Mẫu báo cáo ĐTM dự án xây dựng nhà máy chế biến chè

Dự án Xây dựng nhà máy chế biến chè công suất 600 tấn chè thành phẩm/năm, với diện tích 3,19 ha, gồm: Nhà làm việc và điều hành, nhà xưởng, kho chứa thành phẩm và vật tư, nhà ở công nhân, nhà bảo vệ, nhà kiểm tra chất lượng (KSC), sân đường nội bộ, sân phơi, gara xe, nhà vệ sinh công cộng, hạ tầng cấp điện, cấp thoát nước, phòng cháy chữa cháy và các hạng mục phụ trợ khác; dây chuyền máy móc, thiết bị chế biến chè

Ngày đăng: 19-01-2024

190 lượt xem

Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường ĐTM là:

Căn cứ Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:

- Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020, cụ thể:

+ Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;

+ Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

+ Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

+ Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

+ Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

+ Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.

- Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020, cụ thể:

+ Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

+ Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

+ Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM dự án Xây dựng nhà máy chế biến chè và trồng chè 

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
CÁC TỪ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC HÌNH ẢNH 6
MỞ ĐẦU 9
1. Xuất xứ của dự án 9
1.1 Thông tin chung về dự án. 9
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư 10
1.3. Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan.   10
2.2. Liệt kê các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án. 13
2.3. Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường 14
3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 14
3.1. Tổ chức thực hiện 14
3.2. Tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án 15
4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường 16
4.1. Các phương pháp ĐTM 16
4.2. Các phương pháp khác 17
5.1. Thông tin về dự án 18
5.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường 24
5.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án 25
5.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 48
5.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án 50
5.5.2. Chương trình quản lý các vấn đề môi trường không liên quan đến chất thải . 53
5.5.3. Chương trình ứng phó sự cố 53
Chương 1 60
THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 60
1.1. Thông tin về dự án 60
1.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 66
1.3. Nguyên nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án. 67
Nguyên nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án giai đoạn hoạt động của dự án 67
1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành 68
1.5. Biện pháp tổ chức thi công 73
1.6. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 73
Chương 2 75
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 75
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 75
2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án 87
2.3. Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 93
2.4. Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 94
Chương 3 96
ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 96
3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng 96
3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành 119
3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 133
3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo 133
Chương 4 136
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 136
4.1. Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án 136
4.2. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án 140
Chương 5 144
KẾT QUẢ THAM VẤN 144
I. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 144
5.2. Kết quả tham vấn cộng đồng 144
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 145
1. Kết luận: 145
2. Kiến nghị: 145
3. Cam kết của chủ dự án đầu tư 14

Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM dự án xây dựng nhà máy chế biến chè

1. Thông tin về dự án

1.1. Thông tin chung

1.2. Phạm vi, quy mô, công suất

  • Phạm vi:

+ Diện tích đất sử dụng của khu vực xây dựng dự án nhà máy chế biến chè tại tỉnh Lai Châu phù hợp với quy hoạch: 31.922,0 m2;

+ Diện tích đất sử dụng của khu vực thực hiện mô hình điểm trồng chè tại tỉnh Lai Châu: 105.652,3 m2

  • Quy mô, Công suất:

+ Dự án Xây dựng nhà máy chế biến chè công suất 600 tấn chè thành phẩm/năm, với diện tích 3,19 ha, gồm: Nhà làm việc và điều hành, nhà xưởng, kho chứa thành phẩm và vật tư, nhà ở công nhân, nhà bảo vệ, nhà kiểm tra chất lượng (KSC), sân đường nội bộ, sân phơi, gara xe, nhà vệ sinh công cộng, hạ tầng cấp điện, cấp thoát nước, phòng cháy chữa cháy và các hạng mục phụ trợ khác; dây chuyền máy móc, thiết bị chế biến chè.

+ Trồng phát triển cây chè với diện tích 10,57 ha.

1.3. Công nghệ sản xuất của dự án

  1. Công nghệ trồng, chăm sóc và thu hoạch chè búp tươi

Công nghệ trồng thu hoạch chè búp tươi

* Khai hoang, chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

  • Khai hoang: Đối tượng khai hoang là đất trống, độ dốc dưới 250, trạng thái thực bì là lau lách, cây bụi. Khai hoang bằng phương pháp thủ công kết hợp với cơ giới, khi khai hoang đảm các yêu cầu kỹ thuật cho việc canh tác, mở đường trục, đường lô theo quy phạm và định mức hiện hành.
  • Chuyển đổi mục đích sử dụng đất:

+ Chuyển đổi đất nương rẫy (nương lúa, nương ngô...) có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng chè.

+ Chuyển đổi đất rừng trồng đã hết chu kỳ kinh doanh sang trồng chè.

+ Chuyển đổi đất cây ăn quả kém hiệu quả sang trồng chè.

(Công đoạn này hiện nay đã kết thúc do vùng nguyên liệu chè của công ty đã được thiết lập và hoạt động ổn định).

*. Trồng chè

  • Làm đất trồng chè: Phát dọn sạch cỏ, đánh bỏ gốc cây. Cày hoặc cuốc toàn bộ diện tích sau đó đào rạch theo đường đồng mức đối với đất dốc trên 100. Khoảng cách rạch cách rạch tính từ tim và 1,5 với đất dốc dưới 100 cần cắm cọc căng dây để đào rạch đảm bảo các rạch phải thẳng để tiện cho chăm sóc và thu hoạch sau này.
  • Bón phân lót trước khi trồng

+ Lượng phân bón trên 1ha: nhu cầu 10 tấn phân khoáng tổng hợp, 20 tấn phân mùn hữu cơ.

+ Cách bón: rải đều phân vào rạch chè đã đào rồi lấp 30 cm đất tơi xốp, đảo trộn đều với phân. Làm đất và bón lót phải xong trước khi trồng chè ít nhất 01 tháng.

  • Thời vụ trồng: tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết và điều kiện tưới ẩm. Thông thường thời vụ trồng tốt nhất là từ tháng 5 đến tháng 8 dương lịch.
  • Tiêu chuẩn cây đem trồng: Đối với chè giâm cành từ 10 tháng tuổi trở lên, có trên 6 lá, độ cao cây đạt từ 20cm trở lên và phải được luyện nắng 3 tháng trước khi trồng, cây giống đảm bảo sạch bệnh.
  • Mật độ trồng: Cây cách cây 40 cm, hàng cách hàng 1,5m tương ứng với mật độ cây 1,6 vạn cây/ha.
  • Cách trồng: trên rãnh chè đã đào và trộn phân lót đầy đủ, dùng cuốc bổ hố vào giữa rành sâu bằng bầu đất của cây chè giống. Xé bỏ túi bầu đặt cây chè vào hố để cây thẳng đứng, dùng tay lấp đất đày kín đển cổ rẽ rồi dẫm chặt đất xung quanh bầu.

*. Chăm sóc chè sau trồng

  • Tủ gốc: Ngay sau trồng cẩn tủ gốc cho chè bằng cỏ rác vào rãnh hoặc xung quanh gốc chè để giữ cẩm cho đất và hạn chế cỏ dại.
  • Trồng dặm: Việc trồng dặm được thực hiện để thay thế ngay những cây bị chết đảm bảo cho nương chè khi vào kinh doanh không bị mất khoảng. Cách trồng cũng như trồng mới, số lượng cây dự phòng để trồng dặm bằng khoảng 10% tổng số cây.
  • Phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh và bảo vệ nương chè:

+ Làm sạch cỏ và xới xáo quanh gốc chè 3 lần (từ khi trồng cho đến cuối năm).

+ Kiểm tra phát hiện sâu bệnh kịp thời, dùng thuốc và các biện pháp phòng trừ theo hướng dẫn kỹ thuật.

+ Có biện pháp bảo vệ nương chè, không để gia súc, gia cầm gây hại, đồng thời phải phòng chống cháy cho nương chè vào mùa khô.

  • Trồng xen cây phân xanh và cây bóng mát cho chè:

+ Do điều kiện thực tế khong có đủ phân hữu cơ bón cho chè cho nên năm đầu trồng mới cần phải trồng cây phân xanh tạo nguồn hữu cơ tại chỗ cho nương chè và cải tạo nâng độ phì cho đất.

  • Trồng cây che bóng: dùng keo đậu, muồng lá nhọn để l làm cây che bóng cho nương chè. với mật độ 150 cây/ha.

* Chăm sóc chè KTCB (2năm sau trồng)

  • Trồng dặm: tiếp tục trồng dặm ngay vào sau năm trồng.
  • Làm cỏ: Đảm bảo luôn sạch cỏ có chế độ chăm sóc ưu tiên với trồng dặm để cây phát triển bằng các cây khác.
  • Mỗi năm làm cỏ sạch diện tích 03 lần kết hợp với xới xáo (tháng 4,5; tháng 7,8; tháng 10,11).
  • Bón phân: Theo tuổi cây và bón 2 lần vào tháng 4,5 và tháng 7,8.

+ Liều lượng bón: dùng phân NPK chuyên dụng, tỉ lệ 5:10:3 với liều lượng 1.500kg/ha.

+ Cách bón: Dùng cuốc bổ từng hốc dọn theo rãnh chè sâu 10-12cm cách gốc chè 20cm, phân được trộn đều bỏ và từng hố lấp kín.

  • Phòng trừ sâu bệnh: Bằng các biện pháp phòng trừ tổng hợp là chính, làm sạch cỏ dại, tủ rác, trồng cây che bóng, vệ sinh quanh hố, bón phân đủ và cân đối đốn hái hợp lý. Khi phải dùng thuốc hoá học phải làm đúng hướng dẫn kỹ thuật.
  • Đốn hái:

+ Chỉ được phép hái những búp có độ cao > 60cm để nuôi tạo tán.

+ Đốn: Chè 2 tuổi đốn tạo hình cách mặt đất 25cm; chè 3 tuổi đốn cách mặt đất 35cm; chè 4 tuổi đốn cách mặt đất 45cm.

*. Chăm sóc, thu hoạch chè kinh doanh

  • Thu hái chè tươi:

+ Thời vụ thu hoạch: vụ xuân (tháng 3-4); vụ hè thu (5-10); vụ đông (11-12).

+ Bảo quản: Chè sau khi hái phải được bảo quản nơi râm mát, không nén chặt để tránh dập nát, ôi ngốt. đồng thời đưa về chế biến ngay không để quá 10 tiếng làm chè giảm chất lượng.

Nếu chè được hái bằng tay thì sau khi hái đầy nắm tay chè phải được thả vào các túi bằng cách thả cho các búp chè rơi một cách tự nhiên mà không nén chặt vào sọt. Nếu hái chè bằng máy chì các túi vải kèm theo máy hái chè sẽ không quá 15kg và khi đã hái đầy thì các túi chè được đặt ở vị trí râm mát và chờ xe đưa về nhà máy.

  • Bón phân:

+ Phân mùn hữu cơ: Được bón bổ sung định kỳ 1 năm 1 lần, vào tháng 11 đến tháng 1 năm sau lượng bón 5 tấn/ha.

+ Lượng bón: 1500kg/ha đối với phân NPK.

  • Phòng trừ sâu bệnh:

+ Cần có các biện pháp thích hợp để phòng trừ kịp thời các loại sâu bệnh thường gặp ở chè như: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bệnh phòng lá, bệnh thối búp...

+ Khi sử dụng thuốc hoá học phải thực hiện đúng thời gian cách ly an toàn với các lứa hái búp.

  • Đốn chỉnh: Với chè kinh doanh hàng năm cần đốn phát một lần.

* Vận chuyển chè về nhà máy chế biến chè.

Lá chè được hái đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, sau đó sẽ được đựng trong các túi bằng lưới nilon và được chở trong các xe chuyên dùng về nhà máy. Khi chở chè tươi, các túi chè được đặt trong các giá thoáng mát hoặc treo vào các móc trên xe để đảm bảo cho các búp chè không bị dập nát, ôi ngốt. Búp chè tươi đựng trong các túi phải đảm bảo không bị lèn chặt.

  • Quãng đường vận chuyển trung bình: 35km.
  • Khối lượng vận chuyển tuỳ thuộc vào thời vụ, tính đến thời điểm ổn định sản lượng vùng nguyên liệu và ổn định sản xuất của nhà máy chế biến khối lượng chè vận chuyển 600 tấn/năm, số chuyến vận chuyển là 100 chuyến (xe tải 6 tấn).
  1. Chế biến chè
  • Làm héo tự nhiên: Chè tươi được rải đều trên các băng vải trắng trải trên nền nhà máy lát gạch men hoặc đặt trên các nong bằng tre gác trên các giá cao. Tùy điều kiện thời tiết các nong chè này có thể đặt ở nơi thoáng gió hoặc nơi có nắng nhẹ, nếu thời tiết lạnh. Các lớp chè rải dày không quá 7cm và cho héo tự nhiên trong khoảng thời gian 7-10 tiếng.
  • Đảo chè và kích thích các hoạt tính của lá chè: Sau khi héo, chè được đưa vào máy đảo chè bằng cách để lá chè rơi tự nhiên trong các thùng quay. Quá trình này làm dập nhẹ các lá chè nhằm kích thích các hoạt tính để cho chè tạo điều kiện có được hương thơm đặc trưng.
  • Giai đoạn làm xoăn lá chè và vò dập tế bào: Chè đã diệt men được đưa vào các máy vò chè và đánh bóng chè. Sau đó chè được đựng trong các túi vải khoảng 5kg/túi và được vò qua máy vò. Tiếp theo chè được đưa sang máy làm teo lá chè để vò tiếp lần nữa, tạo cho búp chè xoăn thật chặt nhằm tạo ra ngoại hình đẹp cho lá chè. Sau 3 lần vò như vậy, chè lại được đưa trở lại máy vò và đánh bóng ban đầu để vò và đánh bóng lần cuối.
  • Giai đoạn làm khô lá chè: Sau khi vò và đánh bóng, chè được đưa vào máy hút ẩm chân không và chiết xuất tinh dầu chè. Máy này chỉ để chè ở nhiệt độ 30-350C và chè được hút kiệt nước, chỉ còn độ ẩm khoảng 2-3%. Nước hút từ lá chè được cô đặc thành tinh dầu chè. Tính tiên tiến của giai đoạn này là không dùng nhiệt độ cao nên vẫn giữ được hầu hết các vitamin và chất vi lượng trong lá chè, ngoài ra còn thu được tinh dầu chè để dùng trong các ngành công nghiệp chế biến các loại thực phẩm có chè.
  • Đóng gói chè: Chè sau khi hút hết độ ẩm, được đưa vào máy đóng gói chân không nhằm ngăn chặn hiện tượng hút ẩm của chè và giữ nguyên chất lượng cho chè trong quá trình lưu giữ. Tinh dầu chè sau đó được đưa vào máy khử trùng và đóng chai hoặc đóng hộp để tiêu thụ.

Quy trình đóng gói chè

1.4. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

* Các hạng mục công trình của dự án:

Khu vực xây dựng nhà máy chế biến chè tại tỉnh Lai Châu.

  • Tổng diện tích đất sử dụng để xây dựng nhà máy chế biến chè là 3,19 ha, với diện tích trên. Dự án dự kiến bố trí xây dựng các công trình như sau:

+ Nhà làm việc và điều hành: Nhà cấp IV - 01 tầng. Diện tích xây dựng khoảng 192m2. Chiều cao công trình 5,4m;

+ Nhà xưởng: Diện tích khoảng 1.152m2, chiều cao công trình 10,018m.

+ Kho thành phẩm và vật tư: Nhà cấp IV - 01 tầng, diện tích khoảng 72 m2;

+ Nhà ở công nhân: Nhà cấp III - 01 tầng, diện tích khoảng 150 m2;

+ Nhà bảo vệ: Cấp IV-01 tầng, diện tích khoảng 10 m2;

+ Nhà kiểm tra chất lượng sản phẩm: Cấp IV-01 tầng. Diện tích khoảng 30m2.

+ Sân đường nội bộ: Diện tích khoảng 5.117 m2;

+ Sân phơi chè: Diện tích khoảng 576 m2.

Hạ tầng phụ trợ: nhà xe, nhà vệ sinh công cộng, cổng, tường rào, san nền, bể nước, trạm bơm, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, sân bê tông, bồn hoa, rãnh thoát nước, hệ thống PCCC…

Khu vực thực hiện mô hình điểm trồng chè tại tỉnh Lai Châu.

Tổng diện tích đất dự án thực hiện mô hình điểm trồng chè tại tỉnh Lai Châu: 10,57 ha

* Các hoạt động của dự án:

  • Thi công triển khai xây dựng: Hoạt động GPMB, san nền, vận chuyển vật liệu thi công, đất đào, đổ thải, thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án.
  • Vận hành dự án: hoạt động các phương tiện ra vào nhà máy; hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế thiết bị; Hoạt động của cán bộ nhân viên nhà máy

Tóm lại Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy chế biến chè và trồng chè tại tỉnh Lai Châu: 

Dự án nhà máy chế biến chè đặt tâm huyết vào việc giảm tác động tiêu cực lên môi trường. Bằng cách sử dụng công nghệ xử lý nước tiên tiến, nhà máy cam kết giảm ô nhiễm nước và tái sử dụng nguồn nước hiệu quả. Ngoài ra, biện pháp tiết kiệm năng lượng và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo giúp giảm phát thải khí nhà kính.

Chế biến chè và trồng chè mà không gây ra tác động đáng kể đến đa dạng sinh học là một ưu tiên. Việc quản lý chất thải thông minh và khuyến khích tái chế giúp giảm áp lực lên môi trường địa phương.

Những cam kết này không chỉ làm cho dự án trở nên bền vững mà còn tạo ra một môi trường làm việc tích cực cho cộng đồng. Đánh giá tác động môi trường không chỉ là bước quan trọng trong việc đảm bảo tuân thủ pháp luật mà còn là tuyên ngôn về sự chịu trách nhiệm và lòng cam kết của nhà máy đối với môi trường.

Xem thêm: Lập giấy phép môi trường nhà máy sản xuất trọn gói 2024

GỌI NGAY 0907957895
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline:  028 3514 6426 - 0903 649 782 
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
UA-179584089-1