Báo cáo đề xuất cấp GPMT Dự án nhà máy chế biến nhân Điều

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) Dự án nhà máy chế biến nhân Điều với công suất 1.150 tấn nhân hạt điều thành phẩm/năm (không có hoạt động ép dầu điều). Công ty cam kết sẽ lập lại hồ sơ để nghị cấp lại giấy phép môi trường nếu Nhà máy thực hiện lại hoạt động ép dầu điều theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Ngày đăng: 29-10-2024

43 lượt xem

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.......................... 3

DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................... 4

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH................................................................... 5

Chương I................................................................................................... 6

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ................................................ 6

1.1.  Tên chủ dự án đầu tư........................................................................... 6

1.2.   Tên dự án đầu tư: DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN NHÂN ĐIỀU, ÉP DẦU VỎ ĐIỀU..... 6

1.3.  Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư.................. 8

1.4.  Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án:.. 16

1.5.    Các thông tin khác liên quan đến dự án:............................................... 18

Chương II.................................................................................................... 19

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG...... 19

2.1.  Sự phù hợp của dự án với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường:.... 19

2.2.  Sự phù hợp của dự án đối với khả năng chịu tải của môi trường nước:........... 19

Chương III.................................................................................................. 23

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP........................ 23

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ........................................ 23

3.1.  Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải:........... 23

3.2.  Công trình, biện pháp thu gom và xử lý bụi, khí thải................................... 29

3.3.  Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường.............. 30

3.4.  Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:............................. 31

3.5.  Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung:........................................ 33

3.6.  Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:....................................... 33

3.7.  Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:..... 34

Chương IV............................................................................................ 36

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG................ 36

4.1.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải:......................................... 36

4.2.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải:.......................................... 38

4. 3Nội dung đề nghị cấp phép............................................................... 39

Chương V.............................................................................................. 40

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN.... 40

5. 1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình:................................................................ 40

5. 2 Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật............ 41

Chương VI...................................................................................................... 42

CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ............................................. 42

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Tên chủ dự án đầu tư:

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN .......

Địa chỉ văn phòng: Cụm công nghiệp Tháp Chàm, đường Bác Ái, phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.

Đại diện: .......... Chức vụ: Giám Đốc

Điện thoại: .....Fax:...........

- Giấy chứng nhận đầu tư và các giấy tờ tương đương:

+ Giấy đăng ký kinh doanh số: ........ do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận cấp lần đầu ngày 24/6/2004, thay đổi lần thứ 17 ngày 06/12/2021.

+ Giấy chứng nhận đầu tư ......... chứng nhận ngày đầu ngày 15/01/2007 và chứng nhận thay đổi lần thứ 02 ngày 22/7/2016.

Tên dự án đầu tư: DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN NHÂN ĐIỀU, ÉP DẦU VỎ ĐIỀU.

Địa điểm dự án: Cụm công nghiệp Tháp Chàm, phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

Nhà máy chế biến nhân điều, ép dầu vỏ điều nằm tại Cụm công nghiệp Tháp Chàm, phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Khu đất của dự án được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ....... ngày 28/9/2011 và ..... ngày 31/7/2012 với tổng diện tích 16.015 m2.

2. Vị trí địa lý dự án:

- Các vị trí tiếp giáp như sau:

+ Phía Bắc giáp: Trung đoàn bộ binh 896.

+ Phía Nam giáp: Đường nội bộ Cụm công nghiệp Tháp Chàm.

+ Phía Đông giáp: Doanh nghiệp tư nhân Ngọc Lan.

+ Phía Tây giáp: Công ty TNHH TM-DV Hải Đông.

- Tọa độ giới hạn vị trí khu đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số .... ngày 28/9/2011 và CT00451 ngày 31/7/2012 với tổng diện tích 16.015 m2

Bảng 1.1. Tọa độ giới hạn vị trí khu đất

Tên mốc

Tọa độ

(Hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 108o15', múi chiếu 3o)

X

Y

A

1283942,50

575682,24

Tên mốc

Tọa độ

(Hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 108o15', múi chiếu 3o)

X

Y

B

1283934,73

575745,75

C

1283751,84

575723,81

D

1283755,87

575675,22

E

1283756,37

575664,33

F

1283950,86

575622,83

G

1283944,23

575682,47

H

1283869,29

575675,25

I

1283875,03

575615,52

Hình 1.1. Vị trí dự án

- Các văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:

+ Giấy phép xây dựng số .../GPXD của Ban Quản lý các khu công nghiệp ngày 21/01/2011.

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số.... ngày 28/9/2011.

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số .... ngày 31/7/2012.

Quyết định phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường:

+ Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 18/3/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết Nhà máy chế biến nhân điều, ép dầu vỏ điều của Công ty trách nhiệm hữu hạn .

+ Quyết định số 2024/QĐ-UBND ngày 28/11/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc thay đổi một số nội dung tại Đề án bảo vệ môi trường chi tiết Nhà máy chế biến nhân điều, ép dầu vỏ điều của Công ty TNHH đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận phê duyệt tại Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 18/3/2014.

Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Nhà máy chế biến nhân điều, ép dầu vỏ điều có tổng vốn đầu tư: 12.100.000.000 đồng.

Theo quy định tại tại khoản 3 Điều 10 của Luật đầu tư công năm 2019 và mục III nhóm C phụ lục I phân loại dự án đầu tư công kèm theo Nghị định số .../2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ thì Dự án thuộc nhóm C theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công; Theo Phụ lục IV (số thứ tự 4) ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020, Dự án Nhà máy chế biến nhân điều, ép dầu vỏ điều thuộc nhóm C có yếu tố nhạy cảm về môi trường (Dự án có xả nước thải vào nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt) nên thuộc danh mục dự án nhóm II.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 39, khoản 3 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Dự án Nhà máy chế biến nhân điều, ép dầu vỏ điều thuộc đối tượng lập giấy phép môi trường và Dự án đã có quyết định phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết tại Quyết định số ..../QĐ-UBND ngày 18/3/2014 và Quyết định số 2024/QĐ-UBND ngày 28/11/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc thay đổi một số nội dung tại Đề án bảo vệ môi trường chi tiết nên thẩm quyền cấp giấy phép môi trường thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận. Theo khoản 1 Điều 28 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án được lập theo mẫu Phụ lục VIII Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022.

1.3.Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư:

1.3.1 Công suất của dự án đầu tư: 1.150 tấn nhân hạt điều thành phẩm/năm.

Nhà máy bắt đầu hoạt động từ năm 2005, thực hiện chế biến nhân điều vá ép dầu vỏ điều với công suất:

  • Nhân hạt điều: 1.150 tấn nhân hạt điều thành phẩm/năm.
  • Dầu hạt điều: 600 tấn dầu điều/năm.

Từ Quý IV/2014, nhà máy dừng hoạt động ép dầu vỏ điều, chỉ thực hiện chế biến nhân điều với công suất 1.150 tấn nhân hạt điều thành phẩm/năm.

Vì vậy, Công ty xin gửi tới Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận, Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Ninh Thuận Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cho hoạt động sản xuất nhân điều với công suất 1.150 tấn nhân hạt điều thành phẩm/năm (không có hoạt động ép dầu điều).

Công ty cam kết sẽ lập lại hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường trường hợp Nhà máy thực hiện lại hoạt động ép dầu điều theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình chính, công trình phụ và công trình bảo vệ môi trường của dự án

a. Các hạng mục công trình hiện hữu:

Bảng 1.2. Các hạng mục công trình chính và phụ của dự án

TT

Hạng mục

Số

lượng

Đơn vị

Kết cấu

Diện tích

I

Các hạng mục công trình chính

1

Nhà trực

01

m2

Cấp 4, loại A

16

2

Nhà khách

01

m2

Cấp 4, loại A

71

3

Phòng chờ

01

m2

Cấp 4, loại A

36,5

4

Nhà điều khiển cân

01

m2

Cấp 4, loại A

42,5

5

Khu vực cân

01

m2

Cấp 4, loại A

45,3

6

Khu kho chứa nguyên liệu điều

thô

01

m2

Tiền chế (sắt)

1.601

7

Khu cắt, tách vỏ

01

m2

Tiền chế (sắt)

625,8

8

Khu vực nhà hấp

01

m2

Tiền chế (sắt)

290,8

9

Khu vực nồi hơi

01

m2

Tiền chế (sắt)

139,25

10

Khu vực lò sấy

01

m2

Tiền chế (sắt)

860,48

11

Nhà xưởng chế biến nhân điều

01

m2

Tiền chế (sắt)

2.587,54

12

Nhà xe công nhân

01

m2

Tiền chế (sắt)

342,3

13

Kho chứa vỏ điều sau khi được

01

m2

Tường gạch

3.480

14

Khu văn phòng

01

m2

Cấp 4

126

II

Các hạng mục công trình phụ

1

Nhà để xe

01

m2

Tiền chế sắt

110

2

Nhà bảo vệ

01

m2

Cấp 4

15

3

Nhà vệ sinh

01

m2

Cấp 4

17

4

Sân đường nội bộ

01

m2

Bê tông

5.609

 

Tổng cộng

 

m2

 

16.015

(Nguồn: Công ty TNHH....)

b.Các hạng mục bảo vệ môi trường:

Bảng 1.3. Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường

Stt

Hạng mục

Kích thước

(dài x rộng x cao), Kết cấu

Số

lượng

Diện tích

 

 

 

01

 

 

Công trình xử lý khí thải

  • Xylone tách bụi kích thước Φ 700 mm, H= 2m, vật liệu: thép sơn chống gỉ.
  • Bể nước hấp thụ khí kích thước L x B x H= 2 m x 1,5 m x 1,5 m, vật liệu: gạch.
  • Ống khói H= 20m, vật liệu: thép

 

 

 

01

 

 

 

02

 

 

Bể tự hoại 3 ngăn

Ngăn chứa: 1,5 m x 1,5 m x ,15 m; Ngăn xử lý: 1,5 m x 2,5 m x 1,5 m; Ngăn lắng: 1,5 m x 1,5 m x 1,5 m.

Dung tích 11 m3

Kết cấu đáy và thành bể và các ngăn được xây bằng bê tông

 

 

02

 

 

8,25 m2

 

 

03

 

 

Bể xử lý nước thải tập trung

7 ngăn, kích thước mỗi ngăn: Kích thước: 1 m x 1,5 m x 1 m Dung tích: 10,5 m3

Kết cấu đáy và thành bể và các ngăn

được xây bằng gạch có tráng xi măng chống thấm.

 

 

01

 

 

10,5 m2

 

04

 

Kho chứa chất thải nguy hại

Kích thước: 3 m x 1 m

Kết cấu tường dựng bằng tôn, mái tôn, sàn bê tông có khả năng chống thấm chống tràn.

 

01

 

3 m2

 

05

 

Kho chứa chất thải sản xuất

Kích thước:30 m x 119 m

Kết cấu tường xây bằng gạch, mái tôn,

sàn bê tông

 

01

 

3.480 m2

 

06

Bể lưu chứa nước thải sau xử lý (dung tích 1 m3)

Kích thước: 1 m x 1 m x 1 m Dung tích: 1 m3

Kết cấu đáy và thành hồ các ngăn được xây bằng bê tông

 

01

 

1 m2

 

07

Mương hở số 1 - thu

nước mưa

Kết cấu bằng bê tông.

Kích thước (dài 120 m, rộng 0,4 m,

sâu 0,4 m).

01

48 m2

 

08

Mương hở số 2 - thoát

nước mưa

Kết cấu bằng bê tông cốt thép.

Kích thước (rộng 1 m, dài 80 m, sâu

0,6 m)

 

01

80 m2

 

09

 

Mương kín thu nước mưa

Kết cấu bằng bê tông cốt thép, có nắp đậy bằng bê tông.

Kích thước (dài 10 m x rộng 0,7 m x

sâu 0,5 m)

 

01

 

7 m2

1.3.2.Công nghệ sản xuất của dự án:

*Công nghệ sản xuất nhân hạt điều:

Hình 1.2. Quy trình công nghệ sản xuất nhân hạt điều

Thuyết minh công nghệ sản xuất nhân hạt điều:

Toàn bộ quy trình sản xuất hầu hết được thực hiện bằng máy móc theo công nghệ hiện đại, sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đi các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu (EU), Canada, Úc, Newzealand. Cụ thể như sau:

Bước 1. Nguyên liệu được nhập kho: Nguồn nguyên liệu hạt điều thô được thu mua trong nước (bao gồm trong tỉnh và các tỉnh có sản lượng điều lớn như Bình Phước, Đắc Lắc, Đồng Nai,...) và nhập khẩu từ nước ngoài (Campuchia).

Bước 2: Phân loại kích thước nguyên liệu: Hạt điều thô trước khi đưa vào chế biến được phân loại thành 4 loại (A, B, C, D) theo các kích cỡ khác nhau bởi máy sàng và loại bỏ các tạp chất trong nguyên liệu như: đất, đá, rác…

Bước 3: Hấp nguyên liệu và làm nguội: Hạt điều sau khi phân loại được đem đi hấp bởi lò hơi, mỗi kích cỡ hạt khác nhau thì có chế độ nhiệt hấp khác nhau.

Phương pháp hấp dùng hơi nước có thể dùng hơi nước ở 1000C (áp suất thường) hoặc hơi nước ở nhiệt độ cao 1700C (áp suất > 8 kg/cm2) làm cho vỏ hạt điều phồng lên tạo ra một khoảng hở giữa vỏ và nhân để cắt bóc vỏ lấy nhân được dễ dàng. Thời gian hấp tùy thuộc độ ẩm và kích cỡ của hạt có thể kéo dài 30 - 45 phút. Nhiệt độ nước khi hấp hạt điều thô phải ở mức 1000C. Sau đó, hạt điều đã hấp được đưa ra khỏi lò hấp và đặt trên các khay nhiều tầng để làm nguội tự nhiên. Thời gian làm nguội khoảng 12 giờ để cho hạt điều nguội bớt và giúp loại bỏ vỏ hạt điều. Nước thải phát sinh từ hơi nước ngưng tụ trong quá trình hấp và cặn lắng từ bồn hấp đưa về bể xử lý nước thải tập trung.

Bước 4: Cắt tách vỏ hạt điều: Hạt điều sau khi hấp được chuyển sang dây chuyền máy cắt và tách vỏ hạt điều đề thu nhân điều thô. Vỏ hạt điều thải ra sau khi tách được thu gom về gom chứa để bán cho đơn vị thu mua.

Bước 5: Sấy nhân điều: Nhân hạt điều được đem sấy ở nhiệt độ từ 75 - 80oC trong khoảng thời gian từ 11 - 15 giờ trong buồng kín. Hoạt động sấy sử dụng lò hơi. Sau khi hoàn tất quá trình sấy, nhân điều được trải đều trên các khay nhiều tầng và làm ẩm bằng hơi nước để cấp ẩm, làm mềm vỏ lụa trước chuyển sang công đoạn bóc vỏ lụa.

Bước 6: Bóc vỏ lụa: Nhân hạt điều tiếp tục được đưa sang dây chuyền khép kín để tách vỏ lụa bằng phương thức sàng rung kín để tách lớp vỏ lụa ra, vỏ lụa được thu vào các bao để bán cho đơn vi thu mua. Nhân hạt điều trắng được qua máy phân loại tự động.

Bước 7 + 8: Phân loại nhân hạt điều (bắn màu, phân loại kích cỡ) và khử trùng: Nhân hạt điều sau khi được tách vỏ được phân loại, bằng máy hiện đại nhận biết mức độ làm sạch vỏ qua mắt điện trên phương thức bắn màu (nhận biết màu sắc) để phân loại size. Nhân hạt điều sau khi phân loại được chảy vào bao chứa lớn theo kích cỡ khác nhau. Những hạt còn dính nhiều vỏ lụa, chưa đảm bảo độ sạch được quay lại dây chuyền sàng tách vỏ lụa để tách lần nữa. Một số vỏ lụa có độ bám cứng, máy không thể tách hết sẽ được đưa công nhân tách thủ công bằng tay để làm sạch hoàn toàn. Nhân hạt điều trắng sau khi làm sạch vỏ lụa sẽ được đưa vào khu khử trùng bằng hóa chất khử trùng được sử dụng cho thực phẩm.

Bước 9: Sàng lựa trên băng tải, X-ray: Nhân hạt điều trắng sau khử trùng được chạy qua bằng tải để sàng lựa, loại bỏ các hạt ko đảm bảo kích thước và tiếp tục đưa qua công đoạn X-ray. Tại đây các tạp chất, ni lông, di vật lạ lẫn trong nhân hạt điều trắng sẽ được phát hiện và loại bỏ bằng hệ thống hút tự động.

* Đối với sản phẩm xuất khẩu đi Châu Âu, nhân hạt điều trắng sau khi sàng sẽ được thực hiện thêm bước dò kim loại trước khi đóng gói.

Bước 10: Dò kim loại: Trước khi đóng thùng thành phẩm, các gói nhân hạt điều trắng được đưa qua máy dò kim loại để kiểm tra 1 lần nữa. Nếu phát hiện vẫn còn kim loại trong gói sản phẩm thì cái sản phẩm này sẽ được phân loại ra và quy trở lại từ bước 9.

Bước 11: Cân, đóng gói, hút chân không: Nhân hạt điều trắng sau khi sàng được cân định lượng, hút chân không và đóng gói bảo quản.

Bước 12: Đóng thùng và lưu kho, chờ tiêu thụ: Nhân hạt điều trắng sau khi đóng gói bảo quản sẽ được đóng thùng với số lượng và quy cách khác nhau tùy nhu cầu đặt hàng, lưu kho và chờ tiêu thụ.

1.2.3 Sản phẩm của dự án: Nhân hạt điều: 1.150 tấn nhân hạt điều thành phẩm/năm (không có hoạt động ép dầu điều). Công ty cam kết sẽ lập lại hồ sơ để nghị cấp lại giấy phép môi trường nếu Nhà máy thực hiện lại hoạt động ép dầu điều theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Bảo vệ môi trường 2020.

1.4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án:

* Nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất:

Bảng 1.4. Nguyên nhiên vật liệu cho hoạt động sản xuất tại Công ty.

TT

Nguyên, nhiên, vật liệu

Khối lượng (tính trong 1 tháng)

Nguồn cung cấp

I

Nguyên liệu

 

1

Hạt điều thô

355,1 tấn

Việt Nam, Campuchia

II

Nhiên liệu

 

1

Xăng

200 lít

Cây xăng dầu trong thành phố Phan Rang -Tháp Chàm

2

Dầu

2.000 lít

3

Nhớt

40,5 lít

Hồ Chí Minh

4

Củi

30 tấn

Ninh Thuận

III

Vật liệu

 

1

Thùng carton

7.100 cái

Ninh Thuận

2

Thùng thiếc

5.650 cái

Ninh Thuận

IV

Phế liệu

 

 

1

Vỏ hạt điều bán cho đơn vị thu

mua

249,6 tấn

Đơn vị thu mua: Công ty TNHH sản xuất dầu điều Tấn Lộc

2

Vỏ lụa bán cho đơn vị thu mua

9,7 tấn

(Nguồn: Công ty TNHH ......)

b.Hóa chất khử trùng nhân hạt điều:

Bảng 1.5. Hóa chất khử trùng nhân hạt điều

STT

Tên hóa chất

Đơn vị

Khối lượng

Nguồn cung cấp

1

NaOH

Kg/tháng

20

Việt Nam

2

Phèn

Kg/tháng

20

Việt Nam

3

Polymer

Kg/tháng

15

Việt Nam

4

Clorine

Kg/tháng

10

Việt Nam

(Nguồn: Công ty TNHH .....)

c.Nhu cầu và nguồn cung cấp điện:

Dự án sử dụng lưới điện quốc gia. Công suất điện tiêu thụ cho dự án vào khoảng 40.300 kWh/tháng.

d.Nhu cầ​u và nguồn cung cấp nước:

Nhu cầu sử dụng nước: Căn cứ hóa đơn nước thực tế tại nhà máy, tổng lượng nước sử dụng cho toàn Nhà máy trung bình khoảng 173 m3/tháng (khoảng 5,8 m3/ngày), nguồn cung cấp nước từ Công ty Cổ phần cấp nước Ninh Thuận.

+ Nước cấp cho hoạt động sản xuất: 4,7 m3/ngày. Trong đó:

  • Lượng nước dùng cho 2 nồi hấp hạt điều: 4 m3/ngày.
  • Lượng nước cấp làm ẩm vỏ lụa: 0,2 m3/ngày.
  • Nước dùng cho hệ thống xử lý khí thải lò hơi: 6,75m3 (mỗi ngày lượng nước được châm thêm và sau khi thải nước lắng cặn là khoảng 10%, tương đương 0,68 m3/ngày).

+ Nước cấp cho hoạt động vệ sinh của công nhân: 1,1 m3/ngày

  • Nước cấp cho hoạt động vệ sinh của công nhân khu xưởng sản xuất: 1 m3/ngày.
  • Nước cấp cho hoạt động vệ sinh của công nhân khu văn phòng: 0,1 m3/ngày.

e.Danh mục máy móc thiết bị

Trang thiết bị sử dụng tại cơ sở là trang thiết bị tiên tiến với công nghệ mới:

Bảng 1.6. Thiết bị, máy móc tại Công ty

TT

Tên thiết bị

Số

lượng

Công suất

Sản xuất

Năm sản xuất

1

Máy sàng thô

02

2 tấn/h

Việt Nam

2007

2

Nồi hơi

02

2 tấn/h

Việt Nam

2008

3

Lò sấy

07

1.5 tấn/h

Việt Nam

2007

4

Lò làm ẩm

02

1.5 tấn/h

Việt Nam

2012

5

Nồi hấp

02

1.000 kg/h

Việt Nam

2023

6

Máy bóc vỏ lụa

04

300 kg/h

Việt Nam

2010

7

Máy đóng gói

02

2 tấn/h

Việt Nam

2012

8

Máy X-ray

01

2 tấn/h

Việt Nam

 

9

Máy dò kim loại

01

2 tấn/h

Việt Nam

 

10

Máy đóng gói

01

2 tấn/h

Việt Nam

 

11

Máy phân loại màu

01

2 tấn/h

Việt Nam

2011

12

Máy sàng chín

01

1.5 tấn/h

Việt Nam

-

13

Máy cắt tách tự động

04

5 tấn/Ca

Việt Nam

2023

14

Máy cắt vỏ, tách nhân

10

20 k/h

Việt Nam

2007

15

Thiết bị hút chân không

01

2 tấn/h

Việt Nam

2007

16

Xe nâng đẩy

04

300 kg

Việt Nam

2007

TT

Tên thiết bị

Số

lượng

Công suất

Sản xuất

Năm sản xuất

17

Xe vận chuyển nhiên liệu

02

500 kg

Mitsu-Nhật

2007

18

Cân bàn

05

200 kg

Digi- Nhật

2007

19

Máy đo độ ẩm

01

-

Nhật

2012

21

Cân ô tô tải

01

80 tấn

Việt Nam

2009

22

Máy phát điện

01

300 kw

Việt Nam

-

(Nguồn: Công ty TNHH ...)

1.5.Các thông tin khác liên quan đến dự án:

1.5.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty

Cơ cấu tổ chức của Công ty được thể hiện qua biểu đồ như sau:

1.5.2.Tổ chức nhân sự

Các phòng ban của Công ty bao gồm: Phòng kế toán tài chính, phòng (TCHC-ISO- BRC), phòng kinh doanh, các phân xưởng, phòng kiểm soát chất lượng (KCS) + cơ khí, phòng bảo vệ. Số lượng nhân sự toàn nhà máy: 22 người. Số ngày hoạt động: 260 ngày/năm.

>>> XEM THÊM: Thuyết minh đề án khu du lịch sinh thái trong rừng tràm

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha