Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (gpmt) của Cơ sở Nhà máy chế biến hải sản. Hoạt động của Nhà máy là chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản. Cụ thể là chế biến và bảo quản nước mắm với quy mô, công suất là: 2.000 tấn sản phẩm/năm.
Ngày đăng: 17-06-2024
228 lượt xem
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ .......................................5
1. Tên chủ cơ sở: Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ ...........5
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN HẢI SẢN, NƯỚC MẮM.........................................................5
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện,
5. Đối với cơ sở có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản
xuất phải nêu rõ: điều kiện kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu; hệ thống thiết bị tái
chế; phương án xử lý tạp chất; phương án tái xuất phế liệu:.....................................12
CHƯƠNG II: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI
2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy
2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường: ..............13
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ .........................................................15
3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải: ....................15
3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường:..........................35
3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:..............................................40
CHƯƠNG IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG ...........................45
4.1.5. Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải: ........................46
4.4. Nội dung đề nghị cấp phép đối với CTR và CTNH...............................................49
5.1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải.......................................53
CHƯƠNG VI: CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.......60
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của Nhà máy: ................60
2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của
CHƯƠNG VII: KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG VIII: CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ..........................................................63
1. Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường63
2. Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi
trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan................................63
CHƯƠNG I
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1. Tên chủ cơ sở: Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ
- Địa chỉ văn phòng: .........., xã Tân Bình, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận;
- Người đại diện theo pháp luật: .......; Chức vụ: Giám đốc; - Số điện thoại: ........;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH hai thành viên trở lên, mã số ....... do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Thuận cấp lần đầu ngày 3/6/2010, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 10/3/2021.
- Giấy chứng nhận đầu tư số............ của UBND tỉnh Bình Thuận chứng nhận lần đầu ngày 19/10/2010 chứng nhận nhà đầu tư Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Hương Giang thực hiện dự án đầu tư Nhà máy chế biến hải sản, nước mắm tại thôn Bình An 2, xã Tân Bình, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận.
2. Tên cơ sở:
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN HẢI SẢN, NƯỚC MẮM
2.1. Địa điểm thực hiện dự án
..........., xã Tân Bình, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận.
2.2. Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến đtm môi trường, phê duyệt dự án
- Giấy chứng nhận đầu tư số 48121000614 của UBND tỉnh Bình Thuận chứng nhận lần đầu ngày 19/10/2010.
- Giấy phép xây dựng số 251/GPXD ngày 25/10/2011 do Sở xây dựng Bình Thuận cấp.
- Quyết định số 571/QĐ-UBND ngày 24/2/2015 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết của Nhà máy chế biến hải sản, nước mắm tại thôn Bình An 2, xã Tân Bình, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận.
- Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất số BE 460579.
- Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 2817/GP-UBND ngày 5/1/2019 của UBND tỉnh Bình Thuận cấp cho Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Hương Giang (gia hạn lần 1)
- Công văn số 3751/STNMT – CCBVMT ngày 5/11/2013 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc kết quả thẩm định hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
2.3. Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí pháp luật về đầu tư công)
- Ngành nghề: Chế biến hải sản, nước mắm
- Vốn đầu tư của Nhà máy: 10 tỷ đồng.
- Theo quy định tại điểm d khoản 4, điều 8 của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019, Cơ sở thuộc lĩnh vực nhà máy chế biến thủy sản có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng thuộc dự án Nhóm C.
- Theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ tư vấn môi trường, Dự án thuộc mục 16, Phụ lục II. Theo quy định tại khoản 1, điều 39 và khoản 3 điều 41 của Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 thì Nhà máy chế biến hải sản, nước mắm thuộc đối tượng phải lập giấy phép môi trường do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận cấp. (có Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết của Nhà máy do UBND tỉnh cấp).
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của Cơ sở:
3.1. Công suất hoạt động của Cơ sở:
+ Quy mô sản xuất: Nhà máy chế biến hải sản, nước mắm hoạt động với quy mô, công suất là: 2.000 tấn sản phẩm/năm.
+ Quy mô các công trình đã xây dựng của Nhà máy
Nhà máy được xây dựng tại ......., xã Tân Bình, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận. Vị trí của Nhà máy đối diện và không thuộc “Cụm Công nghiệp Tân Bình”. Đây là địa bàn trọng điểm của Thị xã La Gi trong hoạt động sản xuất và chế biến thủy sản. Tuy nhiên, Cụm Công nghiệp Tân Bình vẫn chưa triển khai xây dựng nên các nhà máy, xí nghiệp hoạt động rất khó khăn về việc tìm địa điểm.Tổng diện tích mặt bằng sử dụng đất của Nhà máy chế biến hải sản, nước mắm là 9.866 m2, trong đó bố trí các hạng mục công trình bao gồm:
■ Nhà xưởng chế biến nước mắm nằm ở trung tâm Nhà máy kết cấu là nhà thép tiền chế diện tích xây dựng 4.424 m2, chiều cao công trình 6,3m.
Thiết kế chi tiết trong nhà xưởng tổng cộng gồm 220 bể chượp (kích thước cao 3m x dài 3,5m x rộng 3,5m) tổng diện tích là: 2.695 m2, kết cấu các bể là bê tông và đường giao thông nội bộ trong các dãy bể chượp và nhà xưởng diện tích là: 1.729 m2, kết cấu bê tông.
■ Khu vực nhà ở cho Công nhân nằm tại vị trí phía Nam của Nhà máy bên cạnh cồng ra vào, diện tích xây dựng: 182m2, kết cấu: nhà xây cấp 4 , tường gạch, mái lợp tôn.
■ Khu vực văn phòng của Công ty nằm tại vị trí phía Tây Nam của Nhà máy bên cạnh cổng ra vào, diện tích xây dựng: 196 m2, kết cấu: nhà xây cấp 4, cấu tường gạch, mái lợp tôn.
■ Nhà bảo vệ nằm tại phía Nam bên cạnh cổng ra, diện tích xây dựng: 10,22m2 kết cấu: nhà xây cấp 4, cấu tường gạch, mái lợp tôn.
■ Khu chứa muối dùng cho sản xuất nằm tại vị trí Đông Nam của Nhà máy, diện tích xây dựng: 324 m2, kết cấu: nhà xây cấp 4, cấu tường gạch, mái lợp tôn.
■ Nhà vệ sinh nằm tại phía Đông của Nhà máy, diện tích xây dựng: 14,57 m2, kết cấu: nhà xây cấp 4, cấu tường gạch, mái lợp tôn.
■ Kho dụng cụ nằm phía Đông của Nhà máy, bên cạnh Xưởng sản xuất nước mắm, diện tích xây dựng: 9m2, kết cấu: nhà xây cấp 4, cấu tường gạch, mái lợp tôn.
■ Phòng chiết nước mắm nằm tại vị trí phía Bắc của Nhà máy diện tích xây dựng: 250m2, kết cấu: nhà xây cấp 4, cấu tường gạch, mái lợp tôn.
■ Bể chứa nước và trạm bơm cấp nước PCCC: diện tích 30m2.
■ Khu xây dựng HTXLNT: diện tích 150m2
■ Khu vực sân bê tông, đường nội bộ ngoài nhà xưởng, diện tích 1.500m2.
■ Diện tích còn lại là khu vực đất trống, Công ty sẽ sử dụng phục vụ việc nâng công suất khi thiết.
Chi tiết các hạng mục công trình được trình bày chi tiết tại Bản vẽ mặt bằng tổng Nhà máy, được đính kèm phụ lục
3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở:
Hoạt động của Nhà máy là chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản. Cụ thể là chế biến và bảo quản nước mắm. Công nghệ sản xuất của nhà máy như sau:
Thuyết mình quy trình sản xuất nước mắm:
- Tại các cơ sở cung cấp cá trong cả nước, cá nguyên liệu được trộn đều với muối ăn theo tỉ lệ 3:1. Cá sau khi ướp được cho vào các bao PE và chở về Nhà máy bằng các xe đông lạnh. Khi chở cá nguyên liệu về được cho vào các bể chượp đã chuẩn bị sẵn. Sau đó, chúng được ủ trong thời gian khoảng 9 tháng trở lên tùy từng loại cá.
- Nước chượp được chảy vào bể chứa (nước mắm xá) tại đây sau khi lấy hết nước mắm sẽ phát sinh rác thải sản xuất (xác bã mắm).
- Phần xác mắm tiếp tục được bổ sung thêm nước muối theo tỷ lệ thích hợp và được ủ tiếp trong thời gian nhất định. Sau thời gian trên nước mắm lại được chiết lọc sang bể chứa (nước mắm loại 1).
Phần bã xác mắm lại được bổ sung thêm nước muối theo tỷ lệ thích hợp, tiếp tục được ủ tiếp để sau đó sản xuất ra các loại nước mắm có độ đạm thấp hơn (mắm loại 2, 3,...). Theo kỹ thuật chế biến nước mắm của Nhà máy thì chu kỳ muối, lọc, rút đến thời gian phát sinh xác mắm của Nhà máy khoảng 2 năm tới 3 năm. Tùy thuộc và lượng nguyên liệu đầu vào thì lượng xác mắm sẽ phát sinh khác nhau. Theo tính toán của Nhà máy và quá trình hoạt động từ trước tới nay thì với lượng nhập 16 tấn/ngày. Mỗi năm sản xuất 340 ngày tương đương lượng cá nhập 5440 tấn. Lượng xác cá tầm 40-45% cá nhập tương đương 2.176-2.448 tấn xác cá/năm.
- Bã xác mắm sau khi chiết rút nước theo phương pháp trên sẽ bán cho đơn vị có nhu cầu. Các đơn vị thu mua sẽ cho xe bồn tới hút trực tiếp các bã xác mắm từ bể chượp lên xe và vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Chất thải chủ yếu là bã xác mắm nhưng được tận dụng vào mục đích khác như thức ăn gia súc, làm phân bón.., mùi hôi phát sinh từ quá trình phân huỷ nguyên liệu cá (chứa các chất có gốc amin, NH3, H2S,..) và mùi của nước mắm thành phẩm.
- Nước thải sản xuất: Quá trình sản xuất nhà máy có sử dụng nước sạch để pha muối phục vụ cho quá trình ngâm ủ sản xuất nước mắm có độ đạm thấp hơn, lượng nước này được giữ lại trong quá trình sản xuất, không phát thải ra ngoài. Nước thải sản xuất phát sinh chủ yếu từ công đoạn vệ sinh nhà xưởng và dụng cụ, hồ chượp cụ thể như sau:
+ Nguyên liệu được chứa trong 2 lớp bao PE, PP được xe đông lạnh chở về phân xưởng, sau đó trút hết vào hồ chượp, bao chứa được phơi trên các thanh giá đỡ đặt phía trên các hồ chượp, nước rỉ từ các bao chứa rơi thẳng xuống hồ chượp, do đó quá trình này không phát sinh nước thải;
+ Quá trình rút, đổ nước bổi, kéo rút nước mắm được nối liên hoàn bằng ống dây và hệ thống bơm kín, do đó quá trình này không phát sinh nước thải;
+ Sau khi kết thúc quy trình chế biến nước mắm: nước xác mắm phát sinh được tuần hoàn lại để tiếp tục quy trình sản xuất mới, không phát sinh nước thải sản xuất. Nước thải sản xuất phát sinh chủ yếu từ công đoạn vệ sinh nhà xưởng và dụng cụ, hồ chượp khi kết thúc quy trình.
3.3. Sản phẩm của Cơ sở:
Nước mắm, một mặt hàng thực phẩm truyền thống của dân tộc Việt Nam, từ bao đời nay không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày. Thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận có tiềm năng về các ngành nghề đánh bắt, chế biến thủy sản, trong đó ngành chế biến nước mắm có từ rất lâu. Để phục vụ nhu cầu ngày càng lớn của người tiêu dùng năm 2010 “Nhà máy chế biến hải sản, nước mắm” thuộc Công ty TNHH SX - TM - DV Hương Giang địa chỉ thôn Bình An 2, xã Tân Bình, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận đã đi vào hoạt động và mục tiêu của Công ty với công suất là 2.000 tấn sản phẩm/năm.
Bảng 1. Sản phẩm và công xuất hoạt động của Nhà máy
Công suất hoạt động của Nhà máy hiện nay là 2.000 tấn sản phẩm/năm. Được tính toán như sau:
- Một năm có 365 ngày, Nhà máy chỉ hoạt động 340 ngày.
- Sản lượng một ngày của Nhà máy là 5.882,3 tấn sản phẩm/ngày.
- Vậy sản lượng sản phẩm một năm của Nhà máy là: 5,882 x 340 = 2.000 tấn sản phẩm/năm.
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước của Cơ sở:
4.1. Nguyên vật liệu phục vụ các hoạt động của Cơ sở
Hoạt động của Nhà máy là chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản. Cụ thể là chế biến và bảo quản nước mắm. Nên nguyên liệu phục vụ sản xuất của nhà máy chủ yếu là cá cơm và muối.
Khối lượng nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất được thể hiện trong bảng sau.
Bảng 2. Nguyên, vật liệu sử dụng cho hoạt động của Nhà máy
4.2. Nhu cầu cấp điện
Căn cứ vào hóa đơn giá trị gia tăng của Công ty Điện lực Bình Thuận trong các tháng gần nhất (tháng 7,8,9/2022)(đính kèm phụ lục báo cáo), nhu cầu tiêu thụ điện năng của Nhà máy khi đi vào hoạt động thể hiện chi tiết bằng bảng sau:
Bảng 3. Thống kê nhu cầu tiêu thụ điện năng
- Nguồn cung cấp điện: Nguồn cung cấp điện cho hoạt động của Nhà máy từ nguồn điện lưới quốc gia qua trạm điện thế Hàm Tân – La Gi đấu nối về Nhà máy để cung cấp cho các hoạt động của Nhà máy. Ngoài ra, vì đặc thù của ngành nghề nên nhu cầu dùng điện cung cấp cho hoạt động của Nhà máy là không lớn và không sử dụng máy phát điện dự phòng.
4.3. Nhu cầu sử dụng nước
a. Nhu cầu sử dụng nước
+ Nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động sản xuất
Do nước mắm là sản phẩm ướp muối lên men, nguyên liệu được chuyển thành thành phẩm không sử dụng nước để rửa nguyên liệu, thời gian ủ đến khi mắm chín khoảng 2-3 năm, chu kỳ sản xuất có thể kéo dài 3 năm. Trong khâu kéo rút, có sử dụng nước để pha muối kéo rút nhu cầu trung bình khoảng 18m3/ngày, nước pha muối đi vào các chượp và được giữ lại trong quá trình ngâm ủ, nên không phát sinh nước thải.
+ Nhu cầu nước vệ sinh dụng cụ, nhà xưởng, hồ chượp
Trước và sau mỗi lần nhập cá, rút mắm, thải bã mắm sẽ tiến hành vệ sinh xưởng và rửa sàn. Hiện tại Nhà máy sử dụng máy xịt rửa sàn áp lực cao nên tiết kiệm được lượng nước sử dụng cho hoạt động này, nhu cầu nước dùng nước cho các hoạt động vệ sinh khoảng 7m3/ngày.đêm.
+ Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt của nhân viên
Do đặc trưng ngành nghề sản xuất nước mắm không đòi hỏi nhiều nhân công và công nhân không hoạt động thường xuyên, chỉ hoạt động vào vụ muối cá là chủ yếu. Do đó công nhân không ăn ở trực tiếp tại Nhà máy. Tổng số lao động của Nhà máy là 15 người, theo TCXDVN 33:2006, điều 3.2, bảng 3.1, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt là 100 lít/người.ngày, hệ số dự phòng k=1,2
Do đó nhu cầu nước sinh hoạt là: Qsh= 15 × 100 x 1,2 = 1.800 lít/ngày = 1,8m3/ngày.
+ Nhu cầu nước tưới cây, rửa đường
Toàn bộ nhà xưởng, sân bãi của Nhà máy đã tráng bê tông và không có xe ra vào thường xuyên nên ít sử dụng nước cho hoạt động tưới cây và rửa đường. Vào mùa khô nhu cầu nước cho hoạt động này chỉ khoảng 3m3/ngày đêm.
+ Nhu cầu nước dùng để phòng cháy chữa cháy:
Dự tính khi có sự cố cháy, lượng nước cần để chữa cháy có lưu lượng q = 10 lít/s, theo TCVN 2622-1995, số đám cháy xảy ra đồng thời là 1 đám cháy. Như vậy, lưu lượng cần để chữa cháy liên tục trong vòng 90 phút: Qcc = 54m3. Nguồn nước cung cấp cho hoạt động chữa cháy được lấy từ nguồn nước ngầm qua bể nước chữa cháy có dung tích 250m3 và hệ thống bơm. Do nước PCCC chỉ sử dụng khi có sự cố cháy, không sử dụng thường xuyên hàng ngày nên lượng nước PCCC được tách riêng ra khỏi nhu cầu dùng nước hàng ngày của Nhà máy.
Bảng 4. Tổng nhu cầu sử dụng nước và nước thải của Nhà máy
Vậy nhu cầu sử dụng nước lớn nhất hàng ngày của Nhà máy là 29,8m3/ngày.đêm. (không bao gồm lượng nước PCCC)
b. Nguồn cung cấp nước:
Hiện tại Nhà máy đang khai thác 2 giếng khoan để cung cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt và vệ sinh nhà xưởng. Nhằm đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt và vệ sinh, Công ty đã xin cấp phép khai thác nước dưới đất cho 2 giếng khoan với tổng lưu lượng khai thác là 30m3/ngày đêm và đã được UBND tỉnh Bình Thuận cấp giấy phép khai thác và sử dụng nước dưới đất số 627/GP-UBND ngày 5/4/2023 với tổng lưu lượng khai thác là 30m3/ngày đêm. (giấy phép được đóng kèm trong phần phụ lục).
5. Đối với cơ sở có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất phải nêu rõ: điều kiện kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu; hệ thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp chất; phương án tái xuất phế liệu:
Hoạt động của Nhà máy là chế biến và bảo quản nước mắm. Nên nguyên liệu phục vụ sản xuất của nhà máy chủ yếu là cá cơm và muối được cung cấp từ các cơ sở trong nước nên việc sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất là không có. Do đó, báo cáo không đề cập đến hạng mục này.
>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Cơ sở Cảng cá - Phan Thiết
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn