Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Cơ sở Nhà máy nước tại thị xã La Gi

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (gpmt) của Cơ sở Nhà máy nước tại thị xã La Gi. Cơ sở thuộc loại hình sản xuất nước sinh hoạt được lấy từ nguồn nước thô thiên nhiên, sau đó qua công nghệ xử lý hóa lý, khử trùng thành nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân trên địa bàn thị xã La Gi.

Ngày đăng: 13-06-2024

175 lượt xem

MỤC LỤC `

MỤC LỤC.....................................................................................................................1

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT ......................................................3

DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................................4

CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ.........................................................5

1. Tên chủ cơ sở: ...........................................................................................................5

2. Tên cơ sở:..................................................................................................................5

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm kinh doanh của cơ sở:...........................................7

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của Cơ sở.....................................8

4.1. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất cho Cơ sở..........................................................8

4.2. Danh mục máy móc, thiết bị sử dụng trong quá trình sản xuất .............................8

4.3. Nguồn cung cấp điện............................................................................................12

4.4. Nhu cầu và nguồn cung cấp nước ........................................................................13

5. Các thông tin khác liên quan đến Cơ sở..................................................................15

5.1. Các hạng mục xây dựng của Cơ sở......................................................................15

CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG................17

1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường:.................17

2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường:...........................17

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ....................20

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải ......................20

1.1. Thu gom, thoát nước mưa....................................................................................20

1.1.2. Công trình thu gom, thoát nước mưa ................................................................20

1.2. Thu gom, thoát nước thải .....................................................................................21

1.3. Xử lý nước thải:....................................................................................................23

1.3.1. Công trình xử lý nước thải ................................................................................23

1.3.2. Các thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục: ............................24

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải ................................................................24

2.1. Hệ thống thu gom và thoát khí thải......................................................................24

2.2. Xử lý khí thải........................................................................................................25

2.2.1. Công trình xử lý khí thải của máy phát điện dự phòng.....................................25

2.2.2. Các thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục: ...............................26

3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường............................26

3.1. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn sinh hoạt................................26

3.2. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường....27

4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại..........................................28

5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung................................................29

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường................................................30

6.1. Biện pháp phòng ngừa khi sử dụng hóa chất.......................................................30

6.2. Phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải nguy hại: ...................................................31

6.3. Biện pháp an toàn khi sử dụng điện:....................................................................31

6.4. Biện pháp phòng chóng cháy nổ..........................................................................31

6.5. Sự cố thất thoát, thất thu nước cấp.......................................................................33

6.6. Sự cố đối với môi trường .....................................................................................34

6.7. Sự cố tai nạn lao động..........................................................................................34

7. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh

giá tác động môi trường (nếu có)................................................................................35

CHƯƠNG IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG..............36

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải.........................................................36

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải............................................................36

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung.............................................36

3.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung.......................................................................36

3.2. Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung: ........................................................................36

3.3. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm tiếng ồn, độ rung......36

CHƯƠNG V: KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ...................38

1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải........................................38

2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải....................................49

3. Kết quả quan trắc môi trường đối với bùn thải từ bể lắng bùn...............................49

CHƯƠNG VI: CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ ....50

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải: ....................................50

2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ).............................50

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ: .......................................................50

2.1.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ nước thải;....................................50

2.1.2. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ khí thải ........................................50

2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:..............................................50

2.2.1. Chương trình quan trắc tự động, liên tục nước thải ..........................................50

2.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục khí thải.............................................50

2.2.3. Giám sát khác (sự cố môi trường).....................................................................51

2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục

khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của Cơ sở.............51

3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm. ..............................................53

CHƯƠNG VII: KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ.......................................................................................54

PHỤ LỤC BÁO CÁO.................................................................................................56

CHƯƠNG I:

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1. Tên chủ cơ sở:

- Tên Cơ sở: CÔNG TY CỔ PHẦN 

- Địa chỉ văn phòng: ......., xã Tân Tiến, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận

- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: .......... - Chức danh: Chủ tịch Hội đồng quản trị.

- Điện thoại: ..........

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ......., đăng ký lần đầu ngày 18 tháng 03 năm 2004; đăng ký thay đổi lần thứ 9: ngày 20 tháng 04 năm 2023do Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp

- Mã số thuế: .........

2. Tên cơ sở:

- Tên cơ sở: Nhà máy nước .......

- Địa điểm cơ sở: ..........., xã Tân Tiến, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận

- Văn bản thẩm thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép liên quan đến Cơ sở: Giấy phép xây dựng số 59/GPXD ngày 25/04/2008 do Sở Xây dựng cấp.

- Trong quá trình hoạt động, Công ty được các cơ quan có thẩm quyền cấp các văn bản sau:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ............, đăng ký lần đầu ngày 18 tháng 03 năm 2004; đăng ký thay đổi lần thứ 9: ngày 20 tháng 04 năm 2023do Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp;

+ Công văn số 4588/UBND-ĐTQH ngày 10/10/2007 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc chủ trương đầu tư dự án nhà máy nước tại xã Tân Tiến, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận;

+ Quyết định số 1131/QĐ-UBND ngày 22/4/2008 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cho Công ty Cổ phần Địa ốc V.S.G thuê đất để xây dựng Nhà máy nước Tân Tiến tại xã Tân Tiến, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận;

+ Quyết định số 2307/QĐ-UBND ngày 0109/2008 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cho Công ty Cổ phần Địa ốc V.S.G thuê đất để xây dựng Nhà máy nước Tân Tiến tại xã Tân Tiến, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận.

+ Quyết định số 3300/QĐ-UBND ngày 21/12/2007 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án BOO Nhà máy nước Tân Tiến công suất 15.000 m3/ngày đêm.

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền trên đất số BY 617337 do Sở Tài nguyên và môi trường cấp ngày 12/05/2015;

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền trên đất số BY 617338 do Sở Tài nguyên và môi trường cấp ngày 12/05/2015;

+ Công văn số 4153/STNMT-TNKS ngày 05/09/2023 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc lập hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước;

+ Công văn số 4223/STNMT-TNKS ngày 11/09/2023 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc xin ý kiến hướng dẫn một số nội dung vướng mắc trong lĩnh vực công tác quản lý nhà nước về Tài nguyên nước;

+ Công văn số 2298/TNN-NTB ngày 26/09/2023 của Cục quản lý Tài nguyên nước về việc hướng dẫn dẫn một số nội dung vướng mắc trong lĩnh vực công tác quản lý nhà nước về Tài nguyên nước.

+ Giấy phép số 875/GP-UBND ngày 12/04/2021 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt.

+ Hợp đồng thu gom Chất thải nguy hại số 109-2023CTNH/PDC-TT ngày 27/07/2023 giữa Nhà máy nước Tân Tiến – Chi nhánh Công ty Cổ phần Địa ốc V.S.G với Công ty Cổ phần Môi trường Xanh PEDACO.

+ Hợp đồng số 28/HĐCNT-LG-2023 ngày 20/12/2022 về việc bán nước thô giữa Nhà máy nước Tân Tiến – Chi nhánh Công ty Cổ phần Địa ốc V.S.G với Công ty TNHH MTV KTCT Thủy lợi Bình Thuận

- Quy mô của cơ sở: Tổng mức đầu tư của Cơ sở 329.970.000.000 đồng, thuộc Nhóm C quy định tại Khoản 3 Điều 10 của Luật Đầu tư công.

- Loại hình của cơ sở:

+ Cơ sở thuộc loại hình sản xuất nước sinh hoạt được lấy từ nguồn nước thô thiên nhiên, sau đó qua công nghệ xử lý hóa lý, khử trùng thành nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân trên địa bàn thị xã La Gi.

Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 17 Nghị định số 02/2023/NĐ-CP quy định các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải có giấy phép “Các trường hợp quy định tại điểm a khoản này mà khai thác, sử dụng nước mặt trực tiếp từ hồ chứa, đập dâng thủy lợi, thủy điện, hệ thống kênh thủy lợi, thủyđiện để cấp cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp(bao gồm cả khai thác nước cho hoạt động làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt) mà tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành các hồ chứa, đập dâng thủy lợi,thủy điện, hệ thống kênh thủy lợi, thủy điện này chưa được cấp phép khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích nêu trên”. So sánh quy định trên, Cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy phép khai thác nước mặt.

Do đó, căn cứ điểm d, Khoản 4, Điều 28 và khoản 2, Điều 39 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 thì Cơ sở thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường. Đồng thời, Cơ sở đi vào hoạt động từ năm 2007 đến nay không thay đổi quy mô công suất so với báo cáo đánh giá tác động môi trường được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt tại Quyết định số 3300/QĐ-UBND ngày 21/12/2007 nên thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường do UBND tỉnh phê duyệt (quy định tại điểm c, Khoản 3, Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020)

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm kinh doanh của cơ sở:

3.1. Quy mô, công suất hoạt động của cơ sở

- Công suất hoạt động của nhà máy nước là 15.000 m3/ngày đêm

- Quy mô diện tích: Cơ sở có diện tích 31.544 m2 (Nguồn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BY 617337 và BY 617338 do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp ngày 12/05/2015; mục đích sử dụng đất thủy lợi; thời hạn sử dụng đến ngày 28/01/2058)

3.2. Công nghệ sản xuất của Cơ sở

Sơ đồ công nghệ xử lý nước cấp của Cơ sở được thể hiện theo sơ đồ sau

Hình 1: Sơ đồ công nghệ xử lý nước của Nhà máy nước

Thuyết minh sơ đồ công nghệ:

Nước thô được lấy từ hồ Núi Đất nhờ hệ thống bơm cấp I để bơm đẩy thẳng vào bể trộn. Tại đây tiến hành các công việc: phèn, Clo được đưa vào bể xử lý dưới dạng dung dịch để trộn đều với nước thô, nước đã được hòa trộn phèn, Clo đi qua bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng. Tại đây sẽ xảy ra quá trình phân hủy thủy phân phèn, tạo thành các hạt keo có khả năng hấp thụ các hạt lơ lửng có trong nước thô tạo thành các bông cặn lớn có thể lắng được. Nhờ có lớp cặn lơ lửng mà hiệu quả phản ứng tăng lên đáng kể. Nước thô và các bông

cặn sẽ đi qua bể lắng, tại đây do vận tốc chuyển động của dòng nước nhỏ nên hầu hết các hạt cặn và bông cặn sẽ lắng xuống đáy bể. Nước sau khi đi qua các bể lắng được làm trong và khử màu đạt yêu cầu sử dụng. Hệ thống thu nước phân tán của bể lắng sẽ có tác dụng nâng cao hiệu quả lắng. Nước sau khi lắng sẽ được tập trung và đưa thẳng sang bể lọc nhanh để hoàn thiện quá trình làm trong và khử màu. Các hạt cặn nhỏ không lắng được giữ lại trong lớp vật liệu lọc là cát thạch anh. Nước sau khi lọc được đưa thẳng vào bể chứa nước sạch. Dung dịch Clo lỏng được đưa vào bể trộn để Clo hóa sơ bộ và châm vào bể chứa khử trùng nước. Trạm bơm cấp II được bơm để đẩy nước sạch vào mạng lưới chuyển tải và phân phối để cấp cho các đối tượng tiêu thụ.

Với công nghệ xử lý nước của Cơ sở lựa chọn đảm bảo nước sau xử lý đạt QCVN 01:2018/BYT ngày 01/7/ 2021.

3.3. Sản phẩm của Cơ sở:

Bảng 1. Sản phẩm của nhà máy

Nước thô sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn được cung cấp cho các hộ dân sinh sống, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ,.. trên địa bàn thị xã La Gi

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của Cơ sở

4.1. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất cho Cơ sở

Trong quá trình hoạt động của nhà máy, lượng nhiên liệu, hoá chất được sử dụng để phục vụ hoạt động của nhà máy được thể hiện cụ thể trong bảng dưới đây. Nguồn cung cấp các nguyên vật liệu và hoá chất chủ yếu từ các cơ sở trong thành phố và các huyện, bảng khối lượng như sau:

Bảng 2. Nhu cầu sử dụng nguyên

Các nguyên vật liệu, hoá chất phục vụ cho quá trình hoạt động của nhà máy được Cơ sở hợp đồng với các đại lý cung cấp hóa chất tại thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai,…đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và không thuộc danh mục cấm sử dụng ở Việt Nam theo quy định hiện hành.

4.2. Danh mục máy móc, thiết bị sử dụng trong quá trình sản xuất

Các máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình hoạt động của nhà máy được thể hiện ở bảng sau:

4.3. Nguồn cung cấp điện

Nhà máy sử dụng lưới điện quốc gia tại khu vực, được cung cấp từ Công ty Điện lực Bình Thuận, Cơ sở đã hạ trạm biến áp công suất 1000 KVA để phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt tại Nhà máy. Ngoài ra nhà máy còn sử dụng máy phát điện dự phòng có công suất 550 KVA trong trường hợp mất điện để phục vụ sản xuất.

Điện được sử dụng cho hoạt động chiếu sáng, các máy móc thiết bị trong hệ thống xử lý, phân phối nước và các hệ thống phụ trợ khác trong suốt quá trình hoạt động. Nhu cầu sử dụng điện được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 4. Định mức sử dụng điện cho các hạng mục công trình

4.4. Nhu cầu và nguồn cung cấp nước

a. Nhu cầu sử dụng nước để xử lý và phân phối

- Nhu cầu sử dụng nước thô: Nhu cầu sử dụng nước thô dùng cho mục đích xử lý nước cấp hàng ngày của Cơ sở là 15.600 m3/ngày.

- Nguồn cung cấp: Nguồn nước thô phục vụ cho nhà máy được lấy từ 02 nguồn:

+ Nguồn số 1: được lấy từ nguồn nước mặt tại hồ Núi Đất. Cơ sở đã ký hợp đồng với đơn vị bán nước thô là Công ty TNHH MTV KTCT Thủy lợi Bình Thuận tại Hợp đồng số 28/HĐCNT-LG-2023 ngày 20/12/2022.

+ Nguồn thứ 2: được lấy từ nguồn nước thải (từ quá trình rửa lọc) sau khi xử lý qua công đoạn lắng, sau đó chứa trong ao chứa có diện tích khoảng 1,2 ha, thể tích 72.000 m3

b. Nhu cầu sử dụng nước nội vi

- Ngoài sản xuất nước để cung cấp cho sinh hoạt của người dân khu vực. Nhà máy còn sử dụng nước cho các mục đích nội vi nhà máy bao gồm:

- Nước sử dụng để rửa lọc;

- Nước cho mục đích sinh hoạt cho công nhân 13

- Nước tưới cây;

- Nước cho PCCC.

- Lượng nước cấp cho các mục đích nêu trên đều được lấy từ bể chứa nước sạch dung tích của nhà máy. Nước từ bể chứa nước sạch đảm bảo tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt và ăn uống.

Nhu cầu sử dụng nước rửa lọc

Nhà máy sử dụng nước cho hoạt động rửa vật liệu lọc trong bể lọc để đảm bảo bể lọc hoạt động hiệu quả, đảm bảo chất lượng nước sau lọc. Nhà máy dự kiến lắp đặt máy bơm rửa lọc có công suất Q = 360m3/h với lưu lượng nước rửa lọc là 80m3/h. Tần suất rửa lọc được tiến hành tối đa 1 lần/1ngày với thời gian rửa lọc là 15 phút/lần rửa lọc. Nhu cầu sử dụng nước cho quá trình rửa lọc như sau:

Qrửa lọc = 3,75 m3/phút x 15 phút/lần rửa lọc = 56 m3/lần rửa lọc/ngày

Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt

Nhu cầu sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt của nhân viên khi dự án đi vào hoạt động được tính toán dựa trên QCVN 01:2019/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, định mức nước cấp sinh hoạt cho công nhân là 150 lít/người/ngày.đêm, đối với nhân viên không lưu trú lấy định mức 50 lít/người.ngày. Số lượng công nhân viên làm tại nhà máy tối đa là 6 công nhân viên, trong đó có 5 công nhân viên vận hành tại trạm xử lý và có 02 công nhân viên lưu trú. Lượng nước sử dụng cho sinh hoạt cụ thể như sau:

QCN = (50 lít/người.ngày x 4 người/ngày.đ) + (150 lít/người.ngày x 2 người/ngày.đ) = 500 lít/ngày.đêm = 0,5 m3/ngày.đêm

Nhu cầu sử dụng nước tưới cây

Tổng diện tích trồng cây tại khuôn viên của Cơ sở khoảng 100 m2. Theo QCVN 01:2019/BXD thì nhu cầu sử dụng nước cho mục đích tưới hoa và công viên là 3 lít/m2.ngày.đêm nên nhu cầu sử dụng nước tưới cây tại khu vực khuôn viên dự án là:

Qtc = 100 m2 x 3 lít/m2.ngày.đêm = 300lít/ngày.đêm = 0,3 m3/ngày.đêm

Nước dùng để phòng cháy chữa cháy

Giả sử thời gian diễn ra một đám cháy là 03 giờ và chỉ có 01 đám cháy. Theo mục 5.2, bảng 11 của QCVN 06:2021/BXD - quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình thì:

+ Tiêu chuẩn cấp nước chữa cháy: 2,50 l/s/vòi phun.

+ Số vòi phun hoạt là 01 vòi.

Vậy, tổng lượng nước sử dụng cho một đám cháy là 2,5 lít/giây x 3 giờ x 3.600 x 01 vòi = 27.000 lít = 27m3.

Tổng hợp tổng lưu lượng nước dùng cấp (không bao gồm nước dùng cho PCCC) được thể hiện ở bảng sau:

Tổng hợp lưu lượng nước thải phát sinh

Ngoài nước thải sinh hoạt phát sinh, Cơ sở còn có phát sinh nước thải từ quá trình để rửa lọc (rửa ngược) và nước thải từ quá trình xả cặn tại các bể lắng, nước thải từ quá trình xả cặn tại mương dẫn sau bể trộn hóa chất. Thực tế không nước thải phát sinh từ các nguồn này không có định mức cụ thể mà lưu lượng nước thải được áp dụng theo nhu cầu thực tế của Cơ sở diễn ra trong quá trình xử lý nước cấp của Cơ sở. Tần suất xả cặn cũng như lưu lượng nước thải xả từ các quá trình trên được thể hiện cụ thể trong bảng sau:

5. Các thông tin khác liên quan đến Cơ sở

5.1. Các hạng mục xây dựng của Cơ sở a)

Hạng mục thu nước và trạm bơm cấp 1

- Diện tích xây dựng: 56,3 m².

- Tổng diện tích sàn xây dựng: 56,3 m².

- Chiều cao công trình: 0,5m (tỉnh từ mặt đất tự nhiên). b) Cụm bể phản ứng, bể trộn, bể lắng:

- Diện tích xây dựng: 331,58 m2

- Tổng diện tích sàn xây dựng: 331,58 m²

- Chiều cao công trình: 10,1m (tỉnh từ mặt đất tự nhiên).

c) Bể lọc:

- Diện tích xây dựng: 182,8m2

- Tổng diện tích sàn xây dựng: 191,8 m2

- Chiều cao công trình: 10,1m (tính từ mặt đất tự nhiên). d) Bể chứa nước sạch:

- Diện tích xây dựng: 1.036,9m2

- Tổng diện tích sàn xây dựng: 1.036,9m2

- Chiều cao công trình: 2,2m (tính từ mặt đất tự nhiên). e) Trạm Bơm cấp 2:

- Diện tích xây dựng: 184,27m2

- Tổng diện tích sàn xây dựng: 184.27m2

- Chiều cao công trình: 5m (tính từ mặt đất tự nhiên). f) Nhà Hoá chất:

Diện tích xây dựng: 5m2

- Tổng diện tích sàn xây dựng: 185,5m2

- Chiều cao công trình: 4,8m (tính từ mặt đất tự nhiên). g) Phòng test mẫu

- Diện tích xây dựng: 132,26m2

- Tổng diện tích sàn xây dựng: 132,26m2

- Chiều cao công trình: 5m (tính từ mặt đất tự nhiên). h) Nhà Quản lý:

- Diện tích xây dựng: 124,9m2

- Chiều cao công trình: 4,7m (tính từ mặt đất tự nhiên). i) Nhà Kho xưởng:

- Diện tích xây dựng: 73,3m².

- Tổng diện tích sàn xây dựng: 73,3m2.

- Chiều cao công trình: 5m (tính từ mặt đất tự nhiên). k) Sân Phơi bùn:

- Diện tích xây dựng: 769,4m2.

- Tổng diện tích sàn xây dựng: 769,4m2.

- Chiều cao công trình: 2m (tính từ mặt đất tự nhiên). 1) Nhà Bảo vệ:

- Diện tích xây dựng: 12m2.

- Tổng diện tích sàn xây dựng: 12m2.

- Chiều cao công trình: 2m (tính từ mặt đất tự nhiên).

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha