Lập giấy phép môi trường nhà máy sản xuất trọn gói 2024

Quy định cấp giấy phép môi trường mới nhất trọn gói năm 2024. Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy sản xuất văn phòng phẩm được lập theo hướng dẫn của Phụ lục IX, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022.

Ngày đăng: 16-01-2024

230 lượt xem

Quy định cấp giấy phép môi trường mới nhất trọn gói năm 2024

Cách thức nộp báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường và trình tự giải quyết

Bước 1: Chuẩn bị và gửi hồ sơ.

Tổ chức hoặc cá nhân (Chủ dự án đầu tư, cơ sở) có thể thực hiện việc gửi hồ sơ thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại địa chỉ https://dichvucong.monre.gov.vn, hoặc sử dụng Cổng dịch vụ công quốc gia tại https://dichvucong.gov.vn. Họ cũng có thể chọn phương tiện gửi hồ sơ trực tiếp hoặc sử dụng dịch vụ bưu chính để chuyển đến Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Đối với các dự án đầu tư thuộc diện bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh, hồ sơ sẽ được gửi theo quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

Bước 2. Kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ.

Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và xem xét về hình thức lẫn nội dung của bộ hồ sơ theo quy định. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: Hướng dẫn trực tiếp về việc bổ túc hồ sơ. Ngược lại, trường hợp hồ sơ đã đầy đủ thì tiếp nhận, ghi biên nhận và chuyển đến Phòng Tài nguyên và Môi trường quận.

Bước 3. Giải quyết hồ sơ.

Chuyên viên thụ lý từ Phòng Tài nguyên và Môi trường quận tiếp nhận hồ sơ từ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân quận. Họ thực hiện kiểm tra hồ sơ và tham mưu giải quyết theo quy định như sau:

Trong trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện: Lập văn bản thông tin thông báo đến chủ dự án/cơ sở về hồ sơ chưa đủ điều kiện giải quyết.

Trong trường hợp hồ sơ đủ điều kiện: Công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trên trang thông tin điện tử của quận, gửi văn bản tham vấn ý kiến các cơ quan quản lý có liên quan (nếu có), thành lập và tổ chức cuộc họp của Tổ thẩm định/Tổ kiểm tra thẩm định báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường.

- Khi hồ sơ được Tổ thẩm định/Tổ kiểm tra thông qua mà không cần chỉnh sửa hoặc bổ sung: Lãnh đạo Phòng ký tờ trình và ký nháy vào Giấy phép môi trường, sau đó trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận.

- Khi hồ sơ được Tổ thẩm định/Tổ kiểm tra thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa hoặc bổ sung: Lãnh đạo Phòng ký tờ trình và ký nháy văn bản đề nghị hoàn thiện, chỉnh sửa, bổ sung, sau đó trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận.

- Khi hồ sơ không được Tổ thẩm định/Tổ kiểm tra thông qua: Lãnh đạo Phòng ký tờ trình và ký nháy văn bản trả hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận.

Bước 4: Trả kết quả giải quyết.

Cơ quan/ cá nhân dựa trên ngày hẹn đã được xác nhận trong Biên nhận liên hệ để nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân quận. Hoặc có thể nhận kết quả tại địa chỉ nhà thông qua dịch vụ bưu chính công ích.

Mẫu giấy phép môi trường nhà máy sản xuất mới nhất 2024

MỤC LỤC

MỤC LỤC......................................................................................................... i

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.................................. iv

DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ......................................................................... vii

Chương 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.................................. 1

Tên chủ dự án đầu tư.................................................................................... 1

Tên dự án đầu tư.......................................................................................... 1

Công suất, công nghệ, sản phẩm của Dự án đầu tư......................................... 3

Công suất của dự án đầu tư...................................................................... 3

Công nghệ sản xuất của Dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư.......................................................................... 5

Công nghệ sản xuất của Dự án đầu tư.................................................... 5

Quy trình sản xuất các chi tiết nhựa.................................................... 5

Quy trình công nghệ sản xuất bút xóa dạng băng kéo.......................... 7

Quy trình công nghệ sản xuất hồ dán dạng băng kéo........................... 8

Quy trình công nghệ sản xuất bút đánh dấu marker............................. 9

Quy trình công nghệ sản xuất bút bi.................................................... 9

Quy trình sản xuất bút chì bấm......................................................... 10

Quy trình sản xuất hồ dán dạng nước................................................ 12

Quy trình sản xuất khuôn đúc bằng kim loại..................................... 13

Quy trình sản xuất hộp đựng ruột bút chì bấm................................... 14

Quy trình sản xuất vỏ hộp đựng ruột bút chì bấm............................ 14

Quy trình sản xuất vỏ đựng mỹ phẩm............................................. 16

Đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư................ 17

Sản phẩm của Dự án đầu tư............................................................ 17

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư       18

Nguyên, nhiên, vật liệu và hóa chất sử dụng........................................... 18

Nguồn cung cấp điện............................................................................. 22

Nguồn cung cấp nước............................................................................ 23

Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (nếu có)................................ 24

Các hạng mục công trình của Dự án....................................................... 24

Máy móc, thiết bị sử dụng..................................................................... 25

Nhu cầu sử dụng lao động của Dự án..................................................... 33

Tiến độ thực hiện của Dự án.................................................................. 33

Chương II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG..................................................................................................................... 34

Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường       34

Sự phù hợp của Dự án đối với khả năng chịu tải của môi trường.................. 35

Hiện trạng xử lý và thoát nước thải của KCN Amata............................... 35

Đánh giá khả năng tiếp nhận và xử lý nước thải của KCN sau khi Dự án đi vào hoạt động          40

Chương III. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ..................................................................................................................... 41

Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật.............................. 41

Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của Dự án..................................... 42

3 3. Đánh giá hiện trạng các thành phần đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án43

Hiện trạng chất lượng không khí............................................................ 43

Hiện trạng chất lượng nước thải............................................................. 44

Chương IV. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.............................................. 46

Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai lắp đặt máy móc thiết bị       46

Đánh giá, dự báo các tác động............................................................... 46

Nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn lắp đặt Dự án.............. 46

Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn lắp đặt của Dự án...... 47

Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn lắp đặt của Dự án........... 48

Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường từ các hoạt động trong giai đoạn lắp đặt của Dự án            56

Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường từ các hoạt động trong giai đoạn lắp đặt Dự án đến các hoạt động hiện hữu của Nhà máy            57

Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện............... 57

Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm từ các nguồn liên quan đến chất thải            57

Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm từ các nguồn không liên quan đến chất thải            59

Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành       59

Đánh giá, dự báo các tác động....................................... 59

Đánh giá tác động từ các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí...... 59

Đánh giá tác động từ các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước............. 67

Đánh giá tác động từ các nguồn phát sinh chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại            69

Đánh giá tác động do tiếng ồn, độ rung, vi khí hậu............................... 71

Đánh giá, dự báo tác động liên quan đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, các yếu tố nhạy cảm khác và các tác động khác 74

Nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của Dự án............ 74

Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện............... 76

Về công trình, biện pháp xử lý nước thải............................................. 76

Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải......................................... 81

Về công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường (gồm: rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường)            84

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại......................... 85

Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về môi trường             86

Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.............................. 86

Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường................... 90

  1. Danh mục các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án........... 90

  2. Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục         90

  3. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường...... 91

  4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo...... 92

Chương V. PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC................................................................................. 95

Chương VI. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG    96

  1. Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với nước thải....................................... 96

  2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải................................................. 97

  3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có):..................... 97

  4. Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải rắn và chất thải nguy hại.......... 98

  5. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại (nếu có)       99

  6. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (nếu có)       99

Chương VII. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN............................................... 100

  1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của Dự án.......... 100

  2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật       100

    1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ............................. 100

    2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải............................ 101

    3. Hoạt động QTMT định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án         101

  3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm.................................... 101

Chương VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ............................... 102

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án đầu tư nhà máy sản xuất văn phòng phẩm các loại như bút xóa dạng băng kéo, hồ dán dạng băng kéo, hồ dán dạng nước, bút bi...

Chương 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1.Tên chủ dự án đầu tư

1.2.Tên dự án đầu tư

  • Tên dự án đầu tư: “Nhà máy sản xuất văn phòng phẩm các loại như bút xóa dạng băng kéo, hồ dán dạng băng kéo, hồ dán dạng nước, bút bi, bút chì bấm, vỏ hộp đựng ruột bút chì bấm, hộp đựng ruột bút chì bấm, vỏ đựng mỹ phẩm, bút đánh dấu marker (bút dạ quang, bút lông, bút lông dầu,...) và các chi tiết của sản phẩm văn phòng phẩm (cuộn băng xóa cho bút xóa dạng băng kéo, cuộn băng dán cho hồ dán dạng băng kéo, phụ kiện nhựa văn phòng phẩm) với quy mô 200.000.000 sản phẩm/năm, tương đương 3.000 tấn sản phẩm/năm; sản xuất khuôn đúc bằng kim loại với quy mô quy mô 50 sản phẩm/năm, tương đương 100 tấn sản phẩm/năm”.

  • Địa điểm thực hiện dự án đầu tư:

  • Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của Dự án đầu tư (nếu có):

+ Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng: Ban Quản lý các KCN Đồng Nai.

  • Văn bản thẩm định thiết kế lắp đặt, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án (nếu có):

    • Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công) thuộc nhóm B có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng thuộc lĩnh vực Công nghiệp khác. Dự án thuộc nhóm II theo quy định tại mục số 2, Phụ lục IV của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022.

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường được lập theo hướng dẫn của Phụ lục IX, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022.

1.3.Công suất, công nghệ, sản phẩm của Dự án đầu tư

1.3.1.Công suất của dự án đầu tư

Bảng 1.1. Sản phẩm và công suất tối đa của dự án đầu tư

 

STT

 

Tên sản phẩm

Công suất hiện tại/năm

Công suất đăng ký/năm

Cái

Tấn

Cái

Tấn

1

Bút xóa dạng băng kéo

48.000.000

1.043

71.000.000

1.565

2

Hồ dán dạng băng kéo

18.000.000

485,2

26.000.000

727

 

 

3

Hồ dán dạng nước

-

-

9.000.000

225

STT

Tên sản phẩm

Công suất hiện tại/năm

Công suất đăng ký/năm

Cái

Tấn

Cái

Tấn

 

 

4

Bút bi

6.000.000

37,5

36.000.000

225

 

5

Bút chì bấm

 

-

 

-

20.000.000

155

 

6

Bút đánh dấu Marker

200.000

1,67

1.000.000

7

7

Vỏ đựng mỹ phẩm

-

-

1.400.000

6,9

8

Hộp đựng ruột bút chì bấm

-

-

26.000.000

70

9

Vỏ hộp đựng ruột bút chì bấm

-

-

9.600.000

19,1

10

Khuôn đúc kim loại

-

-

50

100

Tổng

200.000.050

3.100

(Nguồn: Công ty TNHH Tombow Manufacturing Asia)

So với ĐTM được duyệt, dự án có bổ sung thêm một số sản phẩm như Vỏ hộp đựng ruột bút chì bấm, Hộp đựng ruột bút chì bấm, Vỏ đựng mỹ phẩm, Bút chì bấm, Hồ dán dạng nước, tổng quy mô sản phẩm vẫn giữ ở mức 3.000 tấn sản phẩm/năm. Ngoài ra, công ty có bổ sung thêm sản phẩm Khuôn đúc kim loại, với quy mô 100 tấn sản phẩm/năm.

1.3.2.Công nghệ sản xuất của Dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

1.3.2.1.Công nghệ sản xuất của Dự án đầu tư

1.3.2.1.1.Quy trình sản xuất các chi tiết nhựa

Quy trình sản xuất hiện hữu:

Quy trình sản xuất nhựa

Hình 1.1. Sơ đồ quy trình sản xuất các chi tiết nhựa.

Thuyết minh quy trình:

Nguyên liệu chính của dây chuyền sản xuất các chi tiết nhựa gồm các loại hạt nhựa PP, PS, ABS, PP, PMMA, hạt nhựa màu...., được nhập về và lưu trữ trong kho chứa nguyên liệu.

Sau khi qua khâu kiểm tra, các loại hạt nhựa sẽ được cân theo tỷ lệ thích hợp trước khi chuyển qua công đoạn trộn (thực hiện cân trong buồng kín tách biệt với bên ngoài). Tại bồn trộn thực hiện thao tác đảo trộn đồng nhất các loại nguyên liệu với nhau nhờ trục quay bên trong bồn. Toàn bộ quá trình này được thực hiện bằng máy tự động, kín.

Hạt nhựa nguyên liệu sẽ được hút tự động từ máy trộn vào máy sấy, để loại bỏ hơi ẩm (bằng hệ thống cấp nhiệt sử dụng điện) ở nhiệt độ từ 50 – 60°C và chuẩn bị cho quá trình sản xuất.

Nguyên liệu sau khi sấy khô được hút tự động về phễu nạp liệu trên máy ép phun cùng với nhựa tái chế từ máy nghiền nhựa để bắt đầu quá trình phun ép nhựa.

Tại các máy này, cấp nhiệt độ từ 80 – 165°C (hệ thống cấp nhiệt sử dụng điện) để làm hóa dẻo nhựa, giúp dễ nén ép và dễ tạo hình cho sản phẩm. Vật liệu nhựa hóa dẻo được phun đều nhờ hệ thống các khối phun (đầu phun) tự động vào hệ thống khuôn dập hình (theo kích thước và hình dạng khuôn đã định sẵn) để định hình cho sản phẩm.

Toàn bộ quá trình gia nhiệt làm dẻo nhựa, phun ép nhựa đều được thực hiện trong chu trình máy móc khép kín. Hơn nữa, quá trình phun ép khuôn tạo hình diễn ra trong thời gian ngắn (thời gian ép nhựa trong khuôn rất ngắn từ 1-2s) và được làm nguội nhanh bằng hệ thống cấp nước giải nhiệt nên lượng khí thải phát sinh từ quá trình này không đáng kể.

Cấu tạo hệ thống máy ép phun

Hình 1.2. Cấu tạo hệ thống máy ép phun

Sau khi hoàn thành tạo hình, sản phẩm được làm lạnh bằng nước (hệ thống nước làm mát trên máy) để giúp sản phẩm không bị biến dạng do nhiệt độ. Quá trình giải nhiệt chỉ sử dụng nước, không sử dụng bất kỳ hóa chất nào. Nước làm mát được tái sử dụng tuần hoàn, chỉ định kỳ thải ra ngoài và vệ sinh thay nước 3 tháng/lần.

Bán thành phẩm sau khi phun ép nếu đạt sẽ được cắt tỉa biên (cắt thủ công) loại bỏ các phần thừa, cạnh sắt nhọn, nếu không đạt sẽ được chuyển qua máy nghiền để thu nhỏ kích thước, phục vụ cho hoạt động tái sản xuất.

Sau khi cắt tỉa biên, phần thân bút sẽ được đưa qua khu in ấn, để thực hiện việc in logo, ký hiệu của nhà sản xuất trên thân bút. Phương pháp in sử dụng trong công đoạn này là in Tampon.

In Tampon là quá trình in hình ảnh gián tiếp. Hình ảnh được khắc sâu vào một tấm phẳng được gọi là khuôn in, sau đó chúng được làm đầy với mực. Một miếng đệm bằng silicon mịn gọi là đầu in được sử dụng để lấy mực từ khuôn in, sau đó, chuyển lên vật liệu in. Vật liệu Silicone được sử dụng bởi vì nó thấm mực và nhả mực tốt. Mực in lên thân bút được để khô tự nhiên mà không phải trải công qua đoạn sấy bằng máy.

Phần thân bút sau khi in ấn, cùng 1 vài chi tiết nhựa khác được chuyển qua khu lắp ráp, tạo thành các sản phẩm hoàn chỉnh.

1.3.2.1.2. Quy trình công nghệ sản xuất bút xóa dạng băng kéo

Quy trình sản xuất hiện hữu:

Quy trình sản xuất bút xóa

Hình 1.3. Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm bút xóa dạng băng kéo

Thuyết minh quy trình:

Các nguyên vật liệu dạng bán thành phẩm dùng để sản xuất bút xóa dạng băng kéo gồm cuộn băng xóa to đã phủ mực trắng được kiểm tra chất lượng đầu vào trước khi nhập kho, cùng các chi tiết nhựa sau khi qua công đoạn phun ép, in ấn tại nhà máy.

Cuộn băng xóa to đã phủ mực trắng được đưa qua máy cắt để cắt thành những cuộn nhỏ theo kích thước quy định sẵn trước khi chuyển qua khu vực lắp ráp. Băng xóa phủ mực sau khi cắt sẽ được lắp ráp với các chi tiết nhựa tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh. Sản phẩm hoàn chỉnh sẽ được chuyển qua khu vực bao gói, kiểm tra và lưu kho. Khi có đơn đặt hàng sẽ được xuất đến nơi tiêu thụ.

1.3.2.1.3.Quy trình công nghệ sản xuất hồ dán dạng băng kéo

Quy trình sản xuất hiện hữu:

Quy trình sản xuất hồ dán

Hình 1.4. Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm hồ dán dạng băng kéo

Thuyết minh quy trình:

Các nguyên vật liệu dạng bán thành phẩm dùng để sản xuất hồ dán dạng băng kéo gồm cuộn băng dán to đã phủ keo được kiểm tra chất lượng đầu vào trước khi nhập kho, cùng các chi tiết nhựa sau khi qua công đoạn phun ép, in ấn tại nhà máy.

Cuộn băng dán to đã phủ keo được đưa qua máy cắt để cắt thành những cuộn nhỏ theo kích thước quy định sẵn trước khi chuyển qua khu vực lắp ráp.

Băng dán sau khi cắt sẽ được lắp ráp với các chi tiết nhựa tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh. Sản phẩm hoàn chỉnh sẽ được chuyển qua khu vực bao gói, kiểm tra và lưu kho. Khi có đơn đặt hàng sẽ được xuất đến nơi tiêu thụ.

Nhìn chung, quy trình sản xuất giữa bút xóa dạng băng kéo và hồ dán dạng băng kéo giống nhau, cũng là nhập cuộn nguyên liệu lớn về cắt thành các cuộn băng nhỏ và qua công đoạn lắp ráp. Khác nhau là nguyên liệu của bút xóa là cuộn băng xóa, còn nguyên liệu của hồ dán là cuộn băng dán.

1.3.2.1.4.Quy trình công nghệ sản xuất bút đánh dấu marker

Sơ đồ quy trình sản xuất bút đánh dấu marker hiện hữu

Quy trình sản xuất bút đánh dấu marker

Hình 1.5. Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm bút đánh dấu marker

Thuyết minh quy trình:

Các nguyên vật liệu dạng bán thành phẩm dùng để sản xuất bút dạ quang gồm lõi mực, mực, ruột bông được kiểm tra chất lượng đầu vào trước khi nhập kho, cùng các chi tiết nhựa sau khi qua công đoạn phun ép, in ấn tại nhà máy.

Mực đánh dấu marker sẽ được nạp vào ruột bông theo phương pháp tự thấm (rót mực vào cốc nhỏ, sau đó nhúng phần ruột bông vào để cho thấm mực trong thời gian 5- 10 phút ). Ruột bông sau khi thấm mực sẽ được cho vào lõi mực trước khi chuyển qua khu vực lắp ráp. Việc thấm mực ruột bông và cho vào lõi được thực hiện bằng thủ công.

Lõi mực sẽ được lắp ráp với các chi tiết nhựa tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh. Sản phẩm hoàn chỉnh sẽ được chuyển qua khu vực bao gói, kiểm tra và lưu kho. Khi có đơn đặt hàng sẽ được xuất đến nơi tiêu thụ

Quy trình công nghệ sản xuất bút bi

Quy trình sản xuất bút chì bấm

Quy trình sản xuất bút chì bấm tại Công ty

Thuyết minh quy trình:

Các nguyên liệu như ruột chì, phụ kiện kim loại dùng để sản xuất bút chì bấm được kiểm tra chất lượng đầu vào trước khi nhập kho, cùng các chi tiết nhựa sau khi qua công đoạn phun ép, in ấn tại nhà máy. Sau đó tiến hành lắp ráp các chi tiết với nhau tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh. Sản phẩm hoàn chỉnh sẽ được chuyển qua khu vực bao gói, kiểm tra và lưu kho. Khi có đơn đặt hàng sẽ được xuất đến nơi tiêu thụ.

Xem thêm: BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ MÁY CÔNG NGHIỆP NÂNG CÔNG SUẤT TỪ 3000 TẤN/NĂM LÊN 5460 TẤN/NĂM

 

GỌI NGAY 0907957895
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline:  028 3514 6426 - 0903 649 782 
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com ,
Website: www.minhphuongcorp.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
UA-179584089-1