Công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Nhà máy điện mặt trời

Công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Nhà máy điện mặt trời sử dụng công nghệ quang điện SPV. Tấm pin năng lượng mặt trời là thiết bị giúp chuyển hóa trực tiếp năng lượng ánh sáng mặt trời (quang năng) thành năng lượng điện (điện năng) dựa trên hiệu ứng quang điện.

Ngày đăng: 12-06-2024

157 lượt xem

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG..................................................................................................... iv

DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................v

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT............................................................. vi

CHƯƠNG I......................................................................................................................1

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ.................................................................................1

1. Tên chủ cơ sở...............................................................................................................1

2. Tên cơ sở .....................................................................................................................1

2.1. Địa điểm thực hiện ...................................................................................................1

2.2. Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép môi trường có liên quan

đến môi trường của cơ sở:...............................................................................................5

2.3. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường, các

giấy phép môi trường thành phần:...................................................................................6

2.4. Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công)6

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở...................................................7

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở.................................................................................7

3.2. Công suất, công nghệ, sản phẩm của cơ sở..............................................................8

3.3. Sản phẩm của cơ sở................................................................................................10

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện

nước của cơ sở...............................................................................................................11

4.1. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất của cơ sở................................11

4.2. Nhu cầu sử dụng điện.............................................................................................13

4.3. Nhu cầu sử dụng nước............................................................................................13

5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở.....................................................................17

5.1. Các hạng mục công trình của cơ sở........................................................................17

5.2. Danh mục máy móc thiết bị của cơ sở ...................................................................27

5.3. Tiến độ thực hiện cơ sở ..........................................................................................27

CHƯƠNG II..................................................................................................................28

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI

TRƯỜNG ......................................................................................................................28

1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh,

phân vùng môi trường ...................................................................................................28

2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường..............................29

2.1. Sự phù hợp của cơ sở với khả năng chịu tải đối với nước thải..............................29

2.2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả chịu tải đối với khí thải....................................30

Chương III.....................................................................................................................31

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ................................................................................................31

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải.........................31

1.1. Thu gom, thoát nước mưa ......................................................................................31

1.2. Thu gom, thoát nước thải .......................................................................................33

1.3. Xử lý nước thải.......................................................................................................35

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải...................................................................40

2.1. Biện pháp giảm thiểu bụi và khí thải phát sinh do quá trình hoạt động của các

phương tiện giao thông ra vào khu vực.........................................................................40

2.2. Biện pháp giảm thiểu mùi hôi từ khu vực lưu trữ rác ............................................40

2.3. Biện pháp giảm thiểu mùi hôi phát sinh từ nhà vệ sinh.........................................41

2.4. Biện pháp giảm thiểu khí thải phát sinh từ máy phát điện dự phòng 63 KVA......41

3. Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường................................................43

3.1. Chất thải rắn sinh hoạt............................................................................................43

4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại............................................46

5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung..................................................50

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường..................................................50

6.1. Biện pháp giảm thiểu tác động điện từ trường.......................................................50

6.2. Phòng chống cháy nổ..............................................................................................52

6.3. Phương án chống sét...............................................................................................53

6.4. Phòng chống rủi ro trượt lở đất, nguy cơ sụt lun, ngã trự đỡ pin, ngã trụ điện gây

đứt dây điện, các rủi ro do thời tiết xấu, giông bão, gió................................................53

6.5. An toàn trong công tác quản lý, vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng công trình....53

6.6. Sự cố tràn dầu máy biến áp ....................................................................................54

6.7. Sự cố các công trình bảo vệ môi trường.................................................................55

7. Các nội dung thay đổi so với Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt

.......................................................................................................................................56

CHƯƠNG IV.................................................................................................................59

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.........................................59

1. Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với nước thải ...................................................59

2. Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với khí thải ......................................................63

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung...............................................63

3.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung:........................................................................63

3.2. Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung............................................................................63

4. Nội dung đềnghị cấp phép đối với chất thải, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.

.......................................................................................................................................64

4.1. Chủng loại, khối lượng chất thải phát sinh.............................................................64

4.2. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với việc lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn

công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại ..............................................................65

CHƯƠNG V..................................................................................................................66

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.............................................66

1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải (không có)........................66

2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải (không có)....................66

CHƯƠNG VI.................................................................................................................67

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ ...............................67

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải........................................67

2. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật..................................67

2.1. Chương trình quan trắc chất thải định kỳ...............................................................67

2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải.................................................67

2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động liên tục khác

theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở..................67

3. Kinh phí thực hiện công tác bảo vệ môi trường hàng năm .......................................68

CHƯƠNG VII ...............................................................................................................70

KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ

.......................................................................................................................................70

CHƯƠNG VIII..............................................................................................................71

CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ......................................................................................71

CHƯƠNG I

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1. Tên chủ cơ sở

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ ĐIỆN

- Địa chỉ văn phòng: ......., xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận

- Người đại diện theo pháp luật: .......

- Chức danh: Giám đốc

- Điện thoại: ......     Email: ........

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần mã số doanh nghiệp .......... đăng ký lần đầu ngày 29 tháng 12 năm 2016, đăng ký thay đổi lần thứ 5, ngày 11 tháng 04 năm 2023 do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận cấp.

- Quyết định chủ trương đầu tư số 147/QĐ-UBND do UBND tỉnh Bình Thuận cấp ngày 15 tháng 01 năm 2018.

- Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư số 3675/QĐ-UBND điều chỉnh lần thứ 3 ngày 28 tháng 12 năm 2021 do UBND tỉnh Bình Thuận cấp.

2. Tên cơ sở

NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI , CÔNG SUẤT 42MWP VÀ ĐƯỜNG DÂY ĐẤU NỐI 110 KV

2.1. Địa điểm thực hiện

Nhà máy Điện mặt trời ..... của Công ty Cổ phần Đầu tư Điện  tọa lạc tại:......, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Khu đất của nhà máy có các vị trí tiếp giáp như sau:

+ Phía Đông giáp: Khu đất bằng chưa sử dụng và đất có cát bụi cây hoang thuộc xã Phong Phú.

+ Phía Tây giáp: Khu đất bằng chưa sử dụng, đất cát sỏi, đất có nhiều ngôi mộ của người dân và cách dự án 0,5km là đường liên xã dịch về phía Tây Bắc 0,5km là khu có dân cư đang sinh sống.

+ Phía Nam giáp: Tiếp giáp xã Chí Công

+ Phía Bắc giáp: Khu vực trồng cây hàng năm của người dân thuộc xã Phong Phú và phần lớn là đất bằng chưa sử dụng đất có cây bụi mọc hoang.

Hình 1. 1: Vị trí địa lý của cơ sở và các đối tượng lân cận

Mối tương quan giữa cơ sở đối với các đối tượng kinh tế xã hội xung quanh khu vực:

- Nhà máy điện mặt trời.......: Vị trí nhà máy điện mặt trời Phong Phú có mối tương quan đối với các đối tượng tự nhiên và kinh tế xã hội xung quanh như sau:

Hình 1. 2. Sơ đồ khu đất của cơ sở và các điểm mốc tọa độ

Hệ thống giao thông:

Khu vực nhà máy điện mặt trời  có tuyến đường mòn đất dài khoảng 500m kết nối với đường nhựa hiện hữu vào xã Phong Phú (cách dự án khoảng 0,3 km về phía Tây) kết nối với khu vực quốc lộ 1A (cách dự án khoảng 0,6 km).

Khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia:

Cách khu vực nhà máy khoảng 7 km về phía Bắc có Khu bảo tồn thiên nhiên Kalon Sông Mao, diện tích 20.000 ha.

Biển, sông suối ao hồ:

Cơ sở nằm trên khu đất có địa hình tương đối bằng phẳng, không có sông, suối nhỏ nào chảy qua. Cách cơ sở khoảng 6,3 km về phía Đông Bắc có sông Lòng Sông, cách 9,3km về phía Tây Nam có sông Lũy (hạ lưu gọi là Sông Cạn)

Cơ sở cách bờ biển Tuy Phong khoảng 4 km về phía Nam.

Các đối tượng kinh tế - xã hội khác:

Vị trí cơ sở nằm cách xa khu dân cư, khoảng cách đến khu dân cư gần nhất là 300m. Cách trung tâm xã Phong Phú khoảng 5 km.

Cách cơ sở khoảng 10 km về phía Tây Nam có bãi biển Cổ Thạch và KDL Cổ Thạch.

Cách cơ sở khoảng 0,75 km là mỏ khai thác đá.

- Hạng mục đường dây đấu nối 110 kV:

Địa hình là các đồi cát thoải dài có độ cao từ 5m đến 100m so với mực nước biển, vị trí đường dây xây dựng đi cặp và cách quốc lộ 1A từ 300-800m; cách biển Đông khoảng 4-5km theo đường chim bay. Hoa màu trong vùng cây cối chủ yếu là đất trồng màu theo thời vụ, thanh long hoặc rừng tràm, bạch đàn, một số ít cây ăn quả và cây tạp bụi rậm thấp ...Các tuyến giao thông chính để tiếp cận đến công trình chủ yếu là: Quốc lộ 1A và các đường giao thông nông thôn, đường nội xã hoặc liên xã.

Công nghiệp: Trong khu vực có một vài nhà máy nhỏ chủ yếu là thu mua nông sản theo thời vụ và chế biến thô.

Nông nghiệp: chủ yếu là làm ruộng lúa và vườn trồng cây ăn trái (thanh long), một số trồng hoa màu và các loại cây khác.

Chăn nuôi: chủ yếu là chăn nuôi gia cầm và gia súc…, bên cạnh đó có một số tiểu thương buôn bán nhỏ.

Dân cư: Đây là khu vực mật độ nhà cửa dân cư thưa thớt, chủ yếu là nhà cấp 4, rất ít nhà cao tầng, sống chủ yếu là làm vườn và buôn bán nhỏ, tập trung dọc quốc lộ 1A, các trục lộ và các khu dân cư tập trung gần khu vực hành chính địa phương, đời sống kinh tế không cao.

Hình 1. 3. Đường dây đấu nối 110 kV của Nhà máy

Hướng tuyến đường dây đã được kí kết trong Thỏa thuận đấu nối số 02/2018/EVN SPC – PHONGPHU ngày 27/02/2018 giữa Tổng công ty Điện lực Miền Nam và Công ty Cổ phần Đầu tư Điện mặt trời.

2.2. Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép môi trường có liên quan đến môi trường của cơ sở:

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CS 579717, số vào sổ cấp GCN CT15559 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận cấp ngày 05 tháng 8 năm 2019; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CS 579718, số vào sổ cấp GCN CT15557 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận cấp ngày 05 tháng 8 năm 2019; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số DL 388490, số vào sổ cấp GCN CT21595 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận cấp ngày 17 tháng 04 năm 2023; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số DL 388491, số vào sổ cấp GCN CT21596 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận cấp ngày 17 tháng 04 năm 2023.

- Biên bản kiểm tra nghiệm thu đưa vào sử dụng hệ thống lọc nước sinh hoạt của Công ty CP Đầu tư Điện mặt trời ngày 09 tháng 8 năm 2022.

- Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư số 3675/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận cấp.

- Văn bản số 3306/SXD-QHKT về việc liên quan đến thủ tục cấp phép xây dựng Nhà máy điện mặt trời tại xã Phong Phú, huyện Tuy Phong do Sở Xây dựng – UBND tỉnh Bình Thuận cấp ngày 06 tháng 11 năm 2020.

- Văn bản số 5960/STNMT-CCBVMT về kết quả thẩm định hồ sơ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại do Sở Tài nguyên và Môi trường – UBND tỉnh Bình Thuận cấp ngày 18 tháng 12 năm 2019.

- Hợp đồng thuê đất số 125/HĐTĐ với bên thuê đất là Công ty Cổ phần Đầu tư Điện Mặt Trời, bên cho thuê là UBND tỉnh Bình Thuận do Ông Lê Nguyễn Thanh Danh – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường làm đại diện, thời hạn thuê đất đến ngày 15 tháng 01 năm 2043 được ký ngày 05 tháng 8 năm 2019.

- Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng để đưa vào sử dụng số BBNTHT-ĐVSD/XDCSHTNM ngày 08 tháng 4 năm 2019.

- Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng để đưa vào sử dụng số BBNTHT-ĐVSD/NM ngày 05 tháng 4 năm 2019.

- Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng để đưa vào sử dụng số BBNTHT-ĐVSD/NLMR-TBA 110kV PR ngày 03 tháng 4 năm 2019.

- Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng để đưa vào sử dụng số BBNTHT-ĐVSD/DZ 110kV PP-PR ngày 02 tháng 4 năm 2019.

- Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng để đưa vào sử dụng số BBNTHT-ĐVSD/TPA 110kV PP ngày 01 tháng 4 năm 2019.

- Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư số 08/QĐ-UBND ngày 02 tháng 01 năm 2019 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận cấp.

- Văn bản số 1944/ĐL-NLTT về việc thông báo kết quả thẩm định thiết kế kỹ thuật công trình Nhà máy Điện mặt trời , tỉnh Bình Thuận do Bộ Công thương – Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cấp ngày 25 tháng 10 năm 2018.

- Văn bản số 3422/UBND-KT về việc thỏa thuận hướng tuyến đường dây 110kV dự án nhà máy điện mặt trời  do UBND tỉnh Bình Thuận cấp ngày 15 tháng 8 năm 2018.

- Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC số 3391/TD-PCCC ngày 06 tháng 3 năm 2018.

- Thỏa thuận đấu nối điện số 02/2018/EVN SPC-PHONGPHU giữa Công ty Điện lực Miền Nam và Công ty Cổ phần Đầu tư Điện mặt trời ngày 27 tháng 02 năm 2018.

- Quyết định chủ trương đầu tư số 147/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận cấp.

- Quyết định số 4288/QĐ-BCT về việc phê duyệt bổ sung danh mục Dự án Nhà máy điện mặt trời , công suất 42 MWp vào Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2015, có xét đến 2020 do Bộ Công Thương cấp ngày 14 tháng 11 năm 2017.

2.3. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường, các giấy phép môi trường thành phần:

- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Nhà máy điện mặt trời , công suất 42 MWp và đường dây đấu nối 110 kV” tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận số 2110/QĐ-UBND ngày 15 tháng 08 năm 2018 do UBND tỉnh Bình Thuận cấp.

2.4. Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công)

Căn cứ theo báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ sở “Nhà máy điện mặt trời, công suất 42 MWp và đường dây đấu nối 110 kV” của Công ty Cổ phần Đầu tư Điện mặt trời, căn cứ theo Quyết định chủ trương đầu tư số 147/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận cấp, Cơ sở có tổng vốn đầu tư là 974 tỷ đồng (Bằng chữ: Chín trăm bảy mươi bốn tỷ đồng). Căn cứ vào phân loại dự án đầu tư công (kèm theo Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2020 của Chính phủ), cơ sở thuộc nhóm B (Cơ sở thuộc mục II – phân loại dự án nhóm A theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật đầu tư công có vốn đầu tư nằm trong khoảng 120 tỷ đến dưới dưới 2.300 tỷ). Cơ sở thuộc dự án đầu tư nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại khoản 4 điều 28 Luật bảo vệ môi trường (cơ sở thuộc số thứ tự số 2 Mục I Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ).

Cơ sở đã được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đã hoàn tất các công trình hạng mục và đã đi vào hoạt động. Căn cứ theo điều 39 Luật bảo vệ môi trường thì cơ sở thuộc đối tượng phải có Giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh Bình Thuận theo quy định tại khoản 3 điều 41 Luật bảo vệ môi trường hiện hành. Do đó, nội dung chính của Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường được quy định tại khoản 3 điều 28 Nghị định 08/2022/NĐ-CP và được viết theo mẫu Phụ lục X (ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ).

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở

Nhà máy Điện mặt trời  của Công ty Cổ phần Đầu tư Điện mặt trời đã được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Quyết định số 2110/QĐ-UBND ngày 15 tháng 08 năm 2018.

- Diện tích sử dụng đất: 55,39 ha (Theo Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư số 3675/QĐ-UBND, điều chỉnh lần thứ 3 ngày 28 tháng 12 năm 2021 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận cấp).

- Quy mô xây dựng: Khu lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời, trạm biến áp 110kV, tuyến đường dây đấu nối 110kV, đường nội bộ và các công trình phụ trợ khác.

- Nhà máy điện mặt trời với công suất 42 MWp.

- Trạm biến áp 110kV với công xuất: 22/110kV-2x25MVA.

- Đường dây đấu nối 110kV Phong Phú – Phan Rí đấu nối từ trạm biến áp nâng 22/110kV – 2x25MVA từ nhà máy điện mặt trời và ngăn lộ 110kV tại trạm Phan Rí nằm trên địabàn xã Chí Công và Hòa Minh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Toàn bộ phần đường dây có chiều dài 8.854m gồm 7 góc lái.

Cụ thể như sau:

+ Đoạn từ G1 đến G2 (dài 553m): Điểm G1 nằm cách sân phân phối trạm nâng áp 22/110kV nhà máy điện mặt trời 50m, tại đây tuyến lái phải góc 27o35’23” hướng về dường dây 110kV Ninh Phước – Phan Rí (hiện hữu). Điểm G2 được chọn đặt ở bãi đất trồng màu cách đường dây 110kV Ninh Phước – Phan Rí 13,5m. Đoạn này địa hình thoải đều, không có nhà cửa, một phần cắt qua đường đất lớn, hoa màu gồm thanh long, đất trồng màu, tràm và các cây tạp thấp.

+ Đoạn từ G2 đến G3 (dài 2.332m): Từ G2 tuyến lái phải góc 51o21’06” và cặp theo đường dây 110kV Ninh Phước – Phan Rí chỗ gần nhất là 13,5m và xa nhất là 28,5m. Một lần cắt qua đường dây 22kV 1 pha, một lần cắt qua đường bê tông lớn, hoa màu gồm thanh long, đất trồng màu, tràm và các cây tạp thấp. Điểm G3 chọn đặt ở khu đất trồng màu.

+ Đoạn từ G3 đến G4 (dài 1619m): Từ G3 tuyến lái trái góc 41o55’08” và cặp theo đường dây 110 kV Ninh Phước- Phan Rí, chỗ xa nhất 28,5m, gần nhất 10,0m. Đoạn này địa hình thoải đều, có 01 nhà kho nằm trong hành lang tuyến thuộc Công ty CP chế biến bột cá Thành Đạt. Hai lần cắt qua đường nhựa và đường sỏi lớn, hoa màu gồm đất trồng màu, tràm và cây tạp thấp. Điểm G4 chọn đặt ở bãi đất trống.

+ Đoạn từ G4 đến G5 (dài 666m): Từ G4 hướng lái phải góc 02o37’04” và cặp theo đường dây 110 Ninh Phước – Phan Rí chỗ gần nhất là 10m và xa nhất là 28,15m. Đoạn này địa hình thoải đều, không có nhà cửa hay hoa màu và cây tạp thấp. Điểm G5 chọn đặt ở bãi đất trống.

+ Đoạn từ G5 đến G6 (dài 3246m): từ G5 tuyến lái phải góc 19o30’00” và cặp theo đường dây 110kV Ninh Phước – Phan Rí và cách 30m. Đoạn này địa hình thoải đều, ba lần cắt qua đường bê tông sỏi và đường đất lớn, không có nhà cửa, hoa màu gồm đất trồng màu, tràm, cây ăn quả, thanh long và cây tạp thấp. Điểm G6 chọn đặt ở bãi đất trồng màu.

+ Đoạn từ G6 đến G7 (dài 360m): Từ G6 tuyến lái trái góc 94o05’43” và cắt qua đường dây 110kV Ninh Phước – Phan Rí và sau đó cặp theo đường dây này chỗ xa nhất là 20m và gần nhất là 13,0m. Đoạn này địa hình thoải đều, một lần cắt qua đường đất lớn, có 02 nhà kho của Trung tâm Khí tượng thủy văn Phan Rí, hoa màu gồm đất trồng màu, tràm và cây tạp thấp. Điểm G7 chọn đặt ở bãi đất trống cách thanh cái trạm 110kV Phan Rí 28m và có góc lái trái 16o09’30”.

3.2. Công suất, công nghệ, sản phẩm của cơ sở

Cơ sở Điện mặt trời Phong Phú sử dụng công nghệ quang điện SPV. Tấm pin năng lượng mặt trời là thiết bị giúp chuyển hóa trực tiếp năng lượng ánh sáng mặt trời (quang năng) thành năng lượng điện (điện năng) dựa trên hiệu ứng quang điện. Các tấm pin năng lượng mặt trời được sản xuất từ nhiều loại vật liệu và được sử dụng rộng rãi cho các dự án điện năng lượng mặt trời trên thế giới. Nhà máy điện mặt trời công nghệ PV chỉ có thể tạo ra điện vào ban ngày và sản lượng điện cũng sẽ thay đổi tùy theo điều kiện thời tiết khác nhau. Tuy nhiên, nhà máy điện mặt trời công nghệ PV sẽ phát huy hiệu quả tối đa vào những ngày nắng nóng, đây là thời gian mà nhu cầu sử dụng điện tăng cao.

Các tấm PV sẽ chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành năng lượng điện 1 chiều DC nhờ vào hiệu ứng quang điện. Năng lượng điện một chiều này sẽ được biến đổi thành dòng điện xoay chiều có cùng tần số với tần số lưới điện nhờ vào các bộ biến tần. Lượng điện năng trên sẽ được hòa với điện lưới nhờ các máy biến áp nâng áp và hệ thống truyền tải điện.

Sử dụng công nghệ lắp cố định các tấm PV theo một hướng nhất định: Đây là cấu hình lắp đặt đơn giản nhất, chi phí lắp đặt và bảo dưỡng thấp nhất cho hệ thống nhà máy điện mặt trời PV. Các tấm PV sẽ được lắp đặt cố định sao cho hướng của các tấm PV nhận được năng lượng bức xạ mặt trời nhiều nhất.

Tấm pin năng lượng mặt trời sử dụng loại Silic đa tinh thể (Poly): được tạo thành do các tinh thể silic kết hợp với nhau theo các dạng và hướng khác nhau. Hiệu suất của các tế bào quang điện loại này thấp hơn so với loại đơn tinh thể (15-17%). Mặc dù vậy, tế bào đa tinh thể vẫn có độ bền cao và đảm bảo được đặc tính sử dụng theo thời gian (85% hiệu suất ban đầu sau 20 năm sử dụng). Lựa chọn loại pin đa tinh thể (Poly) là xu hướng tất yếu không những đem lại tối ưu về giá mà hiệu suất tấm pin (loại 72 cell, công suất trên 325Wp/tấm) lên đến 16,5% - tiệm cận đến hiệu suất của pin Mono-Si thông thường.

Hệ thống pin mặt trời biến đổi năng lượng mặt trời thành điện một chiều, vì vậy cần phải có các bộ biến đổi điện một chiều từ pin mặt trời thành điện xoay chiều để đấu nối vào hệ thống. Với sự phát triển trội công nghệ chế tạo bộ inverter hiện nay, đối với ứng dụng nối lưới công suất lớn, giải pháp sử dụng các bộ inverter trung tâm với công suất lớn hơn 500KVA/inverter là phù hợp.

Hình 1. 4. Sơ đồ mô tả tổng quan nhà máy điện mặt trời

Hình 1. 5: Tấm pin điện mặt trời đã lắp đặt tại nhà máy

3.3. Sản phẩm của cơ sở

Tổng hợp kết quả tính toán sản lượng điện năng hằng năm của nhà máy điện mặt trời được thể hiện như sau:

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện nước của cơ sở

4.1. Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất của cơ sở

Cơ sở sản xuất điện từ năng lượng bức xạ mặt trời do đó nguyên vật liệu chủ yếu phục vụ cho công tác bảo trì, bảo dưỡng. Nhu cầu nguyên vật liệu vào các thời kỳ khác nhau dao động tùy thuộc vào tình hình tiêu hao, hư hỏng của máy móc, thiết bị qua các giai đoạn. Nhu cầu nguyên liệu của cơ sở như sau:

(*) Dầu máy biến áp: Tranformer insulating oil hay còn gọi là dầu cách điện được bơm một lần khi máy biến áp được lắp đặt và đưa vào sử dụng. Dầu máy biến áp được kiểm tra định kỳ (1 năm/lần) các đặc tính kỹ thuật hoặc lọc dầu để loại bỏ tối đa độ ẩm, khi nào không thể lọc nữa mới thay thế dầu mới. Theo thực tế ghi nhận tại Tổng Công ty điện lực Miền Nam, dầu máy biến áp có tuổi thọ trung bình từ 15 năm trở lên. Dầu sau khi thay thế được lưu trữ vào các thùng chứa chuyên dụng chuyển sang các đơn vị khác sử dụng cho các máy biến áp có cấp điện áp thấp hơn (có yêu cầu và đặc tính kỹ thuật thấp hơn).

>>> XEM THÊM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng trại gà thịt

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha