Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án trang trại Chăn nuôi lợn thịt công nghệ cao khép kín quy mô 4.800 con lợn thịt. Tạo ra sản phẩm chất lượng cao, chăn nuôi sạch đảm bảo cung cấp lượng thịt an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng với quy trình chăn nuôi chặt chẽ, đảm bảo hành lang an toàn sinh học.
Ngày đăng: 01-10-2024
82 lượt xem
MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................................1
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ................................5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................6
DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................................8
MỞ ĐẦU.........................................................................................................9
1. Xuất xứ của dự án...........................................................................................9
1.1. Thông tin chung về dự án ....................................................................9
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương..........9
1.3. Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh,
quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan....9
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM..........................11
2.1. Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM của dự án.......11
2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án............13
2.3. Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường...............13
3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường.............................................................14
3.1. Tóm tắt về việc tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM..................14 3
.2. Đơn vị thu và phân tích mẫu.....................................................................14
3.3. Thông tin đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM .....................................................15
4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường .............................................................16
4.1. Phương pháp ĐTM ................................................................................16
4.2. Các phương pháp khác...............................................................................16
5. Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM......................................................16
5.1. Thông tin về dự án:.....................................................................16
a. Tên dự án:...........................................................................................16
b. Phạm vi, quy mô, công suất:.................................................................17
c. Công nghệ chăn nuôi:..............................................................................17
d. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án..................................17
5.2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường.....18
5.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án:....18
5.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án ............................21
5.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án...................27
5.5.1. Giai đoạn xây dựng....................................................................27
CHƯƠNG 1: THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN.......................................................32
1.1 Thông tin về dự án...........................................................................................32
1.1.1. Tên dự án....................................................................................................32
1.1.2. Thông tin chủ dự án........................................................................32
1.1.3. Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án............................................32
1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án ............................36
1.1.5. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường.....36
1.1.6. Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ của dự án..................37
1.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án.................................38
1.2.1. Các hạng mục công trình chính ..................
1.2.2. Các hạng mục công trình phụ trợ................
1.2.3. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường
1.3. Nguyên, nhiên, vật liệu, hoá chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án...39
1.3.1. Trong giai đoạn xây dựng................................................................39
1.3.2. Trong giai đoạn hoạt động....................................................................41
1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành..............................................................................45
1.5. Biện pháp tổ chức thi công....................................................................................48
1.5.1. Biện pháp thi công xây dựng công trình....................................................48
1.5.2. Khối lượng thi công các hạng mục của dự án.........................................50
1.6. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án............................50
1.6.1. Tiến độ thực hiện dự án ...........................................................................50
1.6.2. Vốn đầu tư của dự án................................................................................51
1.6.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án............................................................51
CHƯƠNG 2:ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN......52
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội..........................................................................52
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................52
2.1.2. Điều kiện KT-XH khu vực dự án ....................................................56
2.1.3. Đánh giá sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án với đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực dự án .......58
2.2. Hiện trạng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án .........................59
2.2.1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật ............................59
2.2.1.2. Hiện trạng các thành phần môi trường khu vực tiếp nhận các loại chất thải của dự án....60
2.2.2. Hiện trạng đa dạng sinh học .................................................................62
2.3. Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án. ......62
2.4. Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án ................................................63
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP,
CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG .......64
3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng ........64
3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động..................................................................64
3.1.2. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện...................82
3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành.....88
3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động.............................................................88
3.2.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường.......106
3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường..............................138
3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo........144
CHƯƠNG 4 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG..................146
4.1. Chương trình quản lý môi trường...........................................................................146
4.1.1. Chương trình quản lý môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng..........146
4.1.2. Chương trình quản lý môi trường trong giai đoạn hoạt động........................146
4.2. Chương trình giám sát môi trường của chủ dự án........................................................151
4.2.1. Giai đoạn xây dựng...................................................................................151
4.3. Dự kiến kinh phí thực hiện bảo vệ môi trường giai đoạn hoạt động..............................155
CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ THAM VẤN................................................................................156
5.1. Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng .....................................................156
5.1.1. Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử........................156
5.1.2. Tham vấn bằng tổ chức họp, lấy ý kiến........................................................156
5.1.3. Tham vấn bằng văn bản theo quy định.......................................................156
5.2. Kết quả tham vấn cộng đồng .......................................................................156
II. THAM VẤN CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC, CÁC TỔ CHỨC CHUYÊN MÔN ..............156
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT......................................................................157
1. Kết luận ......................................................................................................................157
2. Kiến nghị.......................................................................................................................158
3. Cam kết thực hiện công tác bảo vệ môi trường.......................................................158
CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO.................................................................161
PHỤ LỤC I: CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN..........................162
PHỤ LỤC II: CÁC BẢN VẼ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN...............................................163
PHỤ LỤC III: HỒ SƠ THAM VẤN CỦA DỰ ÁN ....................................................164
MỞ ĐẦU
Chăn nuôi hiện nay đang là mũi nhọn trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Công tác tuyên truyền, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại công nghiệp có áp dụng công nghệ cao trong chăn nuôi, khuyến khích phát triển chăn nuôi với tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi đang có những phát triển vượt bậc. Nhu cầu về phát triển chuồng trại ngày một được quan tâm, để đáp ứng nhu cầu của người chăn nuôi và xu thế chung của ngành việc xây dựng trang trại chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp là một bước đi đúng đắn.
Nhận thấy tiềm năng về xây dựng trang Trại lợn theo hướng công nghiệp nhằm nâng cao kinh tế hộ gia đình, hộ kinh doanh... đã thực hiện dự án đầu tư “Trang trại chăn nuôi lợn thịt công nghệ cao khép kín quy mô 4.800 con lợn thịt”, tại ..., Xã Cư Mlan, Huyện Ea Súp, Tỉnh Đắk Lắk. Đây là dự án đầu tư mới, công suất thuộc mục số 16, cột 4, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, đối chiếu với mục số 9, phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thì dự án thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Cấu trúc và nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện theo mẫu số 04 Phụ lục II của Thông tư 02/2022/TT- BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Vì vậy, để tuân thủ Luật bảo vệ môi trường, hộ kinh doanh ... đã tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án, nhằm đánh giá các tác động môi trường, đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường trong quá trình thi công xây dựng và vận hành của dự án.
Dự án đầu tư xây dựng: “Trang trại chăn nuôi lợn thịt công nghệ cao khép kín quy mô 4.800 con lợn thịt”, tại ...., Xã Cư Mlan, Huyện Ea Súp, Tỉnh Đắk Lắk do Chủ đầu tư là Hộ kinh doanh;
CHƯƠNG 1: THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN THỊT CÔNG NGHỆ CAO KHÉP KÍN QUY MÔ 4.800 CON
- Chủ dự án: Hộ kinh doanh;
- Địa chỉ: ...., Xã Cư Mlan, Huyện Ea Súp, Tỉnh Đắk Lắk;
- Điện thoại: .....
- Người đại diện: .........
- Tiến độ thực hiện dự án: Từ quý II/2023 – quý I/2024.
- Địa điểm xây dựng trang trại: ....., Xã Cư Mlan, Huyện Ea Súp, Tỉnh Đắk Lắk
- Vị trí dự án có tổng diện tích đất sử dụng: 32.761 m2 được Hộ kinh doanh .... hợp đồng thuê với hộ gia đình ông Nguyễn Xuân Quy tại các thửa đất, cụ thể:
+ Thửa đất số 13, tờ bản đồ số 38, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: ....., cấp ngày 30/11/2007, đăng ký thay đổi ngày 28/4/2021, diện tích sử dụng 11.050m2, mục đích sử dung đất: đất nông nghiệp khác
+ Thửa đất số 9, tờ bản đồ số 38, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: ......, cấp ngày 30/11/2007, đăng ký thay đổi ngày 28/4/2021, diện tích sử dụng 14.283m2, mục đích sử dung đất: đất nông nghiệp khác.
+ Thửa đất số 8, tờ bản đồ số 38, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: ...., cấp ngày 30/11/2007, đăng ký thay đổi ngày 28/4/2021, diện tích sử dụng 7.428m2, mục đích sử dung đất: đất nông nghiệp khác.
- Ranh giới khu đất sử dụng xây dựng Trang trại được xác định như sau:
+ Phía Đông : Giáp với đường liên thôn;
+ Phía Tây : Giáp với đất nông nghiệp;
+ Phía Bắc : Giáp với đất nông nghiệp;
+ Phía Nam : Giáp với đất nông nghiệp.
- Tọa độ các điểm ranh giới theo hệ toạ độ VN 2000 như sau:
Hình 1.1. Vị trí thực hiện dự án
Các đối tượng tự nhiên:
- Giao thông:
+ Đường giao thông vào khu đất dự án là đường liên thôn rộng khoảng 3.5m, dẫn ra đường tỉnh lộ 1, hai bên đường chủ yếu là các loại cỏ dại. Do vậy giao thông giữa Trang trại với các xã, vùng là tương đối thuận lợi.
+ Tuyến khu vực dự án là đường đất, rộng 4m, hai bên đường chủ yếu là đất cây nông nghiệp ngắn ngày và dài ngày.
- Hệ thống sông suối: Trong khu đất thực hiện dự án không có sông suối, ao hồ chảy qua
+ Cách dự án khoảng 950m về phía Đông là dòng suối cạn, Suối có diện tích lưu vực lớn, bắt nguồn từ xã Cư Mlan đổ về sông Ea H’leo, chiều rộng suối trung bình từ 3 - 5 m chiều dài khoảng 25 – 30 km về phía Tây Bắc. Đây là suối lớn trong khu vực, luôn có nước kể cả mùa khô hạn và hầu như chỉ sử dụng cho mục đích tưới nông nghiệp trong vùng.
+ Cách dự án khoảng 4 km về phía Đông là hồ Ea Súp Hạ là hồ lớn thuộc địa bàn huyện Ea Súp, chủ yếu phục vụ tưới nông nghiệp của một số hộ dân trong vùng.
Các đối tượng kinh tế - xã hội:
- Hiện trạng dân cư: Xung quanh dự án không có dân cư sinh sống, chỉ là cỏ bụi và đất trống. Dân cư chủ yếu tập trung theo tuyến đường liên thôn và đường liên xã.
+ Khu vực dự án nằm cách xa khu dân cư khoảng 1 km về phía Đông Bắc, xung quanh dự án chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp và trang trại chăn nuôi của các hộ dân.
+ Dự án cách UBND xã Cư Mlan 2,47 km và Trạm y tế xã Cư Mlan 2,55 km về phía Đông Bắc, cách trường tiểu học Cư Mlan 2,4 km và cách trung tâm hành chính huyện Ea Súp 4,5 km về phía Đông Bắc. Gần khu vực dự án không có các công trình văn hóa, tôn giáo, các di tích lịch sử nào cần được bảo vệ;
- Các cơ sở dịch vụ, thương mại chủ yếu tập trung ở trung tâm xã Cư Mlan, do đó hoạt động của dự án được dự báo là không ảnh hưởng đến các cơ sở này.
- Hệ thống điện: Hiện tại, xung quanh khu vực dự án chủ yếu là đất nông nghiệp, chưa có mạng lưới điện quốc gia đi qua. Khi dự án được triển khai xây dựng, chủ dự án sẽ hợp đồng với điện lực địa phương kéo riêng đường dây điện 3 pha để phục vụ cho việc thi công cũng như sử dụng trong giai đoạn hoạt động của dự án.
- Hệ thống thông tin liên lạc: Liên lạc chủ yếu qua mạng lưới điện thoại di động như: Mạng Vinaphone, Mobiphone, Viettel đã phủ sóng, chất lượng sóng ổn định.
- Hệ thống cấp nước: Hiện tại khu vực dự án không có nguồn nước, chủ dự án sẻ sử dụng nguồn nước tại giếng khoan. Tuy nhiên khi thực hiện dự án, chủ dự án sẻ tiến hành khoan 2 giếng sâu 60 m - 80m và thực hiện lập hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác, sử dụng theo quy định.
- Hệ thống thoát nước: Chủ yếu là chảy tràn theo độ dốc của địa hình và thoát về dòng suối cạn cách dự án khoảng 950m về phía Đông.
- Hiện trạng thu gom, xử lý rác thải tại khu vực: Trong phạm vi bán kính 1km so với dự án không có dân cư sinh sống, xung quanh dự án chỉ là nương rẫy canh tác của người dân trong vùng cho nên hiện tại dịch vụ thu gom rác thải của địa phương chưa vào tới khu vực dự án. Vì vậy, lượng rác thải phát sinh sẽ được phân loại để tái chế, đốt và chôn lấp tại khu vực của dự án. Đối với chất thải nguy hại, chủ dự án sẽ tiến hành thu gom, phân loại, lưu chứa riêng biệt tại các kho chứa của trại và hàng năm ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom vận chuyển đi xử lý theo đúng quy định.
→ Phù hợp với quy định khoảng cách an toàn trong chăn nuôi trang trại tại Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT (Hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi) và QCVN 01-14:2010/BNNPTNT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia điều kiện trại.
- Dự án được triển khai trên thửa đất số 8, thửa số 9, thửa số 13 thuộc tờ bản đồ số 38 tại Thôn 6, Xã Cư Mlan, Huyện Ea Súp, Tỉnh Đắk Lắk với tổng diện tích đất là 32.764 m2. (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đính kèm phụ lục).
- Xung quanh khu vực thực hiện dự án chủ yếu là đất nông nghiệp của người dân trong vùng.
- Mục đích sử dụng đất: Diện tích đất thực hiện dự án đã được quy hoạch sang đất nông nghiệp khác theo Quyết định 2185/QĐ-UBND ngày 28/9/2022 của UBND tỉnh Đăk Lăk Về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk. Trong thời gian tới, chủ dự án sẽ tiến hành đăng ký biến động mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây lâu năm sang đất đất nông nghiệp khác (NKH) để phù hợp xây dựng trang trại chăn nuôi.
Hình 1.2. Hiện trạng khu vực dự án
Vị trí của trang trại chăn nuôi lợn so với khu dân cư:
- Khoảng cách từ dự án đến khu dân cư tập trung gần nhất là 1 km về phía Đông Bắc.
- Vì vậy vị trí đầu tư xây dựng dự án đáp ứng quy định khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô vừa đến khu dân cư theo Thông tư số 23/2019/TT – BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn một số điều của Luật chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi (Khoảng cách đến khu dân cư tối thiểu là 200m).
Vị trí của trang trại chăn nuôi lợn so với hệ thống sông, suối, ao hồ
- Cách dự án khoảng 950 m về phía Đông là suối cạn, chiều rộng suối trung bình từ 3 - 5 m. Đây là suối lớn trong khu vực, luôn có nước kể cả mùa khô hạn và hầu như chỉ sử dụng cho mục đích tưới nông nghiệp trong vùng. Đây là điểm thoát nước mưa cho khu vực dự án.
- Dự án cam kết sử dụng nước thải sau xử lý để tưới tiêu trong khu vực dự án, không xả nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn vào nguồn nước xung quanh.
Vì vậy vị trí dự án đáp ứng được quy định khoảng cánh từ trang trại chăn nuôi quy mô lớn đến nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư theo Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi (Khoảng cách đến nguồn nước cấp sinh hoạt cho cộng đồng dân cư tối thiểu là 300m).
Vị trí dự án so với các công trình kiến trúc, đối tượng kinh tế - xã hội
- Khu đất dự án không có công trình kiến trúc, công trình văn hoá, tôn giáo và di tích lịch sử đặc biệt hay đối tượng kinh tế - xã hội đặc biệt. Lân cận khu vực dự án không có vườn quốc gia, khu bảo tồn, di tích, những vùng nhạy cảm môi trường.
- Dự án cách UBND xã Cư Mlan 2,47 km và Trạm y tế xã Cư Mlan 2,55 km về phía Đông Bắc, cách trường tiểu học Cư Mlan 2,4 km và cách trung tâm hành chính huyện Ea Súp 4,5 km về phía Đông Bắc.
- Vì vậy vị trí dự án đáp ứng được quy định khoảng cách từ trại chăn nuôi quy mô vừa đến trường học, bệnh viện, chợ theo Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Vị trí dự án so với đường giao thông chính
Đường giao thông vào khu đất dự án là đường liên thôn rộng 3,5 m, dẫn ra đường tỉnh lộ 1. Tuyến khu vực dự án là đường đất, rộng 4m, hai bên đường chủ yếu là cỏ bụi và đất trống.
- Đầu tư Trang trại chăn nuôi lợn thịt tại Thôn 6, Xã Cư Mlan, Huyện Ea Súp theo hướng trang trại công nghiệp, hiện đại, chăn nuôi khép kín .
- Tối ưu các điều kiện trong chăn nuôi, đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm và đảm bảo việc sản xuất đi kèm với các tiêu chuẩn thân thiện với môi trường.
- Phát triển kinh tế của hộ gia đình. Tạo công ăn, việc làm, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của xã Cư Mlan.
- Quy mô xây dựng: Đất xây dựng dự án Dự án đầu tư xây dựng: “Trang trại chăn nuôi lợn thịt công nghệ cao khép kín”, Dự án được triển khai trên thửa đất số 8, thửa số 9, thửa số 13 thuộc tờ bản đồ số 38 tại ....., Xã Cư Mlan, Huyện Ea Súp.
- Tổng diện tích xây dựng: 32.671 m2 - Trong đó:
+ Diện tích đất Hạng mục công trình chính: 6.869 m2
+ Diện tích đất Hạng mục công trình phụ trợ (bao gồm cây xanh, sân bãi, đường nội bộ): 19.406 m2 (trong đó diện tích cây xanh 17.814 m2; sân bãi, đường nội bộ 1150 m2)
+ Diện tích Hạng mục công trình xử lý chất thải bảo vệ môi trường: 6.486 m2
- Loại hình chăn nuôi: Hộ kinh doanh ...ứng dụng mô hình chăn nuôi công nghiệp, hiện đại, chăn nuôi khép kín của Công Ty Thái Việt Agri Group, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, chăn nuôi sạch đảm bảo cung cấp lượng thịt an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng với quy trình chăn nuôi chặt chẽ, đảm bảo hành lang an toàn sinh học.
- Công suất của dự án: Chăn nuôi lợn thịt, quy mô 4.800 con lợn thịt.
- Dự án áp dụng công nghệ chăn nuôi tiên tiến của Công Ty Thái Việt Agri Group. Trang trại sử dụng hình thức chăn nuôi mô hình lạnh, tập trung, khép kín với công nghệ kỹ thuật hiện đại. Con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và vắc xin phục vụ cho hoạt động chăn nuôi tại trang trại do Công Ty Thái Việt Agri Group cung cấp..
Các hạng mục công trình chính, công trình phụ trợ, công trình bảo vệ môi trường của Dự án được trình bày tại bảng 1.3.
Bảng 1.2. Các hạng mục công trình của dự án
- Trong giai đoạn này nguyên vật liệu chính là: Đá hộc, cát xây dựng, gạch thẻ, đá dăm, đá 1x2, đá 4x6, xi măng, sắt thép, sơn,…
- Các loại vật liệu trên sẽ được vận chuyển đến công trình từ các nhà cung cấp trên địa bàn huyện Cư Kuin và một số từ thành phố Buôn Ma Thuột, tính trung bình quãng đường vận chuyển khoảng 35 km. Riêng đối với các thiết bị chăn nuôi lợn sẽ được cung cấp từ thành phố Hồ Chí Minh với khoảng cách khoảng 400 km.
- Phương án vận chuyển: Chủ dự án sẽ hợp đồng với các nhà cung cấp vận chuyển nguyên vật liệu đến khu đất thực hiện dự án. Các xe vận chuyển chủ yếu là xe tại có trong lượng từ 12 - 20 tấn, trong quá trình vận chuyển được yêu cầu phải có thùng, che chắn để hạn chế rơi vãi trên tuyến đường.
- Theo số liệu dự toán của đơn vị nhà thầu thi công xây dựng do chủ dự án cung cấp thì khối lượng nguyên vật liệu chính phục vụ thi công trong quá trình xây dựng dự kiến như sau:
- Đối với diện tích thu gom nước mưa, thoát nước thải và khối lượng vật liệu xây dựng hệ thống xử lý nước thải, hạ tầng kỹ thuật tăng thêm khoảng 5 tấn.
- Đối với khối lượng máy móc, thiết bị chăn nuôi tăng thêm khoảng 10 tấn.
- Như vậy, ước tính tổng khối lượng nguyên vật liệu phục vụ cho giai đoạn xây dựng của dự án khoảng 1.157 tấn nguyên vật liệu.
- Nhiên liệu sử dụng chủ yếu là dầu DO để cung cấp cho hoạt động các phương tiện, máy móc. Nguồn cung cấp nhiên liệu tại các trạm xăng dầu trên địa bàn xã Hòa Hiệp và trung tâm huyện Cư Kuin. Lượng nhiên liệu ước tính 768 lít/ngày tương ứng khoảng 250 lít nhiên liệu dầu DO (tính tổng thời gian hoạt động sửa dụng máy ủi, máy đào, máy đầm,… trong giai đoạn thi công là 10 ngày/2 tháng thi công).
a. Nước cho sinh hoạt
Theo TCXDVN 33:2006 thì nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cho công nhân lấy bằng 100 lít/người/ngày. Số lượng công nhân trong giai đoạn này khoảng 30 người, tương ứng lượng nước sử dụng là 3 m3/ngày.
b. Nước cho xây dựng
- Nước phục vụ cho nhu cầu xây dựng chủ yếu là để trộn bê tông và bảo dưỡng, tưới nước chống bụi, vệ sinh phương tiện thiết bị thi công xây dựng, thống kê nhu cầu sử dụng nước như sau:
+ Nước trộn bê tông, bảo dưỡng khoảng 0,5 m3/ngày.
+ Nước chống bụi: 0,5 m3/lần tưới x 2 lần/ngày = 1 m3/ngày.
+ Nước vệ sinh phương tiện, thiết bị khoảng 0,5 m3/ngày.
- Tổng lượng nước dùng trong giai đoạn xây dựng lớn nhất khoảng 5 m3/ngày.
- Nguồn cung cấp nước: Trong quá trình xây dựng, chủ dự án sẽ tiến hành khai thác nước tại giếng hiện hữu trong khu vực dự án. Đồng thời, chủ dự án sẻ khoang 1 giếng với chiều sâu từ 70 - 80 m để cấp nước cho sinh hoạt và xây dựng cũng như sử dụng cấp nước giai đoạn hoạt động của dự án.
- Điện dùng trong giai đoạn này chủ yếu để phục vụ cho hoạt động xây dựng như: cắt, hàn, trộn bê tông,… và chiếu sáng cho công trình vào ban đêm. Dự án không tiến hành xây dựng vào ban đêm nên lượng điện cung cấp do dự án này là không đáng kể và nhu cầu tiêu thụ điện thay đổi tùy theo nhu cầu sử dụng, nên khó xác định được chính xác.
- Dự kiến chủ dự án sẽ hợp đồng với Công ty điện lực tại địa phương để kéo đường dây điện 3 pha từ đường lưới điện quốc gia về dự án. Đồng thời, trang bị 1 máy phát điện dự phòng 80 KVA và máy phát điện chạy bằng khí biogas 62,5KWA.
- Điện được sử dụng cho nhiều mục đích: Chiếu sáng, sưởi ấm, bơm nước, làm mát, sinh hoạt, hệ thống xử lý nước thải,…. Tổng nhu cầu sử dụng điện dự kiến khoảng 10.000 KWh/tháng.
- Tất cả lợn giống, thức ăn, thuốc sát trùng, kháng sinh, vắc xin và các nhu cầu khác đảm bảo cho hoạt động chăn nuôi tại trang trại đều do Công Ty Thái Việt Agri Group cung cấp.
- Thức ăn, thuốc thú y, thuốc vệ sinh phòng dịch từ Công Ty Thái Việt Agri Group cung cấp được chở đến Trang trại chăn nuôi bằng xe tải thùng loại 16 tấn, hàng được kiểm - nhập ngay tại chỗ. Sau khi đã kiểm tra đầy đủ về chứng từ, số lượng, chủng loại được kiểm tra chất lượng: bao gồm kiểm tra về nhãn hàng hoá, kiểm tra cảm quan. Tiến hành nhập kho.
1.3.2.2. Nhu cầu thức ăn
- Nhu cầu thức ăn được thể hiện qua Bảng 1.3 như sau.
Bảng 1.3. Nhu cầu thức ăn của trang trại
- Khối lượng thức ăn cần cung cấp cho Trang trại trong ngày lớn nhất khoảng 14,4 tấn/ngày vào giai đoạn lợn thịt từ 131 - 165 ngày tuổi. Lượng thức ăn nhập sẽ được cung cấp theo tuần, do đó lượng thức ăn cần vận chuyển/tuần là 100,8 tấn/tuần.
- Trang trại được áp dụng nuôi theo quy trình vệ sinh an toàn sinh học. Tất cả các loại thuốc thú y, vắc xin sử dụng cho hoạt động của trại đều nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.
Bảng 1.4. Các loại vaccin sử dụng tại Trang Trại
Vaccine phòng bệnh phó thương hàn:
- Đặc tính kỹ thuật: Vaccine vô hoạt, được sản xuất từ vi khuẩn Salmonella cholerae suis chủng S1, S2, S3 và S4 theo công nghệ lên men hiện đại, bổ sung chất bổ trợ keo phèn nhôm hydroxit nhằm tăng cường và kéo dài khả năng gây miễn dịch của vaccine. Vaccine có tính ổn định cao về an toàn và hiệu lực, rất tiện lợi cho việc sử dụng.
- Thành phần: Trong 1 ml vắc-xin chứa ít nhất 10 x 109 tế bào vi khuẩn Salmonella cholerae suis và chất bổ trợ: keo phèn (nhôm hydroxit).
Vaccine phòng bệnh lở mồm long móng
- Kháng nguyên: Vi-rút lở mồm long móng vô hoạt có chứa một hoặc nhiều cho chủng huyết thanh lưu hành trong vùng: Type O, A, C, Asia 1, SAT 1, SAT 2, SAT3. Mỗi liều chứa ít nhất 3DP50 cho mỗi hiệu giá. - Chất bổ trợ: nhũ dầu kép (DOE): nước trong dầu, tất cả nằm trong nước.
Vaccine phòng tụ huyết trùng
- Đặc tính kỹ thuật: Vaccine vô hoạt, được sản xuất từ vi khuẩn Pasteurella multocida chủng PA. 1 và PA.2 theo công nghệ lên men hiện đại, bổ sung chất bổ trợ keo phèn (nhôm hydroxit) nhằm tăng cường và kéo dài khả năng gây miễn dịch của vắc-xin. Vaccine có tính ổn định cao về an toàn và hiệu lực, rất tiện lợi cho việc sử dụng.
- Thành phần: Trong 1 ml vắc-xin chứa ít nhất 10 x 109 tế bào vi khuẩn Pasteurella multocida và chất bổ trợ: keo phèn (nhôm hydroxit). Vaccine phòng ngừa dịch tả
- Đặc tính kỹ thuật: Vaccine được sản xuất từ vi-rút dịch tả lợn nhược độc chủng C. Vaccine có tính ổn định cao về an toàn và hiệu lực
- Thành phần: Mỗi liều vắc-xin chứa ít nhất 100 RID (tương đương 100 PD50) vi-rút dịch tả lợn nhược độc chủng C và kèm chất bổ trợ (Sữa không kem).
Thuốc tiêu độc sát trùng chuồng trại
Sử dụng để tiêu độc khử trùng khu vực trong và ngoài trại nuôi, định kỳ 1- 2 lần/tuần. Thuốc tiêu độc sát trùng chuồng trại là Bioxide:
- Thành phần: Glutaraldehyde; Alkylbenzyldimethyl ammonium chloride; Nước tinh khiết vừa đủ.
- Công dụng: phổ diệt khuẩn rộng đối với virus, vi trùng, bào tử vi trùng, mycoplasma, nấm mốc gây các bệnh: dịch tả lợn, virus gây bệnh tai xanh (PRRS), tiêu chảy do virus, T.G.E, Aujeszky, bệnh Parvo, viêm não Nhật bản, tụ huyết trùng, phó thương hàn, viêm phổi do mycoplasma, hacmophillus, Actinobacillus, viêm ruột do E.coli, Salmonella, Clostridium, bệnh Lepto, hồng lỵ, cầu trùng.
>>> XEM THÊM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trang trại nuôi bò thịt
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com
Gửi bình luận của bạn