Đánh giá, dự báo tác động môi trường của dự án Khu nhà ở công nhân và chuyên gia tại xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Đánh giá, dự báo tác động môi trường của dự án Khu nhà ở công nhân và chuyên gia tại xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Ngày đăng: 02-07-2021

849 lượt xem

Đánh giá, dự báo tác động môi trường của dự án Khu nhà ở công nhân và chuyên gia tại xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Đánh giá, dự báo các tác động môi trường ĐTM

Trong quá trình triển khai xây dựng dự án bao gồm: xây dựng chung cư. Các hoạt động và nguồn gây tác động trong quá trình triển khai xây dựng dự án được trình bày trong Bảng dưới đây:

Bảng 29: Tổng hợp dự báo các tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng

STT

Hạng mục

Nguồn gây tác động

A

Tác động có liên quan đến chất thải

1

Tập kết, dự trữ, bảo quản nguyên nhiên vật  liệu  phục  vụ công trình

- Hoạt động của các phương tiện vận chuyển (xe tải vận chuyển vật liệu xây dựng).

- Hoạt động tập kết vật liệu xây dựng tại bãi chứa.

2

Xây dựng công trình

- Hoạt động của máy móc, thiết bị thi công (xe ủi, máy đào, máy xúc, xe lu,...).

- Hoạt động hàn xì kim loại; chà nhám và sơn tường;…….

- Nước thải xây dựng.

- Chất thải rắn xây dựng.

- Chất thải nguy hại.

3

Vận chuyển, lắp đặt máy móc cơ bản phục vụ công trình

- Hoạt động của các phương tiện vận chuyển.

- Bụi, nước thải, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại từ quá trình lắp đặt máy móc.

4

Sinh hoạt của công nhân viên trên công trường

- Nước thải sinh hoạt.

- Chất thải rắn sinh hoạt.

B

Tác động không liên quan đến chất thải

1

Tác động do tiếng ồn, độ rung, nhiệt thừa phát sinh từ khu vực thi công xây dựng

2

Tác động từ nước mưa chảy tràn gây ngập úng cục bộ, gây xói mòn, rửa trôi,....

3

Tăng mật độ giao thông trong khu vực, tăng nguy cơ xảy ra tai nạn

4

Sự tập trung của công nhân ảnh hưởng đến an ninh trật tự, kinh tế xã hội địa phương

 

Nguồn: Cty Minh Phương tổng hợp, 2021          

Đối tượng bị tác động, quy mô, xác xuất, khả năng phục hồi của các đối tượng bị tác động trong giai đoạn xây dựng dự án được trình bày trong Bảng 32.

Bảng 30: Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng

STT

Đối tượng bị  tác động

Phạm vi

Mức độ tác động

Xác xuất xảy ra

Khả năng           hồi phục

1

Môi trường không khí

Khu vực dự án và vùng lân cận

Trung bình

100%

Sau khi quá trình xây dựng kết thúc

2

Môi trường nước

Khu vực dự án và vùng lân cận

Trung bình

100%

Sau khi quá trình xây dựng kết thúc

3

Môi trường đất

Khu vực dự án

Trung bình

100%

Sau khi quá trình xây dựng kết thúc

4

Sức khỏe con người

Khu vực dự án và vùng lân cận

Trung bình

100%

Sau khi quá trình xây dựng kết thúc

5

Kinh tế địa phương

Khu vực xã Phú Hội

Nhỏ

100%

Sau khi quá trình xây dựng kết thúc

6

An ninh trật tự xã hội tại địa phương

Khu vực xã Phú Hội

Nhỏ

100%

Sau khi quá trình xây dựng kết thúc

 

Nguồn: Cty Minh Phương tổng hợp, 2021          

1. Nguồn tác động môi trường có liên quan đến chất thải

a. Ô nhiễm bụi và khí thải

a1. Nguồn phát sinh

Nguồn phát sinh bụi, khí thải trong giai đoạn xây dựng của dự án bao gồm:

- Bụi phát sinh từ hoạt động bốc dỡ vật liệu xây dựng tại công trường;

- Bụi đường, khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng.

- Khí thải từ các máy móc, thiết bị thi công trên công trường;

- Bụi, khí thải từ các hoạt động thi công xây dựng như hàn xì kim loại; sơn tường;,...;.

a2. Thành phần, tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm

Bụi đất đá từ hoạt động san gạt mặt bằng, đào đắp đất:

Công trình được xây dựng trên hạ tầng kỹ thuật đã xây dựng xong và đã hoàn thiện vỉa hè đường nhựa…., do đó khi tiến hành thi công xây dựng chỉ thực hiện quá trình thi công xây dựng các hạng mục.

Bụi phát sinh từ hoạt động bốc dỡ vật liệu xây dựng:

Quá trình bốc dỡ vật liệu xây dựng tại công trường sẽ gây phát tán bụi ra môi trường xung quanh. Bụi chủ yếu phát ra từ các nguồn vật liệu như cát, đá, xi măng và một phần từ sắt thép.

- Khối lượng vật liệu xây dựng: Tổng khối lượng vật liệu xây dựng chủ yếu sử dụng cho dự án là 10.778,2 tấn.

- Tải lượng bụi phát sinh:

Quy ước hệ số phát thải tối đa của bụi từ quá trình bốc dỡ vật liệu xây dựng, tương đương với hệ số phát thải từ quá trình san gạt mặt bằng, đào đắp: 0,075kg/tấn (Tham khảo theo Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án dệt nhuộm của Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường).

Tổng lượng bụi phát sinh vào môi trường không khí sẽ là: 10.778,2 tấn x 0,075 kg/tấn = 808,4 kg.

Thời gian diễn ra hoạt động bốc dỡ vật liệu xây dựng tại công trường trung bình khoảng 60 ngày nên tải lượng bụi phát sinh trong một giây là: 135,2 mg/s.

- Nồng độ bụi phát tán:

Sử dụng mô hình Pasquill do Gifford cải tiến tính toán lan truyền chất ô nhiễm trong không khí cho nguồn phát thải dạng tuyến (Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp và ứng dụng, PGS.TS. Lê Trình, 2000) tính toán nồng độ bụi từ hoạt động tập kết vật liệu ở khu vực dự án. Áp dụng công thức (1) ta có kết quả tại bảng sau:

Bảng 31: Nồng độ bụi phát sinh do hoạt động bốc dỡ vật liệu xây dựng

Khoảng cách (m)

σyo

σy

σz

C(x) (mg/m3)

Cnền*

(mg/m3)

C=C(x) + Cnền

(mg/m3)

QCVN 05:2013/BTNMT (mg/m3)

5

1,25

1,6

1,2

20,378

0,212

20,52

0,3

25

6,25

7,96

6,0

0,8176

0,212

0,96

50

12,5

15,84

12,03

0,2045

0,212

0,34

75

18,75

23,65

18,06

0,0911

0,212

0,23

100

25

31,38

24,12

0,0513

0,212

0,19

150

37,5

46,62

36,27

0,0229

0,212

0,16

200

50

61,58

48,48

0,0129

0,212

0,15

 

Nguồn: Minh Phương tính toán dựa trên công thức (1), 2021 

Ghi chú:

- QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, trung bình 1h

- (*) Nồng độ bụi môi trường nền lớn nhất khu vực dự án ngày 14/03/2021

Nhận xét: So sánh kết quả tính toán ở bảng trên với QCVN 05:2013/BTNMT, ta thấy:

- Nồng độ bụi trong bán kính 75m tính từ nguồn phát thải xuôi theo chiều gió, vượt quy chuẩn cho phép, ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân viên đang làm việc trên công trường..

- Ngoài phạm vi bán kính 75m tính từ nguồn phát thải xuôi theo chiều gió, nồng độ bụi nằm trong quy chuẩn cho phép.

Bụi đường, khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển:

Qúa trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị sản xuất của dự án bằng các phương tiện vận tải đường bộ (xe tải 16 tấn) sẽ cuốn theo đất cát từ mặt đường, xả khói thải, gây ô nhiễm môi trường không khí suốt quãng đường vận chuyển. Đối tượng chịu ảnh hưởng là người đi đường và các hộ dân sinh sống dọc tuyến đường vận chuyển vật liệu, và toàn bộ công nhân trên công trường.

Tổng khối lượng vận chuyển trong giai đoạn xây dựng của dự án là 10.878,2 tấn (bao gồm 10.778,2 tấn vật liệu xây dựng và 100 tấn máy móc dây chuyền chăn nuôi). Dự án sử dụng xe tải 16 tấn để vận chuyển, với thời gian vận chuyển trung bình khoảng 60 ngày, số chuyến xe cần thiết cho việc vận chuyển là 11 chuyến xe/ngày. Dự tính quãng đường vận chuyển trung bình khoảng 10km.

Tính toán tải lượng bụi phát thải từ bề mặt đường trong quá trình vận chuyển của phương tiện:

Theo giáo trình thiết kế mỏ - Trường đại học Mỏ địa chất Hà Nội, tải lượng bụi phát thải từ mặt đường được tính theo công thức:

 (2)

Trong đó:

+ L: Tải lượng bụi, kg/km/lượt xe; 

+ k: Kích thước hạt, k = 0,1mm;

+ s: Lượng đất trên đường,  s = 8,9%;

+ S: Tốc độ trung bình của xe, S = 40km/h;

+ W: Trọng lượng có tải của xe, W = 16 tấn;

+ w : Số bánh xe, w = 10 bánh.

Thay các thông số vào công thức (2) ta tính được L = 0,58 kg/km/lượt xe.

Với số xe vận chuyển trên tuyến đường là 11 chuyến xe/ngày, tải lượng bụi phát sinh là: 0,58 kg/km/lượt xe × 11 lượt xe/ngày = 6,38 kg/km.ngày = 0,0229 mg/m.s.

Tính toán tải lượng khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển:

Các phương tiện vận chuyển ra vào công trường sử dụng nhiên liệu là dầu DO 0,05%. Khi hoạt động, các phương tiện này sẽ thải ra khí thải có chứa SOx, NOx, COx, VOC và bụi,.... đây là nguồn thải di động làm ảnh hưởng đến môi trường không khí trong khu vực dự án và cả khu vực lân cận nơi các phương tiện này lưu thông qua lại.

Mức ô nhiễm không khí do giao thông phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đường sá, tốc độ gió, tính năng kỹ thuật của các phương tiện, chế độ vận hành (lúc khởi động, chạy nhanh, chạy chậm, khi thắng),.... Để đơn giản hóa trong tính toán, chúng tôi sử dụng hệ số ô nhiễm của các chất ô nhiễm trong khí thải đốt dầu DO do Tổ chức Y tế Thế giới WHO 1993 thiết lập.

Bảng 32: Hệ số phát thải ô nhiễm do khí thải từ phương tiện vận chuyển

Phương tiện

Chất ô nhiễm

Bụi (g/km)

SO2 (g/km)

NO2 (g/km)

CO (g/km)

VOC (g/km)

Xe vận tải 3,5-16 tấn

0,9

4,29S

11,8

6,0

2,6

 

Nguồn: WHO, 1993

S: hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO là (0,05%)

Theo tính toán ở phần trên, số lượt xe vận chuyển trên tuyến đường là 11 chuyến xe/ngày. Tải lượng các chất ô nhiễm được tính toán dựa trên hệ số ô nhiễm và số chuyến xe vận chuyển trên tuyến đường, kết quả tính toán được thể hiện trong Bảng 37:

Bảng 33: Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải của phương tiện vận chuyển

Phương tiện

Tải lượng chất ô nhiễm

Bụi (mg/m.s)

SO2 (mg/m.s)

NO2 (mg/m.s)

CO (mg/m.s)

VOC (mg/m.s)

Xe vận tải 16 tấn

1,25x10-4

2,98x10-5

1,6x10-3

8,3x10-4

3,6x10-4

 

Nguồn: Minh Phương tính toán dựa trên hệ số phát thải do WHO 1993 thiết lập, 2021     

Ghi chú: Tải lượng (mg/m.s) = Hệ số ô nhiễm (mg/xe/m) x lưu lượng xe lưu thông (xe/s)

Tính toán nồng độ bụi, khí thải phát sinh:

Để đơn giản hoá, ta xét nguồn đường là nguồn thải liên tục (nguồn của dòng xe chạy liên tục trên đường) và ở độ cao gần mặt đất, gió thổi vuông góc với nguồn đường.

Nồng độ chất ô nhiễm ở khoảng cách x cách nguồn đường phía cuối gió ứng với các điều kiện trên được xác định theo công thức mô hình cải biên của Sutton như sau:

Trong đó:

C: Nồng độ chất gây ô nhiễm trong không khí, mg/m3;

E: Tải lượng của chất gây ô nhiễm từ nguồn thải, mg/m.s;

z: Độ cao của điểm tính toán, m;

h: Độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh, h = 0,5 m;

u: Tốc độ gió trung bình tại khu vực, u = 1 m/s;

σz : Hệ số khuếch tán chất gây ô nhiễm theo phương đứng. Đối với nguồn đường giao thông, hệ số σz thường được xác định theo công thức Slade với cấp độ ổn định khí quyển loại B (là cấp độ ổn định khí quyển đặc trưng của khu vực): σz = 0,53.x0,73.

x: Khoảng cách của điểm tính toán so với nguồn thải theo phương ngang, m.

Kết quả tính toán nồng độ bụi, khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng và máy móc thiết bị của dự án trong giai đoạn xây dựng được trình bày tại Bảng 38:

Bảng 34: Nồng độ các chất ô nhiễm phát tán từ hoạt động giao thông

Thông số

Khoảng cách (m)

Nồng độ tính toán (mg/m3)

Nồng độ nền * (mg/m3)

Nồng độ tổng cộng (mg/m3)

QCVN 05:2013/BTNMT

Trung bình 1h (mg/m3)

z = 1,5

z = 2

z = 1,5

z = 2

Bụi

5

0,034

0,0259

0,212

0,174

0,1659

0,3

10

0,026

0,0235

0,166

0,1635

15

0,020

0,0196

0,160

0,1596

20

0,017

0,0167

0,157

0,1567

SO2

5

1 x10-7

1 x10-7

0,042

0,042

0,0420

0,35

10

1 x10-7

1 x10-7

0,042

0,0420

15

1 x10-7

1 x10-7

0,042

0,0420

20

1 x10-7

1 x10-7

0,042

0,0420

NOx

5

0,0054

0,0042

0,055

0,032

0,0312

0,2

10

0,0041

0,0038

0,031

0,0308

25

0,0033

0,0031

0,030

0,0301

20

0,0027

0,0027

0,029

0,0297

CO

5

0,0027

0,0021

4,377

5,0027

5,0021

30

10

0,0020

0,0019

5,0020

5,0019

15

0,0016

0,0016

5,0016

5,0016

20

0,0014

0,0013

5,0014

5,0013

VOC

5

0,0012

0,0009

--

0,0012

0,0009

-

10

0,0009

0,0004

0,0009

0,0004

15

0,0007

0,0004

0,0007

0,0004

20

0,0006

0,0003

0,0006

0,0003

 

Nguồn: Minh Phương tính toán dựa trên công thức (3), 2021 

Ghi chú:

- QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, trung bình 1h

- (*) Nồng độ môi trường nền khu vực dự án ngày 13/04/2021

Nhận xét: So sánh kết quả tính toán ở bảng trên với QCVN 05:2013/BTNMT, ta thấy hầu hết các chỉ tiêu như  bụi, SO2, NO2, CO phát sinh từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển trong giai đoạn xây dựng của dự án đều nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép.

 Hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí cao có khả năng gây các bệnh về đường hô hấp, gây cản trở tầm nhìn khi tham gia giao thông, phủ bụi bẩn lên các công trình dọc đường đi, do đó Chủ dự án và nhà thầu thi công sẽ đặc biệt quan tâm đến vấn để giảm thiểu bụi tại công đoạn này.

Khí thải phát sinh từ các phương tiện thi công cơ giới:

Các phương tiện thi công cơ giới như máy đào, máy ủi, xe lu, máy xúc,… sử dụng nhiên liệu là dầu DO 0,05%. Khi hoạt động, các phương tiện này sẽ thải ra khí thải có chứa SOx, NOx, COx, VOC và bụi,.... gây ô nhiễm môi trường không khí, tác động đến sức khỏe công nhân xây dựng.

- Tải lượng bụi phát sinh:

Quá trình tính toán tải lượng đề cập dưới đây chỉ giả thiết trong trường hợp các thiết bị, phương tiện thi công hoạt động tập trung, vận hành đồng bộ trong cùng một ngày, số lượng các thiết bị tập trung đông nhất.

Bảng 35: Tổng hợp lượng nhiên liệu sử dụng của một số thiết bị, phương tiện

STT

Thiết bị, phương tiện

Số lượng (cái)

Lượng dầu DO/
thiết bị (lít/ca)

Tổng lượng dầu DO sử dụng (lít/ca)

1

Máy ủi 110CV

2

46

92

2

Xe lu 10T

2

26

52

3

Máy cạp tự hành 9 m3

2

132

264

4

Máy đào 0,8 m3

2

65

130

Tổng cộng

538

Nguồn: Minh Phương tổng hợp và tính toán, 2021        

Khối lượng riêng của dầu DO là 0,8 kg/lít, do đó tổng khối lượng dầu DO sử dụng cho các thiết bị thi công: 538 lít/ca x 0,8 kg/lít = 430,4 kg/8h = 53,8 kg/h..

Dựa vào hệ số ô nhiễm của các chất ô nhiễm trong khí thải đốt dầu DO do Tổ chức Y tế Thế giới WHO 1993 thiết lập, ta có thể tính toán được tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải phương tiện thi công như ở Bảng 40 dưới đây.

Bảng 36: Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải phương tiện thi công

Chất ô nhiễm

Hệ số

(kg/tấn)

Tải lượng

(g/h)

Bụi

0,71

38,2

SO2

20S

53,8

NO2

9,62

517,5

CO

2,19

117,8

VOC

0,791

42,5

 

Nguồn: Minh Phương tính toán dựa trên hệ số ô nhiễm do WHO 1993 thiết lập, 2021       

Ghi chú:

- S: Hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO là (0,05%)

- Tải lượng (g/h) = [hệ số ô nhiễm (kg/tấn) x lượng dầu sử dụng (kg/h)]

- Nồng độ khí thải phát tán:

Sử dụng mô hình Pasquill do Gifford cải tiến tính toán lan truyền chất ô nhiễm trong không khí cho nguồn phát thải dạng tuyến (Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp và ứng dụng, PGS.TS. Lê Trình, 2000) tính toán nồng độ khí thải phát sinh từ phương tiện thi công. Áp dụng công thức (1) ta có kết quả tại bảng sau:

Bảng 37: Nồng độ ô nhiễm khí thải do phương tiện thi công

Thông số

Khoảng cách (m)

Nồng độ tính toán (mg/m3)

Nồng độ nền * (mg/m3)

Nồng độ tổng cộng (mg/m3)

QCVN 05:2013/BTNMT

Trung bình 1h (mg/m3)

Bụi

5

1,98

0,212

2,12

0,3

10

0,50

0,64

15

0,22

0,36

20

0,12

0,26

25

0,08

0,22

SO2

5

2,79

0,042

2,832

0,35

10

0,70

0,742

15

0,31

0,352

20

0,17

0,212

NOx

5

26,85

0,055

26,877

0,2

10

6,72

6,747

15

2,99

3,017

20

1,68

1,707

25

1,08

1,107

50

0,27

0,297

70

0,12

0,147

CO

5

6,11

4,377

11,11

30

10

1,53

6,53

15

0,68

5,68

VOC

5

2,20

-

2,20

-

10

0,55

0,55

15

0,25

0,25

 

Nguồn: Minh Phương tính toán dựa trên công thức (1), 2021 

Ghi chú:

- QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, trung bình 1h

- (*) Nồng độ môi trường nền khu vực dự án ngày 14/03/2021

Nhận xét: So sánh kết quả tính toán ở bảng trên với QCVN 05:2013/BTNMT, ta thấy:

- Nồng độ bụi ở khoảng cách 15m, SO2 ở khoảng cách 15m, NO2 ở khoảng cách 50m so với nguồn phát thải vượt giới hạn quy chuẩn cho phép.

- Ngoài phạm vi 15m đối với bụi và SO2 , 50m đối với NO2 nồng độ các chất ô nhiễm nằm trong quy chuẩn cho phép.

Khí thải từ hoạt động hàn xì kim loại:

Qúa trình thi công xây dựng dự án sẽ sử dụng một lượng lớn que hàn để hàn các cấu kiện sắt thép.

Khi hàn, các loại hóa chất trong que hàn bị cháy và phát sinh khói có chứa các chất độc hại có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người thợ thi công.

Tải lượng các chất khí độc trong quá trình hàn được tóm tắt trong Bảng 42:

Bảng 38: Tải lượng các chất khí độc trong quá trình hàn điện vật liệu kim loại

Chất ô nhiễm

Đường kính que hàn, mm

2,5

3,25

4

5

6

Khói hàn (mg /1 que hàn)

285

508

706

1.100

1.578

CO (mg /1 que hàn)

10

15

25

35

50

NOx (mg /1 que hàn)

12

20

30

45

70

Nguồn: Môi trường không khí, GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng, 2000

Căn cứ vào khối lượng que hàn phục vụ cho việc thi công xây dựng dự án được đề cập trong Bảng 9, đường kính que hàn sử dụng 3,25mm, thời gian diễn ra hoạt động hàn trung bình 10 ngày, thì tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm phát sinh từ quá trình này như sau:

Bảng 39: Tải lượng, nồng độ chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình hàn

Chất ô nhiễm

Tải lượng (mg/h)

Nồng độ (mg/m3)

QCVN 05:2013/BTNMT

Trung bình 1h (mg/m3)

Khói hàn

12.700

4,0

-

CO

375

0,12

30

NOx

500

0,16

0,2

Nguồn: Minh Phương tính toán, 2021     

Ghi chú:

- QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, trung bình 1h

- Tải lượng (mg/h) = [Số que hàn sử dụng (que) x tải lượng chất ô nhiễm khi đốt 1 que hàn (mg/1 que hàn)/10 ngày x8h]

- Nồng độ (mg/m3) = Tải lượng (mg/h)/V (m3)

- V là thể tích khối không khí bị ảnh hưởng (m3). Giả sử bán kính ảnh hưởng của khí thải từ quá trình hàn là 10m, chiều cao ảnh hưởng 10m, V được tính theo công thức:

V = .h = 3,14 x 102m  x 10m = 3.140 m               3

Nhận xét: So sánh kết quả ở bảng trên với QCVN 05:2013/BTNMT, ta thấy nồng độ các chất ô nhiễm từ công đoạn hàn theo tính toán là không cao so với các nguồn ô nhiễm khác nhưng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những người thợ hàn. Tuy nhiên, hoạt động này diễn ra trong thời gian ngắn, phạm vi ảnh hưởng hẹp và nhà thầu sẽ trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân làm việc tại khu vực này như nón, kính, bao tay,… nên ảnh hưởng là không đáng kể.

Bụi, hơi dung môi từ hoạt động chà nhám, sơn:

- Đối với hoạt động chà nhám tường trước khi sơn:

Theo Bảng 9 thì khối lượng bột ma tít dùng cho việc xây dựng công trình vào khoảng 1.300 kg.

Theo tài liệu đánh giá nhanh của WHO thì hệ số trung bình phát tán bụi tại công trường là 0,075 kg/tấn vật liệu. Như vậy, tổng lượng bụi phát sinh từ quá trình xả bột khoảng 0,0975 kg. Dự kiến thời gian xả bột là 5 ngày nên tải lượng bụi phát sinh là 19,5 g/ngày.

Lượng bụi này phát sinh cục bộ trong khu vực thi công, với kích thước bụi có đường kính lớn hơn 10µm. Lượng bụi này tương đối nặng nên chỉ phát sinh tại khu vực chà nhám vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân làm việc.

- Đối với hơi dung môi từ quá trình sơn:

Trong quá trình sơn phủ, sơn trang trí công trình, dung môi pha sơn của Công ty chủ yếu là este (butyl acetate, etyl acetate) và toluene.

Hoạt động sơn diễn ra trong thời gian rất ngắn (trong vòng 15 ngày). Khối lượng sơn ước tính sẽ sử dụng khoảng 33,3kg/ngày.

Dựa trên hệ số ô nhiễm và lượng sơn tiêu thụ ta có thể tính được tải lượng hơi dung môi phát sinh trong quá trình sơn của dự án.

Bảng 40: Hệ số ô nhiễm và tải lượng phát sinh từ công đoạn sơn

Hệ số ô nhiễm (kg/tấn)

Tải lượng (kg/ngày)

VOC

VOC

560

18,65

Nguồn: Minh Phương tính toán dựa trên hệ số ô nhiễm do WHO 1993

Các hơi dung môi này nếu tiếp xúc nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Tuy nhiên, hoạt động này diễn ra trong thời gian ngắn, phạm vi ảnh hưởng hẹp và Công ty sẽ trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân làm việc tại khu vực này như nón, khẩu trang, bao tay,… nên ảnh hưởng là không đáng kể.

Các tác hại của hơi dung môi như sau:

- Tác hại của este: Khi tiếp xúc với este ở nồng độ cao có thể gây buồn nôn, ngạt thở dẫn tới ngất. Tiếp xúc với da gây dị ứng.

- Tác hại của Toluen: Gây viêm giác mạc, khó thở, nhức đầu và buồn nôn. Tiếp xúc trong thời gian dài có thể dẫn tới các bệnh nhức đầu mãn tính và các bệnh về đường máu (ung thư máu).

 

Xem thêm Lập kế hoạch bảo vệ môi trường của Dự án: Nhà máy Nissey Việt Nam

 

GỌI NGAY 0907957895
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline:  028 3514 6426 - 0903 649 782 
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
UA-179584089-1