Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở sản xuất chế biến hàng hải sản đông lạnh

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở sản xuất chế biến hàng hải sản đông lạnh. Sản phẩm của Cơ sở là các mặt hàng thủy sản tươi, các nguyên liệu đã qua sơ chế, hải sản tươi và hải sản đông lạnh như cá nục, cá ngừ, cá hồi, mực… được chế biến, bảo quản với sản lượng tối đa 4.000 tấn/năm.

Ngày đăng: 04-07-2024

128 lượt xem

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ ....................6

1.1. Tên chủ cơ sở: ..............................................6

1.2. Tên cơ sở: .....................................................................6

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:........................7

1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở:.....10

1.5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở:.............................................11

CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.....................12

2.1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường: .....................12

2.2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường:..........................12

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ..................14

3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải: ....................14

3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải :..............................................................20

3.3.Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường:...........................27

3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:........................................29

3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung:..............................................30

3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:..............................................31

3.7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác:.....................................................35

CHƯƠNG IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG................37

4.1.Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải :.......................................................37

4.2.Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải:...........................................................38

4.3.Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung:............................................39

4.4.Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại (nếu có):      ...........40

4.5.Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất:..........40

CHƯƠNG V: KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.....................41

5.1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ của nước thải::...........................................41

5.2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ của khí thải::..............................................42

CHƯƠNG VI: CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.......43

6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải:....................................43

6.2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật: .........................43

6.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm...............................................45

CHƯƠNG VII: KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

ĐỐI VỚI CƠ SỞ ...........................................................................................................46

CHƯƠNG VIII: CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ..........................................................47

CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1.1. Tên chủ cơ sở: Công ty TNHH.............

- Địa chỉ trụ sở chính:..............., Phường Phú Hài, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

- Người đại diện theo pháp luật: ........       Chức vụ: Giám đốc

- Điện thoại: ...........; Fax: ......................; E-mail: .......................

- Giấy đăng ký kinh doanh: số .............do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh bình thuận cấp lần đầu ngày 10 tháng 5 năm 1993, đăng ký thây đổi lần thứ 30 ngày 07/06/2023, Mã số thuế

1.2. Tên cơ sở: Công ty TNHH .............(gọi tắt là Cơ sở)

−     Địa điểm thực hiện cơ sở: Lô 16B, Cảng cá Phan Thiết, phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

−     Quyết định số 335/QĐ STNMT ngày 11 tháng 11 năm 2009 của Sở Tài Nguyên và Môi Trường Bình Thuận.

−     Công Văn số 811/STNMT-CCBVMT ngày 06/03/2017 về việc phúc đáp xin điều chỉnh một số nội dung của Đề Án Bảo Vệ Môi Trường.

- Quy mô của cơ sở:

+     Căn cứ Luật Đầu tư Công số........., ngày 13 tháng 6 năm 2019; Văn bản ưu đãi đầu tư số 4180/UBBT-PPLT ngày 25/10/2004 của UBND tỉnh Bình Thuận.

+     Cơ sở thuộc lĩnh vực quy định tại điểm d khoản 4 Điều 8 Luật Đầu tư công, với diện tích đất sử dụng 3.260m2, tổng vốn đầu tư 37.436,532 triệu đồng là Dự án đầu tư nhóm C có cấu phần xây dựng được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật Đầu tư công (tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng).

+     Tổng diện tích đất xây dựng: Tổng diện tích mặt bằng khu đất xây dựng 3.260 m trong đó bố trí diện tích xây dựng các hạng mục công trình, như sau:

Bảng 1. Diện tích các hạng mục công trình

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:

1.3.1. Công suất của cơ sở:

− Công suất sản xuất tối đa của cơ sở là từ 4.000 tấn thành phẩm/năm.

− Kho lạnh: 100 tấn thành phẩm hải sản các loại (cá, mực, sò ...)

1.3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở:

Quy trình công nghệ chế biến hàng đông lạnh:

Công ty TNHH ........... 3 thực hiện sản xuất, chế biến các mặt hàng hải sản đông lạnh, hải sản giá trị gia tăng trên dây chuyền máy móc hiện đại, theo quy trình sản xuất như sau:

Thuyết minh:

Cá, mực, sò được thu mua từ các đại lý chuyển về nơi tiếp nhận của công ty bằng xe tải nhẹ, được đưa vào dây chuyền sản xuất, phần nguyên liệu chưa được sử dụng sẽ được ướp đá giữ lạnh.

Nguyên liệu được đưa qua công đoạn sơ chế bao gồm các khâu mổ bụng, bỏ nội tạng, lột da và làm sạch bằng nước. Nguyên liệu sau khi sơ chế được đưa qua khâu chế biến để chỉnh hình và vào khuôn. Sau đó sản phẩm được đưa qua cấp đông, cuối cùng là đóng thùng bảo quản lạnh ở (-18°C) để bán cho thị trường trong và ngoài nước.

Quy trình vận hành kho lạnh 100 tấn:

Trước khi vận hành, công nhân cơ điện sẽ kiểm tra toàn bộ máy móc, thiết bị của kho đảm bảo điều kiện hoạt động tốt, an toàn.

- Sau khi kiểm tra, quy trình vận hành được thực hiện theo thứ tự: mở điện nguồn, mở bơm nước, quạt giải nhiệt dàn ngưng, mở máy nén. Sau đó, cho từng máy chạy thứ tự.

- Công nhân vận hành thực hiện kiểm tra áp suất dầu, áp suất nén, áp suất hút và áp suất trung gian đạt yêu cầu kỹ thuật, đồng thời vào kho kiểm tra dàn lạnh. Khi máy chạy trong thời gian nhất định sẽ thực hiện xả đá theo chu kỳ.

-Trong thời gian vận hành, nếu có trục trặc công nhân sẽ báo ngay cho người phụ trách. Dựa vào nhật ký vận hành để khắc phục sự cố.

- Cuối ca sản xuất hoặc cuối ngày, máy móc sẽ được vệ sinh và kiểm tra, bảo dưỡng. Sơ đồ quy trình vận hành kho lạnh 100 tấn được trình bày như sau:

Hình 2: Sơ đồ vận hành kho lạnh

1.3.2. Danh mục máy móc thiết bị của cơ sở: danh mục máy móc thiết bị của cơ sở theo bảng sau:

Bảng 2. Danh mục máy móc thiết bị của cơ sở:

.3.4. Sản phẩm của cơ sở:

- Sản phẩm của Cơ sở là các mặt hàng thủy sản tươi, các nguyên liệu đã qua sơ chế, hải sản tươi và hải sản đông lạnh như cá nục, cá ngừ, cá hồi, mực… được chế biến, bảo quản với sản lượng tối đa 4.000 tấn/năm.

1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở:

1.4.1. Nhu cầu cấp nước

Nhu cầu nước sinh hoạt cung cấp cho công nhân viên cho 1 ca được tính toán như sau: Số lượng công nhân của Cơ sở hoạt động ổn định là 300 công nhân, định mức Theo TCXD 33:2006 là 45 lít/người.ca. Công nhân làm việc: 1 ca/ngày Nước dùng cho sinh hoạt công nhân 300 người x 45 lít/người.ngày= 13.500 lít/ngày = 13,5 m3/ngày.

Nhu cầu cấp nước cho nhà ăn tập thể của công nhân: Tiêu chuẩn dùng nước cho nhà ăn tập thể: q = 18 (lít/bữa ăn), số lượng bữa ăn 1 bữa/ngày. QCấp Nhà ăn = q * N = 18 lít * 300 người * 1 bữa = 5.400 lít/ngày 5,9 m3/ngày Tổng nhu cầu cấp nước sinh hoạt cho Cơ sở13,5 + 5,9 = 19,4 m3/ngày

Nhu cầu cấp nước cho sản xuất của Cơ sở trung bình hiện nay là 130 m3/ngày. Vào mùa sản xuất cao điểm nhu cầu cấp nước có thể đạt 180 m3/ngày, nhu cầu cấp nước cụ thể như sau:

+ Nước cấp cho vệ sinh nhà xưởng: 6 m3/ngày

+ Nước cấp cho lò hơi: 5 m3/ngày

+ Nước cấp cho hệ thống xử lý khí thải của hò hơi: 0,5 m3/ngày

+ Nước cấp sản xuất 118,5 – 168,5 m3/ngày

Nhu cầu sử dụng nước thực tế cho hoạt động Cơ sở, cụ thể theo bảng sau:

Bảng 3. Lưu lượng nước cấp tại Cơ sở theo hóa đơn nước hàng tháng

1.4.2. Nhu cầu nguyên vật liệu, nhiên liệu, hóa chất

Nhu cầu sử dụng nguyên liệu của Cơ sở

-     Hải sản (mực, tôm, cá,...): 8.000 tấn/năm

-     Cơ sở trang bị 2 máy làm đá vảy công suất 10 tấn/ngày/máy.

Nhu cầu sử dụng hóa chất của Cơ sở:

Công ty tận dụng tối đa tái tạo năng lượng bằng cách sử dụng nước ngưng tụ để giải nhiệt hệ thống cấp đông nhằm tiết kiệm nước. Và thu hồi nhiệt của các hệ thống cấp đông để làm nóng nước sử dụng vệ sinh dụng cụ nhà xưởng (thau, rổ, khay, bàn,…) nhằm giảm lượng hóa chất tẩy rửa (clorine, xà phòng) khi vệ sinh và thân thiện với tư vấn môi trường. Nhu cầu hóa chất sử dụng: chủ yếu là Chlorine, xà bông, cồn + Chlorine bột: 230 kg/tháng.

+ Xà bông: 160 lít/tháng

+ Cồn xịt tay công nhân: 110 lít/tháng

Các loại hóa chất sử dụng tại Cơ sở có nằm trong danh mục hóa chất được phép sử dụng của bộ Y tế. Công ty cam kết không sử dụng các loại hóa chất cấm sử dụng theo thông tư 10/2021/TT-BYT ngày 30/06/2021 V/v “Quy định danh mục chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe”

Số lượng hóa chất sử dụng hàng ngày tại Cơ sở thấp nên không trang bị kho lưu trữ mà bố trí khu vực để hóa chất cách xa khu tiếp nhận nguyên liệu sản xuẩt.

Nhu cầu sử dụng nhiên liệu:

-        Dầu DO: 1.350 lít/tháng. Dùng cho xe vận chuyển hàng và Lò hơi. Cơ sở không xây dựng kho chứa dầu tại Cơ sở mà dầu DO dùng cho lò hơi được mua từ nhà cung cấp rồi về sử dụng. Đối với phương tiện vận chuyển sẽ đi nhập liệu tại các cửa hàng xăng dầu tại khu vực.

-        Nguồn điện cung cấp cho Cơ sở từ nguồn điện lưới quốc gia – Chi nhánh điện lực Phan Thiết. Nhu cầu cung cấp điện chủ yếu phục vụ thiết bị sản xuất, chiếu sáng,…Điện năng hiện tiêu thụ tại Cơ sở vào khoảng 130.000 kWh/tháng:

-        Hiện nay, tại Cơ sở có 1 máy phát điện công suất 1.000 KVA có thể chạy liên tục để cấp điện cho phân xưởng khi có sự cố.

-         Phân xưởng sử dụng gas dùng để phục vụ nấu nướng. Để đảm bảo an toàn, Cơ sở không lưu trữ bình gas tại nhà ăn. Gas sẽ được chuyển đến Cơ sở sử dụng liền và khi hết gas sẽ liên hệ với đơn vị cung cấp để vận chuyển gas tới nhà ăn. Hệ số sử dụng ga là 1,5kg/người/tháng với số công nhân 300 người. Khối lượng sử dụng ga trung bình 450kg gas/tháng.

1.5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở:

-        Cơ sở không có đầu tư thêm các hạng mục khác so với Quyết định số 335/QĐ STNMT ngày 11 tháng 11 năm 2009 của Sở Tài Nguyên và Môi Trường Bình Thuận. Công Văn số 811/STNMT-CCBVMT ngày 06/03/2017 về việc phúc đáp xin điều chỉnh một số nội dung của Đề án bảo vệ môi trường.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh công nghệ cao

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha