sở đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường:

- Đối với nước thải: Theo Quyết định số 37/2017/QĐ-UBND ngày 21/11/2017 về việc phân vùng các nguồn tiếp nhận nước thải trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và Quyết định số 07/2021/QĐ-UBND ngày 17/02/2021 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc bổ sung điều khoản chuyển tiếp của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 37/2017/QĐ-UBND ngày 21/11/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận thì tại vị trí sông Cái, nước không dùng cho mục đích sinh hoạt nên chất lượng nước thải của các cơ sở khi thải ra sông yêu cầu phải xử lý đạt cột B của quy chuẩn theo quy định. Quá trình hoạt động của Cơ sở có phát sinh nước sinh hoạt, lưu lượng nước thải phát sinh vào thời điểm cao nhất khoảng 4,65 m3/ngày đêm. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng nước mặt tại sông Cái không bị ô nhiễm, thời gian tới Cơ sở sẽ đầu tư và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung có công suất thiết kế 5,0m3/ngày đêm, theo công nghệ sinh học, kết hợp khử trùng, chất lượng nước thải sau khi xử lý đạt cột B của QCVN 14/2008/BTNMT– quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, sau đó thoát ra cống thu gom nước mưa chung của thành phố nằm trên đường Nguyễn Thông để thoát ra sông Cái (đoạn tại phường Phú Hài, thành Phố Phan Thiết)

- Đối với chất thải rắn: Đối với chất thải sinh hoạt không tái sử dụng, Chủ Cơ sở ký hợp đồng UBND phường Phú Hài về việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt. Đơn vị thu gom là Công ty Cổ phần Môi trường và Dịch vụ Đô thị Bình Thuận hàng ngày đến thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý đúng quy định. Riêng đối với chất thải nguy hại, chủ Cơ sở phân loại riêng biệt so với chất thải sinh hoạt và được lưu trữ trong kho chứa chất thải nguy hại có mái che mưa, nền bê tông, chống thấm. Định kỳ hàng năm, Cơ sở hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý đúng quy định.

Do đó, hoạt động của Cơ sở tại vị trí khu phố 5, đường Nguyễn Thông, phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận không ảnh hưởng và phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường.

>>> XEM THÊM: Quy trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha