Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án đầu tư kho lạnh và nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án đầu tư kho lạnh và nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu.Công suất kho lạnh 1.900 tấn. Sơ chế, chế biến thủy sản: 7.200 tấn sản phẩm/năm

Ngày đăng: 07-06-2024

64 lượt xem

MỤC LỤC

THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY.. 5

1. Tên công ty: 5

2. Tên cơ sở: 6

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của công ty: 8

3.1. Công suất hoạt động của công ty: 8

3.2. Công nghệ sản xuất của công ty: 8

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng, hóa chất sử dụng,

nguồn cung cấp điện, nước của công ty: 24

5. Các thông tin khác liên quan đến công ty: 27

Chương II 33

SỰ PHÙ HỢP CỦA CÔNG TY VỚI QUY HOẠCH, 33

KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.. 33

1. Sự phù hợp của công ty với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia,

quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường: 33

2. Sự phù hợp của nhà máy đối với khả năng chịu tải của môi trường: 34

Chương III 35

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP. 35

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY.. 35

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải: 35

1.1. Thu gom, thoát nước mưa: 35

1.2. Thu gom, thoát nước thải: 36

1.3. Xử lý nước thải: 37

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 43

Bảng 12. Thông số kỹ thuật lò hơi 45

4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại: 48

. 49

5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung: 50

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường: 50

Chương IV.. 54

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.. 54

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải : 54

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung: 57

Chương V.. 57

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY.. 57

1.   Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải. 57

2.   Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải. 61

2.1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải lò hơi 61

2.2. Kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh. 62

Chương VI 65

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY.. 65

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải: 65

1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm: 65

1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý

của các công trình, thiết bị xử lý chất thải: 65

2. Chương trình quan trắc chất thải định kỳ theo quy định của pháp luật. 65

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ: 65

Chương VII 68

KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA.. 68

VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÔNG TY.. 68

Chương VIII 69

CAM KẾT CỦA CÔNG TY.. 69

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY

1. Tên công ty:

Công ty trách nhiệm hữu hạn thủy sản

- Địa chỉ văn phòng:.........., phường Hộ Phòng, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.

- Người đại diện theo pháp luật của Chủ công ty: ......, Giám đốc công ty. Chứng minh nhân dân số .........., cấp ngày 04/02/2015 do Công an tỉnh Bạc Liêu cấp. Địa chỉ thường trú: khóm 2, phường Hộ Phòng, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.

- Điện thoại: .....      -        Fax: ........

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên số ....... đăng ký lần đầu ngày 12/02/2015 và đăng ký thay đổi lần thứ 8 ngày 23/5/2022 do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp.

2. Tên cơ sở:

Dự án đầu tư kho lạnh và nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu

- Địa điểm:......., phường Hộ Phòng, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Vị trí giáp ranh hiện hữu của dự án như sau:

+ Phía Đông: Giáp nhà dân.

+ Phía Tây: Giáp nhà dân.

+ Phía Nam: Giáp kênh Bạc Liêu-Cà Mau.

+ Phía Bắc: Giáp quốc lộ 1A.

Sơ đồ vị trí của dự án:

Hình 1. Sơ đồ vị trí của dự án

Tọa độ vị trí thực hiện dự án.

Bảng 1. Tọa độ vị trí của dự án (hệ tọa độ VN 2000)

Vị trí

Tọa độ

Tọa độ X (m)

Tọa độ Y (m)

Điểm Đ1

1021203

0548505

Điểm Đ2

1021295

0548528

Điểm Đ3

1021074

0548514

Điểm Đ4

1021056

0548411

Điểm Đ5

1021088

0548405

Điểm Đ6

1021187

0548425

(Nguồn: Chủ đầu tư cung cấp)

- Các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên số 1900593509 đăng ký lần đầu ngày 12/02/2015 và đăng ký thay đổi lần thứ 8 ngày 23/5/2022 do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp.

+ Quyết định số 1968/QĐ-UBND ngày 21/11/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án đầu tư kho lạnh và cơ sở thu mua cá biển bảo quản đông lạnh.

+ Quyết định số 959/QĐ-UBND ngày 01/6/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh tên chủ dự án trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án đầu tư kho lạnh và cơ sở thu mua cá biển bảo quản đông lạnh.

+ Quyết định số 740/QĐ-UBND ngày 09/5/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án đầu tư kho lạnh và nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu.

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CV 352527 do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp ngày 15/5/2020.

+ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 51/GP-UBND ngày 24/9/2018 của UBND tỉnh cấp cho Công ty trách nhiệm hữu hạn thủy sản .....

+ Giấy phép khai thác nước dưới đất số 52/GP-UBND ngày 24/9/2018 của UBND tỉnh cấp cho Công ty trách nhiệm hữu hạn thủy sản .......

+ Quyết định số 298/QĐ-UBND ngày 21/02/2019 của UBND tỉnh về việc phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước của Công ty trách nhiệm hữu hạn thủy sản..... khai thác nước dưới đất tại công trình ...., phường Hộ Phòng, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.

+ Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại số 95.000111.T ngày 15/6/2018 của Sở Tài nguyên và Môi trường cấp cho Công ty trách nhiệm hữu hạn thủy sản ....

- Quy mô của dự án đầu tư:  Phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về môi trường: Dự án thuộc mục số 16 Phụ lục II danh mục các loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của công ty:

3.1. Công suất hoạt động của công ty:

Bảng 2. Quy mô, công suất nhà máy

Thông tin

Giai đoạn mở rộng, nâng công suất

Quy mô

Diện tích sử dụng đất là  7.967,16 m2

Công suất

- Kho lạnh 1.900 tấn.

- Sơ chế, chế biến thủy sản: 7.200 tấn sản phẩm/năm

3.2. Công nghệ sản xuất của công ty:

 

* Quy trình sản xuất các mặt hàng tôm tươi đông lạnh

Hình 2. Quy trình sản xuất tôm tươi đông lạnh

Giải thích quy trình:

Nguyên liệu: Tất cả nguyên liệu phải đạt tiêu chuẩn như tươi sống, không dập nát và đúng yêu cầu sơ chế cho từng loại mặt hàng (HLSO, PD, PUD, PTO,...).

Rửa 1: Tất cả các loại nguyên liệu sau khi tiếp nhận đều phải được rửa lại càng nhanh càng tốt bằng nước có pha chlorine 50ppm để loại bỏ tạp chất và sát trùng. Đối tôm tươi nguyên con cấp đông, nguyên liệu dạng HOSO là nguyên liệu tôm nguyên con sẽ được đưa qua khâu phân cỡ sau khi rửa tại đây.

Sơ chế: Sau khi rửa nguyên liệu tiến hành sơ chế, loại bỏ các thành phần không sử dụng (vỏ, chân, đầu, đuôi tôm) tùy theo loại mặt hàng. Đối với nguyên liệu chưa kịp sơ chế sẽ được bảo quản lạnh bằng cách ướp đá để chờ sơ chế.

Rửa 2: Tôm sau khi sơ chế sẽ được rửa để loại bỏ tạp chất.

Phân cỡ: Phân cỡ theo từng khoảng kích thước, trọng lượng nhất định tùy theo yêu cầu khách hàng.

Rửa 3: Tôm tiếp tục được rửa lại để loại bỏ tạp chất trong quá trình chế biến. Đối với tôm không cần xẻ lưng sẽ được chuyển thẳng qua khâu nhúng làm lạnh để chờ cấp đông.

Xẻ lưng - rút tim: Tôm được chuyển qua công đoạn sơ chế cuối cùng là xẻ lưng để rút chỉ lưng và loại bỏ phần tim tôm.

Rửa 4: Khâu này rất quan trọng về phương diện vệ sinh và phẩm chất vì đây là lần rửa sau cùng, đảm bảo sạch tạp chất và tiệt trùng. Ở khâu này phải thường xuyên thay nước rửa để tránh ô nhiễm.

Nhúng, làm lạnh: Làm lạnh tôm trước khi đưa vào khu cấp đông.

Xử lý phụ gia: Tùy vào yêu cầu của khách hàng sẽ thực hiện bổ sung hoặc không bổ sung phụ gia. Đối với mặt hàng bổ sung phụ gia sau khi xẻ lưng – rút tim, tôm được bổ sung phụ gia với liều lượng đảm bảo theo quy định từ đơn vị đặt hàng trước khi chuyển qua công đoạn rửa 4, làm lạnh để chờ cấp đông.

Đối với cấp đông block:

Cân, xếp khay: Sau khi rửa sản phẩm sẽ được cân xác định trọng lượng. Tùy theo các loại sản phẩm sẽ được xếp vào các khuôn khác nhau, khuôn phải nhẳn, khô ráo, đảm bảo vệ sinh.

Cấp đông: Trước khi đưa vào tủ đông tiến hành châm nước đầy khuôn, việc châm nước này là định hình khuôn và để bề mặt sản phẩm không bị khô và tránh hiện tượng khuôn bị cháy sau khi cấp đông. 

Tách khuôn mạ băng: Việc mạ băng sản phẩm nhằm làm tăng giá trị thẩmcủa sản phẩm, bảo vệ sản phẩm hạn chế sự bay hơi nước và oxy hóa chất béo.

Bao gói: Bao gói sản phẩm theo các trọng lượng xác định.

Rà kim loại: Công đoạn đánh giá chất lượng sản phẩm sau cùng là kiểm tra tạp chất kim loại còn sót lại trong tôm bằng cách cho sản phẩm qua máy dò kim loại.

Đóng thùng, bảo quản: Các gói sản phẩm được cho vào thùng carton có tráng paraphin để chống ẩm. Sau đó các thùng carton được đai nẹp và cuối cùng đưa vào kho bảo quản. Nhiệt độ kho bảo quản -180C đến - 200C.

Đới với cấp đông IQF:

Đối với sản phẩm đông rời, sau khi nhúng làm lạnh, nguyên liệu sẽ được chuyển qua khâu cấp đông IQF. Tiến hành mạ băng và tái đông sản phẩm trước khi cân trọng lượng để bao gói, rà kim loại và đóng thùng, bảo quản.

* Quy trình sản xuất các mặt hàng tôm luộc đông lạnh

Hình 3. Quy trình sản xuất tôm luộc đông lạnh

Giải thích quy trình

Nguyên liệu: Tất cả nguyên liệu phải đạt tiêu chuẩn như tươi sống, không dập nát và đúng yêu cầu sơ chế cho từng loại mặt hàng (HLSO, PD, PUD, PTO,...).

Rửa 1: Tất cả các loại nguyên liệu sau khi tiếp nhận đều phải được rửa lại càng nhanh càng tốt bằng nước có pha chlorine 50ppm để loại bỏ tạp chất và sát trùng. Đối với mặt hàng tôm luộc nguyên con cấp đông, nguyên liệu dạng HOSO là nguyên liệu tôm nguyên con sẽ được đưa qua khâu phân cỡ sau khi rửa tại đây.

Sơ chế: Sau khi rửa nguyên liệu tiến hành sơ chế, loại bỏ các thành phần không sử dụng (vỏ, đầu tôm). Đối với nguyên liệu chưa kịp sơ chế sẽ được bảo quản lạnh bằng cách ướp đá để chờ sơ chế.

Rửa 2: Tôm sau khi sơ chế sẽ được rửa để loại bỏ tạp chất.

Phân cỡ: Phân cỡ theo từng khoảng kích thước, trọng lượng nhất định tùy theo yêu cầu khách hàng.

Rửa 3: Tôm tiếp tục được rửa lại để loại bỏ tạp chất trong quá trình chế biến. Đối với mặt hàng tôm không cần xẻ lưng sẽ được chuyển thẳng qua khâu nhúng làm lạnh để chờ cấp đông.

Xẻ lưng - rút tim: Tôm được chuyển qua công đoạn sơ chế cuối cùng là xẻ lưng để rút chỉ lưng và loại bỏ phần tim tôm.

Rửa 4: Khâu này rất quan trọng về phương diện vệ sinh và phẩm chất vì đây là lần rửa sau cùng, đảm bảo sạch tạp chất và tiệt trùng. Ở khâu này phải thường xuyên thay nước rửa để tránh ô nhiễm.

Luộc: Hệ thống luộc tôm công nghiệp hoàn toàn tự động, kiểm soát nhiệt độ phòng máy bằng hơi nước nóng, tùy theo kích cỡ của mỗi loại tôm có thời gian luộc khác nhau.

Làm lạnh: Tôm sau khi luộc xong chuyển nhanh qua máy làm nguội, đảm bảo nhiệt độ làm nguội xuống 100C đến 150C.

Xử lý phụ gia: Tùy vào yêu cầu của khách hàng sẽ thực hiện bổ sung hoặc không bổ sung phụ gia. Đối với mặt hàng bổ sung phụ gia sau khi xẻ lưng – rút tim, tôm được bổ sung phụ gia với liều lượng đảm bảo theo quy định từ đơn vị đặt hàng trước khi chuyển qua công đoạn rửa 4, luộc và làm lạnh để chờ cấp đông.

Đối với cấp đông block:

Cân, xếp khay: Sau khi rửa sản phẩm sẽ được cân xác định trọng lượng. Tùy theo các loại sản phẩm sẽ được xếp vào các khuôn khác nhau, khuôn phải nhẳn, khô ráo, đảm bảo vệ sinh.

Cấp đông: Trước khi đưa vào tủ đông tiến hành châm nước đầy khuôn, việc châm nước này là định hình khuôn và để bề mặt sản phẩm không bị khô và tránh hiện tượng khuôn bị cháy sau khi cấp đông. 

Tách khuôn mạ băng: Việc mạ băng sản phẩm nhằm làm tăng giá trị thẩm mỹ của sản phẩm, bảo vệ sản phẩm hạn chế sự bay hơi nước và oxy hóa chất béo.

Bao gói: Bao gói sản phẩm theo các trọng lượng xác định.

Rà kim loại: Công đoạn đánh giá chất lượng sản phẩm sau cùng là kiểm tra tạp chất kim loại còn sót lại trong tôm bằng cách cho sản phẩm qua máy dò kim loại.

Đóng thùng, bảo quản: Các gói sản phẩm được cho vào thùng carton có tráng paraphin để chống ẩm. Sau đó các thùng carton được đai nẹp và cuối cùng đưa vào kho bảo quản. Nhiệt độ kho bảo quản -180C đến - 200C.

Đới với cấp đông IQF:

Đối với sản phẩm đông rời, sau khi nhúng làm lạnh, nguyên liệu sẽ được chuyển qua khâu cấp đông IQF. Tiến hành mạ băng và tái đông sản phẩm trước khi cân trọng lượng để bao gói, rà kim loại và đóng thùng, bảo quản.

* Quy trình sản xuất các mặt hàng tôm luộc ướp đá

Hình 4. Quy trình sản xuất tôm luộc ướp đá

Giải thích quy trình

Nguyên liệu: Tất cả nguyên liệu phải đạt tiêu chuẩn như tươi sống, không dập nát và đúng yêu cầu sơ chế cho từng loại mặt hàng (HLSO, PD, PTO,...).

Rửa 1: Tất cả các loại nguyên liệu sau khi tiếp nhận đều phải được rửa lại càng nhanh càng tốt bằng nước có pha chlorine 50ppm để loại bỏ tạp chất và sát trùng. Đối với mặt hàng tôm luộc nguyên con ướp đá, nguyên liệu dạng HOSO là nguyên liệu tôm nguyên con sẽ được đưa qua khâu phân cỡ sau khi rửa tại đây.

Sơ chế: Sau khi rửa nguyên liệu tiến hành sơ chế, loại bỏ các thành phần không sử dụng (vỏ, đầu tôm, chỉ lưng).

Bảo quản: Đối với nguyên liệu chưa kịp sơ chế sẽ được bảo quản lạnh bằng cách ướp đá để chờ sơ chế.

Rửa 2: Tôm sau khi sơ chế sẽ được rửa để loại bỏ tạp chất.

Phân cỡ: Phân cỡ theo từng khoảng kích thước, trọng lượng nhất định tùy theo yêu cầu khách hàng.

Rửa 3: Khâu này rất quan trọng về phương diện vệ sinh và phẩm chất vì đây là lần rửa sau cùng, đảm bảo sạch tạp chất và tiệt trùng. Ở khâu này phải thường xuyên thay nước rửa để tránh ô nhiễm.

Luộc: Hệ thống luộc tôm công nghiệp hoàn toàn tự động, kiểm soát nhiệt độ phòng máy bằng hơi nước nóng, tùy theo kích cỡ của mỗi loại tôm có thời gian luộc khác nhau.

Làm lạnh: Tôm sau khi luộc xong chuyển nhanh qua máy làm nguội, đảm bảo nhiệt độ làm nguội xuống 100C đến 150C.

Cân, vô túi PE: Sau khi làm nguội sản phẩm sẽ được cân xác định trọng lượng và bao gói sản phẩm theo các trọng lượng xác định bằng túi PE.

Ướp đá: Các túi sản phẩm được ướp đá làm lạnh sản phẩm xuống nhiệt độ bảo quản.

Đóng thùng, bảo quản: Sản phẩm được cho vào thùng carton có tráng paraphin để chống ẩm. Sau đó các thùng carton được đai nẹp và cuối cùng đưa vào kho bảo quản.

* Quy trình sản xuất tôm SUSHI đông lạnh

Hình 5. Quy trình sản xuất tôm sushi đông lạnh

Giải thích quy trình

Nguyên liệu: Tất cả nguyên liệu phải đạt tiêu chuẩn như tươi sống, không dập nát và đúng yêu cầu sơ chế (HLSO).

Rửa 1: Tất cả các loại nguyên liệu sau khi tiếp nhận đều phải được rửa lại càng nhanh càng tốt bằng nước có pha chlorine 50ppm để loại bỏ tạp chất và sát trùng.

Sơ chế: Sau khi rửa nguyên liệu tiến hành sơ chế, loại bỏ các thành phần không sử dụng (đầu tôm). Đối với nguyên liệu chưa kịp sơ chế sẽ được bảo quản lạnh bằng cách ướp đá để chờ sơ chế.

Rửa 2: Tôm sau khi sơ chế sẽ được rửa để loại bỏ tạp chất.

Phân cỡ: Phân cỡ theo từng khoảng kích thước, trọng lượng nhất định tùy theo yêu cầu khách hàng.

Rửa 3: Khâu này rất quan trọng về phương diện vệ sinh và phẩm chất vì đây là lần rửa sau cùng, đảm bảo sạch tạp chất và tiệt trùng. Ở khâu này phải thường xuyên thay nước rửa để tránh ô nhiễm.

Xử lý phụ gia: Có thể bổ sung hoặc không bổ sung phụ gia tùy vào yêu cầu của khách hàng.

Xiên que: Dùng que xiên cố định con tôm.

Luộc, làm lạnh: Hệ thống luộc tôm công nghiệp hoàn toàn tự động, kiểm soát nhiệt độ phòng máy bằng hơi nước nóng, tùy theo kích cỡ của mỗi loại tôm có thời gian luộc khác nhau. Tôm sau khi luộc xong chuyển nhanh qua máy làm lạnh, đảm bảo nhiệt độ làm nguội xuống 100C đến 150C.

Chế biến sushi: Sau khi làm nguội tôm sẽ trải qua công đoạn chế biến tiếp theo dạng tôm sushi. Tôm được cắt đôi kiểu xẻ bướm rồi lột vỏ, cắt tỉa tạo hình tôm theo đúng quy cách tôm sushi.

Cấp đông: Làm lạnh nhanh sản phẩm bằng máy cấp đông ở - 350C.

Bao gói: Bao gói sản phẩm theo các trọng lượng xác định.

Rà kim loại: Công đoạn đánh giá chất lượng sản phẩm sau cùng là kiểm tra tạp chất kim loại còn sót lại trong tôm bằng cách cho sản phẩm qua máy dò kim loại.

Đóng thùng, bảo quản: Các gói sản phẩm được cho vào thùng carton có tráng paraphin để chống ẩm. Sau đó các thùng carton được đai nẹp và cuối cùng đưa vào kho bảo quản. Nhiệt độ kho bảo quản -180C đến - 200C.

* Quy trình sản xuất các mặt hàng cá tươi đông lạnh (cá nước ngọt)

Hình 6. Quy trình sản xuất cá nước ngọt đông lạnh

Giải thích quy trình

Nguyên liệu: Cá phải đạt tiêu chuẩn như cá tươi không bị ươn.

Rửa 1: Tất cả các loại nguyên liệu sau khi tiếp nhận đều phải được rửa lại càng nhanh càng tốt bằng nước có pha chlorine 50ppm để loại bỏ tạp chất và sát trùng.

Sơ chế: Sau khi rửa nguyên liệu tiến hành sơ chế, loại bỏ các thành phần không sử dụng (vảy, vây, đuôi, đầu cá, nội tạng). Tùy vào yêu cầu mặt hàng mà quá trình chế biến có sự khác nhau.

Bảo quản: Đối với nguyên liệu chưa kịp sơ chế sẽ được bảo quản lạnh bằng cách ướp đá để chờ sơ chế.

Rửa 2: Cá sau khi sơ chế sẽ được rửa để loại bỏ tạp chất và máu cá.

Đối với cá Fillet:

Định hình: Sau khi sơ chế sẽ tiến hành định hình bằng cách lóc phần thịt cá và loại bỏ xương.

Rửa 3: Cá tiếp tục được rửa để loại bỏ tạp chất.

Soi KST: Thực hiện soi kiểm tra ký sinh trùng có thể bám trên thịt cá.

Phụ gia: Có thể bổ sung hoặc không bổ sung phụ gia tùy vào yêu cầu của khách hàng.

Phân cỡ, loại: Phân cỡ theo từng khoảng kích thước, trọng lượng nhất định tùy theo yêu cầu khách hàng.

Rửa 4: Khâu này rất quan trọng về phương diện vệ sinh và phẩm chất vì đây là lần rửa sau cùng, đảm bảo sạch tạp chất và tiệt trùng. Ở khâu này phải thường xuyên thay nước rửa để tránh ô nhiễm.

Đối với cá nguyên con:

Sau khi sơ chế và rửa, thực hiện soi kiểm tra ký sinh trùng và rửa lại lần nữa để đảm bảo sạch tạp chất bám vào cá trước khi phân cỡ, loại.

Đối với cá cắt khúc:

Sau khi sơ chế và rửa, tiến hành cắt thân cá thành từng khúc theo kích thước yêu cầu. Thực hiện soi kiểm tra ký sinh trùng trước khi rửa và phân cỡ, loại sản phẩm.

Đối với cấp đông block:

Cân, xếp khay: Sau khi rửa sản phẩm sẽ được cân xác định trọng lượng. Tùy theo các loại sản phẩm sẽ được xếp vào các khuôn khác nhau, khuôn phải nhẳn, khô ráo, đảm bảo vệ sinh.

Cấp đông: Trước khi đưa vào tủ đông tiến hành châm nước đầy khuôn, việc châm nước này là định hình khuôn và để bề mặt sản phẩm không bị khô và tránh hiện tượng khuôn bị cháy sau khi cấp đông. 

Tách khuôn mạ băng: Việc mạ băng sản phẩm nhằm làm tăng giá trị thẩm mỹ của sản phẩm, bảo vệ sản phẩm hạn chế sự bay hơi nước và biến đổi oxy hóa chất béo.

Bao gói: Bao gói sản phẩm theo các trọng lượng xác định.

Rà kim loại: Công đoạn đánh giá chất lượng sản phẩm sau cùng là kiểm tra tạp chất kim loại còn sót lại trong tôm bằng cách cho sản phẩm qua máy dò kim loại.

Đóng thùng, bảo quản: Các gói sản phẩm được cho vào thùng carton có tráng paraphin để chống ẩm. Sau đó các thùng carton được đai nẹp và cuối cùng đưa vào kho bảo quản. Nhiệt độ kho bảo quản -180C đến - 200C.

Đới với cấp đông IQF:

Đối với sản phẩm đông rời, sau khi nhúng làm lạnh, nguyên liệu sẽ được chuyển qua khâu cấp đông IQF. Tiến hành mạ băng và tái đông sản phẩm trước khi cân trọng lượng để bao gói, rà kim loại và đóng thùng, bảo quản.

>>> XEM THÊM: Giấy phép môi trường Trang trại chăn nuôi thí nghiệm heo, gà vịt

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
UA-179584089-1