Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Mở rộng Nhà máy sản xuất giày dép

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) Mở rộng Nhà máy sản xuất giày dép. Sản phẩm đầu ra của Nhà máy là giày dép hoàn chỉnh (Nhà máy không sản xuất sản phẩm bán thành phẩm) với 6.000.000 sản phẩm/năm cung cấp cho các thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

Ngày đăng: 04-11-2024

46 lượt xem

MỤC LỤC.................................................................................... 1

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU....................................................... 3

CHƯƠNG I.......................................................................................... 5

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ................................................. 5

1.  Tên chủ cơ sở: Công ty TNHH Quốc tế ............................... 5

2.  Tên cơ sở:........................................................................ 5

3.  Công suất, công nghệ, sản phẩm của Cơ sở:........................ 6

3.1.   Công suất hoạt động của Cơ sở:............................... 6

3.2.   Công nghệ sản xuất của Cơ sở:.............................. 6

3.3.   Sản phẩm của Cơ sở:.......................................... 9

4.  Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng của Cơ sở; nguồn cung cấp điện, nước của Cơ sở:.... 9

4.1. Nguyên vật liệu phục vụ các hoạt động của Cơ sở....................................... 9

4.2.   Nhu cầu cấp điện........................................................................ 11

4.3.   Nhu cầu sử dụng nước............................................................ 12

5.   Đối với cơ sở có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất phải nêu rõ:

điều kiện kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu; hệ thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp chất; phương án tái xuất phế liệu:... 13

CHƯƠNG II....................................................................... 14

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG..... 14

2.1.  Sự phù hợp của Cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường:.. 14

2.2.  Sự phù hợp của Cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường.......................... 14

CHƯƠNG III.................................................................................................. 16

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ......... 16

3.1.  Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải:.................... 16

3.1.3.   Xử lý nước thải:................................................................................................ 19

3.3.  Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường.............. 41

3.4.  Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:............................... 43

3.5.  Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung:..................................... 45

3.6.  Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:.............................. 46

3.7.   Các nội dung thay đổi so với Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:..... 49

CHƯƠNG IV...................................................................................................... 50

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG..................................... 50

4.1.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải................................................... 50

4.1.1.   Nguồn phát sinh nước thải.................................................................... 50

4.1.3.   Dòng nước thải........................................................................ 50

4.1.4.   Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm................ 50

4.1.5.   Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải............ 52

4.2.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải........................................ 53

4.3.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung......................... 53

4.4.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với CTR và CTNH........................ 53

CHƯƠNG V................................................................................... 55

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ........................ 55

5.1.   Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải........................... 55

5.2.   Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải:................... 60

CHƯƠNG VI...................................................................................... 65

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.................. 65

5.1.  Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án:........ 65

5.2.  Chương trình quan trắc chất thải định kỳ......................................... 67

5.2.1.   Chương trình quan trắc môi trường định kỳ:.......................... 67

5.2.2.   Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải:.................. 68

5.3.  Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm..................... 68

CHƯƠNG VII........................................................................................ 69

KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.......... 69

ĐỐI VỚI CƠ SỞ..................................................................................... 69

CHƯƠNG VIII........................................................................................ 70

CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ ĐẦU TƯ...................................................... 70

1.  Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường... 70

2.   Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trưòug và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan     70

CHƯƠNG I

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1.Tên chủ cơ sở: Công ty TNHH Quốc tế ..........

Địa chỉ văn phòng: Khu công nghiệp Hàm Kiệm II, xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận;

Người đại diện theo pháp luật của chủ Cơ sở: .........;

Số điện thoại:..... fax:...........

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, mã số dự án: ....... chứng nhận lần đầu ngày 4 tháng 4 năm 2012, chứng nhận thay đổi lần thứ 4 ngày 10 tháng 5 năm 2016 (điều chỉnh mục tiêu và tổng vốn đầu tư) do Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Thuận chứng nhận dự án đầu tư: Nhà máy sản xuất giày dép ; mã số dự án........ chứng nhận lần đầu ngày 4 tháng 4 năm 2012, chứng nhận thay đổi lần thứ 3 ngày 14 tháng 8 năm 2014 được điều chỉnh mục tiêu và tổng vốn đầu tư.

2.Tên cơ sở:

NHÀ​ MÁY SẢN XUẤT GIÀY DÉP

2.1.Địa điểm Cơ sở

Nhà máy sản xuất giày dép : ....... Khu công nghiệp Hàm Kiệm II-Bita’s, xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.

2.2.Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trưòrng, phê duyệt dự án

  • Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trrường Dự án Mở rộng nhà máy sản xuất giày dép  số ...../QĐ- UBND ngày 19 tháng 10 năm 2016 của UBND tỉnh Bình Thuận.
  • Thoả thuận đấu nối nước thải và nước mưa vào hạ tầng KCN Hàm Kiệm II ngày 15/3/2013 giữa Công ty CP đầu tư Bình Tân và Công ty TNHH Quốc tế 
  • Hợp đồng xử lý nước thải số 001/HĐXLNT-BT ngày 01/8/2013 ký giữa Công ty CP đầu tư Bình Tân và Công ty TNHH Quốc tế
  • Sổ đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH, mã số QLCTNH: 60.000317T cấp ngày 17/9/2013 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận cấp.
  • Khu công nghiệp Hàm Kiệm II-Bita’s đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quyết định số 1518/QĐ–BTNMT ngày 12/9/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Hàm Kiệm-Bita’s” tại xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.

Dự án “Nhà máy sản xuất giày dép” tại ..... Khu công nghiệp Hàm Kiệm II – Bita’s. Ngành nghề của Dự án phù hợp với phân khu chức năng theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án: “Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Hàm Kiệm II – Bita’s” đã được Bộ Tài Nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 1518/QĐ- BTNMT ngày 12/9/2012.

2.3.Quy mô Cơ sở (phân loại theo tiêu chí pháp luật về đầu tư công)

Ngành nghề: sản xuất giày dép thuộc nhóm sản xuất hàng tiêu dùng

Vốn đầu tư của dự án: 498,636 tỷ đồng.

Theo quy định tại khoản 3, điều 9 của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019, dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng thuộc dự án Nhóm B.

Theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường: Mục I.2, Phụ lục IV dự án nhóm A và nhóm B có cấu phần xây dựng được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và không thuộc loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thuộc nhóm II và theo quy định tại khoản 1, điều 39 của Luật bảo vệ môi trường thì dự án thuộc đối tượng phải lập giấy phép môi trường do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận cấp.

3.Công suất, công nghệ, sản phẩm của Cơ sở:

3.1.Công suất hoạt động của Cơ sở:

Nhà máy sản xuất giày dép hoạt động với mục tiêu là sản xuất giày dép hoàn chỉnh (Nhà máy không sản xuất sản phẩm bán thành phẩm) với công suất hoạt động là 6.000.000sản phẩm/năm.

3.2.Công nghệ sản xuất của Cơ sở:

Nhà máy sản xuất giày dép hoạt động sản xuất với công nghệ sản xuất giày là chính với công suất 6.000.000 sản phẩm/năm. Tuy nhiên do sự thiếu hụt về nguyên liệu phục vụ quá trình sản xuất. Do đó, Công ty bổ sung các công đoạn gia công nhằm cung cấp nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất giày của Nhà máy.

Nhà máy sử dụng công nghệ tiên tiến hầu hết sử dụng bán tự động từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến khâu thành phẩm. Chi tiết dây chuyền công nghệ cụ thể như sau:

a.Côn​g nghệ sản xuất giày

Công nghệ sản xuất giày tại Nhà máy được thể hiện trong hình sau:

Hình 1: Sơ đồ công nghệ sản xuất giày

* Thuyết minh công nghệ sản xuất giày

Nguyên liệu thuộc da, giả da qua công đoạn cắt định hình theo quy cách, tiếp tục chuyển qua may đế giữa, sau đó sẽ chuyển qua các máy gò mũi, gò gót. Sau khi qua công đoạn gò sẽ tiếp tục được sấy nhẹ trước khi được chuyển sang các băng chuyền dán keo đế, tại băng chuyền này sẽ gắn liền với các buồng sấy ở nhiệt độ 70-800C.

Cuối cùng chuyển qua bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đóng gói nhập kho và chờ xuất hàng.

b.Các công đoạn gia công bổ sung phục vụ hoạt động sản xuất

+ Quy trình gia công đế

Hình 2: Sơ đồ công nghệ gia công đế

* Thuyết minh quy trình

Đế giày được nhập từ các Công ty cung cấp trong nước và nước ngoài, sau khi qua công đoạn mài đế sẽ chuyển qua máy quét tia UV để kiểm tra các lỗ hổng hay các lỗi trên bề mặt đế, đồng thời tại đây sẽ được phủ lại keo nếu có lỗi sản phẩm.

+ Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm bán thành phẩm – dán hợp

Hình 3: Sơ đồ công nghệ gia công dán hợp

* Thuyết minh quy trình

Từ khách hàng lãnh liệu về bộ phận kiểm phẩm, sau khi QC kiểm tra liệu đạt chất lượng rồi mở đơn xuống các máy để tiến hành sản xuất, khi tiến hành dán liệu thì thiết bị phải được điều chỉnh nhiệt độ từ 60C – 150C trong quá trình dán, keo nhất định phải được điều chỉnh cho đều. Nhân viên thao tác nhất định phải đối chiếu tỉ mỉ giữa đơn và liệu chính xác mới được dán, sau khi thành phẩm làm ra phải qua bộ phận QC kiểm tra liệu đạt chất lượng mới đóng gói, phải thông qua bộ phận sinh quản kiểm tra lại số lượng rồi mới đánh phiếu suất hàng để xuất cho khách hàng.

+ Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm bán thành phẩm – in sơn

Hình 4: Sơ đồ công nghệ gia công in sơn

* Thuyết minh quy trình

Nhập nguyên liệu da (phối kiện giày) của khách hàng. Theo đơn chỉ lệnh sản xuất, in liệu trên bàn in với sử dụng khuôn in và mực in đã được pha đúng màu, sau khi kiểm tra chất lượng của liệu đã in sẽ tiếp tục chuyển sang công đoạn ép với sử dụng khuôn đồng ép và nhiệt độ ép được điều chỉnh vừa đủ. Cuối cùng chuyển qua khâu kiểm tra chất lượng liệu đã gia công trước khi giao cho khách hàng.

3.3.Sản phẩm của Cơ sở:

Sản phẩm đầu ra của Nhà máy là giày dép hoàn chỉnh (Nhà máy không sản xuất sản phẩm bán thành phẩm) với 6.000.000 sản phẩm/năm cung cấp cho các thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng của Cơ sở; nguồn cung cấp điện, nước của Cơ sở:

4.1.Nguyên vật liệu phục vụ các hoạt động của Cơ sở

Danh mục nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho quá trình hoạt động của Nhà máy với công suất 6.000.000 sản phẩm/năm như sau:

Bảng 1. Thống kê nhu cầu nguyên, vật liệu của Nhà máy

Stt

Tên

Đơn vị

Số lượng

I

Nhu cầu nguyên, vật liệu

1.

Băng dính

m/năm

869.968

2.

Băng keo

m/năm

8.382.402

3.

Cây chống giày

đôi/năm

1.368

4.

Chất đánh bóng da

kg/năm

34

5.

Chất tẩy clean prime

kg/năm

3.628

6.

Chất xử lý prime

kg/năm

117.620

7.

Chỉ may

m/năm

686.452.202

8.

Da thuộc

m2 /năm

375.902

9.

Dây giày

đôi/năm

6.132.524

10

Dây kéo

cái/năm

203.704

11

Dây lót tăng cường

m/năm

2.996

12

Đế giày

đôi/năm

5.262.268

13

Đế giữa

đôi/năm

721.588

14

Chất chống ẩm

tấn/năm

26.240

15

Giấy đóng gói

tấn/năm

58.875.508

16

Giả da

m2 /năm

842.092

17

Hộp carton

cái/năm

6.366.952

18

Keo dán

kg/năm

326.806

19

Mắt khấu

cái/năm

639.112

20

Miếng trang trí

cái/năm

39.806

21

Nhãn vải

cái/năm

8.759.212

22

Nhãn nhựa

cái/năm

9.720.698

23

Nhãn giấy

cái/năm

10.912.088

24

Thẻ treo giấy

cái/năm

2.149.242

25

Thẻ treo kim loại

cái/năm

21.036

26

Thùng carton

cái/năm

560.676

27

Túi chống ẩm

cái/năm

56.896

28

Vách ngăn hộp giày

cái/năm

13.760

29

Vải lót các loại

m2 /năm

2.877.454

30

Vải mốp

m2 /năm

492.534

31

Dầu máy may

kg/năm

6.814

32

Giấy độn giày

tấn/năm

7.182.492

33

Kim khâu

kg/năm

200

II

Nhu cầu hoá chất

1.

Dung môi hữu cơ không halogen hoá

kg/năm

64.800

2.

Chất hoá dẻo

kg/năm

132.000

3.

Sơn, mực in

kg/năm

28.800

4.

Hỗn hợp dầu nước, hydrocabon

kg/năm

648.000

5.

SC-2000

kg/năm

48.000

6.

SC-200

kg/năm

55.200

7.

HP-33

kg/năm

14.000

8.

Khử ngâm dầu

kg/năm

24.000

9.

U-248F

kg/năm

678.000

10

003AR

kg/năm

102.120

11

003B

kg/năm

101.400

12

E-620

kg/năm

30.000

13

UV-66

kg/năm

79.560

14

205S

kg/năm

68.400

15

Mực in PU

kg/năm

28.800

16

Dung môi hữu cơ

kg/năm

60.000

17

Keo poly arylic

kg/năm

7.680

III

Nhu cầu nhiên liệu

 

Dầu DO

lít/năm

460

Nguồn: Công ty TNHH Quốc tế .....

4.2.Nhu cầu cấp điện

Căn cứ vào hóa đơn giá trị gia tăng của Công ty Điện lực Bình Thuận trong 02 tháng gần nhất (tháng 8,9/2022) (đính kèm phụ lục báo cáo), nhu cầu tiêu thụ điện năng của Nhà máy thể hiện chi tiết bằng bảng sau:

Bảng 2. Thống kê nhu cầu tiêu thụ điện năng

 

STT

Thời gian (ngày/tháng/năm)

Điện năng tiêu thụ trong 1 kỳ hoá đơn 10

ngày (KWh)

1

26/7/2022-05/8/2022

117.400

2

6/8/2022-15/8/2022

89.200

3

16/8/2022-25/8/2022

104.500

4

26/8/2022-05/9/2022

133.800

5

6/9/2022-15/9/2022

96.000

6

16/9/2022-25/9/2022

102.900

Nguồn: Hóa đơn điện tử tháng 8, 9 của Công ty

- Nguồn cung cấp điện của Nhà máy từ nguồn điện lưới quốc gia 110KV thông qua hai trạm biến áp 126MVA của KCN Hàm Kiệm II. Ngoài ra, để cung cấp điện cho một số công đoạn sản xuất của Nhà máy khi lưới điện khu vực gặp sự cố, Công ty đã trang bị 01 máy phát điện dự phòng với công suất là 2.000KVA.

4.3.Nhu cầu sử dụng nước

Nhu cầu dùng nước giai đoạn hoạt động của Nhà máy bao gồm nước sinh hoạt cho công nhân, nước cấp cho nhà ăn, nước cấp cho hoạt động sản xuất (rửa bản in trong hoạt động sản xuất in sơn); nước tưới cây xanh, nước sử dụng cho phòng cháy chữa cháy.

Căn cứ TCXDVN 33: 2006 – Cấp nước, mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế, nhu cầu cấp nước cho Nhà máy được tính toán như sau:

Bảng 3. Nhu cầu cấp nước cho nhà máy

 

Stt

 

Mục đích dùng nước

 

Tiêu chuẩn (lít)

 

Quy mô

Lưu

lượng

(m3/ngày)

1

Nước cấp sinh hoạt

của công nhân viên

45

lít/người/ngày

6.000

người

270

2

Nước cấp cho căng tin

(suất ăn công nghiệp)

25

lít/người/ngày

6.000

người

150

3

Nước cấp cho hoạt

động sản xuất

-

-

-

-

10

4

Cấp nước tưới cây

0,5

lít/m2

29.393,11

m2

15

6

Tổng nhu cầu dùng nước Qt

445

Nước dùng để phòng cháy chữa cháy:

Giả sử thời gian diễn ra một đám cháy là 03 giờ. Theo mục 9, bảng 14 của TCVN 2622:1995 - Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế:

  • Tiêu chuẩn cấp nước chữa cháy: 10 l/s/vòi phun.
  • Số vòi phun hoạt động đồng thời: 2 vòi.

Vậy, tổng lượng nước sử dụng cho một đám cháy là 10lít/giây x 3 giờ x 3.600 x 2 vòi = 216.000 lít = 216m3.

Tổng lượng nước sử dụng của Nhà máy trong giai đoạn hoạt động là: 445m3/ngày (Không tính lượng nước phòng cháy chữa cháy).

Căn cứ vào giấy báo tiền nước và phí xử lý nước thải của Công ty CP đầu tư Bình Tân – Trung tâm ĐH KCN HKII – BITAS gửi Công ty TNHH Quốc tế  trong 02 tháng gần nhất (tháng 8,9/2022) (đính kèm phụ lục báo cáo), nhu cầu sử dụng nước của Nhà máy thể hiện chi tiết bằng bảng sau:

Bảng 4. Thống kê nhu cầu tiêu thụ nước sạch

 

STT

Thời gian (tháng/năm)

Số m3 nước trong 01 tháng

Trung bình tiêu thụ nước trong 1 ngày

(m3/ngày)

1

08/2022

11.163

372,1

2

09/2022

8.834

294,5

Nguồn: Giấy báo tiền nước tháng 8,9 của Công ty

Nhận xét: Qua bảng thống kê trên, nhận thấy được lượng nước sử dụng thực tế cho sinh hoạt, sản xuất tại Nhà máy trong 1 ngày chỉ đạt 80-85% so với lưu lượng tính toán nước cấp, nước phục vụ tưới cây, rửa đường Công ty sử dụng nước dưới đất. Chứng tỏ kể từ khi vận hành đến nay nhà máy hoạt động ổn định.

Nguồn cung cấp nước

Nguồn cung cấp nước phục vụ cho toàn bộ các hoạt động của Nhà máy được sử dụng từ trạm cấp nước của KCN Hàm Kiệm II – Bita’s theo hợp đồng cung cấp nước sạch số 001/HĐCN-BT ngày 01/7/2013 ký giữa Công ty CP đầu tư Bình Tân và Công ty TNHH Quốc tế

Ngoài ra Nhà máy còn sử dụng nước ngầm để phục vụ tưới cây, PCCC, …Công ty đã được UBND tỉnh Bình Thuận cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 3126/GP-UBND ngày 4/11/2013 với công suất khai thác là 226m3/ngày. Công ty gia hạn định kỳ giấy phép khai thác nước ngầm.

5.Đối với cơ sở có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất phải nêu rõ: điều kiện kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu; hệ thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp chất; phương án tái xuất phế liệu:

Nhà máy với loại hình hoạt động chính là hoạt động sản xuất giày dép, chỉ sử dụng nguồn nguyên vật liệu chính là gia, giả da, chỉ may... phục vụ sản xuất từ các nhà cung cấp trong và ngoài nước theo đơn đặt hàng. Việc sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất là không có. Do đó, báo cáo không đề cập đến hạng mục này.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy sản xuất viên nén gỗ sinh học

GỌI NGAY 0903 649 782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com , 

Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha