Báo cáo cấp giấy phép môi trường của dự án nhà máy phân bón

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường dự án Nhà máy sản xuất phân bón Tây Nguyên Công suất: Sản xuất Phân bón vô cơ 4.420 tấn/năm; Phân bón hữu cơ 9.000 tấn/ năm và đóng gói gia công/ chiết rót phân bón công suất 31.500 tấn/năm

Ngày đăng: 19-06-2024

240 lượt xem

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT............................2

CHƯƠNG 1 : THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ........................................4

1.1. THÔNG TIN VỀ CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ................................................4

1.2. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ........................................................4

1.3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÀ SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN 6

1.3.1. Công suất của dự án đầu tư.....................................................7

1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án.......................................................7

1.3.3. Sản phẩm của dự án.....................................................34

1.3.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng và

nguồn cung cấp điện, nước...............................................................35

1.3.5. Danh mục máy móc, thiết bị của dự án...........................................37

1.3.6. Các thông tin khác của dự án....................................................39

1.3.7. Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án............................43

CHƯƠNG 2: SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ

NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.............................................................44

2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia,

Tỉnh và phân vùng môi trường (nếu có)................................................................44

2.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu

có)...............................................45

CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU

TƯ..............................................................47

3.1. Hiện trạng tài nguyên môi trường đất và Tài nguyên sinh vật ......................47

3.2. Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án.............................................................47

3.3. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí, đất tại khu vực thực hiện dự án

.....................48

CHƯƠNG 4 : ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ

ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG........................................................52

4.1 Đánh giá, dự báo tác động môi trường của dự án đầu tư................................52

4.1.1. Đánh giá dự báo tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng...............52

4.1.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải.......................................53

4.1.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải.................................59

4.1.1.3. Các rủi ro, sự cố môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự án...61

4.1.2. Đánh giá dự báo tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động..............61

4.1.2.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải.......................................62

4.1.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải.................................70

4.1.1.3. Các rủi ro, sự cố môi trường trong giai đoạn hoạt động dự án................71

4.2. Đề xuất công trình, biện pháp BVMT của dự án đầu tư................................72

4.2.1 Công trình, biện pháp BVMT trong giai đoạn thi công xây dựng...............72

4.2.1.1. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đối với môi trường nước........72

4.2.1.2 Về công trình, biện pháp lưu giữ rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, và

chất thải nguy hại ......................................................................73

4.2.1.3. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải.................................................74

4.2.1.4. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung ................................74

4.2.2 Đề xuất công trình, biện pháp BVMT trong giai đoạn vận hành.................75

4.2.2.1. Công trình, biện pháp xử lý nước thải .....................................................75

4.2.2.2 Công trình biện pháp xử lý bụi, khí thải ...................................................76

4.2.2.3. Về công trình lưu giữ, xử lý CTR............................................................79

4.2.2.4. Biện pháp giảm thiểu tác động khác........................................................80

4.2.2.5. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường khác.........................80

4.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường...................81

CHƯƠNG 5: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG..........83

5.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải................................................83

5.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải...................................................84

5.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung....................................85

CHƯƠNG 6: KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ

CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG....................86

6.1. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT

THẢI...............................................86

6.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm..........................................86

6.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của công trình, thiết

bị xử lý chất thải..........................................86

6.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG..........................................87

6.3. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG............88

6.4. DỰ TOÁN KINH PHÍ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG HẰNG NĂM.........88

CHƯƠNG 7: CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ..........................89

CHƯƠNG 1 : THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1. THÔNG TIN VỀ CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

- Tên chủ dự án: Công ty TNHH MTV Phân bón .......

- Địa chỉ văn phòng: Khu công nghiệp Hòa Phú, xã Hòa Phú, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

- Người đại diện: Ông .............

- Chức vụ: Giám đốc - Điện thoại: ........

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số..........., do Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk cấp lần đầu ngày 08/7/2013 và đăng ký thay đổi lần thứ 3, ngày 09/11/2022;

- Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư số ...... ngày 19/08/2014, đăng kí thay đổi lần thứ nhất ngày 25/07/2018; đăng kí thay đổi lần thứ 2 ngày 13/10/2023.

1.2. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

- Năm 2014, Công ty được Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đắk Lắk cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án: 40221000015 ngày 19/08/2014 thực hiện dự án Nhà máy sản xuất phân bón NPK công suất 50.000 tấn/năm, phân vi sinh công suất 20.000 tấn/năm và Công ty đã được Bộ Tài Nguyên Môi trường phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động cho dự án Nhà máy sản xuất phân bón NPK công suất 50.000 tấn/năm, phân vi sinh công suất 20.000 tấn/năm tại Quyết định số 841/QĐ-BTNMT ngỳ 09/05/2014.

- Năm 2018, Công ty được Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đắk Lắk cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án: 40221000015 thay đổi lần thứ 1 ngày 25/07/2018 đăng ký sản xuất thêm phân hữu cơ công suất 9.000 tấn/năm và đã được Ban Quản lý Khu công nghiệp tỉnh Đắk Lắk cấp Giấy xác nhận Đăng ký kế hoạch Bảo vệ môi trường cho dự án Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ công suất 9.000 tấn/năm theo Giấy xác nhận đăng ký môi trường số 314/GXN-KCN ngày 31/12/2018.

- Trong quá trình hoạt động sản xuất tại công ty, do tình trạng lỗi kỹ thuật tại thiết bị dây chuyền sản xuất phân bón NPK công suất 50.000 tấn/năm, phân vi sinh công suất 20.000 tấn/năm chưa khắc phục được nên từ khi lắp đặt năm 2015 đến nay dây chuyền sản xuất phân bón NPK công suất 50.000 tấn/năm, phân vi sinh công suất 20.000 tấn/năm không triển khai thực hiện được. Hiện tại, dây chuyền sản xuất phân bón NPK công suất 50.000 tấn/năm đã được tháo gỡ, bố trí riêng kho riêng trong nhà máy và đang làm thủ tục thanh lý. Trong thời gian từ năm 2016 đến tháng 9 năm 2023, Công ty chỉ hoạt động sản xuất phân bón NPK theo phương pháp phối trộn với công suất tối đa là 10.000 tấn/năm và từ năm 2019 đến nay Công ty hoạt động sản xuất phân bón hữu cơ công suất 9.000 tấn/năm.

- Tháng 10 năm 2023, xét thấy điều kiện thị trường cũng như tình hình thực tế sản xuất của Nhà máy, Công ty đã tiến hành lập dự án mới và được Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đắk Lắk cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 8642160662 chứng nhận lần đầu ngày 19/08/2014, đăng kí thay đổi lần thứ 2 ngày 13/10/2023. Nội dung dự án mới như sau: Nhà máy sản xuất phân bón Tây Nguyên có diện tích 50.785 m2, công suất nhà máy: sản xuất Phân bón vô cơ 4.420 tấn/năm; Phân bón hữu cơ 9.000 tấn/năm; Gia công đóng gói/ chiết rót phân bón 31.500 tấn/năm.

- Căn cứ nội dung của công văn số 1353/KSONMT – CN&NH ngày 19/04/2024 của Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, ngày 13/05/2024 Công ty đã có báo cáo số 235/BC-PBTN về việc báo cáo tình hình hoạt động của Công ty TNHH MTV phân bón Tây Nguyên gửi Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Cục kiểm soát ô nhiễm môi trường để báo cáo tình hình hoạt động của Công ty từ năm 2015 đến nay và báo cáo về việc chấm dứt thực hiện dự án: Nhà máy sản xuất phân bón NPK công suất 50.000 tấn/năm, phân vi sinh công suất 20.000 tấn/năm được Bộ Tài Nguyên và Môi trường phê duyệt Quyết định số 841/QĐ-BTNMT ngỳ 09/05/2014. Đồng thời, báo cáo về việc Công ty đang thực hiện các thủ tục pháp lý về môi trường của dự án mới theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 8642160662 chứng nhận lần đầu ngày 19/08/2014, đăng kí thay đổi lần thứ 2 ngày 13/10/2023.

Với quá trình hoạt động của Nhà máy từ năm 2015 đến nay thì với báo cáo đề xuất cấp phép môi trường này Công ty thực hiện dự án với các thông tin cụ thể như sau:

- Tên dự án: Nhà máy sản xuất phân bón........

- Quy mô dự án đầu tư:

+ Quy mô công suất: Sản xuất Phân bón vô cơ 4.420 tấn/năm; Phân bón hữu cơ 9.000 tấn/năm và gia công đóng gói/chiết rót phân bón 31.500 tấn/năm

+ Quy mô diện tích thực hiện dự án: 50.785m2

- Vị trí thực hiện dự án: Một phần lô B26 và lô B28, một phần lô B29, B30, B31 Khu công nghiệp Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (Theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất số CT 03806 do Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Đắk Lắk cấp ngày 07/10/2021 và Phụ lục hợp đồng thuê lại đất ngày số 04/02/2020/HĐ-TLĐ, ngày 18/09/2020 giữa Công ty TNHH MTV Phân bón Tây Nguyên và Đại diện Công ty PTHT Khu công nghiệp Hòa Phú). Diện tích thực hiện dự án 50.785 m2. Thời hạn thuê đất từ ngày 30/08/2014 đến ngày 19/11/2058.

- Ranh giới khu vực dự án:

+ Phía Đông: Giáp đường giao thông quy hoạch CN11 và công ty TNHH Rồng Bazan;

+ Phía Tây: Giáp đường giao thông quy hoạch CN10;

+ Phía Nam: Giáp đường giao thông quy hoạch CN3;

+ Phía Bắc: Giáp Công ty CP Tae Kwang Vina Industrial – CN Đắk Lắk .

Hình 1: Vị trí dự án theo Sơ đồ quy hoạch tại

 - Quy mô của dự án phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công:

+ Tổng mức đầu tư của dự án là 151.085.500.000 VNĐ (Một trăm năm mươi mốt tỷ, không trăm tám mươi lăm triệu, năm trăm đồng). Theo quy định tại Nghị định 40/2020/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ ngày 6/4/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đầu tư công: Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục I Phần B, phụ lục I, vốn đầu tư từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng thuộc Nhóm B.

+ Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, công suất trung bình theo quy định tại STT 3, cột 4, Phụ lục II, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường.

+ Dự án không có yếu tố nhạy cảm về môi trường theo quy định tại điểm c, khoản 1, điều 28 Luật Bảo vệ môi trường.

+ Dự án thuộc nhóm II theo quy định tại STT (1) – Mục 1, phụ lục IV, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường.

Căn cứ quy định tại khoản 1, Điều 39, mục 4 và điểm a, khoản 3, điều 41, mục 4, Luật Bảo vệ môi trường 2020 số 72/2020/QH14 với nội dung trên: Nhà máy sản xuất phân bón Tây Nguyên thuộc đối tượng phải cấp giấy phép môi trường, thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh Đắk Lắk.

1.3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÀ SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN

1.3.1. Công suất của dự án đầu tư

Nhà máy sản xuất phân bón có diện tích 50.785 m2, công suất nhà máy: sản xuất Phân bón vô cơ 4.420 tấn/năm; Phân bón hữu cơ 9.000 tấn/năm; Gia công đóng gói/ chiết rót phân bón 31.500 tấn/năm. Cụ thể:

- Sản xuất phân bón vô cơ theo phương pháp phối trộn (bón rễ, bón lá), công suất 4.420 tấn/năm, gồm:

+ Phân bón hỗn hợp (NPK, NP, NK, PK), hỗn hợp vi lượng, hỗn hợp trung lượng, hỗn hợp trung lượng – vi lượng (dạng bột, viên, hạt; bón rễ): 3.000 tấn/năm;

+ Phân bón hỗn hợp (NPK, NP, NK, PK), hỗn hợp vi lượng, hỗn hợp trung lượng, hỗn hợp trung lượng – vi lượng, vi lượng, trung lượng, trung – vi lượng (dạng lỏng; bón rễ): 200.000 lít/năm tương đương 280 tấn/năm;

+ Phân Urê có chất làm tăng hiệu suất sử dụng (dạng hạt, viên; bón rễ): 500 tấn/năm;

+ Phân bón lá vô cơ (dạng lỏng, bón lá): 100.000 lít/năm (tương đương 140 tấn/năm);

+ Phân bón lá vô cơ (dạng bột, bón lá): 500 tấn/năm.

- Sản xuất phân bón hữu cơ (bón rễ, bón lá): 9.000 tấn/năm, gồm:

+ Phân bón hữu cơ (dạng bột, viên; bón rễ): 4.300 tấn/năm;

+ Phân bón hữu cơ (dạng lỏng; bón rễ): 200.000 lít/năm tương đương 280 tấn/năm;

+ Phân bón hữu cơ khoáng (dạng bột, viên; bón rễ): 2.000 tấn/năm;

+ Phân bón hữu cơ khoáng (dạng lỏng; bón rễ): 100.000 lít/năm (tương đương 140 tấn/năm);

+ Phân bón hữu cơ vi sinh (dạng bột, viên; bón rễ): 2.000 tấn/năm;

+ Phân bón hữu cơ vi sinh (dạng lỏng, bón rễ): 100.000 lít/năm (tương đương 140 tấn/năm);

+ Phân bón lá hữu cơ (dạng lỏng, bón lá): 100.000 lít/năm (tương đương 140 tấn/năm).

- Gia công đóng gói/chiết rót phân bón 31.500 tấn/năm

+ Đóng gói gia công phân bón dạng hạt, bột: 30.000 tấn/năm;

+ Chiết rót gia công phân bón dạng lỏng: 1.070.000 lít/ năm (tương đương 1.500 tấn/năm)

1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án

Dự án được thực hiện trên cơ sở nhà máy sản xuất phân bón .. hiện đã đi vào hoạt động từ năm 2014. Tuy nhiên, đến nay do nhu cầu thị trường, năng lực hoạt động, máy móc thiết bị của Công ty nên Chủ dự án đã thực hiện điều chỉnh chủ trương và tiến hành thực hiện xây dựng dự án nhà máy sản xuất phân bón Tây Nguyên (công suất sản xuất Phân bón vô cơ theo phương pháp phối trộn 4.420 tấn/năm; Phân bón hữu cơ 9.000 tấn/năm và gia công đóng gói/chiết rót phân bón 31.500 tấn/năm). Hiện tại khu vực dự án đã lắp đặt một số dây chuyền công nghệ sản xuất (Thiết bị công nghệ sản xuất phân bón vô cơ theo phương pháp phối trộn dạng bột (chưa lắp đặt thiết bị sấy); thiết bị công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ dạng bột (chưa lắp đặt thiết bị sấy); Thiết bị đóng gói gia công sản phẩm phân bón dạng bột). Khi dự án đi vào thực hiện. Chủ dự án sẽ tiếp tục đầu tư mới các hạng mục công nghệ sản xuất còn lại. Đảm bảo công suất hoạt động của dự án. Cụ thể công nghệ sản xuất của dự án như sau:

a. Công nghệ Sản xuất phân bón vô cơ theo phương pháp phối trộn (bón rễ, bón lá), cụ thể:

Hình 1.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất Phân bón hỗn hợp (NPK, NP, NK, PK), hỗn hợp vi lượng, hỗn hợp trung lượng, hỗn hợp trung lượng – vi lượng (dạng bột, viên, hạt; bón rễ)

Thuyết minh:

Nguyên liệu dùng để sản xuất phân bón (NPK, NP, PK, NK) theo quy trình công nghệ phối trộn dạng bột có thể bao gồm: Ure bột, SA bột, DAP bột, KCl bột, … đựng trong các bao khối lượng 50 kg được băng tải bao đưa lên sàn tập kết nguyên liệu. Tại đây nguyên liệu được đổ vào các hộc chứa của cụm định lượng bằng băng tải gom để định lượng trước khi đi vào máy trộn theo đúng như bảng phối liệu đã được tính toán sẵn cho từng loại sản phẩm. Mỗi loại nguyên liệu có một hộc định lượng riêng. Tốc độ của các băng tải liệu được điều chỉnh sao cho trong 1 đơn vị thời gian tỉ lệ các loại nguyên liệu được chuyển đến máy trộn bằng băng tải gom liệu lên cân tương đương với tỉ lệ các loại nguyên liệu trong bảng phối liệu.

Nguyên liệu từ băng tải gom liệu lên cân được đưa vào máy trộn. Trong máy trộn, nguyên liệu được đảo trộn liên tục nhờ các cánh đảo để các loại nguyên liệu được trộn đều với nhau rồi vào băng tải lên cân vào cân đóng bao. Trong trường hợp độ ẩm của nguyên liệu vượt quá quy định cho phép thì hệ thống thiết bị sấy sẽ được hoạt động để tiến hành sấy sản phẩm.

Cân đóng bao gồm bồn chứa liệu ở phía trên có sức chứa khoảng 500 kg phân thành phẩm, bên dưới là cân định lượng tự động được cài đặt sẵn khối lượng cần định lượng là 25 kg hoặc 50 kg tùy theo loại bao sử dụng. Cân định lượng được thiết kế để định lượng các loại phân bón dạng hạt, dạng bột và dạng viên. Sau khi định lượng xong, sản phẩm sẽ tự động rơi vào bao bì chứa đã được kẹp vào họng của cân định lượng rồi rơi xuống băng tải thành phẩm. Trong thời gian đi trên băng tải, bao bì chứa sản phẩm sẽ được cột miệng bao nilong (lớp bên trong của bao bì) rồi may miệng bao (lớp bên ngoài của bao bì). Bao bì sau khi may xong sẽ được đưa qua khu vực chứa thành phẩm

a.2 Quy trình công nghệ sản xuất Phân bón hỗn hợp (NPK, NP, NK, PK), hỗn hợp vi lượng, hỗn hợp trung lượng, hỗn hợp trung lượng – vi lượng, vi lượng, trung lượng, trung – vi lượng (dạng lỏng; bón rễ): 200.000 lít/năm tương đương 280 tấn/năm

Hình 1.2. Sơ đồ công nghệ sản xuất Phân bón hỗn hợp (NPK, NP, NK, PK), hỗn hợp vi lượng, hỗn hợp trung lượng, hỗn hợp trung lượng – vi lượng (dạng lỏng; bón rễ)

Thuyết minh:

- Nguyên liệu sử dụng để sản xuất phân bón NPK dạng lỏng có thể gồm: Urea, MAP, KCl, K2SO4, MKP, trung lượng (Ca, Mg, S,...), vi lượng (Fe, Cu, Bo,…)..., phụ gia, chất điều chỉnh pH, ... được đổ vào các hộc chứa của cụm định lượng bằng băng tải để định lượng trước khi đi vào bồn chứa nguyên liệu theo đúng như bảng phối liệu đã được tính toán sẵn cho từng loại sản phẩm. Mỗi loại nguyên liệu có một hộc định lượng riêng. Tốc độ của các băng tải liệu được điều chỉnh sao cho trong 1 đơn vị thời gian tỉ lệ các loại nguyên liệu được chuyển đến máy trộn bằng băng tải gom liệu tương đương với tỉ lệ các loại nguyên liệu trong bảng phối liệu.

Nguyên liệu và nước pha chế được đưa vào bồn chứa có gắn máy khuấy và khuấy liên tục trong quá trình pha. Sau khi khuấy đều, nguyên liệu được bơm vào bồn chứa bán thành phẩm và để lắng. Bán thành phẩm sẽ được bơm qua bồn chứa để tiến hành chiết rót vào chai, vặn nắp, dán nhãn và đóng thùng

- Trong lúc chiết rót, bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm tiến hành lấy mẫu, 1 mẫu gửi về phòng kiểm nghiệm phân tích và 1 mẫu lưu tại công ty.

Các sản phẩm sau khi đóng thùng, nhập kho thành phẩm chờ kết quả phân tích chất lượng.

Sau khi có kết quả phân tích:

+ Nếu sản phẩm đạt chất lượng: sẽ được xuất bán cho khách hàng.

+ Nếu sản phẩm không đạt chất lượng: sẽ được chuyển vào kho nguyên liệu và tái sử dụng làm nguyên liệu trong lô sản xuất tiếp theo. Phòng kỹ thuật dựa trên kết quả kiểm tra phân tích để tạo công thức phù hợp.

a.3 Quy trình sản xuất phân urê có chất làm tăng hiệu suất sử dụng (dạng hạt, viên, bón rễ): công suất 500 tấn/năm

Hình 1.3. Sơ đồ công nghệ sản xuất phân urê có chất làm tăng hiệu suất sử dụng (dạng hạt, viên; bón rễ)

Thuyết minh:

Nguyên liệu dùng để sản xuất phân bón urê có chất làm tăng hiệu suất sử dụng gồm có urê hạt đục hoặc urê hạt trong và dung dịch chất làm tăng hiệu suất sử dụng. Urê nguyên liệu được xổ vào các hộc xổ liệu rồi đi qua băng tải định lượng để định lượng rồi được đưa vào trống trộn nhờ băng tải gom liệu. Trống trộn, urê nguyên liệu sẽ được phun dung dịch chất làm tăng hiệu suất sử dụng. Tại đây dưới tác dụng quay của trống trộn các hạt urê sẽ được bao bọc bởi dung dịch chất làm tăng hiệu suất sử dụng. Sau khi ra khỏi trống trộn, nguyên liệu sẽ được đưa qua thiết bị sấy thực hiện quá trình trao đổi nhiệt để đảm bảo nguyên liệu sau khi ra khỏi thiết bị sấy có độ ẩm dưới 1%. Sau khi sấy đạt được độ ẩm yêu cầu, sản phẩm được đưa qua hệ thống cân đóng bao.

Cân đóng bao gồm bồn chứa liệu ở phía trên có sức chứa khoảng 500 kg phân thành phẩm, bên dưới là cân định lượng tự động được cài đặt sẵn khối lượng cần định lượng là 25 kg hoặc 50 kg tùy theo loại bao sử dụng. Sau khi định lượng xong, sản phẩm sẽ tự động rơi vào bao bì chứa đã được kẹp vào họng của cân định lượng rồi rơi xuống băng tải thành phẩm. Trong thời gian đi trên băng tải, bao bì chứa sản phẩm sẽ được cột miệng bao nilong (lớp bên trong của bao bì) rồi may miệng bao (lớp bên ngoài của bao bì). Bao bì sau khi may xong sẽ được đưa qua khu vực chứa thành phẩm.

a.4 Quy trình sản xuất phân NPK bón lá dạng lỏng: công suất 100.000 lít/năm (tương đương 140 tấn/năm)

Thuyết minh:

Các nguyên liệu sử dụng để sản xuất phân bón lá Vô cơ dạng lỏng có thể gồm có: KOH, H3PO4, NH4OH, HNO3, NH3, KNO3, Ure, CuSO4, ZnSO4, MgSO4, FeSO4, chất điều hòa sinh trưởng, phụ gia, …

Đầu tiên, tổng hợp K3PO4 bằng cách trộn KOH và H3PO4 để tạo phản ứng hóa học. Song song đó cũng tiến hành tổng hợp NH4NO3 bằng cách trộn NH4OH và HNO3 để tạo phản ứng hóa học.

Hỗn hợp tạo thành từ 2 phản ứng trên được bơm vào bồn trung hòa để điều chỉnh pH = 6,5 bằng cách thêm NH3 hoặc KNO3 hoặc urê.

Sau khi trung hòa xong, tiếp tục bổ sung loại vi lượng, các chất điều hòa sinh trưởng hoặc các chất phụ gia theo tiêu chuẩn đăng ký để tiến hành phối trộn.

Sau khi khuấy trộn xong, nguyên liệu được bơm vào bồn chiết rót, định lượng đóng chai, dán nhãn và đóng thùng.

Nhập kho thành phẩm

a.5 Quy trình sản xuất phân bón lá vô cơ dạng bột: 500 tấn/năm

Hình 1.5. Sơ đồ công nghệ sản xuất sản xuất phân bón lá dạng bột

Thuyết minh:

Nguyên liệu dùng để sản xuất phân bón lá vô cơ dạng bột có thể bao gồm: Ure K2HPO4, MAP, KNO3, K2SO4, MgSO4, CuSO4, ZnSO4, chất điều hòa sinh trưởng, phụ gia … đựng trong các bao khối lượng khác nhau, được băng tải bao đưa lên sàn tập kết nguyên liệu. Tại đây nguyên liệu được đổ vào các hộc chứa của cụm định lượng bằng băng tải để định lượng trước khi đi vào máy trộn theo đúng như bảng phối liệu đã được tính toán sẵn cho từng loại sản phẩm. Mỗi loại nguyên liệu có một hộc định lượng riêng. Tốc độ của các băng tải liệu được điều chỉnh sao cho trong 1 đơn vị thời gian tỉ lệ các loại nguyên liệu được chuyển đến máy trộn bằng băng tải gom liệu tương đương với tỉ lệ các loại nguyên liệu trong bảng phối liệu.

Nguyên liệu từ băng tải gom liệu được đưa vào máy trộn. Trong máy trộn, nguyên liệu được đảo trộn liên tục nhờ các cánh đảo để các loại nguyên liệu được trộn đều với nhau rồi vào băng tải lên cân vào cân đóng bao. Trong trường hợp độ ẩm của nguyên liệu vượt quá quy định cho phép thì hệ thống thiết bị sấy sẽ được hoạt động để tiến hành sấy sản phẩm.

Cân đóng bao gồm bồn chứa liệu ở phía trên có sức chứa khoảng 500 kg phân thành phẩm, bên dưới là cân định lượng tự động được cài đặt sẵn khối lượng cần định lượng tùy theo loại bao sử dụng. Sau khi định lượng xong, sản phẩm sẽ tự động rơi vào bao bì chứa đã được kẹp vào họng của cân định lượng rồi rơi xuống băng tải thành phẩm. Trong thời gian đi trên băng tải, bao bì chứa sản phẩm sẽ được may miệng bao. Bao bì sau khi may xong sẽ được đưa qua khu vực chứa thành phẩm.

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường dự án Nhà máy sản xuất phân bón Tây Nguyên Công suất: Sản xuất Phân bón vô cơ 4.420 tấn/năm; Phân bón hữu cơ 9.000 tấn/ năm và đóng gói gia công/ chiết rót phân bón công suất 31.500 tấn/năm

B. Công nghệ Sản xuất phân bón hữu cơ (bón rễ, dạng bột), cụ thể:

b.1 Quy trình công nghệ sản xuất phân hữu cơ dạng bột

Hình 1.6. Sơ đồ công nghệ sản xuất Phân bón hữu cơ dạng bột

Thuyết minh:

Nguyên liệu chính dùng để sản xuất phân hữu cơ gồm than bùn và bã cà phê được tập kết về sân phơi để chuẩn bị lên men. Nguyên liệu được xe xúc đưa lên băng tải lên men để ủ thành đống có chiều rộng khoảng 3-3,5 m và chiều cao khoảng 2-2,5m còn chiều dài dọc theo chiều dài khu vực lên men.Trong khi ủ đống nguyên liệu được phun dung dịch lên men từ bồn chứa dịch lên men gồm men vi sinh vật, mật rỉ đường và urê nhằm tạo độ ẩm thích hợp cho quá trình lên men của vi sinh vật để chuyển hóa các hợp chất khó hấp thu thành các hợp chất dễ hấp thu hơn đối với cây trồng.

Thời gian lên men: từ 21 ngày trở lên, nhiệt độ lên men: 45 – 70 0C, độ ẩm lên men: 60 - 65%. Trong quá trình lên men, liên tục kiểm tra chỉ tiêu chất lượng để đáp ứng được quy định. Kết thúc quá trình lên men ta thu được than men.

Than men sẽ được xe xúc đưa lên băng tải để đi lên sàng rung. Than men có kích thước lớn (hơn 4 mm) nằm trên mặt sàng sẽ đi qua băng tải xái đi vào máy nghiền để nghiền mịn. Sau khi ra khỏi máy nghiền, than men đi qua băng tải quay trở lại sàng rung.

Than men lọt qua sàng rung sẽ đi qua băng tải để vào tời định lượng trước khi đi vào trống trộn. Trường hợp cần bổ sung thêm ẩm để đạt được độ ẩm theo tiêu chuẩn thì sẽ được phun thêm nước từ bồn chứa.

Than men sau khi ra khỏi trống trộn sẽ lên băng tải vào bồn cân để đóng vào bao bì thành phẩm. Bao bì dùng để đóng phân hữu cơ là bao PP. Sản phẩm sau khi được đóng vào bao, gấp miệng bao xuống khoảng 5 cm rồi dùng máy may may một đường thẳng chính giữa phần bao đã gấp.Sản phẩm sau khi được đóng bao là kết thúc 1 chu kỳ sản xuất, lúc này sẽ được chuyển qua khu vực kho thành phẩm bằng băng tải.

Kho thành phẩm là khu vực khô ráo, thoáng mát, thuận tiện cho việc nhập xuất hàng hóa. Sản phẩm được xếp trong kho theo hàng ngay ngắn, gọn gàng, hàng nhập trước xuất trước, nhập sau xuất sau tránh trường hợp hàng bị lưu kho quá lâu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án Nhà máy sản xuất gạch ngói Tuynel Bình Thuận

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha