Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở nhà máy sản xuất bột mỳ

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở nhà máy sản xuất bột mỳ có công suất xay nghiền là 1.830 tấn lúa/ngày. Nhà máy đã áp dụng công nghệ sản xuất bột mỳ từ dây chuyền khép kín của tập đoàn MFMB.

Ngày đăng: 17-12-2024

120 lượt xem

MỤC LỤC.................................................................................... 1

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT................. 3

DANH MỤC BẢNG............................................................................ 4

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ.......................................................... 4

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ............................. 5

1.   Tên chủ cơ sở............................................................................. 5

2.   Tên cơ sở................................................................................................. 5

3.   Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở.......................... 7

3.1.  Công suất hoạt động của cơ sở.................................................... 7

3.2.  Công nghệ sản xuất của cơ sở.......................................................... 7

3.3.  Sản phẩm của cơ sở................................................................. 11

4.  Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở......... 11

5.   Các thông tin khác liên quan đến cơ sở................................................ 12

5.1.   Các hạng mục công trình chính của cơ sở.................................. 12

5.2.  Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường:.................................... 16

CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG........ 17

1.   Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường....... 17

2.   Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường.......................... 17

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ...... 18

1.   Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải.................... 18

1.1.  Thu gom, thoát nước mưa............................................................................. 18

1.2.  Thu gom, thoát nước thải.............................................................................. 18

1.3.  Xử lý nước thải............................................................................................... 20

2.   Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:................................................................ 23

3.   Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường:......................... 23

4.   Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:....................................... 24

5.   Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có):.............................. 25

6.   Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường................................................ 26

7.   Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có)....................................... 27

8.   Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường....... 27

9.   Các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp......................... 27

10.    Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có)..... 27

CHƯƠNG IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG................... 28

1.   Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải......................................................... 28

2.   Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (nếu có)............................................. 29

3.   Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung............................................ 29

CHƯƠNG V. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN..... 30

1.    Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải:...................... 30

2.   Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.....30

2.1.  Chương trình quan trắc môi trường định kỳ............................................... 30

2.2.  Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:.................................. 30

2.3.  Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở..30

3.   Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm............................................... 30

CHƯƠNG VI. CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ................................................................... 31

1.   Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường...... 31

2.   Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan.... 31

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1.Tên chủ cơ sở

Tên chủ cơ sở: Công ty TNHH Sản xuất Bột mỳ

Địa chỉ văn phòng: Khu công nghiệp Cái Lân, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Người đại diện:.......  Chức vụ: Tổng giám đốc

Điện thoại: ......    Fax:.........

Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số: ..... giấy phép đầu tư lần đầu ngày 01 tháng 9 năm 1994, chứng nhận thay đổi lần thứ mười hai ngày 14/7/2020, chứng nhận thay đổi lần thứ mười ba ngày 15/4/2022.

2.Tên cơ sở

Tên cơ sở: Nhà máy sản xuất bột mỳ

Địa điểm cơ sở: Khu công nghiệp Cái Lân, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Diện tích của dự án:

+ Theo Quyết định số ..../QĐ/UB của UBND tỉnh Quảng Ninh cấp ngày 15/7/1995, diện tích cho thuê đất: 70.000m2 (thời gian thuê đất: 30 năm).

+ Theo Quyết đinh số....../QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh cấp ngày 26/11/2018, về việc điều chỉnh ranh giới diện tích cho Công ty TNHH sản xuất bột mỳ thuê đất bổ sung theo hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm để xây dựng nhà máy sản xuất bột mỳ tại KCN Cái Lân, phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long. Trong đó, diện tích thuê đất bổ sung theo hình thức thuê đất trả tiền thuế đất hàng năm là 6.782m2. Thời hạn thuê đất: 26 năm, kể từ ngày có Quyết định điều chỉnh ranh giới diện tích cho thuê đất của UBND tỉnh đến ngày 01/9/2044

Vị trí tiếp giáp như sau:

+ Phía Đông Bắc, Đông Nam, Tây Nam tiếp giáp với đường giao thông;

+ Phía Tây Nam tiếp giáp với lô đất có ký hiệu “11” do Công ty TNHH Quốc tế Sao Bắc đang quản lý.

Hình 1. Vị trí thực hiện dự án

Tọa độ ranh giới như sau:

Bảng 1: Vị trí tọa độ của dự án

TT

Tên điểm

Hệ tọa độ VN2000,

kinh tuyến 107o45’, múi chiếu 3o

X (m)

Y (m)

1

A

2320354.248

426579.284

2

B

2320685.900

426238.412

3

C

2320806.567

426353.547

4

D

2320513.915

426656.580

5

E

2320504.407

426658.801

6

F

2320360.745

426607.341

Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số ........ của Sở Kế hoạch Đầu tư, giấy phép đầu tư lần đầu ngày 01 tháng 9 năm 1994, chứng nhận thay đổi lần thứ mười hai ngày 14/7/2020, chứng nhận thay đổi lần thứ mười ba ngày 15/4/2022.

+ Quyết định số ..../QĐ-UBND ngày 11/12/2020 của UBND TP. Hạ Long về việc phê duyệt Điều chỉnh (lần 2) quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Nhà máy sản xuất bột mỳ tại phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long.

+ Quyết định số 6292/QĐ-UBND ngày 28/7/2021 của UBND thành phố Hạ Long ban hành về việc đính chính Quyết định số ......./QĐ-UBND ngày 11/12/2020 của UBND thành phố “về việc phê duyệt Điều chỉnh (lần 2) quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Nhà máy sản xuất bột mỳ tại phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long”.

Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần:

+ Quyết định số 3111/QĐ-UBND ngày 14/9/2021 của UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Nhà máy sản xuất bột mỳ tại phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh của Công ty TNHH sản xuất bột mỳ.

+ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 93/QĐ-UBND ngày 15/01/2018 được UBND tỉnh Quảng Ninh cấp cho Nhà máy sản xuất bột mỳ Cái Lân của Công ty TNHH sản xuất bột mỳ tại KCN Cái Lân, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Quy mô của cơ sở:

Dự án có tổng mức đầu tư là 1.118.619.974.000 VNĐ (Một nghìn một trăm mười tám tỷ, sáu trăm mười chìn triệu, chín trăm bảy mươi tư nghìn). Theo tiêu chí phân loại dự án đầu tư công dự án thuộc nhóm A với mức đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên về lĩnh vực công nghiệp.

+ Quy mô diện tích: Tổng diện tích theo quy hoạch là 77.554m2. Trong đó:

Bảng 2: Cơ cấu sử dụng đất

TT

Loại đất

Diện tích (m2)

Tỷ lệ (%)

1

Đất xây dựng công trình kiến trúc (Hiện trạng đã xây dựng)

21.200,8

27,34

2

Đất xây dựng công trình kiến trúc (Xây dựng mới, cải tạo mở rộng)

8.189,4

10,56

3

Đất hạ tầng kỹ thuật (trạm điện, bể nước, sân, đường nội bộ…)

21.736,6

28,03

4

Đất cây xanh cảnh quan, cách ly

19.226,6

24,79

5

Đất dự kiến phát triển

7.200,6

9,28

 

Tổng diện tích

77.554

100

+ Quy mô cán bộ công nhân viên: 210 người.

3.Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

3.1.Công suất hoạt động của cơ sở

Công suất xay nghiền là 1.830 tấn lúa/ngày; công suất chứa lúa mỳ 135.000 tấn (Theo quyết định số 3111/QĐ-UBND ngày 14/9/2021 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy sản xuất bột mỳ tại KCN Cái Lân, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

3.2.Công nghệ sản xuất của cơ sở

Trong hoạt động sản xuất của Nhà máy hơn 20 năm qua, Nhà máy đã áp dụng công nghệ sản xuất bột mỳ từ dây chuyền khép kín của tập đoàn MFMB (Malaysia flour Mill Berhad của Malaysia), một tập đoàn sản xuất bột mỳ có kinh nghiệm và lớn nhất Malaysia. Với công nghệ đã áp dụng, Nhà máy luôn đứng vững và đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Hơn nữa, công nghệ sản xuất này còn đem lại hiệu quả kinh tế cao, lượng phát sinh khí thải, chất thải ít. Quy trình và sơ đồ công nghệ như sau:

Máy hút hạt (công suất 300 tấn/giờ) → Tháp nhập liệu và xử lý sơ bộ hạt (làm sạch các loại bụi, rác thải rắn có trong hạt) → Làm sạch và xử lý hạt → Nhà nghiền (làm sạch và xử lý hạt, tách tạp chất và phân loại hạt, sau đó nghiền)→ Bin chứa bột → Nhà trộn và xuất bột dời → Kho chứa → Thị trường tiêu thụ.

Hình 2: Quy trình sản xuất bột mỳ của Nhà máy

Trong đó, công nghệ của từng giai đoạn như sau:

Công đoạn nhập hạt:

Nguyên liệu (lúa mỳ) được mua từ thị trường nước ngoài vận chuyển về nhà máy theo đường thủy về cảng Cái Lân. Từ cảng, nguyên liệu được đưa về nhà máy theo quy trình sau: Lúa mỳ tại cảng → hệ thống hút hạt → băng tải → hệ thống máy nhập liệu → silo chứa.

Máy hút hạt với công suất 300 tấn/giờ đảm bảo cho việc dỡ hạt được nhanh nhất, giải phóng tàu 2,5 vạn tấn trong vòng 6 ngày. Hạt được lưu trữ tùy thuộc vào công suất theo từng thời điểm và yêu cầu của thị trường, thời gian lưu kho dài nhất trong khoảng 2 – 3 tháng.

Công đoạn làm sạch lúa mỳ:

Trong công đoạn làm sạch lúa mỳ, phần rác thải cần được xử lý chủ yếu là các tạp chất có trong nguyên liệu ban đầu như: đất, đá, hạt lép, hạt hỏng và hạt ngoại lai được tách ra trong 2 giai đoạn sàng. Phần thải này chiếm khoảng 0,5%.

Trong giai đoạn rửa vảy liên hợp và giai đoạn phun sương: lượng nước sử dụng được tính toán dựa trên cấu tạo hạt lúa mỳ và điều kiện kỹ thuật của công nghệ dây chuyền sản xuất, song song với hệ thống dây chuyền có hệ thống đường nước được điều chỉnh lượng nước cấp theo yêu cầu của công nghệ. Lượng nước được phun vừa đủ trong hệ thống máy kín và không đáng kể, nên không có nước phát thải.

Giai đoạn xát vỏ: chất thải chủ yếu là vỏ lúa mỳ, phần này chiếm từ 15 – 19% tùy thuộc từng loại giống và tận thu làm thức ăn gia súc.

Hình 3. Quy trình làm sạch và xử lý hạt

Trước khi đưa đến bộ phận nghiền, nguyên liệu được làm sạch qua 02 giai đoạn: sàng và gia ẩm.

Sàng: Mục đích của công đoạn này là tác các tạp chất (đất, đá, hạt lép, hạt lỏng và hạt ngoại lai) ra khỏi lúa mỳ theo 02 giai đoạn sàng. Trong đó:

+ Sàng lần 1: tách đất đá, rác thực vật ...

+ Sàng lần 2: tách hạt loại, tận thu bán làm thức ăn gia súc.

Gia ẩm: Sau khi sàng hai lần và xác định trọng lượng, nguyên liệu sẽ được gia ẩm bằng phun sương tại bin ủ bột. Lượng nước sử dụng được tính toán dựa trên cấu tạo hạt lúa mỳ và điều kiện kỹ thuật của công nghệ dây chuyền sản xuất. Nước gia ẩm được cấp qua đường ống có van điều chỉnh lưu lượng theo tỷ lệ trộn nên không phát sinh nước thải.

Trước khi đưa vào hệ thống nghiền, nguyên liệu được xát mỏ để loại bỏ mạt lúa (chiếm tỷ lệ từ 0,004% - 0,008% trọng lượng tùy theo giống lúa). Mạt lúa sẽ được thu hồi, tái sử dụng làm thức ăn gia súc.

Công đoạn nghiền sàng:

Sau khi lúa làm sạch và được ủ tới giai đoạn nhất định, sẽ được đưa tới khâu nghiền và dẫn đến các loại máy sàng tách để tách ra các dạng bột khác nhau; sau đó đưa sang các bin chứa bột. Đây là công đoạn phát sinh tiếng ồn và bụi cám tương đối lớn. Nhà máy sử dụng hệ thống phun sương dập bụi cho dây chuyền nghiền khép kín để giảm thiểu bụi phát sinh.

Công đoạn trộn:

Sau dây chuyền nghiền, bột được đưa đến các bin chứa tại nhà trộn và sản xuất bột dời. Tại đây, bột mỳ được trộn theo yêu cầu của các đơn vị đặt hàng, đóng gói chuyển về kho hoặc đổ trực tiếp lên xe bồn qua hệ thống máng rót.

Công đoạn xử lý bột mỳ bằng khí Clo:

Trong các hạt ngũ cốc hàm lượng gluten trong lúa mỳ chiếm tỷ lệ cao nhất (từ 22 – 24%). Đặc tính này đã giúp sản xuất từ bột mỳ ra rất nhiều sản phẩm yêu cầu độ dai cao như các loại sản phẩm mỳ sợi, bánh kẹo…Tuy nhiên một số sản phẩm lại đòi hỏi bột từ lúa mỳ nhưng có hàm lượng gluten (độ dai thấp) thấp như bánh mỳ, bánh bích quy, và một số sản phẩm tương tự. Theo nhiều nghiên cứu trong nước cũng như nước ngoài, xử lý bột mỳ bằng khí clo cho hiệu quả hữu hiệu nhất, nó làm ngắn mạch chuỗi gluten – protein trong bột mỳ mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng, đặc tính của bột mỳ mà vẫn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. (Nguồn: Flour treatments –world grain March 1994 và sổ tay hoá học)

Hệ thống xử lý bột mỳ bằng khí clo của nhà máy hoạt động hoàn toàn tự động. Điều khiển hoạt động của các thiết bị thành phần và hoạt động logic của cả hệ thống là chương trình phần mềm PLC. Do vậy toàn bộ hệ thống này được đặt trong buồng kín không cần cán bộ vận hành.

Công suất xử lý bột bằng Clo của nhà máy là: 2 tấn/giờ. Sản lượng sản xuất hàng tháng phụ thuộc vào nhu cầu thị trường và các khách hàng, sản lượng trung bình khoảng 40 tấn/tháng. Lượng khí clo dư sau khi sử dụng được đưa qua bể nước vôi trong để hấp thụ. Thể tích bể khoảng 1,5m3.

Công đoạn xử lý bột mỳ bằng khí clo đã có phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường của hệ thống xử lý bột mỳ bằng khí clo trong Nhà máy sản xuất bột mỳ số 1178/MTg do Cục Môi trường – Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường xác nhận ngày 8 tháng 12 năm 2000. Qua kết quả quan trắc định kỳ hàng năm đều cho kết quả nằm trong giới hạn của máy và trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép.

3.3.Sản phẩm của cơ sở

Sản phẩm của cơ sở gồm:

+ Lượng bột sản xuất: 1.390,8 tấn/ngày (lượng bột chiếm 76% lượng lúa xay nghiền).

+ Lượng cám sản xuất: 439,98 tấn/ngày (lượng cám sản xuất chiếm 23,988%).

+ Ngoài ra lượng phế phẩm như hạt đất, cát, mạt, ... được loại bỏ trong lúa mỳ chiếm 0,012% tương đương 0,2196 tấn/ngày (219,6 kg/ngày).

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

4.1 Nhu cầu sử dụng máy móc, thiết bị của cơ sở

Các thiết bị, máy móc được đầu tư và sử dụng tại cơ sở được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3: Máy móc, thiết bị tại cơ sở

TT

Danh mục

Loại

Số lượng

Hiện trạng

Máy móc, thiết bị hiện có của cơ sở

1

Thiết bị hút và vận chuyển lúa mỳ

Máy hút hạt

03

Tốt

2

Hệ thống nhập lúa và các silo chứa

GBS – Italy và Parado – Spanish

15

Tốt

3

Các thiết bị thuộc công đoạn làm

sạch số 1 và 2

GBS – Italy

Hệ thống

Tốt

 

4

 

Các thiết bị điều khiển điện

Hệ thống điều khiển tự động trung tâm bằng máy vi tính

 

03

 

Tốt

5

Hệ thống máy xay nghiền bột mỳ

GBS – Italy

03

Tốt

6

Thiết bị đóng bao sản phẩm

Dây chuyền đóng bao bột mỳ

03

Tốt

7

Các thiết bị phụ trợ

 

03

Tốt

8

Silo chứa lúa

Cordoba - Spanish

36

Tốt

TT

Danh mục

Loại

Số lượng

Hiện trạng

Máy móc, thiết bị hiện có của cơ sở

9

Bin bột

Việt Nam

12

Tốt

10

Hệ thống máy phát điện

 

Hệ thống

Tốt

Máy móc, thiết bị dự kiến để nâng công suất

1

Các thiết bị thuộc công đoạn làm sạch

Thụy Sỹ - Trung Quốc

Hệ thống

Tốt

2

Hệ thống máy xay nghiền bột mỳ

Thụy Sỹ - Trung Quốc

01

Tốt

3

Thiết bị đóng bao sản phẩm

Dây chuyền đóng

bao bột mỳ

01

Tốt

4

Silo chứa lúa

Cordoba - Spanish

18

Tốt

5

Bin bột

Việt Nam

4

Tốt

(Nguồn: Chủ đầu tư)

Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu của cơ sở

Nguyên vật liệu: nhu cầu sử dụng nguyên liệu lúa mỳ là 549.000 tấn/năm.

Nguyên liệu lúa mỳ được vận chuyển theo ký kết hợp đồng với tàu chuyên chở, vận chuyển từ nước ngoài (Được nhà máy kiểm tra nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn AACC của Mỹ và theo tiêu chuẩn TCVN 4359-1995 về hạt lúa mỳ trong sản xuất).

Nhiên liệu, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở:

Bảng 4: Danh mục nhiên liệu, hóa chất, điện, nước tại cơ sở

TT

Nhu cầu

Khối lượng sử dụng

Nguồn cung cấp

1

Điện

153.548KWh

Lưới điện khu vực

2

Dầu Diesel

291,6 l/ngày

Trạm dầu Diesel của dự án

3

Nước cấp cho sinh hoạt

4,75 m3/ngày

Công ty cổ phần nước sạch Quảng Ninh

4

Nước tưới cây

31 m3/ngày

5

Nước cấp cho hoạt động sản xuất

60 m3/ngày

6

Nước bể nước vôi trong thu khí clo

trong công đoạn xử lý bột

0,1 m3/ngày

7

Khí Clo

5,5 kg/tháng

Công ty cổ phần Hóa chất Lâm Thao

7

Chế phẩm sinh học P2 và P.MET

10 kg/tháng

Cửa hàng hóa chất, vật tư y tế

5.Các thông tin khác liên quan đến cơ sở

5.1.Các hạn​g mục công trình chính của cơ sở

Bảng 5: Thống kê các hạng mục, công trình của cơ sở

 

 

 

 

TT

 

 

 

Danh mục công trình

 

 

 

 

Ký hiệu

Theo Quyết định số 3111/QĐ-

UBND ngày 14/9/2021 và ĐTM

 

Hiện trạng thực tế

 

 

 

 

Ghi chú

Diện

tích (m2)

Tầng

cao (tầng)

Diện

tích (m2)

Tầng

cao (tầng)

I

Công trình hiện trạng (đã xây dựng)

1

Cổng chính

1

 

50,0

-

 

50,0

-

Đang hoạt động

2

Cổng phụ

2

-

-

Đang hoạt động

3

Nhà nhập nguyên liệu

3

242,1

08

242,1

08

Đang hoạt động

4

20 silo chứa lúa

4

5.414,3

03

5.414,3

03

Đang hoạt động

5

Trạm cân

5

206,6

01

206,6

01

Đang hoạt động

6

Nhà nghiền A+B

6

873,0

08

873,0

08

Đang hoạt động

7

Nhà hành chính, văn phòng

7

645,7

02

645,7

02

Đang hoạt động

8

Nhà căng tin

8

304,4

02

304,4

02

Đang hoạt động

9

Nhà trạm nước

9

170,4

01

170,4

01

Đang hoạt động

10

Nhà đóng bao bột

10

335,8

05

335,8

05

Đang hoạt động

11

Nhà kho bột mỳ

11

2.877,3

01

2.877,3

01

Đang hoạt động

12

Nhà đóng bao cám

12

234,1

05

234,1

05

Đang hoạt động

 

 

 

 

TT

 

 

 

Danh mục công trình

 

 

 

 

Ký hiệu

Theo Quyết định số 3111/QĐ-

UBND ngày 14/9/2021 và

ĐTM

 

Hiện trạng thực tế

 

 

 

 

Ghi chú

Diện

tích (m2)

Tầng

cao (tầng)

Diện

tích (m2)

Tầng

cao (tầng)

I

Công trình hiện trạng (đã xây dựng)

13

Nhà kho sản phẩm phụ

13

3.494,2

01

3.494,2

01

Đang hoạt động

14

Nhà kho vật tư, phụ tùng, thiết bị

14

2.733,3

01

2.733,3

01

Đang hoạt động

15

Bể nước

15

68,8

01

68,8

01

Đang hoạt động

16

Bể xử lý nước thải

16

36,3

01

36,3

01

Đang hoạt động

17

Nhà bảo vệ

17 → 17**

55,8

01

55,8

01

Đang hoạt động

18

Nhà để xe

18

445,9

01

445,9

01

Đang hoạt động

19

Nhà để chất thải nguy hại rắn + rác thải sinh hoạt

19 → 19**

50,0

01

50,0

01

Đang hoạt động

20

Trạm dầu diesel, nhà để chất thải nguy hại lỏng

20

40,6

01

40,6

01

Đang hoạt động

21

Trạm điện

21

9,3

01

9,3

01

Đang hoạt động

22

Sân đường bê tông nội bộ

22

21.736,6

-

21.736,6

-

Đang hoạt động

23

Hàng rào bảo vệ

23

209,0

-

209,0

-

Đang hoạt động

 

 

 

 

TT

 

 

 

Danh mục công trình

 

 

 

 

Ký hiệu

Theo Quyết định số 3111/QĐ-

UBND ngày 14/9/2021 và

ĐTM

 

Hiện trạng thực tế

 

 

 

 

Ghi chú

Diện

tích (m2)

Tầng

cao (tầng)

Diện

tích (m2)

Tầng

cao (tầng)

I

Công trình hiện trạng (đã xây dựng)

24

Cây xanh cảnh quan

24

19.226,6

-

19.226,6

-

Đang hoạt động

25

16 silo chứa lúa + nhà vận thăng

25

1.117,3

03-08

1.117,3

03-08

Đang hoạt động

26

Nhà nghiền C+D

26

1.261,3

10

1.261,3

10

Đang hoạt động

27

Nhà trộn và xuất bột dời

27

439,7

08

439,7

08

Đang hoạt động

II

Công trình xây dựng mới, cải tạo, mở rộng và dự kiến phát triển

28

18 silo chứa lúa + Nhà nhập nguyên liệu (xây mới)

4*

4.900,4

03

4.900,4

03

 

29

Nhà kho bột mỳ (cải tạo + mở rộng)

11*

3.289

01

3.289

01

 

30

Đất dự kiến phát triển xây dựng

28

7.200,6

-

7.200,6

-

 

5.2.Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường:

Công trình thu gom, xử lý nước thải:

+ Hệ thống thu gom nước thải:

  • Đường ống HDPE φ63: thu gom nước thải phát sinh từ nhà vệ sinh khu sản xuất, nhà vệ sinh văn phòng, nhà vệ sinh căn tin, bể nước vôi trung hòa khí clo dư có tổng chiều dài là 94m.
  • Đường ống HDPE φ75, HDPE φ90 là đường ống thu gom nước thải chung, có tổng chiều dài là 197m.

+ Công trình xử lý sơ bộ nước thải:

  • Nước thải sinh hoạt: 03 bể tự hoại xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt, gồm: bể tự hoại khu nhà bếp (DxRxC: 7750 x 2490 x 1700 (mm), thể tích 32,8m3; bể tự hoại khu văn phòng DxRxC: 9509 x 2320 x 1500 (mm), thể tích 33m3; bể tự hoại khu sản xuất DxRxC: 6250 x 3010 x 1500 (mm), thể tích 28,2m3); 01 bể tách mỡ DxRxC: 2000 x 1000 x 1000 (mm), thể tích 2m3.
  • Nước thải sản xuất: 01 bể trung hòa khí clo, vị trí nằm bên ngoài nhà nghiền C+D, kết cấu bể được xây nổi, có nắp đậy kín, kích thước của bể là 1500x900x1300 (mm).

+ Trạm xử lý nước thải: 01 bể XLNT tập trung, kết cấu xây nổi, áp dụng phương pháp hóa – sinh học để xử lý nước thải, đặt tại phía Đông Bắc của dự án có diện tích 36,3m3. Công trình gồm các hệ thống bể: bể thu nước có thể tích 6,75m3 DxRxH: 3 x 1,5 x 1,5 (m), bể điều hòa – bể xử lý kị khí có thể tích 90m3 DxRxH: 6 x 6 x 2,5 (m); bể khử trùng có thể tích 6m3 DxRxH: 2,4 x 1,2 x 1,2 (m) gồm 02 ngăn: ngăn thứ nhất là ngăn châm dung dịch clorua vôi định lượng theo tỷ lệ 18kg/01m3 nước thải, ngăn thứ hai là ngăn chứa nước sau khử trùng trước khi xả vào môi trường.

Công trình, biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải:

+ Hệ thống hút lọc bụi trong các dây chuyền nghiền, trộn là hệ thống lọc túi vải liên hoàn.

+ Túi lọc bụi sử dụng vật liệu polyester (PE500) được thiết kế dạng hình tròn, đường kính D = 100 – 350mm, chiều dài 1,5 – 5m, tải trọng không khí của vải lọc thông thường là 150 – 200m/h, trở lực của thiết bị khoảng 120 – 150kg/m2. Túi được may kín một đầu túi, đầu kia để trống, có khung căng túi làm từ kim loại để túi không bị xẹp lại khi làm việc.

Kho lưu chứa chất thải:

+ Nhà để CTNH rắn và rác thải sinh hoạt có diện tích 50m2 tại phía Tây Bắc dự án, trong đó, chia làm 02 ngăn, một ngăn chứa có diện tích là 25m2.

+ Trạm dầu diesel, nhà để CTNH lỏng có diện tích 40,6m2 tại phía Tây Bắc dự án, trong đó, chia làm 02 ngăn, một ngăn là trạm dầu diesel, một ngăn là chứa CTNH lỏng. Mỗi ngăn có diện tích 20,3m2.

>>> XEM THÊM: Thuyết minh dự án vùng nuôi trồng thủy sản tập trung

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha